Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám | Page 186 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

haivu

Administrator
Thành viên BQT
Tròn tháng rồi và U vẫn đứng vững, đánh thẳng không thắng thì Putin sẽ nhằm thường dân mà thả bom thôi...
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Ukraine phản công

Giới lãnh đạo Âu Mỹ cho rằng Putin đã tính sai nước cờ. Tại các chiến trường quân Nga đã dừng bước tiến chiến trước sức chống cự mãnh liệt của Ukraine. Nhiều người tin rằng Nga sẽ thay đổi chiến thuật trong việc tiến chiếm Ukraine. Nga sẽ tái hợp quân đội vùng Donbas, nơi Nga đã sát nhập vào lãnh thổ Nga.

Nga sẽ dùng quân đội từ vùng Donbas tiến về phía bắc tiếp viện.
55722005-10645695-image-a-76_1648072517021.jpg

Kyiv: Ukraine tuyên bố đã tái chiếm thành phố Makariv, phía tây thủ đô, đe dọa quân Nga trong khu vực.
Kherson: Quân Nga tái phối trí quân đội khi bị quân Ukraine phản công.
Voznesensk: Quân Ukraine phá hủy đoàn xe tăng Nga và đẩy lui quân Nga lùi 90 km

Tại khu vực thủ đô Kyiv
55722011-10645695-image-a-77_1648072518809.jpg

Borodynaka, Bucha, và Irpin: Quân Nga bị đe dọa
Makariv: Quân Ukraine tái chiếm và dương cờ Ukraine

55744903-10647347-image-a-6_1648120871031.jpg


Theo tòa Bạch Ốc, trong vài ngày qua quân Nga tại khu vực bắc và đông bắc Kyiv đã lùi về 55km. Và quân Nga tại một số chiến địa đang thế thủ, phòng ngự.

Một máy bay không người lái thu hình cảnh một xe tăng Nga bị bắn hạ
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Đội Ngũ hackers Anonymous tuyến bố đã hacked Ngân Hàng Trung Ương Nga và dọa sẽ post trên mạng 35000 files trong vòng 48 tiếng đồng hồ tới.
55744131-10647467-image-a-2_1648119909729.jpg


Vài ngày trước Anonymous yêu cầu các công ty ngoại quốc rút khỏi Nga trong vòng 48 tiếng đồng hồ, nếu không, công ty sẽ là mục tiêu bị hacked.
55651199-10639253-image-a-26_1647947958528.jpg
 

dammage

Rìu Chiến
trên tor network đơn hàng ám sát putin có mà đầy, đơn cao nhất lên tận 6 triệu biden, nhưng có ai dám nhận đâu
ngày xưa saddam hussein sa cơ thất thế phải sống chui lủi mà còn có giá 25 triệu đô la, nghĩ sao năm 2022 một vị sa hoàng còn đang tại vị mà treo giá có 6 triệu, bèo nhèo hơn c*t mèo nữa thằng nào mà nhận, chôm vài chiếc tăng của nga ra bán chợ đen thôi đã hơn số tiền đó rồi
7L1XX2F.gif


nói vui vậy thôi, chứ tự cổ chí kim cái chuyện âm mưu ám sát hành thích lúc nào chẳng có, từ vua chúa, quý tộc, tổng thống, đức giáo hoàng... quan trọng là có đáng làm và làm được hay không thôi, cái này theo tui cũng chỉ là tâm lí chiến
 

dammage

Rìu Chiến
Thà mang súng cùi. Còn hơn mang súng mới chứ sếp {nosebleed}, cảm tưởng mang khẩu súng mới là chỉ có ra chiến trường thôi {shoot1}
tui thì nghĩ ngược lại, cầm khẩu súng mới cảm giác như đồ trưng bày làm kiểng, còn cầm 1 khẩu cũ cũ trong đầu hiện lên câu hỏi "không biết nó đã bắn ai chưa, đã qua bao nhiêu trận rồi", cảm giác nặng nề hơn nhiều

Thật trớ trêu. Lính Nga bị chết vì vũ khí do Nga chế tạo.
đao kiếm vô tình, chỉ có con người là hữu ý, chuyện thường mà bạn
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Mariupol, một thành phố vẫn giao tranh kịch liệt. Dân số còn khoảng 100.000 trong tình trạng nguy cập, thiếu thực phẩm, thuốc men, điện nước. Ukraine đang kêu gọi thế giới làm áp lực Nga hãy để dân chúng thoát khỏi thành phố tránh nạn. Theo ước tính của Ukraine, Nga đã mang 15000 người dân ra khỏi thành phố đến khu vực Donbas nơi đã bị Nga sát nhập vào lãnh thổ Nga. Tại đây có một trại “thanh lọc”, những ai có thân nhân trong quân đội Ukraine sẽ được mang đến vùng thật xa, Sakhalin, một hòn đảo gần duyên hải phía bắc nước Nhật. Những người này sẽ phải ký giấy ở lại hòn đảo này ít nhất là 2 năm.

Giao tranh vẫn tiếp diễn khốc liệt tại thành phố với nhiều lính Chechen hợp tác với lính Nga.

Một người mẹ lấy thân mình bảo vệ người con trên đường trong khi thành phố bị oanh tạc ngày 23/3
55750893-10647739-image-a-42_1648130904387.jpg


Xe buýt dùng để đóng đường, ngăn quân đội Nga vào thành phố bị bắn cháy
55747843-10647739-image-a-25_1648125747037.jpg


Xe buýt cản đường quân Nga bị oanh tạc cùng với chung cư tại Mariupol
55747823-10647739-image-a-21_1648125738611.jpg


Xe tăng Nga từ khu vực Donbas với mẫu tự Z tại ngoại thành Mariupol
55747833-10647739-image-a-19_1648125729631.jpg


Một bà mẹ sau khi nhà bà bi bom đạn phá hủy
55747839-10647739-image-a-32_1648125804936.jpg


Sau vài tuần bị bom rơi liên tục, một chung cư tại Mariupo; bị bắn cháy, còn lại xe tăng bị hủy cùng một trái lựu đạn không nổ
55747837-10647739-image-a-23_1648125742753.jpg


Một quả mìn chưa nổ
55747855-10647739-image-a-28_1648125762274.jpg


Xe tăng Nga tại Marupol
55743175-10647739-A_destroyed_tank_likely_belonging_to_Russia_or_pro_Russian_force-a-40_1648129724139.jpg


Xe tăng Nga trước một chung cư
55743185-10647739-A_tank_destroyed_in_fighting_during_Ukraine_Russia_conflict_is_s-a-42_1648125876086.jpg


Một chung cư tại thành phố Kharkiv phía bắc Ukraine, sau cuộc dội bom của Nga
55743191-10647739-A_man_looks_at_a_burned_out_car_as_he_walks_past_a_destroyed_apa-a-44_1648125882957.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm

UKRAINE ĐÃ “NGHÈO” NHƯ THẾ NÀO?​

Tác giả: VŨ CÔNG HIỀN
Đọc tin tức về chiến tranh ngay tại thủ đô Kyiv, Ukraina. Tôi xót xa thẩn thờ. Những đường phố yên bình nay đầy xe tăng, bom đạn. Những con người hiền lành bỗng chốc hoảng loạn rời bỏ nhà cửa, tất tả ngược xuôi tìm đường thoát thân… Đã hơn mười năm kể từ khi tốt nghiệp đại học rời thành phố Kyiv, nay tôi được chiêm ngưỡng lại nó theo một cách đáng buồn như thế.

Thời tôi, bạn bè chọn du học Mỹ, Úc, Pháp… Tôi thì lại chọn đi Ukraina không mảy may chần chừ. Những áng văn mà tôi đọc từ nhỏ đã làm cho tôi có một cảm tình đặc biệt với nước Nga và những nước Liên Xô cũ. Ai cũng bảo sao không chọn đi đâu mà lại chọn cái nước nghèo thế mà đi. Ấy vậy mà với mức thu nhập GDP bèo bọt của Ukraina, sao tôi vẫn thấy họ giàu đến thế…

Nhiều người bạn Ukraina của tôi biết chơi nhạc cụ, có đứa thành thạo vài loại là chuyện thường. Ở Kyiv, những trường nhạc được đặt gần các trường học. Trẻ con sau khi kết thúc ngày học ở trường khoảng 3 giờ chiều có thể đi bộ qua trường nhạc học luôn, trong lúc đợi bố mẹ tan làm về đón. Tôi cũng từng học một trường nhạc như thế thời sinh viên, học phí một tháng khoảng bằng một suất ăn Mc Donald. Chỉ vậy không hơn. Nhiều học sinh khi tốt nghiệp phổ thông thì có luôn bằng tốt nghiệp trường nhạc, có thêm một nghề tay trái kiếm cơm. Ở đất nước mà GDP thấp xỉn, chính phủ vẫn luôn bảo trợ cho việc phổ cập âm nhạc bằng việc xây dựng các trường nhạc với chi phí mà mọi người dân đều có cơ hội học nhạc.

Tôi còn nhớ cái lần bạn tôi rủ đi xem nhạc kịch, tôi vội từ chối luôn. Nhạc kịch, ballet, opera, giao hưởng... với tôi là những thể loại nghệ thuật đỉnh cao dành cho giới quý tộc. Thời sinh viên thiếu thốn, ngoài giờ đi học tôi còn phải đi làm kiếm cơm, tiền đâu ra mà đua đòi vào mấy cái nhà hát sang trọng đó. Lúc đó tôi bảo bạn là vét sạch túi còn được có mấy chục đồng, không đủ tiền mua vé đâu. Bạn cười rồi bảo, giá vé nào cũng có, từ mấy trăm đồng được ngồi sát sân khấu, mấy chục đồng ngồi ở xa, mà có vé chỉ có 5 đồng, ngồi trên mấy cái hốc…

Lúc đó tôi ngạc nhiên lắm, 5 đồng, số tiền chỉ mua được một ổ bánh mì, mà có thể bước chân vào nhà hát sang trọng để thưởng thức dàn nhạc cổ điển chơi live, sân khấu được dàn dựng quá cầu kỳ, phục trang thì không thể tỉ mỉ hơn… Và tôi – cô sinh viên ngày đó, cuối cùng cũng đã vét sạch túi mon men đi mua vé ngồi ghế xa tít tắp để được đặt chân vào nhà hát thật lộng lẫy, được tận hưởng cảm giác “quý tộc” mà nhớ mãi tới bây giờ. Ở một đất nước “nghèo” như vậy, mọi người dân, tùy thu nhập của mình, đều có thể thưởng thức được nghệ thuật đỉnh cao.

Kyiv là thành phố cổ, nhiều khu chung cư đã cũ lắm rồi, không có bể bơi, phòng gym hay xông hơi như nhiều chung cư cao cấp bây giờ. Nhưng phải nói từ thời xa xưa trước đó, mà các quy hoạch khu dân cư thực sự có tầm. Giữa 2 – 3 tòa nhà đều có một khoảnh đất rộng để trẻ con vui đùa, người lớn tập thể dục. Và bếp của các căn hộ thường quay hướng về phía sân chơi này. Nấu bếp trên nhà vẫn có thể nhìn thấy con chơi ở dưới. Nhiều trường học được bố trí trong cụm những khu dân cư để trẻ con có thể đi bộ từ nhà đến trường thật dễ mà ít hoặc không phải qua đường ô tô chạy. Dịch vụ chăm sóc y tế, phương tiện công cũng đặc biệt ưu tiên trẻ nhỏ. Ở một nước “nghèo” như vậy, họ quan tâm để ý từng chi tiết tới đứa trẻ và trẻ con ở đây thực sự được tôn trọng.

Trong trường học, tôi được chứng kiến sinh viên “cãi” thầy. Nhiều cuộc tranh biện mà có khi ông thầy còn công nhận mình thua một cách công khai. Nhiều đề tài thầy và trò cùng nghiên cứu và đứng tên trên cùng một bài báo. Tôi học được một điều ở họ là càng học cao, người ta càng khiêm nhường, và họ vẫn không ngừng học kể cả khi đã là giáo sư, tiến sĩ. Ở đất nước “nghèo” ấy đã có nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel trên nhiều lĩnh vực như Vật lý, Hoá học, Y học và Văn học.

Tôi thấy bản thân mình cũng được “giàu lên” nhiều từ đất nước “nghèo” này. Tôi bắt đầu học từ cách xếp hàng, cách ăn nói nhỏ nhẹ nơi công cộng, cách nhường ghế trên xe buýt, tàu điện cho người già và trẻ em, cách đề nghị được giúp đỡ người khác như xách phụ một người đang mang nhiều đồ nặng, dắt tay một cụ già qua đoạn đường đóng băng dễ trơn trượt… Những bài học tưởng chừng như vỡ lòng nhưng tôi cũng ít khi có cơ hội được thực hành cho đến khi sống ở Ukraina.

Còn nhớ lần đầu đi coi ballet, tôi mang cả ủng đi tuyết và áo lông vào khán phòng. Nhìn ra chung quanh thấy người ta chỉ giày hoặc bốt da lịch sự, mặc vét mỏng hoặc những bộ đầm dài thướt tha... mới biết có một phòng gửi đồ, chỉnh lại phục trang thật trang nghiêm lịch sự trước khi bước vào khán phòng như một cách tôn trọng không gian nhà hát. Rồi có lần, đi xem hoà nhạc, tôi mua cả ... bim bim vô ngồi nghe rồi bốc ăn cứ như đi xem phim. Mấy người ngồi chung quanh tỏ vẻ khó chịu vì tiếng lạo xạo. Tôi vội bỏ xuống vì hiểu ra đang làm phiền không gian thưởng thức âm nhạc đầy tĩnh lặng để có thể cảm được từng nốt trầm nhất, đến cả nốt lặng cũng phải được tôn trọng tuyệt đối...

Tôi học cách đi xem phim rạp phải chờ đến chữ cuối cùng chạy trên màn hình mới đứng dậy để thể hiện sự tôn trọng với toàn ekip làm phim. Tôi học cách vỗ tay khen ngợi phi công và phi hành đoàn khi máy bay đáp. Tôi học cách trả tiền vé kể cả không có ai kiểm tra. Tôi học cách bỏ hết mấy cái khôn vặt, khôn lỏi ra khỏi đầu ở trong một xã hội “nghèo” như thế.

Ở thành phố có bề dày lịch sử và văn hoá như Kyiv, bảo tàng nhiều vô kể. Người dân Ukraina rất thích đi bảo tàng. Trẻ con từ nhỏ đã đi bảo tàng trong những tiết học với thầy cô, đi với gia đình. Đó là cách mà người lớn kể những câu chuyện lịch sử, truyền tình yêu quê hương xứ sở của mình cho hậu thế.

Chiến tranh là tội ác. Kẻ châm ngòi chiến tranh là tội đồ của lịch sử, không thể biện giải bằng bất cứ lý do gì. Bất kể kết quả bỏ phiếu của Liên hợp quốc, cá nhân tôi góp một phiếu chống chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraina, một cuộc chiến làm cho người dân hai nước đều khốn đốn, trong điều kiện nền kinh tế đã quá trì trệ.

Tôi vẫn ước mong một ngày được trở về Ukraina, một đất nước nghèo mà vô cùng giàu có.

VŨ CÔNG HIỀN
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
 

Swings Onlyone

Rìu Chiến
VIP User

UKRAINE ĐÃ “NGHÈO” NHƯ THẾ NÀO?​

Tác giả: VŨ CÔNG HIỀN
Đọc tin tức về chiến tranh ngay tại thủ đô Kyiv, Ukraina. Tôi xót xa thẩn thờ. Những đường phố yên bình nay đầy xe tăng, bom đạn. Những con người hiền lành bỗng chốc hoảng loạn rời bỏ nhà cửa, tất tả ngược xuôi tìm đường thoát thân… Đã hơn mười năm kể từ khi tốt nghiệp đại học rời thành phố Kyiv, nay tôi được chiêm ngưỡng lại nó theo một cách đáng buồn như thế.

Thời tôi, bạn bè chọn du học Mỹ, Úc, Pháp… Tôi thì lại chọn đi Ukraina không mảy may chần chừ. Những áng văn mà tôi đọc từ nhỏ đã làm cho tôi có một cảm tình đặc biệt với nước Nga và những nước Liên Xô cũ. Ai cũng bảo sao không chọn đi đâu mà lại chọn cái nước nghèo thế mà đi. Ấy vậy mà với mức thu nhập GDP bèo bọt của Ukraina, sao tôi vẫn thấy họ giàu đến thế…

Nhiều người bạn Ukraina của tôi biết chơi nhạc cụ, có đứa thành thạo vài loại là chuyện thường. Ở Kyiv, những trường nhạc được đặt gần các trường học. Trẻ con sau khi kết thúc ngày học ở trường khoảng 3 giờ chiều có thể đi bộ qua trường nhạc học luôn, trong lúc đợi bố mẹ tan làm về đón. Tôi cũng từng học một trường nhạc như thế thời sinh viên, học phí một tháng khoảng bằng một suất ăn Mc Donald. Chỉ vậy không hơn. Nhiều học sinh khi tốt nghiệp phổ thông thì có luôn bằng tốt nghiệp trường nhạc, có thêm một nghề tay trái kiếm cơm. Ở đất nước mà GDP thấp xỉn, chính phủ vẫn luôn bảo trợ cho việc phổ cập âm nhạc bằng việc xây dựng các trường nhạc với chi phí mà mọi người dân đều có cơ hội học nhạc.

Tôi còn nhớ cái lần bạn tôi rủ đi xem nhạc kịch, tôi vội từ chối luôn. Nhạc kịch, ballet, opera, giao hưởng... với tôi là những thể loại nghệ thuật đỉnh cao dành cho giới quý tộc. Thời sinh viên thiếu thốn, ngoài giờ đi học tôi còn phải đi làm kiếm cơm, tiền đâu ra mà đua đòi vào mấy cái nhà hát sang trọng đó. Lúc đó tôi bảo bạn là vét sạch túi còn được có mấy chục đồng, không đủ tiền mua vé đâu. Bạn cười rồi bảo, giá vé nào cũng có, từ mấy trăm đồng được ngồi sát sân khấu, mấy chục đồng ngồi ở xa, mà có vé chỉ có 5 đồng, ngồi trên mấy cái hốc…

Lúc đó tôi ngạc nhiên lắm, 5 đồng, số tiền chỉ mua được một ổ bánh mì, mà có thể bước chân vào nhà hát sang trọng để thưởng thức dàn nhạc cổ điển chơi live, sân khấu được dàn dựng quá cầu kỳ, phục trang thì không thể tỉ mỉ hơn… Và tôi – cô sinh viên ngày đó, cuối cùng cũng đã vét sạch túi mon men đi mua vé ngồi ghế xa tít tắp để được đặt chân vào nhà hát thật lộng lẫy, được tận hưởng cảm giác “quý tộc” mà nhớ mãi tới bây giờ. Ở một đất nước “nghèo” như vậy, mọi người dân, tùy thu nhập của mình, đều có thể thưởng thức được nghệ thuật đỉnh cao.

Kyiv là thành phố cổ, nhiều khu chung cư đã cũ lắm rồi, không có bể bơi, phòng gym hay xông hơi như nhiều chung cư cao cấp bây giờ. Nhưng phải nói từ thời xa xưa trước đó, mà các quy hoạch khu dân cư thực sự có tầm. Giữa 2 – 3 tòa nhà đều có một khoảnh đất rộng để trẻ con vui đùa, người lớn tập thể dục. Và bếp của các căn hộ thường quay hướng về phía sân chơi này. Nấu bếp trên nhà vẫn có thể nhìn thấy con chơi ở dưới. Nhiều trường học được bố trí trong cụm những khu dân cư để trẻ con có thể đi bộ từ nhà đến trường thật dễ mà ít hoặc không phải qua đường ô tô chạy. Dịch vụ chăm sóc y tế, phương tiện công cũng đặc biệt ưu tiên trẻ nhỏ. Ở một nước “nghèo” như vậy, họ quan tâm để ý từng chi tiết tới đứa trẻ và trẻ con ở đây thực sự được tôn trọng.

Trong trường học, tôi được chứng kiến sinh viên “cãi” thầy. Nhiều cuộc tranh biện mà có khi ông thầy còn công nhận mình thua một cách công khai. Nhiều đề tài thầy và trò cùng nghiên cứu và đứng tên trên cùng một bài báo. Tôi học được một điều ở họ là càng học cao, người ta càng khiêm nhường, và họ vẫn không ngừng học kể cả khi đã là giáo sư, tiến sĩ. Ở đất nước “nghèo” ấy đã có nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel trên nhiều lĩnh vực như Vật lý, Hoá học, Y học và Văn học.

Tôi thấy bản thân mình cũng được “giàu lên” nhiều từ đất nước “nghèo” này. Tôi bắt đầu học từ cách xếp hàng, cách ăn nói nhỏ nhẹ nơi công cộng, cách nhường ghế trên xe buýt, tàu điện cho người già và trẻ em, cách đề nghị được giúp đỡ người khác như xách phụ một người đang mang nhiều đồ nặng, dắt tay một cụ già qua đoạn đường đóng băng dễ trơn trượt… Những bài học tưởng chừng như vỡ lòng nhưng tôi cũng ít khi có cơ hội được thực hành cho đến khi sống ở Ukraina.

Còn nhớ lần đầu đi coi ballet, tôi mang cả ủng đi tuyết và áo lông vào khán phòng. Nhìn ra chung quanh thấy người ta chỉ giày hoặc bốt da lịch sự, mặc vét mỏng hoặc những bộ đầm dài thướt tha... mới biết có một phòng gửi đồ, chỉnh lại phục trang thật trang nghiêm lịch sự trước khi bước vào khán phòng như một cách tôn trọng không gian nhà hát. Rồi có lần, đi xem hoà nhạc, tôi mua cả ... bim bim vô ngồi nghe rồi bốc ăn cứ như đi xem phim. Mấy người ngồi chung quanh tỏ vẻ khó chịu vì tiếng lạo xạo. Tôi vội bỏ xuống vì hiểu ra đang làm phiền không gian thưởng thức âm nhạc đầy tĩnh lặng để có thể cảm được từng nốt trầm nhất, đến cả nốt lặng cũng phải được tôn trọng tuyệt đối...

Tôi học cách đi xem phim rạp phải chờ đến chữ cuối cùng chạy trên màn hình mới đứng dậy để thể hiện sự tôn trọng với toàn ekip làm phim. Tôi học cách vỗ tay khen ngợi phi công và phi hành đoàn khi máy bay đáp. Tôi học cách trả tiền vé kể cả không có ai kiểm tra. Tôi học cách bỏ hết mấy cái khôn vặt, khôn lỏi ra khỏi đầu ở trong một xã hội “nghèo” như thế.

Ở thành phố có bề dày lịch sử và văn hoá như Kyiv, bảo tàng nhiều vô kể. Người dân Ukraina rất thích đi bảo tàng. Trẻ con từ nhỏ đã đi bảo tàng trong những tiết học với thầy cô, đi với gia đình. Đó là cách mà người lớn kể những câu chuyện lịch sử, truyền tình yêu quê hương xứ sở của mình cho hậu thế.

Chiến tranh là tội ác. Kẻ châm ngòi chiến tranh là tội đồ của lịch sử, không thể biện giải bằng bất cứ lý do gì. Bất kể kết quả bỏ phiếu của Liên hợp quốc, cá nhân tôi góp một phiếu chống chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraina, một cuộc chiến làm cho người dân hai nước đều khốn đốn, trong điều kiện nền kinh tế đã quá trì trệ.

Tôi vẫn ước mong một ngày được trở về Ukraina, một đất nước nghèo mà vô cùng giàu có.

VŨ CÔNG HIỀN
thiên hạ reddit đều biết người Ukraine dễ thương, tâm lý, thân thiện, lịch sự đứng ngang hàng với Canada
 

guest11

Rìu Chiến Chấm

Lang Thang

Rìu Chiến
Tuỳ thôi bạn, nhà tôi bị mấy đợt rồi mà vẫn vui như gần tết nè.
"Sư tử" nhà em mới dương tính dc 5 ngày, em và con bé đang âm. Chưa mắc nghĩ ai rồi cũng mắc nên cũng không lo nhưng khi Sư tử không rống lên được như mọi ngày ... thì cũng run lắm. Không biết mình và con bé được thoát không?!
 


Top