Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám | Page 35 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
Cảnh sát tại nhiều thành phố gặp khủng hoảng trong và sau mùa biểu tình BLM có bạo động.
-
Các cuộc biểu tình BLM trong cuối tuần vừa qua tương đối ôn hòa (dễ hiểu: Đa số các cửa tiệm đã bị đập phá, số còn lại đã dùng gỗ bịt mọi cửa, chẳng còn gì để phá,)
- Phong trào biểu tình BLM đưa yêu sách giải thể, hoặc giảm thiểu ngân sách cho cơ quan cảnh sát.
- Một đại biểu quốc hội (đảng Dân Chủ, và thiên tả nặng) yêu cầu New York City giảm thiểu ngân sách cho cảnh sát.
- Một số thị trưởng thành phố có ý định thi hành việc giải thể hoặc cắt giảm ngân sách cho cảnh sát
- Thị trưởng New York City làm theo lời yêu cầu, cắt giảm ngân sách cảnh sát từ 6 triệu USD xuống còn 5 triệu.
- Một số nhà hàng tại New York City không bán hàng cho cảnh sát.
- Một hãng xe đạp lớn, lâu đời không cung cấp cho cảnh sát, vì một số người phàn nàn cảnh sát dùng xe đạp tấn công người biểu tình BLM


- Tại Lowell, tiểu bang Michigan, một cảnh sát trưởng sau 25 làm việc bị ép từ chức vì một bài đăng trên Facebook ca ngợi 4 người dân mang súng phòng ngừa phiến loạn trong mùa biểu tình BLM.
bukala.jpg


Vì bài đăng trên Facebook này mà bị ép từ chức
bukala%20fb.jpg


- Minneapolis
là thành phố lớn nhất của tiểu bang Minnesota. Cả hai thành phố và tiểu bang thuộc đảng Dân Chủ. Tiểu bang Minnesota tiếp nhận nhiều tỵ nạn và di dân, đặc biệt dân Somalia, Phi châu. Phần lớn họ theo Hồi Giáo, sống gần nhau trong những thành phố lớn. Một số người của họ sau khi tới Mỹ, ăn tiền trợ cấp và qua bên Trung Đông tham gia vào ISIS, một nhóm khủng bố thế giới, đặc biệt nhắm vào Mỹ. Thị trưởng thành phố Minneapolis là Jacob Frey, một người thiên tả, chống Trump. Thành phố Minneapolis là thành phố đầu tiên biểu tình có nhiều bạo động khời xướng trên nước Mỹ (và thế giới) trong 2 tuần qua.

Vào tháng 10 năm 2019 TT Trump đặt sẵn một nơi trong thành phố để đích thân vận động tranh cử. Vào giờ thứ 11, nhằm phá hỏng chương trình vận động tranh cử của Trump, thị trưởng Jacob Fray gởi ban vận động tranh cử một hóa đơn thanh toán tiền là $530.000 USD, viện lẽ cho vấn đề an ninh, bảo vệ tổng thống. Ban vận động không đồng ý và đe dọa đưa ra tòa vì việc an ninh do cơ quan Secret Service (bảo vệ an ninh ngầm). Mọi chi phí an ninh do liên bang trả. Năm 2009 trong cuộc vận động tranh cử tổng thống của Obama (đảng Dân Chủ) thành phố chỉ đòi ban vận động $20.000 USD.

Hôm thứ sáu ngày 5 tháng 6 năm 2020 khi quan tài nạn nhân George Floyd đến Minneapolis, thị trưởng đã quì một chân bên cạnh quan tài và khóc.

Hôm sau, thứ bảy, ông mặc đồ dân sự và tham gia đám biểu tình trong thành phố. Dân biểu tình hỏi ông có chịu giải thể hoặc cắt giảm ngân sách cảnh sát không. Ông trả lời không. Họ liền đuổi ông về. Ông lủi thủi một mình rời khỏi đám biểu tình giữa những lời giận giữ của người biểu tình. Qua sự kiện trên cả hữu lẫn tả chê trách ông.


Hôm sau nữa, Chúa Nhật, hội đồng thành phố tham gia nhóm biểu tình và đọc diễn văn. Sau đó hội đồng quyết định bầu giải thể cơ quan cảnh sát thành phố, và sẽ lập một tổ chức "an ninh công cộng" do cộng đồng lãnh đạo.

Có một điều trùng hợp là những người đòi giải thể cơ quan cảnh sát cũng là những người đòi tước đoạt súng của người dân Mỹ, nhưng không ai trong họ dám (cho vàng cũng chả dám) in giấy dán trước cửa nhà với câu: "Tôi từ chối sự bảo vệ của cảnh sát, và nhà tôi không có súng."
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Ai cần cảnh sát ?
Thành phố Minneapolis là thành phố đầu tiên có biểu tình với nhiều bạo động trên nước Mỹ
Vào ngày thứ bảy, hội đồng thành phố Minneapolis tham gia biểu tình và đã bầu giải thể cơ quan cảnh sát và lập hội bảo vệ an ninh công cộng khác. Thị trưởng thành phố, Jacob Fray, chống lại quyết định này nhưng không thể phủ quyết được vì có tới 3/4 phiếu thuận của hội đồng thành phố. Thành phố đang yêu cầu chính quyền liên bang tài trợ $5.000.000 USD cho những vụ đập phá của người biểu tình.

Thành viên Hội Đồng Thành Phố Minneapolis tham gia biểu tình và nó chuyện với người biểu tình trong việc giải thể cơ quan cảnh sát của thành phố
29343198-8397297-image-m-98_1591580479486.jpg


Thị trưởng Minneapolis bị đuổi khỏi đoàn biểu tình khi ông từ chối giải thể cảnh sát thành phố
29352774-8397297-image-a-31_1591603457515.jpg


Trước đó một ngày, ông đã quì một chân bên cạnh quan tài nạn nhân và khóc
29232902-8397297-Minneapolis_Mayor_Jacob_Frey_kneels_in_front_of_George_Floyd_s_g-a-20_1591583899141.jpg


Đại biểu quốc hội liên bang, Ilhan Omar, một người tỵ nạn từ Somalia và định cư tại Minnesota, thuộc giới cực tả trong chính trường Mỹ, yêu cầu giải thể các cơ quan cảnh sát
29314812-8397297-Rep_Ilhan_Omar_pictured_I_will_never_cosign_on_funding_a_police_-a-22_1591583899273.jpg


Cảnh sát Minneapolis trong những ngày phiến loạn
29340926-8397297-Minneapolis_Police_officers_stand_in_a_line_while_facing_protest-a-29_1591602122907.jpg
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
tinngan_124811_555152216_0.jpg

Hai cây tăm xuyên thủng tá tràng người đàn ông

Sáng 8-6, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP HCM), cho biết vừa cứu kịp một trường hợp thủng ruột trong lúc dự tiệc. Bệnh nhân là ông V.P. (49 tuổi, ngụ Long An). Trong lúc say, ông P. vô tình rót bia vào ly có tăm xỉa răng và uống luôn. Ngay sau đó, ông liền bị sặc, ói ra một cây tăm, nghĩ là đã ói ra hết nên không đi khám.

Vài ngày sau , bệnh nhân nhập cấp cứu trong tình trạng đau nhói vùng bụng trên. Kết quả hình ảnh cho thấy ông bị thủng mặt sau tá tràng. Đây là khu vực rất khó tiếp cận, vì vùng nghi thủng nằm sau cuốn chân mạc treo đại tràng ngang, gần nhiều mạch máu quan trọng. Các bác sĩ đã phẫu thuật và lấy 2 cây tăm cùng đâm xuyên thủng tá tràng. Hiện sức khỏe ông P. đã ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
'Nên cẩn thận với thói quen dùng tăm xỉa răng hoặc ngậm tăm. Khi lỡ nuốt phải tăm xỉa răng hay bất kỳ dị vật nào, đừng cố nuốt hoặc không tự ý móc bỏ mà cần đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và xử trí kịp thời' - các bác sĩ khuyến cáo.
========
Nhậu đã nhưng kết của nhậu rất và rất nhiều câu chuyện thương tâm về nhậu

====

Đánh giá bệnh tình của fi công người Anh

http://mcnewsmd1.keeng.net/netnews/archive/media2/20200603/tinngan_050329_574624119_0.mp4
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Chúa Nhật ngày 7 tháng 6
Tại Seattle một thanh niên lái xe vào đường có đoàn người biểu tình, đám đông bao vây, đặt chướng ngại vật trước xe. Một thanh niện trong đoàn biểu tình thò đầu vào xe có ý lôi kéo và ngăn cản người tài xế. Nhưng người tài xế rút súng lục bắn vào tay người lôi anh ra. Sau đó anh vừa đi vừa dơ súng tới chỗ cảnh sát và bị bắt giữ.

Screen%20Shot%202020-06-08%20at%207.15.27%20AM.png


Những clip video của truyền thông lớn cố tình cắt bỏ đoạn xe từ từ tiến vào đám đông và người biểu tình bao vây xe và một thanh niên lôi người tài xế, điển hình như đoạn trong hình trên.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Giáo chủ và cảnh sát Mỹ trắng

Bà Faith Wokoma, một người đồng sáng lập giáo phái Legacy Church, một giáo phái đạo Tin Lành, cùng chồng là ông Soboma đã kêu gọi giáo dân và người trong làng đi bộ trên đường cầu nguyện cho sự hợp nhất của mọi người trong tình yêu thương nhân loại.
Sau cuộc đi bộ cầu nguyện, có phần nghi thức im lặng 8 phút 46 giây, thời gian George Floyd bị cảnh sát đè chết. Sau đó tới nghi thức rửa chân, một nghi thức tưởng nhớ Chúa Giê Su rửa chân các môn đệ trước khi bị bắt giữ và tử hình.

Bà Faith Wokoma, giáo chủ đạo Legacy Church, cùng chồng trên đường kêu gọi cầu nguyện cho sự hợp nhất
29337288-8397065-image-a-35_1591563145377.jpg


Cầu nguyện trên một con đường của làng Cary
29337280-8397065-The_prayer_walk_pictured_hitting_the_streets_of_Cary_with_protes-a-20_1591571305006.jpg


Nghi thức rửa chân. Cảnh sát và dân Mỹ trắng rửa chân cho 2 ông bà
29337300-8397065-White_police_officers_and_community_members_gathered_to_wash_the-a-16_1591571304352.jpg


Không có cảnh 2 ông bà rửa chân cho cảnh sát
29337866-8397065-As_a_part_of_Saturdays_Unity_Prayer_Walk_there_was_a_Washing_of_-a-17_1591571304452.jpg


Bà nói Kinh Thánh dậy hãy rửa chân cho nhau. Nhưng 2 ông bà không rửa chân cho ai.
29337294-8397065-People_of_faith_and_Legacy_Center_Church_members_gathered_in_Car-a-22_1591571305033.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
- TT Trump nói thẳng hành động quì gối vì một người Mỹ Phi Châu là một hành động không tôn trọng Tổ Quốcỳ Quốc Ca, và Quốc Kỳ.
- Cựu tổng thống đảng Dân Chủ, Obama, nói việc kỳ thị đã và đang diễn ra hằng bao nhiều thế kỷ, không có gì cải cách, thay đổi làm dân Mỹ Phi Châu đau khổ. Hình như ông quên rằng ông đã làm tổng thống Mỹ 8 năm.
- Một số thành phố lớn của Mỹ đang có ý định bãi bỏ cơ quan cảnh sát.
- Một số đại biểu quốc hội cực tả đảng Dân Chủ đã mặc y phục cổ truyền của một nước Phi Châu, tưởng niệm cái chết của nạn nhân và quì gối 8 phút 46 giây, thời gian nạn nhân bị đè chết.
- Chủ tịch hạ viện Mỹ nói cái chết của nạn nhân là cái chết của một người "tử vì đạo" do hành động dã man của cảnh sát.

Hành động quì gối bắt nguồn từ năm 2016, khi Kaepernick, người bên phải trong hình, một cầu thủ của đội banh Mỹ (banh cà na) quì gối khi quốc ca Mỹ được hát lên, để phản đối việc cảnh sát Mỹ bắn chết một người Mỹ Phi Châu.
29348354-8397801-image-a-45_1591594387624.jpg


Nhóm đại biểu quốc hội khuynh tả (đảng Dân Chủ) mặc y phục cổ truyền của một nước Phi Châu tại hạ viện. Người đứng giữa là bà Pelosi, chủ tịch hạ viện
29367300-8398481-House_Speaker_Nancy_Pelosi_asserted_Monday_morning_that_George_F-a-64_1591631852176.jpg


Chủ tịch hạ viện (áo cam) và các đại biểu quốc hội khuynh tả khác
29367312-8398481-A_team_of_Democrats_gathered_to_unveil_a_sweeping_police_reform_-a-57_1591631851806.jpg


Quì gối
29365606-8398481-The_law_makers_kneeled_for_eight_minutes_and_46_seconds_the_same-a-62_1591631852026.jpg


Chủ tịch hạ viện
29367302-8398481-_We_were_there_for_eight_minutes_and_46_seconds_on_our_knees_Pel-a-61_1591631852007.jpg


29367306-8398481-The_lawmakers_maintained_social_distancing_guidelines_for_the_mo-a-60_1591631851996.jpg


29367308-8398481-Several_lawmakers_traveled_back_to_Washington_D_C_from_their_hom-a-59_1591631851939.jpg


29367304-8398481-Senate_Majority_Leader_Chuck_Schumer_situated_at_the_podium_urge-a-63_1591631852148.jpg



Đại biểu quốc hội (đảng Dân Chủ) tin rằng việc làm trong hình này sẽ lấy cảm tình và phiếu của Mỹ Phi Châu. Nhưng có thể có hiệu ứng ngược lại trong mùa bầu cử tổng thống và quốc hội trong tháng 11 năm 2020. Có gì sai trái chính trị trong hình?
29365606-8398481-The_law_makers_kneeled_for_eight_minutes_and_46_seconds_the_same-a-62_1591631852026.jpg

1) Các đại biểu này vô tình đã thú tội đã đồng lõa, nếu không nói là chủ chốt, trong chính sách kỳ thị (nếu có) trong vài thập niên qua. vì họ là đại biểu quốc hội, người làm luật trong vòng mấy mươi năm qua, Có người 10 năm, người 20 năm, người trên 30 năm.

2) Mỹ Phi Châu bao gồm những người tới Mỹ từ khoảng 40 quốc gia Phi Châu, trong khi các đại biểu này khoác trên người trang phục cổ truyền của một quốc gia bên Phi Châu: Ghana. Lấy y phục cổ truyền của một quốc gia tượng trưng cho cả một lục địa làm con bài chính trị có thể không làm dân Mỹ Phi Châu hài lòng. Giả sử, chỉ giả sử thôi, Dân Mỹ kỳ thị và đàn áp dân Á Châu ở Mỹ, các nhà đại biểu quốc hội mặc y phục cổ truyền Kimono của Nhật, và xin lỗi. Dân Nhật sẽ nghĩ gì? Dân Á Châu ngoài Nhật sẽ nghĩ gì?

 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Tôi suy luận như sau .
Hầu như trên 50% người da trắng ko có thiện cảm với đa số người gốc Phi (cũng có ngoại lệ , ví như bạn thân là người gốc Phi ) , nhưng vì 1 lý do nào đó buộc lòng họ tự dối mình làm ra những hành động trái với lương tâm của chính họ , NHƯNG VẪN PHẢI LÀM
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tôi suy luận như sau .
Hầu như trên 50% người da trắng ko có thiện cảm với đa số người gốc Phi (cũng có ngoại lệ , ví như bạn thân là người gốc Phi ) , nhưng vì 1 lý do nào đó buộc lòng họ tự dối mình làm ra những hành động trái với lương tâm của chính họ , NHƯNG VẪN PHẢI LÀM
Tôi không rõ khoảng bao nhiêu dân da trắng kỳ thị dân da đen. Còn việc tự dối lòng thì có. Tiếng Anh có cụm từ: "Political corectness", nghĩa đen là đúng trên bình diện chính trị. Chính sách "Political Corectness" thường hay áp dụng trong giới chính trị (Trump có thể là ngoại lệ): Không dám nói những điều mình nghĩ, hoặc nói những điều mà mình không nghĩ là đúng (nói những gì mà người nghe thích nghe, mỵ dân để lấy phiếu), kinh doanh, và đại học Mỹ, vì sợ đụng chạm, hoặc vì lợi lộc riêng mặc dầu biết là không đúng với những gì mình nghĩ mà vẫn, vẫn nói, nghĩa là tự dối mình.

Vấn đề kỳ thị ở đâu cũng có, kể cả người việt mình, và kể cả người Mỹ. "Kỳ thị bất thành văn" không lộ rõ qua ngôn ngữ, giới truyền thông. Ở Mỹ, ngay người Á Châu cũng bị kỳ thị trong khi nộp đơn đại học vì học sinh Á Châu học giỏi. Các đại học tư nổi tiếng của Mỹ đặt điều kiện số học sinh không được nhận không quá 20% vì họ sợ đại học của họ chỉ toàn dân Á Châu. Trung bình điểm thi SAT của dân Á Châu phải cao hơn nhiều so với học sinh Mỹ đen và Châu Mỹ La Tinh. Nhiều học sinh xuất sắc Á Châu không được nhận, mà nhiều học sinh thuộc sắc dân khác học tầm thường (chẳng hạn học sinh Mỹ đen) vẫn được nhận. Chính sách này vô tình tạo ra hậu quả:

1) Học sinh Mỹ đen (thường được vào vì thuộc dân thiểu số ) phải ngồi học với học sinh giỏi, một chênh lệch lớn về kiến thức cần có để học đại học. Nên học sinh Mỹ đen học không kịp, mất tự tin, nên thường bỏ học, hoặc nếu có học thì học những ngành không liên quan nhiều đến toán và khoa học. Những ngành không liên quan nhiều đến toán và khoa học khó có việc, và nếu có thì lương bổn thấp hơn.

2) Dân Á Châu đã giỏi lại giỏi hơn, vì phải ganh đua, cạnh tranh nhiều hơn với học sinh giỏi thuộc sắc dân của mình.
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Những người, cơ quan, tổ chức ủng hộ giải thể cảnh sát không (chưa) trả lời được câu hỏi đơn giản:
"Vậy thì nếu ban đêm có kẻ đến phá cửa và vào nhà tôi, tôi sẽ gọi ai, và ai là người đến để bảo vệ tôi?"
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Tin mừng cho công dân người Anh

Kỳ diệu: Bệnh nhân 91 đã có thể ngồi dậy, đung đưa cả 2 chân

Đến cuối giờ chiều 8.6, bệnh nhân 91 đã có thể ngồi dậy, thực hiện y lệnh của nhân viên y tế, đung đưa cả hai chân đồng thời, tự viết vào bảng và tự bấm nút điều chỉnh độ cao của giường bệnh.
Các chuyên gia cũng ngỡ ngàng


Tối 8.6, trao đổi với phóng viên Lao Động, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết nam phi công người Anh- bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục có những phục hồi kỳ diệu.


Sau 5 ngày ngừng ECMO, hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sức cơ tay 4/5, sức cơ chân 2/5 (trước đó sức cơ tay là 3/5 và sức cơ chân là 1/5). Đặc biệt, bệnh nhân đã có thể ngồi dậy, thực hiện y lệnh của nhân viên y tế, đung đưa cả hai chân. Đồng thời, nam bệnh nhân đã tự viết vào bảng và tự bấm nút điều chỉnh độ cao của giường bệnh.


PGS.TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ.
"Khi xem những hình ảnh về sự phục hồi của bệnh nhân từ Bệnh viện Chợ Rẫy gửi ra, chúng tôi đều ngỡ ngàng, không thể tin bệnh nhân có thể tiến triển nhanh đến vậy"-


Theo PGS Khuê, sự tiến triển về sức khỏe của bệnh nhân 91 là một nỗ lực lớn, là sự tiến bộ lớn của cả đội ngũ điều trị và Hội đồng chuyên môn cũng như các chuyên gia của hai bệnh viện đã cố gắng chăm sóc, điều trị, đưa ra phương án điều bệnh nhân phù hợp với từng giai đoạn sức khỏe của bệnh nhân.


PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng cho rằng, quyết định chuyển bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 sang Bệnh Chợ Rẫy điều trị tích cực là quyết định cực kỳ đúng đắn của Hội đồng chuyên môn.



PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay.
“Đây là một nỗ lực phi thường, bởi chúng ta đã có những lúc bi quan, nhưng đến hôm nay những tiến triển kỳ diệu của bệnh nhân như một lời động viên, khích lệ các thầy thuốc, các chuyên gia để tiếp tục cố gắng, cống hiến sức lực để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất. Cái gì tốt nhất cho người bệnh, chúng ta cố gắng triển khai và làm tốt nhất”-
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Thông tin mới về lây nhiễm cần lưu ý cho các nhà lảnh đạo quốc gia

Quốc gia đầu tiên chứng kiến làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, việc các nước vội vã nới lỏng các biện pháp hạn chế có thể khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại.
Iran dường như trở thành nước đầu tiên trên thế giới chứng kiến làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai khi số ca mắc Covid-19 tăng mạnh trở lại.

Theo số liệu trên trang web Worldometers, Iran ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới Covid-19 mỗi ngày. Hôm 3/6, Iran thậm chí có thêm kỷ lục gần 3.600 ca mới, xô đổ kỷ lục hôm 30/3 với gần 3.200 ca. Tính đến hôm nay 8/6, Iran ghi nhận hơn 170.000 ca mắc Covid-19, trong đó hơn 8.000 người đã tử vong.

Iran bắt đầu nới lỏng các lệnh hạn chế từ giữa tháng 4 khi đà lây lan của Covid-19 có xu hướng chậm lại.

Tuy nhiên, số người mắc Covid-19 tại quốc gia Trung Đông này bắt đầu tăng mạnh trở lại vào đầu tháng 5 với trung bình trên 3.000 ca/ngày khi các công sở và các cơ sở kinh doanh mở cửa trở lại. Giới chức y tế nước này thì cho rằng làn sóng lây nhiễm thứ hai là do Iran đã tăng năng lực xét nghiệm và cập nhật dữ liệu sau khi có nhiều hoài nghi về tính chính xác của các dữ liệu mà họ đưa ra.

Bộ trưởng Y tế Iran Saeed Namaki nói: "Nhiều người nghĩ rằng đã hết dịch. Nhưng thực tế dịch vẫn chưa hết, hiện tại dịch thậm chí có thể bùng phát lại mạnh hơn trước kia. Nếu người dân không tuân thủ các khuyến cáo y tế, chúng ta phải đối mặt với tình hình tệ nhất".

Cảnh báo được đưa ra sau khi một khảo sát của Bộ Y tế Iran cho thấy chỉ khoảng 40% người dân nước này tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội để phòng dịch, giảm so với 90% ở giai đoạn đầu bùng phát dịch.

Mặc dù làn sóng lây nhiễm Covid-19 đã “gõ cửa” một số nước, nhưng Iran là nước duy nhất ghi nhận số ca mắc bệnh liên tục tăng mạnh sau một thời gian giảm. Hàn Quốc đã trải qua một số lần bùng phát dịch kể từ khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, nhưng nhờ hệ thống xét nghiệm và truy vết hiệu quả, Hàn Quốc đã nhanh chóng kiểm soát được.

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Hôm thứ hai ngày 8 tháng 6 là ngày trong mùa dịch dân New York City mong đợi: Mở cửa New York City giai đoạn 1, giai đoạn giãn cách vẫn còn giới hạn: Cửa tiệm, việc xây dựng, hãng sản xuất. Tuy nhiên ngay ngày đầu mở cửa, kết quả không như mọi người mong đợi trong mùa dịch. Một số cửa tiệm vẫn đóng, một số mở nhưng chỉ cho đến nhận hàng, phần nhiều các cửa tiệm lớn vẫn còn bít kính cửa sổ trưng bày. Có lẽ cả chủ tiệm lẫn khách hàng vẫn còn bị ám ảnh việc lây nhiễm Covid-19 và bạo loạn trong suốt 2 tuần qua.

Quang cảnh một con đường với nhiều cửa tiệm trong ngày đầu mở cửa, không tấp nập như xưa hoặc như những thành phố khác
29389830-8398269-image-a-120_1591676148946.jpg


Một số cửa tiệm vẫn còn nhân viên bảo vệ và bít kính cửa trưng bày cộng thêm dây kẽm gai
29383532-8398269-image-a-104_1591660477879.jpg


29389842-8398269-image-a-119_1591676125979.jpg


29383528-8398269-image-a-105_1591660502396.jpg


Một số thương hiệu lớn vẫn chưa mở, có lẽ vì vẫn còn sợ
29369858-8398269-image-a-88_1591659867593.jpg


29300204-8398269-Bloomingdale_s_shoppers_will_also_be_able_to_purchase_items_thro-a-29_1591651877955.jpg


Trạm xe điện trong giờ cao điểm, không tấp ngập người như trước mùa dịch
29367644-8398269-Commuters_arrive_at_Grand_Central_Station_with_Metro_North_durin-a-21_1591651877927.jpg


Thống đốc tiểu bang New York, Cuomo, đi thang máy
29367660-8398269-New_York_Governor_Andrew_Cuomo_takes_the_escalator_after_riding_-a-23_1591651877934.jpg


Công nhân xây dựng bắt đầu làm việc trở lại
29367956-8398269-Construction_workers_also_return_to_work_on_Monday_in_the_first_-a-26_1591651877939.jpg


Các tiệm nữ trang vẫn còn bít kín cửa trưng bày
29368062-8398269-Jewelers_on_West_47th_Street_reopening_on_Monday_morning-a-32_1591651877962.jpg


29368056-8398269-A_worker_at_RPM_another_jewelry_store_on_Monday_Many_remain_boar-a-34_1591651877964.jpg


Các cửa hàng thương hiệu lớn
29369874-8398269-image-a-90_1591660182249.jpg


29369872-8398269-image-a-93_1591660192407.jpg


29372260-8398269-Some_stores_including_many_in_Manhattan_remained_closed_on_Monda-a-39_1591651877969.jpg


Nhiều tiệm vẫn đóng cửa
29368402-8398269-Many_of_the_retailers_in_Times_Square_also_remained_closed_on_Mo-a-30_1591651877956.jpg


Chỉ cho khách đến nhận hàng đã đặt, không vào chọn đồ
29299432-8398269-The_Macy_s_flagship_store_in_New_York_s_Herald_Square_which_was_-a-31_1591651877957.jpg


Vẫn đóng cửa
29300222-8398269-A_Coach_store_on_Fifth_Avenue_which_was_looted_on_Monday_night_i-a-46_1591651877995.jpg


Một tiệm mỹ phẩm
29300214-8398269-Sephora_the_popular_beauty_products_seller_will_also_remain_clos-a-53_1591651878004.jpg


29300218-8398269-A_boarded_up_Stuart_Weitzman_location_is_seen_on_Madison_Avenue_-a-41_1591651877981.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tiếng nói của một người Mỹ Phi Châu: “Biểu tình của BLM là một trò hề.”
Một người Mỹ Phi Châu cư trú tại D.C. cô nestride Yumga, đi vào giữa đoàn người biểu tình “Black Lives Matter” tại Washington DC vào hôm Chúa Nhật và gọi “Black Lives Matter là một trò hề, các bạn chỉ là những người kỳ thị chủng tộc.” Cô nói tiết: “Hãy tới Chicago, nơi trẻ em Mỹ đen không đi học, nơi người Mỹ đen chết mỗi ngày. Những điều đó không quan trọng cho các bạn vì các bạn không thể gây được sự chú ý ở đó”. Một người biểu tình nói cô “câm miệng lại” vì không người biểu tình nào muốn nghe cô nói. Nhưng cô vẫn tiếp tục: “hãy tới vùng phía Đông Nam và Đông Bắc của DC và loan truyền sứ điệp “Sự Sống của Mỹ đen Cũng Quan Trọng” (Black lives matter). Nếu sự sống Mỹ đen quan trọng, thì nó phải quan trọng khắp mọi nơi. Các bạn là những người đạo đức giả, đi tìm sự chú ý. Sự sống của người Mỹ đen nên được coi là quan trọng khắp mọi nơi. Không cần phải một cảnh sát Mỹ trắng giết một người Mỹ đen, sự sống Mỹ đen mới trở nên quan trọng… Khi Mỹ đen giết Mỹ đen, các bạn không đếm xỉa đến, và làm những trò hề các bạn đang làm.”
“Tôi yêu quê hương tôi [Mỹ]. Tôi không muốn quê hương tôi bị các bạn tô đậm như vầy.”

Cô còn nói cho phóng viên biết cái chết của George Floyd không nên coi như một cơ hội cho những hội đoàn để làm cho mọi người cảm thấy mình là nạn nhân của kỳ thị. “Nạn nhân của kỳ thị chỉ là George Floyd.”
Phụ chú:
Những địa danh cô nói trong khi phát biểu là những nơi án mạng bắn giết giữa những người Mỹ đen với nhau xảy ra hầu như mỗi ngày.


 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
cô nestride Yumga

Cô này nói hay quá , ít ai nhận thức sát sao được như cố này .
Tôi ko nghe được ngôn ngữ trong clip , nhưng qua trích dẫn của bạn Tôi thấy cồ này thật là sáng suốt
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Covid-19
Tin xấu cho Texas: Texas là tiểu bang đầu tiên giãn cách luật lockdown bắt đầu từ đầu tháng 5. Từ khi giãn cách con số ca nhiễm và nhập viện vì nhiễm tăng kỷ lục.

Tin tốt cho Texas: Không có tử vong Covid-19 từ khi mở cửa kinh tế.

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
cô nestride Yumga

Cô này nói hay quá , ít ai nhận thức sát sao được như cố này .
Tôi ko nghe được ngôn ngữ trong clip , nhưng qua trích dẫn của bạn Tôi thấy cồ này thật là sáng suốt
Tôi cũng vậy. Tôi chỉ tạm dịch một vài câu chính từ văn viết tiếng Anh.
Tin mới từ Chicago hỗ trợ cho lời cô nói: 18 người hầu hết là Mỹ đen bị bắn giết trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nhiều chưa từng thấy từ trong vòng 60 năm.

Chicago là một thành phố thuộc đảng Dân Chủ trong vòng mấy chục năm qua với sự hạn chế gắt gao của luật sở hữu súng. Chicago là thành phố nhất nhì trên nước Mỹ với nạn giết người bắn súng giết người giữa Mỹ đen với Mỹ đen. Hầu hết giới truyền thông và chính trị gia không còn quan tâm đến vấn đề này vì bạo động xảy ra quá thường xuyên và chính quyền tiểu bang và thành phố quá bất lực, cấp lãnh đạo chỉ lo kiếm phiếu trong mùa bầu cử, hối lộ. Nạn nhân và tội phạm vẫn là Mỹ đen.
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Một tin mới nhận được bằng tiếng Việt, không biết đúng hay sai
FBI: Truy nã khẩn cấp 14 người Việt hôi của, nhận 2000$ khi cung cấp Video bạo loạn.
05/06/2020
LOS ANGELES (California) – Sở Cảnh Sát Los Angeles (LAPD) đang thu thập bằng chứng trong các cuộc biểu tình về cái chết của George Floyd trong những ngày gần đây.
Những bằng chứng này có thể bao gồm hình ảnh, video có thể sử dụng để đưa ra cáo buộc chống lại một số người trong tương lai, mỗi Video bạo động sẽ được nhận 2000$ và được cảnh sát Mỹ giữ bí mật về danh tính.

FBI hôm Thứ Hai (1 Tháng Sáu) cũng đưa ra lời kêu gọi người dân cung cấp hình ảnh, video nhằm giúp FBI xác định người đứng sau kích động bạo lực tại các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ.
Tờ LA Times đưa tin, đã có hơn 1,000 người biểu tình bị bắt ở Los Angeles vào cuối tuần qua. Nhà chức trách cho biết họ sẽ tiếp tục điều tra để tìm kiếm những người có hành vi hoặc liên quan đến bạo động.

Được biết, FBI có thể sử dụng các công nghệ hiện đại như nhận diện khuôn mặt và nhiều công nghệ khác nhằm tìm ra những kẻ bạo loạn, hôi của từ những video, hình ảnh mà họ thu thập được.
Các hồ sơ cho thấy LAPD đã bắt đầu truy nã 14 người Việt về các tội liên quan đến cướp bóc vào Thứ Sáu và Thứ Bảy tuần qua. Nhưng chỉ trong ngày Chủ Nhật, hơn 120 người đã bị bắt vì tội cướp bóc.
Ngoài ra, hàng trăm người Việt khác cũng bị bắt khi vi phạm lệnh giới nghiêm hàng đêm do Thị trưởng Eric Garcetti đưa ra trong nỗ lực dập tắt tình trạng bất ổn.
Các quan chức Los Angeles nói rằng, nhiều người Việt sử dụng biểu tình làm vỏ bọc cho việc cướp bóc và đập phá cửa hàng. Họ càng thành công trong việc đánh cắp, và họ càng bạo lực, thì càng có nhiều khả năng họ sẽ bị bắt và bị truy tố trong các cuộc điều tra sắp tới.

LAPD cảnh báo rằng, ngay cả những nhóm du học sinh Việt người đeo mặt nạ trong một video vẫn có thể được nhận dạng trong một video khác, trong một khoảnh khắc khi họ để mặt nạ của họ xuống.
Không chỉ ở Los Angeles, cảnh sát Long Beach cũng phải bắt 75 người vào Chủ Nhật, vì vi phạm lệnh giới nghiêm 8 giờ tối.
Cảnh Sát Trưởng Long Beach Robert Luna hứa sẽ hợp tác với FBI trong việc cung cấp chứng cứ tìm các nghi phạm cướp bóc khuyến khích công dân có video bạo loạn sẽ nhận được 2000$/Video từ cảnh sát.
Ông Luna nói, có rất nhiều máy ảnh trong thành phố, nếu có người cướp bóc và chúng tôi có số biển số xe và khuôn mặt của họ, chúng tôi sẽ đến nhà họ ngay sau khi họ về đến.

Một số cư dân và chủ doanh nghiệp cho biết họ rất hoan nghênh kế hoạch này của LAPD. Họ còn cho biết, một số cảnh sát có mặt nhưng không làm gì khi những kẻ cướp lao vào đập phá cửa hàng và lấy đi rất nhiều hàng hóa của họ. Doanh nghiệp của họ đang trên bờ vực phá sản vì phải đóng cửa trong một thời gian dài vì đại dịch COVID-19, nay lại phải hứng chịu thêm nhiều mất mát.

Ông Steve Soboroff, một thành viên của Ủy Ban Cảnh Sát Dân Sự Giám Sát LAPD, cho biết ông hiểu sự thất vọng của mọi người trước tình trạng thiếu cảnh sát, và vì một số vụ cướp bóc xảy ra vào cuối tuần. Cảnh sát cũng đứng trước một vấn đề nan giải, và họ buộc phải chọn sự ưu tiên. Tuy nhiên, ông Soboroff cho rằng đây chính là lúc phải hành động thật cương quyết.
Mặc dù không phải mọi cảnh sát trên đường đều đeo máy ảnh trên người trong những ngày gần đây, nhưng người phát ngôn của LAPD cho biết, hàng ngàn cảnh sát ở những khu vực bị cướp bóc và phá hoại đã đeo chúng và ghi lại hàng giờ cảnh quay.

Liên quan đến việc tìm chứng cứ tố cáo tội phạm, ông Jay Stanley, một nhà phân tích chính sách cho biết, FBI cũng nên tìm kiếm video về hành vi sai trái của cảnh sát viên nếu có từ video trong các cuộc biểu tình.
Cảnh sát cũng đã thừa nhận có sai lầm, và cho biết họ đang điều tra ít nhất một vụ việc trong đó người xem đã ghi lại một chiếc xe cảnh sát đâm vào người biểu tình trước khi phóng đi.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
cô nestride Yumga

Cô này nói hay quá , ít ai nhận thức sát sao được như cố này .
Tôi ko nghe được ngôn ngữ trong clip , nhưng qua trích dẫn của bạn Tôi thấy cồ này thật là sáng suốt
Thứ sáu tuần qua, truyền thông Mỹ nhằm mục đích hô hào dân đi biểu tình, thông tín: Vào cuối tuần sẽ có 1 triệu người đi biểu tình. Kết quả chỉ có khoảng 10 ngàn người xuống đường. Sai 90%.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Thứ sáu tuần qua, truyền thông Mỹ nhằm mục đích hô hào dân đi biểu tình, thông tín: Vào cuối tuần sẽ có 1 triệu người đi biểu tình. Kết quả chỉ có khoảng 10 ngàn người xuống đường. Sai 90%.
Cách đây 2 ngày tôi cũng nghe gia đình tôi kể lại là người Việt ở Mỹ bị bắt ngoài 200 người vì có hành vi cướp bốc
Rõ là ko riêng 1 chủng tộc nào . Một khi họ có lòng tham vượt ngưỡng kiềm chế của bản thân ( bất chấp hậu quả sẽ ra sao )
 


Top