This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
- Thủ tướng Canada quì một chân giữa đám biểu tình
- TT Trump chê thị trưởng Washington DC là "bất tài" sau khi thị trưởng đổi tên đường "16th Street" thành "Black Lives Matter Plaza". Con đường này dẫn đến đường "1600 Pennsylvania Ave" nơi Tòa Bạch Ốc tọa lạc.
- Có thể có biểu tình rất lớn trước Tòa Bạch Ốc vào ngày thứ bảy mùng 6 tháng 6.
- Hàng rào trước Tòa Bạch Ốc đã được nâng cao hơn để phòng ngừa bạo động của người biểu tình.

- Một ông lão 75 tuổi trong một cuộc biểu tình tại Buffalo, New York, một mình đến trước mặc đoàn cảnh sát sát, bị 2 nhân viên cảnh sát đẩy ngã ngược xuống đường. Thống đốc tiểu bang New York yêu cầu mang hai nhân viên cảnh sát ra tòa tội hình sự. Thị trưởng thành phố đã cho hai nhân viên cảnh sát nghỉ việc. Sau đó ông triệu tập đơn vị cảnh sát đến nơi họp khẩn. Khi ông đến, 57 bạn đồng nghiệp của 2 nhân viên cảnh sát lập tức bỏ ra ngoài và xin từ chức viện lẽ họ sẽ biết thị trưởng sẽ nói gì. Hơn nữa họ còn nói thị trưởng đã không tôn trọng cảnh sát, tạo nhiều ràng buộc cho cảnh sát, tạo ra nhiều khó khăn khi làm việc trong tình huống đặc biệt.

Thủ tướng Canada tham dự biểu tình và quì một chân

Ông lão biểu tình bị 2 cảnh sát xô ngã


Hàng rào mới trước Tòa Bạch Ốc


Đổi tên đường thành "Black Lives Matter Plaza" và sơn tên trên đường dẫn đến đường Tòa Bạch Ốc tọa lạc


Cột treo bảng tên đường mới






Biểu tình sau khi hàng rào Tòa Bạch Ốc được nâng cao hơn


TT Trump bị chỉ trích khi ông kêu gọi quân đội phòng thủ Washington DC và gọi những người đập phá là kẻ phá hoại
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Từ ngày ông Trump ra ứng cử tổng thống từ tháng 11 năm 2016, đặc biệt từ đầu năm 2020 ông bị đánh tơi tả tứ phía với sự đồng tình của Đảng Dân Chủ, phái cực tả, CIA, FBI, Bộ Ngoại (Nội) Vụ, Bộ Tư Pháp (do những nhân viên còn sót lại của thời TT Obama), Hạ Nghị Viện, truyền thông báo chí, TV, mạng xã hội, thống đốc và thị trưởng thuộc đảng Dân Chủ...Chưa một vị lãnh đạo nào trong lịch sử bị nhiều như vậy.

- "Impeachment" thủ tục để truất phế TT Trump với nhiều tố cáo, đặc biệt điều tố cáo TT Trump cộng tác với Nga trong việc xen vào nội bộ Mỹ. TT Trump đã trắng án.

- Buộc tội: hậu quả nhân mạng và kinh tế của đại dịch Covid-19 hoàn toàn do TT Trump. Tuy nhiên TT Trump đang từ từ thoát ra lời buộc tội này khi kinh tế bắt đầu trở lại do đại dịch lắng đọng. Đặc biệt số người trở lại thị trường lao động trong tháng năm vừa qua là 2.400.000 người, một con số chưa bao giờ có trong lịch sử Mỹ. Các chuyên đã tiên đoán số thất nghiệp của tháng 5 là 20%, một con số rất cao. Nhưng số chính thức là 13%, một con số thấp ít người ngờ đến.

- Nhiều vụ biểu tình có bạo động đang xảy ra tại nhiều thành phố lớn trên đất Mỹ do phong trào "Black Lives Matter" khởi xướng. Tự bản chất phong trào không xấu, tranh đấu quyền lợi cho người Mỹ Phi Châu trong các cuộc biểu tình. Tuy nhiên phong trào đã bị phái cực tả len lỏi, biến những cuộc biểu tình đáng lẽ ôn hòa, thành bạo động, làm mất đi ý nghĩa ban đầu.

Liệu TT Trump có đứng vững trong cuộc tấn công dữ dội này không?
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tân toán học của Bộ Y Tế quận Contra Costa, vùng San Francisco Bay Area, California

12=100

Cập nhật Luật Cách Ly (chú ý phần khoanh đỏ):

- Gặp (họp) mặt xã giao không quá 12 người
- Biểu tình không quá 100 người

Nói cách khác: 12 người ngồi nhà không đi biểu tình mang hiểm họa truyền bệnh và gây tử vong y như hiểm họa của 100 người đi biểu tình mang đến cho người khác.


Việt Nam có câu: "Làm đầy tớ người khôn còn hơn làm thày người dại."
Dân vùng này đang làm đầy tớ người dại. Làm thày người dại đã khổ, làm đầy tớ người dại còn khổ đến mực nào.


 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Làm thầy thằng dại , còn bị cho là ngu , đằng này làm tớ thằng dại thì rõ càng tệ hơn
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Hôm qua tôi có xem một video này, người ta vào cướp phá chứ đâu phải biểu tình chống đối kỳ thị:

Đúng. Tệ hơn nữa tới giờ này truyền thông Mỹ còn rêu rao các vụ biểu tình có đập phá là "biểu tình ôn hòa."
Hầu hết các vụ cướp phá xảy ra tại những tiểu bang thuộc đảng Dân Chủ. Các tiểu bang thuộc đảng Cộng Hòa mở cửa kinh tế sớm nên hầu như không bị. Còn các tiểu bang thuộc đảng Dân Chủ gia hạn luật lockdown quá lâu và ủng hộ biểu tình. Nếu các cửa tiệm được mở, ít người dám đập phá. Cấm cửa tiệm mở cửa và cho phép biểu tình đông đảo là cơ hội ngàn vàng cho kẻ đập phá.
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy các lãnh tụ đảng Dân Chủ khích lệ biểu tình và làm ngơ không đề cập đến việc đốt phá. Các lãnh tụ đó còn tham gia biểu tình và quì gối một chân, một hành động khiếp nhược trước quân phiến loạn.

Hai ngày trước, thống đốc tiểu bang Michigan còn vi phạm luật lockdown do chính bà đặt ra và áp đặt trên dân chúng vô tội của tiểu bang, bằng cách tham gia biểu tình giữa đoàn người đông đảo đứng sát vào nhau.

Làm thầy thằng dại , còn bị cho là ngu , đằng này làm tớ thằng dại thì rõ càng tệ hơn

Đây là hậu quả của gia hạn lockdown quá lâu
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
- Trong cuộc biểu tình ngày thứ sau, hai nhân viên cảnh sát lột mặt nạ (nghĩa đen) một người biểu tình và xịt bột tiêu cay tại New York City. Hai nhân viên này bị cho tạm nghỉ việc, không lãnh lương, chờ kết quả điều tra.
- Hai nhân viên cảnh sát đẩy cụ già 75 tuổi trong cuộc biểu tình tại thành phố Buffalo, New york, sẽ không bị sa thải cho tới ngày ra tòa. Thị trưởng đã quyết định như vậy sau khi nguyên đơn vị cảnh sát của thành phố không muốn gặp thị trưởng, và xin nghỉ việc, từ chức. Thị trưởng (đổi ý ?) nói nguyên nhân vụ xô xát là cụ hô hào đoàn biểu tình chống lại cảnh sát.
- TT Trump vẫn cương nghị khi tuyên bố: Việc coi nạn nhân bị đè chết như một vị "tử vì đạo" chỉ là một việc làm bệnh hoạn. Ông đã đến tiểu bang Main để thăm một hãng xưởng và nói chuyện với ngư phủ. Dân địa phương dàn chào ông với số người đông hơn người biểu tình phản đối. Ông nói không có nhóm ANTIFA và nhóm vô chính phủ trong đoàn người đón chào ông.

Cảnh sát lột mặ nạ, xịt bột tiêu cay trong vụ biểu tình hôm thứ sáu tại New York City















Dân địa phương đón tiếp TT Trump




Thăm một hãng sản xuất


Người ủng hộ TT Trump



Thượng nghị sĩ liên bang của tiểu bang Main, đảng Cộng Hòa, bà Susan Collins, ở lại Washington DC, không về gặp TT Trump mà ở lại Washington. Bà có biệt danh RINO, Republican In Name Only, rất thường hay chống TT Trump. Trong kỳ bầu cử đại biểu quốc hội tháng 11 sắp tới, bà sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tái đắc cử
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Sáng thứ bảy ngày 6 tháng 6 không có dấu hiệu biểu tình sẽ giảm, cho dù trời mưa. Chiều và tối thứ bảy có thể sẽ có nhiều hơn chưa bao giờ có.

Quân đội trước Tòa Bạch Ốc vào sáng thứ bảy


Tại tượng đài Lincoln Memoria, Washing


Washington DC






Washingto DC Mưa cũng không ngăn cản người biểu tình






California


Florida


Mississippi


New York City






 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tất cả chỉ là con bài chính trị

Hơn 1000 "chuyên gia sức khỏe" Mỹ đồng ký tên trong một lá thư gởi công chúng yêu cầu Không cấm người biểu tình xuống đường với ly do truyền nhiễm Covid-19. Họ còn khuyến khích mọi người xuống đường biểu tình để chống kỳ thị chủng tộc, vì việc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc quan trọng hơn việc phòng dịch Covid-19. Họ còn lên án cảnh sát dùng khói cay, xịt bột tiêu cay làm cho việc truyền nhiễm Covid-19 có cơ hội tăng lên vì làm người biểu tình bị ho, dễ phát tán vi khuẩn Corona.

Nguồn:
 
Sửa lần cuối:

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Nhìn vào khía cạnh vấn đề biểu tình của nước Mỹ thì quá rõ là thiên về chính Chị hơn là công lý . Bởi lẹ các phần tử cực đoan phá phách cứ nhởn nhơ đập phá mà ko bị cản ngăn , có cản ngăn thì cũng chỉ là 1 hình thức có lệ .
Giờ hỏi lại ? : Người biểu tình họ muốn như thế nào thì mới ngưng phản đối .
Rất rõ là khi họ biểu tình phản đối thì phải ngừng việc khác để xuống đường , và người biểu tình cũng mất nhiều công và sức , cài công sức bỏ ra đó họ mong đạt được CÁI GÌ >???

Có phải muốn TT từ chức
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Covid 19 hiện nay đã có phần suy yếu ( đó là 1 số nhận định từ vài người )
Số nhiễm lây lan rất cao , nhưng tỉ lệ tử vong đã xuống mức thấp
================
Hiện nay biểu tình chống đối phân biệt chủng tộc đã rộng ra hầu như trên toàn thế giới .
Ngòi nổ cho quả BOM lớn chỉ từ 1 hành động ko có nhận thức của 1 nhân viên CS . Nhìn lại thì cái chết của người Mỹ da đen bị đè ngạt thở có 1 ảnh hưởng THẬT LÀ KINH KHỦNG
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thứ bảy, biểu tình tại Luân Đôn tại nhiều địa điểm, trong đó có Quảng Trường Quốc Hội
10 nhân viên cảnh sát bị thương trong vụ xô xát


Quảng Trường Quốc Hội, Luân Đôn


Vauxhall Bridge, Luân Đôn


Quảng Trường Quốc Hội, Luân Đôn




Downing Street, Luân Đôn


Cảnh sát ngã ngựa, một số kỵ binh phải dừng lại bảo vệ đồng đội


Người biểu tình dùng xe đạp (cho thuê) đẩy vào ngựa, làm ngựa hoảng sợ làm té cảnh sát




Thêm một cảnh sát ngã ngựa






Lại thêm một người nữa






Một người nữa


"Ngựa chứng trong sân" làm dân biểu tình hoảng sợ


Ngựa chứng hoảng sợ tấn công






Dân biểu tình dùng trái khói liệng vào cảnh sát






Người biểu tình liệng đồ vào cảnh sát




Kỵ binh cảnh sát tại Luân Đôn












Người biểu tình dùng trái sáng




























 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Chỉ có ở Texas
Một chủ tiệm cầm máy cưa tay đuổi đám người biểu tình trước cửa tiệm. Vài giờ sau đó, người đó bị cảnh sát bắt

Đừng tin những gì nhân viện y tế Manhattan, New York City nói mà hãy nhìn kỹ những gì họ làm. Nhân viên y tế biểu tình cùng với phong trào Black Lives Matter, trong khi khuyên mọi người đừng tụ họp, giữ khoảng cách 2 mét.



Ban y tế Manhattan, New York City

 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Giới khoa học "soi" triệu chứng bí ẩn, lần tìm "bộ mặt thật" của Covid-19

https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/gioi-khoa-hoc-soi-trieu-chung-bi-an-lan-tim-bo-mat-that-cua-covid-19-c415a1155524.html

Theo các bác sĩ, trước giờ chưa hề ghi nhận hiện tượng virus hô hấp lây nhiễm vào tế bào máu rồi "chu du" khắp cơ thể và lây nhiễm các nội tạng khác như trường hợp SARS-CoV-2. Giả thuyết Covid-19 là bệnh về mạch máu cũng lý giải vì sao máy thở không thể giúp nhiều bệnh nhân của đại dịch thở tốt hơn. Máy thở chỉ giúp đưa không khí vào phổi trong khi quá trình trao đổi oxy và CO2 trong máu – thông qua các mạch máu khỏe mạnh – mới cung cấp đủ oxy cho toàn bộ cơ thể.

Dù các bác sĩ chưa dám chắc chắn hoàn toàn song nếu giả thuyết trên đúng, tin mừng là chúng ta đã có sẵn các loại thuốc chữa trị các hư tổn cho tế bào màng trong.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Cuộc gặp oan nghiệt trong thang máy mở màn vụ thảm sát chủng tộc kinh hoàng, làm chấn động nước Mỹ

Ngày 1/6/2020 là ngày đánh dấu 99 năm kể từ khi một trong những cuộc bạo loạn chủng tộc tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra


Hình ảnh cho thấy hậu quả sau khi người da trắng tấn công các cư dân và doanh nghiệp da màu quận Greenwood ở thành phố Tulsa, bang Oklahoma (Ảnh: Getty Images)



Khói bốc lên ở quận Greenwood, thành phố Tulsa, trong vụ bạo loạn chủng tộc năm 1921, làm ít nhất 300 người da màu thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương (Ảnh: AP)


Bạo động ở Greenwood
Vào ngày 31/5/1921, một nhóm những người đàn ông da màu và da trắng đối đầu nhau tại tòa án, nơi Rowland đang bị giam giữ. Sau khi tiếng súng nổ ra, tất cả biến thành địa ngục.

Nhóm người Mỹ gốc Phi rút lui về quận Greenwood. Và sáng sớm ngày hôm sau, một đám đông da trắng bắt đầu cướp bóc và đốt các doanh nghiệp ở Greenwood.
Theo Bảo tàng và Hội lịch sử Tulsa, chỉ trong 24 giờ, 35 tòa nhà bị đốt cháy, hơn 1.200 ngôi nhà bị phá hủy. Báo cáo ban đầu cho biết có 36 người chết, nhưng hiện tại các nhà sử học cho rằng có tới 300 người chết.
Khi cuộc bạo loạn kết thúc, "Phố Wall Đen" đã bị thiêu rụi. Nhiều hình ảnh cho thấy các cư dân người Mỹ gốc Phi chết nằm trên đường phố.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Một số hình ảnh phác họa đặt máy thở và chức năng của máy thở
















Nguồn:
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Nô lệ và kỳ thị Mỹ da đen đã là một vết nhơ trong Lịch Sử Mỹ. Cho tới nay, trang sử này vẫn còn ăn sâu vào tâm khảm của người Mỹ đen, lẫn Mỹ trắng.

Sau khi người Anh khám phá Châu Mỹ, cộng thêm cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ phát triển nhanh chóng, họ đã mang người nô lệ của họ từ Phi Châu đến để phục vụ cho họ và ép làm việc cho họ vì nhu cầu kinh tế. Sau đó Anh Quốc bị thua trong cuộc chiến dành độc lập của Mỹ vào năm 1776 do tướng George Washington cầm đầu và là vị tổng thống đầu tiên của Mỹ vào năm 1789 (trùng năm vua Quang Trung đại thắng quân nhà Thanh).
Năm 1861 một chính trị gia và luật sư Đảng Cộng Hòa, trở thành tổng thống thứ 16 của Mỹ. Ông chủ trương bãi bỏ nô lệ. Các tiểu bang phía bắc ủng hộ ông, các tiểu bang phía Nam chống đối chính sách bãi bỏ nô lệ vì lợi ích kinh tế. Kết quả là các tiểu bang phía nam tách rời khỏi Hiệp Hội Thống Nhất của Mỹ, và cuộc nội chiến tương tàn Nam, Bắc bắt đầu (1861-1865).
Sau cuộc nội chiến, chế độ nô lệ bị bãi bỏ, tuy nhiên sự kỳ thị vẫn còn tại các tiểu bang miền Nam.

Từ năm 1877 những luật kỳ thị do cách nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ khởi xướng, còn gọi là Jim Crow Laws) được thi hành cho tới thập niên 50 khi Phong Trào Dân Quyền bắt đầu nổi lên.
Trong Jim Crow Laws, dân Mỹ da trắng và Mỹ da đen bị tách biệt nhau hầu như khắp mọi nơi, từ trường học đến nhà hàng, Nhà vệ sinh, chung cư, nơi công cộng....

Chính sách nô lệ và kỳ thị này đã kết thúc (ít nhất trong pháp luật, và ngôn ngữ pháp luật) vào năm 1965 sau khi Martin Luther King, một người hô hào cổ võ, biểu tình bất bạo động chống kỳ thị vào đầu thập niên 60. Ông đã thành công, tuy nhiên ông bị ám sát năm 1963.

Colored, Khu Mỹ đen






Phòng đợi dành cho Mỹ đen (Colored Waiting Room)


Lớp học dành riêng cho học sinh Mỹ đen (Georgia, 1953)

"White Only" chỉ dành cho da trắng (Georgia, 1962)








Negro Waiting Room (Negro: từ miệt thị, chỉ Mỹ đen)




Trường học dành cho trẻ Mỹ đen


Trong xe buýt công cộng, dan Mỹ đen phải ngồi phía sau xe


Cứu con em chúng ta khỏi "Dịch Đen"


"Người da trắng phía Nam là bạn tốt của Mỹ Đen, nhưng không có chuyện chung chạ"


"Chúng tôi không đi trường học có Mỹ đen"


Dân Mỹ đen phản đối luật Jim Crow


Trẻ Mỹ đen nhìn công chỉ dành cho Mỹ trắng (Alabama 1956)


Sau khi có luật mới học sinh Mỹ đen lẫn trắng học chung, học sinh Mỹ trắng tẩy chay


Một bé Mỹ đen, 6 tuổi, được nhân viên chính phủ dẫn đi học ngày đầu tiên trường cho các học sinh không phân biệt màu da học chung (Louisana 1960)


Trạm cảnh sát dành riêng cho quân cảnh da đen (Georgia, 1942)


Georgia, 1956
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Chúa Nhật ngày 7 tháng sáu, khoảng phong trào "Black Lives Matter" đã biểu tình tại Luân Đôn, Bristol và Edinburgh.
- Tại Bristol, dân biểu tình đã hạ tượng đài Edward Colston, một người vừa buôn nô lệ, vừa kiến thiết thành phố như xây dựng trường học, lập hội từ thiện, xây dựng những tòa nhà trong thành phố. Tượng được dựng năm 1895.
- Tượng đài Winston Churchill, người đã dẫn dắt nước Anh ra khỏi thế chiến thứ 2, đã bị phong trào Black Lives Matter xịt sơn.
- Đã có 14 nhân viên cảnh sát bị thương trong cuộc biểu tình.
- Tại Philadelphia, Mỹ, chủ nhiệm một tờ báo lớn của tiểu bang đã phải từ chức khi cho in tin người biểu tình Black Lives Matter (BLM) đốt phá các cửa tiệm với nhiều hình ảnh đốt phá bằng hàng tít lớn "Buildings Matter, Too" (Các toà nhà cũng quan trọng vậy.)

Biểu tình BLM tại trung tâm thành phố Bristol




Trước tòa Đại Sứ Mỹ tại Luân Đôn


Hạ tượng đài Edward Colston tại trung tâm thành phố Bristol




Xịt đỏ mặt tượng và sỉ nhục tượng














Thủy táng tượng










Tượng đài Winston Churchill tại Luân Đôn bị xịt sơn với hàng chữ "Was a racist" (kẻ kỳ thị chủng tộc)






Cảnh sát bị liệng pháo lửa tại Luân Đôn


Cảnh sát bị thương














Downing Street






Whitehall, Luân Đôn






Tượng đài Nelson Mandela, người đã dẫn dắt dân Nam Phi ra khỏi kỳ thị chủng tộc


Tượng đài Mahatma Gandhi, người dẫn Ấn Độ ra khỏi ách thống trị của Anh bằng cách chống đối "bất bạo động"


Tại Edinburgh


Tại Middleburg


Glasgow


Edinburg


Bristol


Manchester


Middleburg