Bối cảnh lịch sử của các cuộc biểu tình tại Hồng Kông
Thứ tư ngày 1 tháng 7 là ngày đầu tiên luật "National Security" của lục địa TQ được áp dụng, và dân Hồng Kông xuống đường biểu tình vì TQ đã vi phạm luật "Một Quốc Gia, Hai Hệ Thốn" TQ đã ký khi nước Anh trao trả HK cho TQ. Một số người cầm biểu ngữ "Hồng Kông Độc Lập" trong cuộc biểu tình. Chính quyền HK, do chính quyền TQ chọn lựa trong cuộc bầu cử, đã bắt giữ một số người cầm biểu ngữ đó, trong đó có một bé gái 15 tuổi.
Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên học sinh đã biểu tình phản đối chính quyền TQ vi phạm qui ước TQ đã ký cho nhân dân HK được hưởng quyền tự do của "Một Quốc Gia, Hai Hệ Thống".
Ủy Ban Ân Xá Thế Giới và nhiều hội "Bảo Vệ Nhân Quyền" trên thế giới chỉ trích luật này áp dụng trên người dân HK.
Và luật này được áp dụng cho mọi người trên toàn cõi địa cầu, (dựa trên lời văn của một điều khoản của đạo luật). Nghĩa là nếu một người ngoại quốc, không ở TQ, HK, nếu phạm luật, thí dụ như phản đối luật này, ủng hộ sự độc lập của HK cũng sẽ bị kết tội
Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình chống luật "National Security" được áp đặt trên người dân HK, kỷ niệm năm thứ 23, năm lập quốc của HK.
Một người biểu tình dùng vật nhọn để đâm cảnh sát khi người cảnh sát bắt giữ một người biểu tình khác
Nhân viên cảnh sát bị đâm. Sự việc xảy ra lúc 4 giời chiều khi hàng ngàn người HK biểu tình chống lại chính sách của chính quyền TQ. Họ coi như sự tự do của họ trong 23 năm qua đã bắt đầu kết thúc
Nạn nhân đầu tiên bị bắt giữ do mang biểu biểu ngữ này
Một phụ nữ HK cũng bị bắt giữ, trên tay mang biểu ngữ và quốc kỳ Anh, và Mỹ
Cảnh sát xịt tiêu cay vào người biểu tình
Bị xịt tiêu cay và bị bắt giữ
Cuộc biểu tình trùng ngày HK lập quốc, 23 năm về trước
Đoàn người biểu tình tại HK. Dưới con mắt họ ngày hôm nay là ngày bắt đầu của sự kết thúc tự do của người dân
Bà Carrie Lam (đứng giữa), người được TQ chọn là người lãnh đạo HK, đang chào quốc kỳ, kỷ niệm 23 năm Anh trao trả HK cho TQ
Cờ 2 nước HK và TQ trong buổi chào quốc kỳ tại HK
Người biểu tình
Lực lượng cảnh sát hùng hậu trong ngày biểu và thượng cờ này. Hai sự kiện chung một ngày, ngày trao trả HK cho TQ, và là ngày bảo đảm tự do cho dân TQ
Một người biểu tình mặc đồng phục cảnh sát
Trực thăng với cờ TQ và HK, kỷ niệm ngày trao trả 23 năm trước
Người lãnh đạo HK, thân TQ và được TQ chọn
Người ủng hộ TQ trong ngày kỷ niệm này
Người biểu tình ủng hộ TQ biểu tình chống đoàn biểu tình chống TQ
Một người biểu tình tranh đấu cho tự do cho người dân HK bị bắt giữ
Joshua Wong, người vận động chống luật TQ "National Security" áp đặt trên dân HK, trong cuộc biểu tình
Xin coi bài post cũ (link bên trên) về bối cảnh lịch sử để hiểu rõ hơn tình cảnh hiện tại của Hồng Kông.Biểu tình tiếp tục tại Hồng Kông
Bối cảnh lịch sử
Vào thế kỷ thứ 18 dân Âu Châu, đặc biệt là Anh, ham chuộng sản phẩm của TQ: Lụa, đồ sứ, và trà. Tuy nhiên nền giao thương giữa TQ và Anh mất quân bình. Hàng lụa, đồ sứ và trà của TQ nhập vào Anh quá nhiều trong khi hàng Anh (bạc) bị cầm giữ tại cảng phía Nam TQ. Để trả đũa cho việc này, Anh trồng nha phiến tại Banladesh và cho nhập lậu vào TQ. Nha phiến đã có từ ngàn xưa bên TQ, nhưng phần lớn được dùng trong dược phẩm (thuốc Bắc). Bất ngờ dân TQ đâm nghiện nha phiến trong việc "ngả bàn đèn" tới mức báo động. Cán cân thương mại giữa Anh và TQ bị đảo ngược: lợi tức thu về của nha phiến trội vượt rất nhiều so với hàng TQ nhập vào Anh.
Khi chính quyền nhà Thanh thấy dân chúng nghiện ngập quá và cán cân thương mại làm suy tổn ngân sách quốc gia, chính quyền nhà Thanh ra lệnh cấm không cho tàu bè mang nha phiến vào TQ và lục soát tất cả các nhà, cơ quan, cửa tiệm bị nghi ngờ có tàng trữ nha phiến. Anh phản đối và tình trạng này dẫn đến 2 cuộc "Chiến Tranh Nha Phiến."
Cuộc chiến thứ nhất xảy ra vào năm 1839-1842, cuộc chiến thứ hai vào năm 1856-1860. TQ thua cả 2 cuộc "Chiến Tranh Nha Phiến." này vì thủy binh của Anh quá hùng hậu. Kết quả triều đại nhà Thanh phải ký thỏa ước với Anh trong đó Anh được hưởng lợi, trong đó có sự thỏa thuận TQ nhượng Hồng Kông cho Anh. Năm 1898 Anh lại thành công trong việc ép TQ gia hạn nhượng Hồng Kông thêm 99 năm nữa.
Từ một khu vực dân cư thưa thớt sống bằng canh nông và đánh cá, Hồng Kông đã trở thành
- Trung tâm tài chánh trên thế giới và một hải cảng thương mại quan trọng trên thế giới
- Đứng hàng thứ 10 trong việc xuất cảng và hàng thứ 9 trong nhập cảng
- Tự do thương mại với các nước khác trên thế giới, cộng với thuế thấp
- Tổng sản lượng quốc gia là $360 tỷ USD, lợi tức bình quân mỗi đầu người là $57.000 USD (năm 2018)
- Một trong 4 con rồng nhỏ của thế giới: Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên, và Singapore.
Sau 99 năm dưới quyền bảo hộ của Anh (1898-1997) Anh và TQ ký thỏa ước trao trả Hồng Kông cho TQ (1997) trên nguyên tắc (điều kiện) “Một quốc gia, hai hệ thống” có hiệu lực từ ngày trao trả 1997 tới ngày hết hạn vào nămd 2047.
“Một quốc gia, hai hệ thống” đảm bảo quyền “bán tự trị” của Hồng Kông, trong đó có 2 điều quan trọng.
- Hồng Kông vẫn được giữ thể chế cai trị riêng với 3 ngành lập pháp, hành pháp, và tư pháp riêng của Hồng Kông.
- TQ không được áp đặt thể chế cai trị hệ thống kinh tế của TQ vào Hồng Kông.
Vào năm 2014, giới trẻ, sinh viên học sinh HK phản đối TQ áp dụng luật: Trước khi bầu cử tại HK, các ứng cử viện phải được TQ duyệt xét trước khi được chấp thuận. Họ cho TQ đã vi phạm luật của thỏa ước “Một Quốc Gia, Hai Hệ Thống.” Hằng trăm ngàn người xuống đường biểu tình 79 ngày. Từ đây phát xuất “Phong Trào Dù”. Trong khi biểu tình họ dùng dù để che nắng, mưa, khói cay, nước xịt từ súng của cảnh sát.
Vào tháng 3 năm 2019, chính quyền Hồng Kông (được cài đặt do TQ, do luật ứng cử viên HK phải được TQ phê chuẩn chấp thuận) ra dự thảo luật các tội phạm hình sự sẽ được dẫn độ về TQ để xử. Phong trào dù lại tái xuất hiện. Dân biểu tình đòi hỏi chính quyền hủy bỏ sắc lệnh dẫn độ tội phạm về TQ, viện cớ TQ vi phạm luật của thỏa ước “Một Quốc Gia, Hai Hệ Thống.”
Chính quyền HK (người của TQ) bị sức ép của dân biểu tình, đành tuyên bố công khai sẽ ngưng luật dẫn độ người HK về TQ. Nhưng dân biểu tình không thỏa mãn, viện lẽ ngưng không có nghĩa là hủy bỏ.
Ngay sau khi HK mở cửa kinh tế sau mùa dịch Covid-19. Dân HK tiếp tục xuống đường biểu tình.
Thứ tư ngày 1 tháng 7 là ngày đầu tiên luật "National Security" của lục địa TQ được áp dụng, và dân Hồng Kông xuống đường biểu tình vì TQ đã vi phạm luật "Một Quốc Gia, Hai Hệ Thốn" TQ đã ký khi nước Anh trao trả HK cho TQ. Một số người cầm biểu ngữ "Hồng Kông Độc Lập" trong cuộc biểu tình. Chính quyền HK, do chính quyền TQ chọn lựa trong cuộc bầu cử, đã bắt giữ một số người cầm biểu ngữ đó, trong đó có một bé gái 15 tuổi.
Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên học sinh đã biểu tình phản đối chính quyền TQ vi phạm qui ước TQ đã ký cho nhân dân HK được hưởng quyền tự do của "Một Quốc Gia, Hai Hệ Thống".
Ủy Ban Ân Xá Thế Giới và nhiều hội "Bảo Vệ Nhân Quyền" trên thế giới chỉ trích luật này áp dụng trên người dân HK.
Và luật này được áp dụng cho mọi người trên toàn cõi địa cầu, (dựa trên lời văn của một điều khoản của đạo luật). Nghĩa là nếu một người ngoại quốc, không ở TQ, HK, nếu phạm luật, thí dụ như phản đối luật này, ủng hộ sự độc lập của HK cũng sẽ bị kết tội
Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình chống luật "National Security" được áp đặt trên người dân HK, kỷ niệm năm thứ 23, năm lập quốc của HK.
Một người biểu tình dùng vật nhọn để đâm cảnh sát khi người cảnh sát bắt giữ một người biểu tình khác
Nhân viên cảnh sát bị đâm. Sự việc xảy ra lúc 4 giời chiều khi hàng ngàn người HK biểu tình chống lại chính sách của chính quyền TQ. Họ coi như sự tự do của họ trong 23 năm qua đã bắt đầu kết thúc
Nạn nhân đầu tiên bị bắt giữ do mang biểu biểu ngữ này
Một phụ nữ HK cũng bị bắt giữ, trên tay mang biểu ngữ và quốc kỳ Anh, và Mỹ
Cảnh sát xịt tiêu cay vào người biểu tình
Bị xịt tiêu cay và bị bắt giữ
Cuộc biểu tình trùng ngày HK lập quốc, 23 năm về trước
Đoàn người biểu tình tại HK. Dưới con mắt họ ngày hôm nay là ngày bắt đầu của sự kết thúc tự do của người dân
Bà Carrie Lam (đứng giữa), người được TQ chọn là người lãnh đạo HK, đang chào quốc kỳ, kỷ niệm 23 năm Anh trao trả HK cho TQ
Cờ 2 nước HK và TQ trong buổi chào quốc kỳ tại HK
Người biểu tình
Lực lượng cảnh sát hùng hậu trong ngày biểu và thượng cờ này. Hai sự kiện chung một ngày, ngày trao trả HK cho TQ, và là ngày bảo đảm tự do cho dân TQ
Một người biểu tình mặc đồng phục cảnh sát
Trực thăng với cờ TQ và HK, kỷ niệm ngày trao trả 23 năm trước
Người lãnh đạo HK, thân TQ và được TQ chọn
Người ủng hộ TQ trong ngày kỷ niệm này
Người biểu tình ủng hộ TQ biểu tình chống đoàn biểu tình chống TQ
Một người biểu tình tranh đấu cho tự do cho người dân HK bị bắt giữ
Joshua Wong, người vận động chống luật TQ "National Security" áp đặt trên dân HK, trong cuộc biểu tình
Sửa lần cuối: