Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám | Page 172 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
Người đặt mua Iphone 13 phải đợi lâu

Một bộ phận quan trọng của iphone đã không kịp cung ứng cho Apple làm đình trệ việc sản xuất iphone đúng thời hạn. Apple năm nay quyết định gắn bộ phận quan trọng của iphone, optical image stabilization (OIS) vào cả 4 mẫu iphone 13, thay vì chỉ gắn bộ phận này vào mẫu iphone 12 Pro Max, hồi năm ngoái. bộ phận này được ráp nối tại Việt Nam, nhưng việc sản xuất tại Việt Nam bị đình trệ vì luật lockdown Covid-19. Kết quả người đặt mua phải mẫu Pro Max 512 Gig phải đợi lâu hơn: 5 tuần tại Tàu và Nhật, 4 tuần tại Mỹ. Nguồn cung cấp từ Việt Nam cho một số công ty lớn ngoại quốc Apple, Samsung, Netflix, Nike, Ikea đều bị đình trệ. Các công ty này muốn Việt Nam nới lỏng luật lockdown để cung ứng kịp thời những bộ phận họ muốn. Một số hãng ráp nối của họ phải đóng cửa hoặc nếu mở, công nhân phải ngủ lại tại hãng.

Trông có vẻ người này đã cắn táo, lấy táo làm khẩu trang.
GettyImages-152888596.jpg


 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Những con sâu đụt khoét đất nước , ko diệt thì sớm ĐỨT BÓNG ĐÈN
Tướng lỉnh VNCH ko đụt khoét thì ko diệt vong
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Những con sâu đụt khoét đất nước , ko diệt thì sớm ĐỨT BÓNG ĐÈN
Tướng lỉnh VNCH ko đụt khoét thì ko diệt vong
Cũng nặng túi rồi, nuôi được cả đời con.
"Một đêm vi phạm bằng ba năm làm."
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thuốc trị Covid
Công ty sản xuất dược phẩm Merck vừa ra một loại thuốc trị Covid. Trong cuộc thử nghiệm do công ty thực hiện cho những người bị nhiễm. 700 bệnh nhân tự nguyện tại nhiều nơi trên thế giới đã được thử nghiệm. Kết quả cho biết 7% người được dùng phải nhập viện và không ai chết so với 14% người dùng placebo (bệnh nhân nghĩ là thuốc nhưng không phải thuốc, chỉ là bột), trong số đó có 8 người chết. Nói cách khác thuốc giảm số bệnh nhân nhập viện và tử vong 50%. Thuốc được uống trong vòng 5 ngày khi bị nhiễm (không phải chích). Công ty đang yêu cầu FDA phê chuẩn gấp để được tung ra thị trường.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Vaccine Mandate (mọi người phải chích vaccine) và sự nghịch lý của những người làm luật.

Bộ trưởng Bộ Chăm Sóc Sức Khỏe (Health and Human Services) bị “bầm dập” trong cuộc chất vấn tại quốc hội.


- 2 tuần trước chính quyền Biden thả 12000 dân nhập cư lậu vào Mỹ và mang họ tới các tiểu bang trên toàn nước Mỹ, mà không xét nghiệm Covid cho họ, không bắt họ chích vaccine trong khi ép buộc lính bảo vệ biên giới phải chích vaccine, nếu không sẽ bị sa thải.

- Thống đốc mới của tiểu bang New York sa thải hằng ngàn y tá vì họ không chịu chích vaccine. Để điền vào chỗ thiếu hụt nhân viên y tế đó, thống đốc đã cho vệ binh quốc gia tại tiểu bang làm công việc của y tá.

- Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, Ông Brett Kavanaugh, xét nghiệm dương tính Covid, mặc dầu trước đây ông đã chích vaccine.

Vaccine Mandate (mọi người phải chích vaccine) là một đề tài đang tranh luận tại Mỹ. Chính quyền Mỹ đã bắt đầu luật phải chích vaccine tại một số thành phố lớn. Người không chích vaccine sẽ bị giới hạn trong sinh hoạt hằng ngày như vào một số cửa tiệm, nhà hàng, tòa nhà liên bang, không được dùng phương tiện chuyên chở công cộng như xe lửa, xe điện ngầm, máy bay,..... Riêng tại tiểu bang New York, thống đốc mới ra lệnh sẽ sa thải hằng ngàn y tá không chích vaccine và sẽ để vệ binh quốc gia tại tiểu bang thay thế vào chỗ những y tá bị sa thải. Hiện tại có tới hằng chục triệu người Mỹ chưa hoặc không chịu chích vaccine. Những người không chích vaccine đều có lý do riêng của họ, nhưng đại đa số những người đó là những người đã nhiễm covid rồi. Họ đưa lý do sức đề kháng của họ đủ mạnh để chống lại Covid nếu bị covid xâm phạm lần nữa vì họ đã bị nhiễm rồi nên có miễn nhiễm tự nhiên.

Một bài viết so sánh miễn nhiễm tự nhiên và miễn nhiễm từ vaccine đã được đăng tại topic này và có liên quan đến nội dung cuộc điều trần của bộ trưởng Bộ Chăm Sóc Sức Khỏe (Health and Human Services), ông Xaivier Becerra.

Link của bài viết.

Ngày 30 tháng 9, Xavier Becerra, bộ Trưởng Bộ Chăm Sóc Sức Khỏe (Health and Huma Services), trong cuộc điều trần tại thượng viên và đã bị thượng nghị sĩ Rand Paul chất vấn về vaccine mandate.

Xavier Becerra là người có tư tưởng chính quyền có quyền tuyệt đối để biết mỗi người dân đã chích vaccine hay chưa, và cho những người không chích vaccine là "phản khoa học", là những người vẫn tin "trái đất hình vuông," và đổ lỗi cho những người chưa chích vaccine đã cản trở việc phòng chống covid, mặc dầu khoa học đã chứng minh ngược lại là những người có sức đề kháng tự nhiên là những người được bảo vệ y như, hoặc hơn, những người đã chích va1ccine.

TNS Rand Raul đã từng là bác sĩ trước khi là nghị sĩ. Ông đã từng chất vấn bác sĩ Fauci, trưởng cố vấn phòng chống dịch của chính quyền Biden và CDC về chính sách phòng chống covid của Fauci và việc Fauci tài trợ cơ quan thí nghiệm dịch tại Vũ Hán, nơi covid xuất phát. Ông đã bị nhiễm Covid trong mùa đại dịch. TNS Rand Paud đồng ý mọi người nên tiêm vaccine nhưng phản đối ép mọi người phải tiêm vaccine.

Mở đầu Rand Paul hỏi Xavier Becerra có biết cuộc nghiên cứu của các khoa học gia, chuyên gia y tế tại Do Thái chứng minh những người đã chích vaccine có xác suất bị nhiễm covid nhiều gấp 7 lần những đã bị nhiễm covid không. Xavier Becerra trả lời ông không biết về cuộc nghiên cứu đó.

- Rand Paul: Ông nên biết về cuộc nghiên cứu đó nếu ông có ý định đi khắp nước Mỹ sỉ nhục hằng triệu người không chích vaccine, kể cả, Johnathan Isaac, người chơi bóng rổ trong hội bòng rổ toàn quốc (National Basketball Association), và là người đã bị nhiễm covid và từ chối chích vaccine sau khi khỏi bệnh.
Ông hãy đọc cuộc nghiện cứu 2 triệu rưỡi người đó. Và ông sẽ thấy sự miễn nhiễm của tôi cũng không thua gì sự miễn nhiễm covid của vaccine. Và trong một nước tự do, tôi được quyền quyết định.
Thay vào đó, ông đã chọn đi khắp nước Mỹ gọi những người như Johnathan Isaac, và những người khác, kể cả tôi, là những người vẫn tin trái đất hình vuông. Chúng tôi cho rằng việc ông làm là việc sỉ nhục chúng tôi, đi ngược lại khoa học.


- Rand Paul: Ông có phải là bác sĩ không?
- Xavier Becerra: Tôi đã làm việc hơn 30 năm trong ngành chính sách y tế.
- Rand Paul: Như vậy ông không phải là bác sĩ. Ông có bằng cử nhân khoa học nào không?
Ông cho cả trăm triệu người Mỹ đã nhiễm và thoát Covid là họ không có quyền quyết định về sức khỏe của họ, mặc dầu họ có miễn nhiễm. Ông cho ông là người cao nhất và ông đã làm những quyết định này. Ông là một luật sư không có kiến thức khoa học, không phải là bác sĩ.... kiêu căng cộng thêm với chủ thuyết độc tài, un-American. . Cả hằng tá cuộc nghiên cứu đã chứng minh sự miễn nhiễm tự nhiên hữu hiệu và lâu dài sau khi mắc nhiễm Covid. Ngay cả CDC cũng không khuyên chích vaccine chống dịch sởi và đậu mùa nếu đã mắc nhiễm trước đó. Ông chính là người làm ngơ trước khoa học và lịch sử khi sỉ nhục họ khi ông gọi họ là những người vẫn tín trái đất hình vuông. Ông mới chính là người phải tự hổ thẹn và nên xin lỗi dân Mỹ về sự không thành thật của ông về sự miễn nhiễm tự nhiên. Ông là người muốn nhiều người khác chích vacccine. Tôi cũng vậy. Ộng là người muốn người khác khộng ngần ngại chích vaccine. Tôi cũng vậy. Nếu ông muốn những điều đó ông hãy ngừng việc nói dối về miễn nhiễm tự nhiên. Ngưng ngay việc làm cao, cho họ là những người đáng khinh bỉ. Hãy nỗ lực thuyết phục chứ đừng đe dọa, tấn công, khiêm nhường chứ đừng kiêu ngạo, tự do chứ không ép buộc.... Ông có muốn xin lỗi trăm triệu người Mỹ mà ông đã sỉ nhục họ?


Xavier Becerra: Những quyết định của chúng tôi tại cơ quan dựa trên sự kiện, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y tế, khoa học gia. Chúng tôi làm việc như một đội ngũ, dựa trên kết quả của các cuộc nghiên cứu...

Rand Paul: ...Ngoại trừ hằng chục cuộc nghiên cứu chứng minh có sự miễn nhiễm tự nhiên từ việc đã mắc nhiễm trước. CDC khuyên những ai đã mắc sởi và đậu mùa không nên chích vaccine sởi/đậu mùa vì đã có miễn nhiễm tự nhiên. Các ông chỉ chọn kết quả nhũng cuộc nghiên cứu phù hợp với ý muốn của các ông là chúng tôi phải vâng lệnh. Ông là người không có kiến thức khoa học, không có bằng y tế nhưng ông lại muốn chúng tôi phải làm theo những gì ông muốn. Ông ra lệnh nếu tôi có trên 100 công nhân và không tuân lệnh ông, ông sẽ phạt tôi $700.000 USD. ...Ông muốn nói nếu chúng tôi không vâng lời, ông sẽ không cho chúng tôi đi du lịch, không đến trường, ông sẽ bỏ chúng tôi vào tù.... Các ông đã đi ngược lại khoa học trên phương diện này. Khoa học đã quá rõ ràng: sự miễn nhiễm tự nhiên cũng tốt như sự miễn nhiễm từ vaccine. Kết quả nghiên cứu tại Do Thái đã quá rõ ràng. Đây không phải là cuộc tranh luận về vaccine mà là tranh luận về hãy để những người đã có miễn nhiễm tự nhiên tư quyết định..... CDC xác nhận trên100 triệu người đã nhiễm vaccine, cộng thêm 200 triệu người đã chích vaccine chứng tỏ không ai muốn nhiễm dịch covid..... Chúng tôi không khuyên mọi người nên nhiễm Covid. Nhưng Hãy nghĩ đến những y tá, bác sĩ, và những người khác đã can đảm giúp bệnh nhân chống lại đại dịch hơn một năm rồi vào lúc chưa có vaccine. Họ đã đặt mạng sống của họ vào sự nguy hiểm khi giúp bệnh nhân. Họ cũng đã bị nhiễm và sống sót. Và giờ đây những người kiêu căng như các ông lại nói với họ: Quí vị sẽ không còn được làm việc tại bệnh viện nữa vì quí vị đã nhiễm covid, chúng tôi sẽ ép quí vị phải chích vaccine mà khoa học đã không chứng minh được miễn nhiễm từ vaccine tốt hơn miễn nhiễm tự nhiên. Đó là môt sự kiêu căng, cần loại bỏ.

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Chuyện diễu bên lề

Donald Trump, nữ hoàng Anh Quốc Elizabeth, và tổng thống Nga Putin tất cả đều chết và xuống địa ngục.

Dưới địa ngục họ phát giác có một điện thoại đỏ. Họ hỏi điện thoại đó dùng để làm gì. Quỉ Satan nói điện thoại dùng để gọi về trái đất.

Putin muốn gọi về Nga, và gọi 5 phút.

Khi Putin gọi xong, quỉ đòi Putin $1.000.000 USD. Putin liền ký check trả lệ phí điện thoại.

Sau đó tới nữ hoàng Elizabeth gọi về Anh Quốc 30 phút.

Khi nữ hoàng gọi xong, quỉ đòi Putin $6.000.000 USD. Nữ hoàng liền ký check trả lệ phí điện thoại.

Tới lượt Trump, Trump gọi về Mỹ 4 giờ đồng hồ.

Khi Trump gọi xong quỉ đòi Trump trả $5 USD, và Trump liền viết check trả.

Khi Putin biết chuyện này, Putin hỏi quỉ tại sao Trump trả lệ phí gọi quá ít trong khi cuộc gọi quá dài.

Quỉ liền giải nghĩa: “Từ ngày Biden lên làm tổng thống, Mỹ trở thành địa ngục. Do đó cú gọi của Trump thuộc loại gọi nội địa, không phải gọi quốc tế, nên giá rẻ."
 
Sửa lần cuối:

dammage

Rìu Chiến
Chuyện diễu bên lề

Donald Trump, nữ hoàng Anh Quốc Elizabeth, và tổng thống Nga Putin tất cả đều chết và xuống địa ngục.

Dưới địa ngục họ phát giác có một điện thoại đỏ. Họ hỏi điện thoại đó dùng để làm gì. Quỉ Satan nói điện thoại dùng để gọi về trái đất.

Putin muốn gọi về Nga, và gọi 5 phút.

Khi Putin gọi xong, quỉ đòi Putin $1.000.000 USD. Putin liền ký check trả lệ phí điện thoại.

Sau đó tới nữ hoàng Elizabeth gọi về Anh Quốc 30 phút.

Khi nữ hoàng gọi xong, quỉ đòi Putin $6.000.000 USD. Nữ hoàng liền ký check trả lệ phí điện thoại.

Tới lượt Trump, Trump gọi về Mỹ 4 giờ đồng hồ.

Khi Trump gọi xong quỉ đòi Trump trả $5 USD, và Trump liền viết check trả.

Khi Putin biết chuyện này, Putin hỏi quỉ tại sao Trump trả lệ phí gọi quá ít trong khi cuộc gọi quá dài.

Quỉ liền giải nghĩa: “Từ ngày Biden lên làm tổng thống, Mỹ trở thành địa ngục. Do đó cú gọi của Trump thuộc loại gọi nội địa, không phải gọi quốc tế, nên giá rẻ."
tội nghiệp thầy 7
7L1XX2F.gif
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thất bại việc rút quân khỏi Afghanistan

Lỗi tại Ai? Milley (cố vấn tổng thống, Biden, hoặc Austin (bộ trưởng Bộ Quốc Phòng) ???
afb100121dAPR20211001114542.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tử vong Covid tại Mỹ từng trăm ngàn, tính tới ngày 1/10 khoảng 700.000
48663519-10050961-image-a-15_1633142173977.jpg


Theo dữ liệu của đại học Johns Hopkins
- 4,7 triệu tử vong trên thế giới, Mỹ 14,8% của tử vong thế giới trong khi dân số chỉ 5% của thế giới
- Tử vong tại Mỹ. Mỹ đen 11,9%, Mỹ La Tinh 26,9%, Mỹ trắng 51,5%, và Mỹ Á Châu 3,1%
- Số tử vong tại Mỹ nhiều hơn tổng số người Mỹ chết tại chiến tranh thế giới 1, thế giới 2, chiến tranh Đại Hàn, chiến tranh Việt Nam cộng lại.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Ca nhiễm/Nhập viện/Tử vong Covid là do những người không chích Vaccine???

Ca nhiễm đột biến của Covid cho những người đã tiêm vaccine cao hơn những gì bác sĩ Fauci và CDC tuyên bố trước công chúng, vì lý do đơn giản: Từ ngày 1 tháng 5/21 CDC đính chỉ ghi số ca nhiễm của những người đã chích vaccine, mà chỉ số người đã chích vaccine phải nhập viện và tử vong Covd

Trong một buổi phỏng vấn trên TV, bác sĩ Fauci, trưởng cố vấn phòng chống Covid, trả lời người dẫn chương trình, cô Eisen nói cô và một người nữa trong gia đình đã chích vaccine nhưng sau đó bị nhiễm Covid, và 2 người đã truyền nhiễm qua 3 người con chưa hề chích vaccine. Cô đã nghe nhiều người khác đã chích vaccine nhưng vẫn bị nhiễm Covid. Cô đặt câu hỏi tại sao chính quyền không khuyến cáo những người đã chích vaccine vẫn có thể bị nhiễm lại truyền qua những người khác.

Cô còn đặt thêm một câu hỏi

"How can the CDC keep saying COVID "breakthrough" infections are rare if they have no data?"

(Làm sao CDC vẫn cứ nói đột biến ca nhiễm Covid [Của những người đã chích vaccine] hiếm nếu CDC không có dữ kiện?)

Fauci trả lời CDC sẽ thay đổi.


Fauci còn đưa số thống kê:


“Nếu cô là người không chích vaccine, xác xuất cô nhập viện 11 lần nhiều hơn những người đã chích vaccine. Nếu cô nhìn vào số người tử vong từ Covid, cô sẽ thấy đại đa số người chết là những người không chích vaccine….. Hơn 90% những người chết là những người đã không chích vaccine”



Lời tuyên bố trên của Fauci nghe đáng sợ thật. Tuy nhiên vì CDC thiếu dữ kiên nên kết luận trên không vững.

- Fauci lấy dữ kiện, kết quả của một quận tại tiểu bang Washington. Dân số quận này khoảng 2,2 triệu, quá ít so với dân số Mỹ là 330 triệu

-
Fauci không hề nói bao nhiêu người đã chích vaccine mà vẫn nhiễm Covid. Chính quyền Mỹ từ ngày 1 tháng 5/2021 đã ngưng thâu thập dữ kiện những người đã chích vaccine mà vẫn nhiễm Covid.

- Số tử vong của những người đã chích vaccine mà bị nhiễm Covid không có vì không thu thập. Chỉ những người đã chích vaccine và nhập viện hoặc chết từ Covid mới được thu nhận.

- Những người đã chích vaccine mà nhập viện hoặc chết chưa đủ 14 ngày sau khi chích vaccine sẽ không được tính là đã nhập viện/chết từ tử vong sau khi đã chích vaccine, mà phải liệt kê những người này nhập viện/chết vì không chích vaccine.

- Con số hơn 90% chết vì không chích vaccine là sai lệch. Đại đa số những người chết vì Covid xảy ra từ đầu mùa dịch 3/20 cho tới tháng 12/20 khi chưa có vaccine. Số người này được tính vào số người không chích vaccine từ tháng 3/20 để so sánh với số người chết sau khi chích vaccine từ tháng 12/2020.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Surprised

Số người đã chích vaccine phải nhập viện nhiều gấp 2 lần số người không chích chích vaccine tại Walse, Vương Quốc Anh.

Truyền thông BBC không nói 2/3 những người nhập viện là những người đã chích vaccine mà nói khéo 1/3 là những người không chích vaccine.


Thống kê nhập viện vì Covid tuần lễ 14/9/2021 tới 21/9/2021
- 99% những nhiễm covid là những người dưới 60 tuổi, trong đó 37% là những người không chích vaccine
- 13% những người nhập viện là những người không chích vaccine

80% dân số đã chích vaccine, chính quyền cho biết điều này không có nghĩa là vaccine không hữu hiệu.

Unvaccinated:
Những người không chích vaccine
Màu tím: Người trên 60 tuổi
Màu đen: Người dưới 60 tuổi
First dose: Đã chích 1 liều
Second dose: Đã chích 2 liều
816


 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thật Vĩ đại

Đường kính
của một số thiên thể và sự bao la của vũ trụ



Khoảng cách từ các thiên thể đến mặt trời
1 LY: 1 Light year = 1 năm ánh sáng = (9.46×10^12 km)
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Lockdown, khẩu trang không cần thiết nữa. Người dân phải sống với Covid như sống với dịch cúm.

Một số quốc gia đã thừa nhận điều trên sau khi nhận rõ nhiều thiệt hại do lockdown tạo nên.

Thụy Điển là quốc gia đi tiên phong ngay từ đầu mùa đại dịch, mặc dầu bị nhiều nước khác chống đối, không lockdown, vẫn mở cửa trường học, cửa tiệm, không bắt đeo khẩu trang….

Tân Tây Lan là một trong những nước được tôn vinh thành công trong việc phòng chống Covid. Cho tới ngày nay, chỉ có 27 người chết vì Covid. Ngay sau khi chính quyền Tân Tây Lan tuyên bố đã thành công trong việc diệt sạch Covid, không một ai bị nhiễm, biến chủng Delta bắt đầu xuất hiện tại Tân Tây Lan vào mùa xuân 2021. Chính quyền quay trở lại việc lockdown với mục đích tận diệt Covid, không một người dân nào sẽ bị nhiễm. Nhiều người chỉ trích thủ tướng Tân Tây Lan, bà Jacinda Ardern, đã quá độ khi mới chỉ một người dân nhiễm Covid mà đã ban hành luật lockdown nghiêm khắc trở lại trong sự phản đối của dân chúng và doanh nghiệp. Sau 7 tuần áp dụng luật lockdown trở lại tại thành phố đông dân cư nhất và là trung tâm kinh tế tài chánh , Auckland, thủ tướng Jacinda Ardern đành đầu hàng mục tiêu “Covid-Zero” và nới lỏng luật lockdown. Bà nói: “Tận diệt Delta khó không tưởng được. Rõ ràng sau một thời gian dài, chúng ta không trở lại tình trạng “không có ca nhiễm nào”

Na Uy: Bắt đầu tuần này Na Uy hủy mọi luật ràng buộc dân chúng trong việc phòng chống Covid: Không lockdown, không ép đeo khẩu trang, không ép chích vaccine, không ép mọi người có giấy thông hành vaccine mặc dầu ca nhiễm Covid (Delta) bắt đầu lên cao. Sinh hoạt cuộc sống trở lại bình thường và nhiều người vẫn có thể nhiễm bệnh.. Chính quyền tuyên bố Covid vẫn tồn tại và khuyên dân nên chích vaccine. Mọi người nên tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình, tự phòng ngừa nhiễm covid cho chính mình. Hiện nay, 67% dân số Na Uy đã chích vaccine. Dân chúng ăn mừng trên đường phố khi nghe tin này.

Singapore: 82% dân số đã chích vaccine. Chính quyền sẽ bãi bỏ mọi luật nhằm phòng chống Covid, mặc dầu số ca nhiễm lên cao nhất từ đầu mùa dịch: 1650 vào ngày thứ sáu vừa qua. Chính quyền tuyên bố mọi người sẽ phải sống với Covid, mặc dầu vẫn biết sau khi trở lại bình thường làn sóng ca nhiễm sẽ có thể tăng vọt. Cho những người nhiễm covid với triệu chứng nhẹ, chính quyền khuyên không nên đến bệnh viện, mà nên ở nhà dưỡng bệnh.

Cả Singapore và Na Uy khuyên mọi người đừng nghĩ covid đã hết và đừng lên án, đổ tội cho những người không chích vaccine.

Anh, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Ái Nhĩ Lan
, Indonesia cũng đã hủy bỏ luật mặc dầu biết tình trạng có thể trở nên tệ hơn như ca nhiễm/nhập viện tăng vọt. Bao lâu số người nhập viện vẫn thấp như hiện tại, họ sẽ sống với dịch covid. Indonesia, Thái Lan tuyên bố bãi bỏ lockdown, mang cuộc sống trở lại bình thường như trước ngày bắt đầu mùa đại dịch mặc dầu số dân chích vaccine thấp và số ca nhiễm tăng. Nhiều nước trên thế giới đã học được bài học: không bao giờ tận diệt được covid, mà phải sống với nó. Theo các nước trên số ca nhiễm không quan trọng, quan trọng vào là số nhập viện và tử vong. Bao lâu số nhập viện/ tử vong thấp, bấy lâu mọi người không nên quá hoảng sợ. Chính quyền các nước này khuyên những người trẻ, đặc biệt trẻ em không chích vaccine, không nên quá lo ngại. Nếu bị nhiễm, tự cách ly tại nhà, tránh tình trạng nhập viện không cần thiết.

Nói chung. Các nước trên cho rằng Covid-19 không còn là đại dịch toàn cầu (pandemic) nữa, mà hiện tại đã như một dịch địa phương (endemic) như cúm. Mọi người phải sống với covid.

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Bí mật bị bật mí tại Pifzer

Ba khoa học gia làm việc tại công ty sản xuất vaccine Pfizer, trong một cuộc tiếp chuyện (bị thu hình lén) đã tiết lộ:


- Sự miễn nhiễm tự nhiên (sức đề kháng của cơ thể) của người đã bị nhiễm Covid mạnh hơn và lâu hơn của vaccine.

- Ca nhiễm biến chủng Delta không thuần túy không tại biến chủng Delta, mà tại sự hiệu ứng của vaccine yếu dần theo năm tháng.

- Vaccine không ngăn ngừa biến chủng hữu hiệu như miễn nhiễm tự nhiên vì vaccine chỉ là một protein ngăn ngừa một loại covid, trong khi miễn nhiễm tự nhiên hữu hiệu hơn trong việc chống các biến chủng.

- Luật ép chích vaccine chung qui chỉ vì tiền, làm giàu cho các công ty sản xuất vaccine. Năm vừa qua, lợi nhuận của Pfizer là 15 tỷ USD.

- Tất cả mọi nhân viên Pfzer phải im lặng, không bàn tán về sự hữu hiệu của vaccine so với miễn nhiễm tự nhiên.

- Do lợi nhuận khổng lồ, Pfizer tiếp tục phát minh liều vaccine thứ 3 mặc dầu biết công hiệu của vaccine không bằng công hiệu của miễn nhiễm tự nhiên….

Khoa học gia thứ nhất:

"When somebody is naturally immune -- like they got COVID -- they probably have more antibodies against the virus…When you actually get the virus, you’re going to start producing antibodies against multiple pieces of the virus…So, your antibodies are probably better at that point than the [COVID] vaccination," said scientist Nick Karl. "The city [of New York] needs like vax cards and everything. It’s just about making it so inconvenient for unvaccinated people to the point where they're just like, ‘F*ck it. I’ll get it.’ You know?".

Khoa học gia thứ hai:
A second Pfizer employee, Senior Associate Scientist Chris Croce echoed Karl - saying that those who have naturally acquired immunity are "probably more" protected vs. the vaccine.

Veritas Journalist: “So, I am well-protected [with antibodies]?”
Chris Croce, Pfizer Senior Associate Scientist: “Yeah.”

Veritas Journalist: “Like as much as the vaccine?”
Croce: “Probably more.”
Veritas Journalist: “How so? Like, how much more?”
Croce: “You're protected most likely for longer since there was a natural response.”
Croce then advises the undercover Veritas journalist to "wait" to get the vaccine until her natural immunity wanes because she's already had Covid-19.

Khoa học gia thứ 3 nói họ bị ép phải "câm miệng" trước sự thật, không được cho quần chúng biết:

"We're bred and taught to be like, ‘vaccine is safer than actually getting COVID.’ Honestly, we had to do so many seminars on this. You have no idea. Like, we have to sit there for hours and hours and listen to like -- be like, ‘you cannot talk about this in public," said Khandke, who also agreed on the antibodies.

"If you have [COVID] antibodies built up, you should be able to prove that you have those built up
," he said.

 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm

‘Đôi bàn tay nguyện cầu’: Câu chuyện đầy cảm động phía sau một kiệt tác​

Tác giả: Đường Nguyên

Albrecht Dürer và bức tranh 'Đôi bàn tay nguyện cầu'.
mail


Albert lau những giọt nước mắt trên đôi gò má xanh xao, cậu nhìn mọi người khắp một lượt, rồi run rẩy áp đôi bàn tay của mình lên bên má phải và nghẹn ngào nói: “Anh ơi, em không thể! Em không thể tới học ở Nuremberg, đã quá muộn rồi anh ạ. Anh nhìn đôi tay em này”…
Chuyện kể rằng vào thế kỉ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần thành phố Nuremberg của nước Đức có một gia đình nghèo khó và rất đông con. Trụ cột trong gia đình – người cha là một thợ kim hoàn có tiếng thuộc dòng họ Albrecht. Ông phải làm việc quần quật suốt 18 tiếng một ngày, từ sáng sớm đến tối khuya trong nhà xưởng và đi làm thuê làm mướn bất cứ công việc gì cho người dân trong vùng để nuôi đàn con khôn lớn.
Mặc dù sống trong gia cảnh nghèo khó, nhưng hai cậu con trai đầu lòng nhà Albrecht luôn ấp ủ một ước mơ trở thành một nghệ sĩ tài ba. Tuy vậy chúng cũng hiểu rằng cha mình chẳng bao giờ có đủ tiền để chu cấp cho một trong hai đứa tới học tại trường nghệ thuật ở Nuremberg.
Sau nhiều đêm bàn bạc trên chiếc giường chật chội của mình, hai anh em cuối cùng cũng đã thỏa thuận được rằng: chúng sẽ tung đồng xu để phân định và người thua cuộc sẽ phải nghỉ học, đi làm thuê trong các hầm mỏ để kiếm tiền nuôi người kia ăn học thành tài. Người thắng sẽ hoàn thành việc học tập trong vòng 4 năm và sau đó quay trở lại kiếm tiền để nuôi người anh em còn lại của mình đi học bằng việc bán những bức tranh hay thậm chí là đi làm thuê trong các hầm mỏ.
Vậy là sự việc tung đồng xu định mệnh của anh em nhà Albrecht đã được diễn ra vào một buổi sáng chủ nhật nọ, ngay phía sau nhà thờ.
Cuối cùng thì người anh – Albrecht Durer đã thắng cuộc và tới Nuremberg học mỹ thuật; còn người em – Albert phải nghỉ học và đi làm thuê trong những hầm mỏ, ròng rã suốt 4 năm trời vô cùng cực nhọc để kiếm tiền nuôi anh ăn học.
Người anh nhanh chóng trở thành một học trò xuất sắc ở trường. Những tác phẩm tranh vẽ, tranh khắc gỗ và tranh sơn dầu của anh thậm chí còn đẹp hơn hẳn những bức tranh khác của các bậc thầy dạy.
Như một lẽ đương nhiên, ngay khi vừa tốt nghiệp, Albrecht Durer đã bắt đầu kiếm được rất nhiều tiền từ các tác phẩm của mình.

Tranh tự họa của Dürer tại tuổi 26, Bảo tàng Prado.
mail


Chàng trai trẻ trở về nhà trong niềm vui sướng hân hoan của cả gia đình. Buổi tối hôm đó, nhà Albrecht tổ chức một bữa tiệc ăn mừng lớn. Buổi tiệc tràn đầy tiếng nhạc và những lời chúc tụng. Albrecht Durer rời bàn ăn tiến tới bên người em trai yêu dấu đã bao năm vất vả lam lũ nuôi mình ăn học để nói lời biết ơn và cùng nâng cốc chúc mừng.
Đoạn cuối, Albrecht Durer dõng dạc tuyên bố:
– Này Albert! Em trai yêu quý của anh. Đã đến lúc anh chăm lo cho em được rồi. Em hãy tới Nuremberg để theo đuổi ước mơ của mình đi, anh sẽ trang trải mọi việc và luôn ở bên cạnh em.

Mọi ánh mắt đều dõi nhìn về phía cuối bàn ăn nơi Albert đứng, với niềm xúc động khôn cùng.
Nhưng người em vẫn đứng đó cúi đầu trong im lặng. Những giọt nước mắt lăn dài xuống hõm má gầy gò xanh xao của anh… và Albert nấc lên trong thổn thức:
Không, không… không!

Cuối cùng, Albert ngẩng đầu lên và lau những giọt nước mắt trên đôi gò má hốc hác, anh nhìn mọi người khắp một lượt, rồi run rẩy áp đôi bàn tay của mình lên bên má phải và nghẹn ngào nói:
Albrecht Durer! Anh ơi, em không thể! Em không thể tới học ở Nuremberg, đã quá muộn rồi anh ạ. Anh nhìn đôi tay em này, anh ơi! Ôi, bốn năm qua làm việc trong các hầm mỏ, điều gì đã xảy ra với đôi bàn tay của em? Ngón tay nào của em cũng không còn nguyên vẹn, gần đây em luôn bị dày vò bởi bệnh đau khớp ở tay phải, nó đau đến nỗi, em thậm chí còn không thể nâng ly chúc mừng anh, thế thì sao mà em có thể vẽ nên những bức tranh tinh tế trên giấy bằng chì và cọ hả anh? Thôi anh ơi, em đã muộn rồi!
Cả phòng tiệc chìm đi trong im lặng. Rất nhiều người lặng lẽ rút khăn tay lau nước mắt. Albrecht Durer ôm choàng lấy cậu em trai Albert gầy gò tội nghiệp mà không thốt lên lời!…
***

Bức tranh ‘Đôi bàn tay nguyện cầu’ của Albrecht Dürer.
study-of-praying-hands-by-albrecht-durer,2304355.jpg


Hơn 400 năm đã trôi qua, giờ đây hàng trăm kiệt tác của Albrecht Durer vẫn được treo khắp các viện bảo tàng nổi tiếng trên toàn thế giới. Những bức chân dung, những bức phác họa, tranh màu nước, những bức tranh vẽ bằng chì than, những bản tranh khắc gỗ, khắc đồng của ông… đều trở thành kiệt tác nghệ thuật được bảo tồn, đấu giá, sao lưu và triển lãm khắp nơi.
Nhưng có một bức họa được coi là ‘kiệt tác trong những kiệt tác’ của Albrecht Durer được những người yêu hội họa toàn cầu biết tới: đó chính là bức tranh mà người danh họa này vẽ bằng cả tài năng, lòng trân trọng và biết ơn của mình đối với sự hy sinh thầm lặng của người em trai Albert.
Nhiều đêm thâu, Albrecht Durer đã miệt mài vẽ bức tranh về đôi bàn tay không còn lành lặn của người em trai yêu dấu, với những ngón tay bình dị, khắc khổ chụm vào nhau hướng lên bầu trời. Ông đơn giản chỉ đặt tên cho bức họa là: “Đôi bàn tay”, nhưng hết thảy công chúng khi chiêm ngưỡng tuyệt tác này và được nghe câu chuyện cảm động về tình anh em của nhà Albrecht thì đều xúc động và gọi đó là bức họa: “Đôi bàn tay nguyện cầu”.
Đường Nguyên

Các tác phẩm của Albrecht Dürer

 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
tội nghiệp thầy 7
7L1XX2F.gif

Số "approve" (chấp thuận) dưới 50% là dấu hiệu xấu trong nhiêm kỳ
48852899-10066191-image-a-22_1633552121910.jpg


Thứ ba ngày 5/10 Biden đến Michigan và được dân chúng đón tiếp 2 bên đường với những khẩu hiệu và biểu ngữ "F%&k Joe Biden".
48802083-10058379-The_demonstrators_held_up_signs_saying_Trump_won_and_Go_Home_Sle-a-77_1633464239005.jpg


48801337-10058379-The_Trump_supporters_waved_and_recorded_videos_on_their_phones_a-a-80_1633464239010.jpg


Phản ứng của Biden khi trả lời phóng viên: "Mặc dầu có những ngôn từ đó, tôi đã được 81 triệu người, chưa từng có trong lịch sử Mỹ, bầu tôi làm tổng thống.

Trong những tháng qua làn sóng phản đối Biden tăng mạnh, tại sân vận động, nơi trình diễn văn nghệ.... người tham dự thường đồng loạt hô to khẩu hiệu trên.

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tại sao chính quyền Biden dùng hậu cảnh giả cho Biden khi nói chuyện trước công chúng.

Dân Mỹ bắt đầu ghi nhận nhiều lần Biden nói chuyện với dân chúng không phải trong tòa Bạch Ốc, mà ở tòa nhà khác. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao Biden không nói chuyện trong tòa Bạch Ốc mà lại tại tòa nhà khác gần tòa Bạch Ốc.

Thứ tư ngày 6/10 Biden nói chuyện viễn liên với dân Mỹ "tại Tòa Bạch Ốc". Thực sự không phải tại tòa Bạch Ốc mà là tại tòa nhà khác lấy hậu cảnh (fake) giả là tòa Bạch Ốc. Để ý sau cửa sổ là một vườn hoa mùa xuân, nhưng bây giờ là mùa thu, và vườn hoa, lá cây không đong đưa, tuyệt đối bất động trong một thời gian dài
joe-biden-screens-04.jpg



Vài ngày trước đó Biden cũng chích vaccine liều 3 và kêu gọi dân chúng hãy làm theo, tại tòa Bạch Ốc. Cửa sổ sau lưng Biden là ảnh mặt tiền "tòa Bạch Ốc"
joe-biden-screens-05.jpg


Nhiều giả thuyết đưa ra tại sao chính quyền lại dùng hậu cảnh fake cho Biden, một lời giải thích hợp lý nhất là Biden không có khá năng nói trước công chúng nếu không có thiết bị nhắc (vì già, hay quên, bệnh dementia hay quyên, nói sai, nói vấp, nói sự thật không hợp với chính sách đảng Dân Chủ....), dù chỉ nói trong vòng vài phút

Tòa Bạch Ốc không phải nhỏ, nhưng nếu để màn ảnh lớn cho Biden đọc, thì sẽ dễ bị lộ, nên phải dùng nơi khác rộng hơn để Biden đọc trên màn ảnh đối diện trực tiếp với Biden mà không cản trở phóng viên.

Màn ảnh lớn sẽ không che khuất phóng viên báo chí
biden2.jpg


Sân khẩu giả tòa Bạch Ốc dành cho Biden mỗi khi nói chuyện, họp viễn liên
biden1-1.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Nhiều người Mỹ chết vì Covid năm 2021 nhiều hơn năm 2020
Theo thống kê của Viện Đại Học Hopkins University
JUST IN: More Americans have died from COVID-19 this year than from the virus in all of 2020, according to newly updated data from Johns Hopkins University. https://t.co/5Z4jQuICP3
— ABC News (@ABC) October 6, 2021

Đã có hơn 700.000 người Mỹ chết vì Covid (đầu tháng 10/2021)
48663519-10050961-image-a-15_1633142173977.jpg


Phải chăng số tử vong tại Mỹ dưới thời Biden (2021) nhiều hơn dưới thời Trump (2020)?
Không đúng cho tới thời điểm này, có thể đúng vào đầu năm tới hoặc cuối tháng này vì nhiệm kỳ của Trump kéo dài tới 20 tháng 1 năm 2021.

Ngày Trump hết nhiệm kỳ, số tử vong là 400.000. Từ lúc Biden nhận chức số tử vong tăng thêm 300.000.

Tuy nhiên khi Trump là tổng thống, đại dịch bắt đầu bùng phát bất ngờ, chưa một ai biết cách đối phó nào hữu hiện nhất để phòng chống. Hơn thế nữa vaccine chưa có tới cuối tháng 11/2020, và được bắt đầu phổ biến khoảng 1 tháng dưới thời Trump.

Khi Biden nhận chức, dữ liệu về phòng chống Covid có nhiều hơn và hơn thế nữa, tiêm vaccine được phổ biến rất rộng rãi vào năm 2021 nên số 300.000 người chết dưới thời Biden không phải là ít so với thời Trump.

Dưới thời Trump đảng Dân Chủ, giới truyền thông, và Biden thi nhau miệt thị, đổ thừa Trump về số tử vong Covid, cho Trump là nguyên nhân của những cái chết oan uổng đó.

Nhìn vào biểu đồ trên, số người chết trong vòng 9 tháng đầu của Trump (tới ngày 22/9) là 200.000, trong khi Biden chỉ cần 6 tháng (từ 19/01/2021 tới 15/6/2021), số tử vong là 200.000.

Giới truyền thông, đảng Dân Chủ cố tình làm lơ, không muốn ai biết đến sự thật này.

Khi số tử vong covid tại Mỹ lên đến 200.000, Biden hàm hồ tuyên bố:
"If the president had done his job, had done his job from the beginning, all the people would still be alive. All the people. I'm not making this up. Just look at the data."
"Nếu tổng thống [Trump] đã làm đúng ngay từ ngày đầu mùa đại dịch, tất cả những người đã chết, đã không phải chết. Tôi không bịa đặt. Hãy nhìn vào thống kê."

Biden đã trở thành một người láo khoét khi tuyên bố trong cuộc debate với Trump năm 2020
"... [nếu có] 220.000 tử vong dưới thời một tổng thống, tổng thống đó không nên là tổng thống nữa..."

Giờ đây dưới thời Biden, đã có 300.000 người chết, chưa thấy Biden từ chức như Biden tuyên bố.

Biden chỉ trích Trump vì có 220.000 người chết vì covid
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
“Có ba trái táo trong lịch sử của nhân loại:
trái táo của ông Adam,
trái táo của ông Newton,
và trái táo của ông Jobs.”


"Mong vô cùng một ngày nào đó, chúng ta sẽ có :
* một David, Ted, Anthony, William… Nguyễn, Phạm, Lê, Huỳnh… ở Mỹ; hay
* một Pierre, Daniel, Francois, Jean… Trần, Ngô, Đặng, Lý… ở Pháp,hay
* một Tuấn, Sơn, Minh, Nam… Bùi, Đoàn, Phan, Trương ở... Việt Nam...

đi tiếp được con đường ông Steve Jobs đã đi. Lúc đó chắc là bưởi Biên Hòa, chôm chôm Long Khánh, măng cụt Lái Thiêu, hay nhãn lồng ở Huế sẽ có chỗ đứng trang trọng cạnh bên trái táo cắn dở mà ông Steve Jobs đã vĩnh viễn bỏ lại …"

Trái Táo Của Steve Jobs​

Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuộc đời của thiên tài Steve Jobs mãi mãi ngừng ở tuổi 56 để lại tiếc thương cho cả triệu người khắp thế giới. Đóng góp của ông cho khoa học đã tạo cảm hứng cho họa sĩ Gudjonsson vẽ hình ông cầm trái táo đứng trước cửa thiên đường, kèm theo lời chú thích: “Có ba trái táo trong lịch sử của nhân loại: trái táo của ông Adam, trái táo của ông Newton, và trái táo của ông Jobs.”

Trái táo của ông Adam, trong lãnh vực tôn giáo, là một hình tượng so sánh nhiều hơn là hình ảnh của những trái táo xanh, đỏ, vàng bán ở chợ. Trái táo của ông Newton lẫy lừng trong lịch sử khoa học, là một trái táo thật tròn trĩnh, – rớt từ trên cây xuống ngay trước mặt nhà bác học -, đẻ ra lực hút của trái đất cùng nhiều định luật vật lý đóng góp cho mọi ngành khoa học, đặc biệt là kỹ nghệ hàng không, và thám hiểm không gian.

Trái táo, bị cắn mất một miếng, của ông Jobs thì rất thật và rất gần với đời sống của nhân loại cuối thế kỷ 20, đầu thế kỳ 21, là logo của Công ty Apple, luôn nằm ở một góc những sản phẩm kỹ thuật của Công ty này.

Máy personal computer (PC) Apple 2 được giới thiệu ở thị trường tiêu thụ Mỹ cuối năm 1977, khi những người Việt Nam tỵ nạn đầu tiên vẫn còn bỡ ngỡ ở một môi trường sống mới. Những em bé Việt Nam đến trường học Mỹ cuối thập niên 70s là những người Việt Nam đầu tiên quen thuộc với hình ảnh trái táo có màu sắc cầu vòng – bị cắn lẹm mất một miếng ở bên trên – ở góc trái của cái computer Apple 2 vuông vức nằm chễm chệ trong phòng Science Lab của trường. Nhiều trong số em bé Việt Nam năm đó, về sau đã trở thành những kỹ sư computer giòi cả về cả hai mặt software và hardware, thầm lặng góp phần “behind the scene” cho các sản phẩm kỹ thuật càng ngày càng thon nhỏ, tối tân hơn.

* * *
Khi tôi xách cái túi nylon của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đặt chân đến Mỹ, cuộc chiến kỹ thuật và thương mại giữa IBM và Macintosh (sản phẩm của Công Ty Apple) đã đến hồi quyết liệt mà phần thắng có vẻ nghiêng về IBM. Doanh số bán máy computer Macintosh kém xa mức dự đoán. Rất thực dụng kiểu Mỹ, không tình nghĩa, Ban Điều hành của Apple, Inc. đẩy ông Steve Jobs ra khỏi Công ty do chính ông (cùng một người bạn thời Trung học là Steve Wozniak) góp phần xây dựng nên vì lý do IBM hấp dẫn người mua hơn là Macintosh. Nhiều người bỏ xó, hoặc cho Macintosh để quay qua mua PC của IBM về xử dụng. Sức bán của Apple 2 thua xa doanh số của IBM. Lúc đó là vào cuối thập niên 80s, một cái Apple 2 (tên gọi thông thường là Macintosh PC để phân biệt với IBM Computer) vào khoảng một ngàn ba trăm dollars.

Thời đó, computer labs ờ các trường Đại học có hai bên: một bên là IBM Computers, một bên là Apple Computers. Máy personal computer (PC) còn đắt tiền nên đa số sinh viên phải vô lab để làm bài tập vì không có PC ở nhà. Thường thì nếu muốn dùng computer IBM phải chờ đợi, nhưng nếu dùng Macintosh thì lúc nào cũng có máy trống. Thấy rõ điều đó, nhà trường mở rộng IBM section, và thu hẹp Apple section. Ai vào lab thường xuyên đều thấy computer của IBM thắng thế rõ rệt so với Macintosh. Đó có lẽ cũng là lý do mà sau thất bại của máy điện toán cá nhân Apple 3, Công ty Apple ngừng sản xuất computer, quay qua sản xuất các notebook, và iphone.

Ba “tài sản quý giá” đầu tiên ờ Mỹ của một người tỵ nạn như tôi lúc đó là: cái xe Toyota Celica cũ đã 12 tuổi màu nâu (để làm chân đi học, đi làm), một cái TV mới 13 inches (để improve cách phát âm tiếng Mỹ), và một cái PC cũ có logo trái táo với màu sắc cầu vồng nằm trong cái khung vuông vức, mà mãi về sau, tôi mới biết đó là Apple 2, một trong những công trình tim óc của hai thiên tài cùng mang tên Steve (Jobs và Wozniak).

Một người bạn, là một người di tản buồn từ tháng 4/75, mua một cái IBM PC mới, thấy tôi mới khởi đầu vào College với hai bàn tay trắng, không có ba mẹ bên cạnh nâng đỡ; cần làm bài tập nhiều, anh cho tôi cái computer cũ Apple 2. Khỏi nói nỗi vui mừng của một người mới vào College có được một cái desktop computer làm của riêng ờ vào cuối thập niên 80. Tôi quý Apple 2 ngang với cái Toyota Celica mười hai tuổi mua bằng cả tháng lương đầu tiên của mình.

Mãi về sau, sau này, dù đã được sử dụng và làm chủ 3 hay 4 computers cùng lúc, dù luôn luôn thích IBM hơn Macintosh, tôi không nỡ đem cho, hay quăng đi cái Apple 2 cũ kỹ. Không chỉ vì đó là tài sản vô giá của tôi trong những ngày đầu lưu lạc quê người, đó là món quà tình nghĩa quý báu, mà còn vì Apple 2 có hình trái táo cắn dở với màu sắc cầu vồng cho tôi niềm tin muôn màu ở quê hương thứ hai.

* * *
Khả năng thư pháp học được từ một semester duy nhất ở Đại học của Steve Jobs và khả năng tiềm ẩn về hội họa của ông đã làm Apple 2 thành một công cụ không thể thiếu trong công việc của những người làm việc trong lãnh vực graphic design, vẽ kỹ thuật.

Nhưng những người dùng computer trong thương mại hay như một cái kho lưu trữ tư liệu cần thiết thì mê IBM hơn. Do vậy không ngạc nhiên khi Apple không thể nào sánh được với IBM trong doanh số tiêu thụ. Thất bại này như “một viên gạch mà cuộc đời liệng thẳng vào mặt” Steve Jobs như ông tự thú trong trong diễn văn nói chuyện với các sinh viên trường Đại học tư Stanford ở thành phố Palo Alto, quê nhà của ông. Có lẽ đó cũng là lý do mà Macintosh computers chỉ có Apple 1, Apple 2, mãi mãi dừng lại ở Apple 3 non trẻ chết sớm, mà không bao giờ có Apple 4 tiếp nối.

Apple 1 được tạo nên bởi Jobs và Steve Wozniak, một người bạn lớn hơn từ thời Trung học, cùng có đam mê phát minh máy móc như Steve Jobs. Hai ông Steve, cách nhau 5 tuổi, người nhỏ chững chạc hơn, người lớn hồn nhiên hơn số tuổi của mình, cùng đam mê sáng tạo khoa học, nên trở thành một teamwork bình đẳng rất hữu hiệu. Hai chàng trẻ tuổi thông minh, cùng bỏ học ở năm đầu Đại học, cần cù làm việc vì đam mê ngay trong phòng của ông Jobs (lúc đó vẫn còn ở chung với cha mẹ nuôi). Những linh kiện điện tử (single circuit board. microprocessor) – được mua từ tiền bán chiếc xe Volkswagen Van cũ của Jobs, và cái máy tính điện tử scientific calculator HP 65 của Wozniak – , càng ngày càng nhiều đầy căn chung cư một phòng của ông Wozniak ở San Jose, đầy phòng của ông Jobs ờ Los Altos, California, rồi lấn chiếm cả garage của cha mẹ ông Jobs. Chiếc máy điện toán cá nhân được hoàn thành, ông Steve lớn (Wozniak) là người thiết kế, viết thảo chương điện toán, và trực tiếp ráp nối với sự góp ý và giúp sức của ông Steve nhỏ (Jobs), được đặt tên là Apple 1. Nhưng việc bán chiếc máy ra thị trường và lập nên Công ty Điện toán Apple năm 1976 là ý của ông Steve nhỏ. Ông Wozniak có đầu óc của một nhà phát minh, sự thông minh của một nhà toán học, nhưng người nhìn xa hơn và mang tham vọng đem kỹ thuật nâng cao đời sống nhân loại, nói theo cách của người Mỹ là “think outside the box”, là ông Jobs, người có tham vọng tạo thay đổi, tạo tiến bộ trong đời sống con người.

Họ cùng là sáng lập viên của Công ty kỹ thuật Apple, cái tên đến từ thói quen thích ăn táo, và từng một thời đi giúp người ta hái táo từ một trang trại ở địa phương của ông Steve nhỏ. Steve Jobs thích tên “Apple” (trong 4 cái tên cả hai ông Steve nghĩ là sẽ dùng làm tên gọi cho Công ty mới thành lập của mình) vì Apple là tên một loại trái cây, đơn giản, dễ nhớ, và sẽ được xếp trong mẫu tự A đầu tiên trong danh bạ điện thoại.

Công ty có tên là Apple thì logo phải là một trái táo, nhưng hình vẽ trái táo được thu nhỏ lại hơi giống hình trái cà chua hay trái cherry. Táo phải là táo, rõ ràng và chính xác, không thể lẫn lộn với cà chua hay cherry được. Thế là logo mang hình trái táo bị cắn mất một miếng rất sắc gọn, để chắc chắn là không ai có thể lầm lẫn đó là trái cà chua. Hầu hết mọi thứ đều là ý kiến của ông Jobs. Ông Wozniak chỉ tập trung vào kỹ thuật và các thảo chương điện toán.

Dĩ nhiên ông Jobs cũng phải làm luôn công việc marketing trong những ngày Apple, Inc. còn là một em bé sơ sinh, chưa ai biết đến. Ông đem sản phẩm đầu tay – máy computer cá nhân Apple 1 hãy còn thô sơ- ra tiếp cận người tiêu thụ bằng cách mở cửa garage nhà cha mẹ nuôi, mời vợ chồng nhà hàng xóm bên kia đường qua giới thiệu. Cũng trạc tuổi cha mẹ nuôi của Steve Jobs, ông bà cụ hàng xóm không biết Steve là:

“Chàng tuổi trẻ vốn dòng…. nổi loạn,
xếp bút nghiên theo việc….. phiêu lưu”


ở nhà đối diện đã past được test dành cho các học sinh lớp 10 từ hồi còn là một cậu bé ở lớp 4. Họ lại càng không biết thiên tài còn “chiêu mộ” được một thiên tài khác (the other Steve – Wozniak) cùng chế tạo ra một cái máy điện toán cá nhân đầu tiên, nên không chịu phí thì giờ bước qua bên kia đường.

Steve Jobs không phải là người chịu thất bại dễ dàng. Ông ngồi xuống bên cạnh hai người hàng xóm, khôn ngoan đánh đòn tâm lý vào cả ông lẫn bà:
– Cái máy có thể giúp bác gái, cùng những người thích nấu ăn, giữ được tất cả recipes nấu ăn mà không cần phải dùng đến những tờ giấy viết tay sắp trong mấy cái hộp giấy. Vừa tiện lợi, vừa ngăn nắp, khi cần tìm là có ngay.
– Cái máy có thể giúp bác trai theo dõi kết quả các trận đấu thể thao dễ dàng hơn và có thể giữ đầy đủ số liệu và sự nghiệp của từng cầu thủ hay từng đội mà bác yêu thích từ năm này qua năm khác mà không bao giờ bị lẫn lộn.
– Cái máy được đặt tên là Apple Computer.

Hai người hàng xóm trạc tuổi cha mẹ Steve nghe xuôi tai, mềm lòng cất bước sang garage nhà hàng xóm nghe hai ông Steve thay phiên nhau thuyết trình về cấu trúc của Apple 1 như đang thuyết trình trước các kỹ sư điện tử. Hai nhà phát minh trẻ hào hứng nói về công trình của mình và những ích lợi Apple 1 cung cấp cho đời sống hàng ngày. Ông bà hàng xóm nghe như là “vịt nghe sấm”. Nhưng mặt mày bà hớn hở vì tưởng tượng việc bếp núc của mình sẽ dễ dàng hơn, không phải dùng kính lúp săm soi tìm từng cái recipe chữ nhỏ lấm lem dầu mỡ. Ánh mắt ông rạng rỡ niềm vui khi hình dung ra cảnh sẽ “nói có sách mách có chứng” về các kết quả thi đấu thể thao mà không phải gân cổ lên to tiếng với các cổ động viên của đội tuyển đối phương.

Và như thế, Apple 1 “ra mắt” người tiêu dùng không kèn, không trống , không ai biết ngoài hai người phát minh trong độ tuổi 20, và hai người hàng xóm đứng tuổi trong một cái garage cũ ở vùng Los Altos, miền Bắc California vào April Fools’ Day, tháng 4 năm 1976. Rất đơn giản nhưng không phải là chuyện “đang giỡn” của ngày April Fool’s Day – “cá tháng tư” – mà là ngày khai sinh của đại công ty Apple lẫy lừng khắp thế giới sau này.

Mặc dù không bán được Apple 1 cho ông bà hàng xóm ở nhà đối diện. Jobs học được bài học marketing thực tế và đã cùng Woz (tên gọi ông Steve lớn) bán được vài trăm computer Apple 1 cho các tiệm bán hàng quanh Mountain View, Los Altos, và Palo Alto bằng cách cổ điển, như các em hướng đạo gõ cửa từng nhà bán bánh kẹo gây quỹ. Phát minh đầu tiên hãy còn thô sơ và nhiều khuyết điểm nhưng điều vui nhất, và khá thành công là không có cái Apple 1 nào bị trả lại.

Phải đến lúc computer Apple 2 ra đời vào năm 1977 thì logo trái táo mới trở thành một biểu tượng chính thức luôn luôn xuất hiện trên các sản phẩm của Công ty. Logo đầu tiên là một trái táo với 6 màu sắc khác nhau , phản ảnh Apple 2 là máy điện toán cá nhân đầu tiên có thể in ra giấy với 6 màu sắc rõ nét.

Về sau, sau này, Apple 2, Lisa, Mac… hay các sản phẩm điện thoại càng ngày càng nhỏ và có đủ chức năng của máy chụp hình, computer, nối kết với Internet do Apple, Inc. sản xuất, logo vẫn là trái táo cắn dở nhưng nhỏ hơn và thường là màu đen hay màu bạc. Hình như, trái táo cắn dở vẫn có hình thù như ngày đầu tiên nhưng màu sắc khác nhau, và không còn rực rỡ màu sắc cầu vòng của thuở ban đầu vì “cha đẻ ra trái táo kỹ thuật” đã bắt đầu đi vào giai đoạn thứ ba trong chu kỳ “sinh, lão, bệnh, tử” của đời người vào đầu thế kỷ 21.

Cũng vì bệnh ung thư, không còn sức khỏe để làm việc, ông Jobs phải nghỉ dài hạn. Thời gian đó, khi chưa phải là “thường trú nhân” của bệnh viện, ông có thì giờ thực hiện thú tiêu khiển của mình – đi bộ – quanh thành phố Palo Alto, nơi ông ở. Ông thường lái xe đến trường Stanford, lúc nào cũng “đóng bộ” trong cái quần Jeans Levi’s bạc phếch và cái áo thun cổ cao màu đen, đi quanh quẩn trong campus của ngôi trường Đại học tư đẹp nổi tiếng cả thế giới. Lúc nào mệt, ông ngồi nghỉ trên những băng đá, có khi ngồi bệt dưới một bóng cây, đôi khi mắt nhắm lại tập trung thiền định trong thế giới tĩnh lặng của riêng ông. Sinh viên qua lại, thảng hoặc quan sát người đàn ông gầy yếu, xanh xao. Tuyệt nhiên không ai nhìn ra đó là Steve Jobs.

Những lúc đó, ông nghĩ về cuộc đời, tự hỏi nếu ông được nuôi dưỡng trong một gia đình giàu có, dư dả để đóng học phí rất cao cho trường Đại học tư Reed College ở Oregon, thì chắc là ông sẽ trở thành một nhà Toán học. Ông cũng nghĩ, nếu khỏi bệnh, ông sẽ rút ngắn bớt giờ làm việc, thu xếp đi học lại, mặc dù có thể phải đi học dưới một cái tên khác để tránh bị chú ý và mất thì giờ không cần thiết, như Steve Wozniak đã làm ở UC Berkeley hơn 20 năm trước.

Những tháng cuối đời, lúc đời sống chỉ còn tính bằng tuần trên mười đầu ngón tay, thân thể mất dần sinh lực, mong manh như một chiếc lá khô sắp lìa cành, thỉnh thoảng ông Jobs vẫn tự lái chiếc xe Mercedes thể thao hai cửa đi làm, đậu ở khu vực sát cửa vào cho người tàn tật mặc dù không có giấy phép. Ông đi xe Mercedes không phải vì muốn chứng tỏ mình thành công, giàu có, mà vì ông rất ngưỡng mộ nhà bác học người Đức Albert Einstein, và mê luôn các loại xe do nước Đức sản xuất. Lúc đó, ông Jobs không còn sức khỏe để đi bộ những khoảng cách dài. Mà cũng có thể thiên tài cho là quy luật dành cho người bình thường không thể áp dụng với mình. Cái xe của ông không hề có bảng số xe từ cả chục năm nay. Vì ông vốn thích sống khép kín, để không ai có thể nhận ra mình. Dĩ nhiên ông thừa thông minh (và dư tiền) cứ sáu tháng đổi xe một lần để có thể lái xe không có bảng số như luật định cho phép. Cẩn thận như thế, thêm vào đó, bệnh ung thư ở giai đoạn cuối tàn phá cơ thể thiên tài. Bề ngoài của ông Jobs suy sụp nhanh chóng. Ít người nhận ra đó là một khuôn mặt lớn, quen thuộc, một vài lần xuất hiện trên trang bìa các tạp chí khoa học, và cả trên bìa trước của tuần báo Time (thường chỉ in hình các lãnh tụ và các danh nhân trên thế giới).

Thế nên có lần khi ông vừa ra khỏi cửa văn phòng, đúng lúc một gia đình du khách đến chụp hình bên cạnh logo trái táo bị cắn mất một miếng ở cổng chính của trụ sở Công ty Apple ở Cupertino, miền Bắc California. Người cha trong gia đình thấy ông đi ngang qua, chìa cái iphone của mình ra, lịch sự yêu cầu:
– Ông có thể vui lòng giúp chúng tôi chụp một cái hình cho cả gia đình không?

Rõ ràng là họ không nhận ra người đàn ông cao gầy, râu ria tua tủa, mắt trũng sâu, trong cái áo thun cổ cao màu đen, và chiếc quần jeans bạc màu, có một vài lỗ rách, là Steve Jobs.

Ông Jobs gật đầu, cầm cái iphone, điều chỉnh màn ảnh, lùi ra xa vài bước, ngắm nghía cẩn thận như một người thợ chụp hình dạo, và bấm ngón tay cái khô khốc, thiếu sinh lực của mình lên màn ảnh, mỉm cười trao trả cái iphone có logo quả táo cho chủ nhân, rồi lên xe rời Công ty. Đó cũng là một trong những lần cuối ông Jobs đến Apple, Inc. và có dịp nhìn thấy một trong những đứa con tinh thần của mình đã góp phần làm thay đổi đời sống của con người.

Cả gia đình người du khách cùng hướng mắt vào tấm hình nhỏ trên iphone, trầm trồ khen người chụp hình chụp rất đẹp, và rất rành cách xử dụng iphone, không biết là họ vừa có cơ may hiếm có, được Giám đốc Apple, Inc, – người góp phần lớn trong việc sáng tạo tất cả các sản phẩm của Apple, kể cả cái iphone của họ – chụp cho họ một tấm hình, có thể là đẹp nhất trong đời.

Năm 2005, Steve Jobs được mời nói chuyện với cả ngàn sinh viên tốt nghiệp ờ sân trường Stanford. Khác với những diễn giả khác ở các lễ ra trường luôn tô hồng cuộc đời trong con mắt vốn dĩ chỉ toàn màu hồng lạc quan và màu xanh hy vọng của các tân khoa, ông Jobs với kinh nghiệm cá nhân, với những điều học được từ giáo lý đạo Phật đã nói rất thẳng và rất thật:

– Bây giờ các bạn còn trẻ, và là sức sống mới của xã hội. Nhưng một ngày nào đó, không xa, các bạn sẽ già và sẽ bị đào thải. Xin lỗi, nhận xét đó có vẽ bi quan, nhưng đó là sự thật Đời sống có giới hạn, đừng phí thời gian. Hãy làm những gì mình thích.

Lời nhắn nhủ khác thường đó như một loại thuốc đắng giã tật đã giúp rất nhiều sinh viên ra trường năm đó nhận ra mình muốn gì, can đảm bỏ con đường thảm đỏ bằng phẳng, thênh thang đã được cha mẹ trải sẵn để bước vào con đường riêng gập ghềnh, khúc khuỷu của mình. Có người vấp ngã, có người thành công, nhưng tất cả đều hạnh phúc với lựa chọn của mình. Như hình ảnh chàng thanh niên Steve Jobs chưa đến 20 năm xưa, bỏ trường Đại học, cùng một người bạn thân hăm hở vác ba lô đi vòng quanh Ấn Độ (quê hương của Đức Phật Thích Ca) tìm ra chữ “lặng” trong tâm, đóng góp rất nhiều trong các phát minh khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Thiên tài có một bộ óc xuất chúng, một tầm nhìn xa về kỹ thuật nhưng ông vẫn là một con người nên cũng có nhiều điểm yếu. Chẳng hạn, khi trở bệnh nặng, phải nằm ở Intensive Care Unit của bệnh viện Stanford, ông Jobs nổi tiếng khó chịu. Bệnh nhân Steve chỉ nghe lời và cộng tác với 3 người y tá trong mấy chục y tá giỏi nhất của bệnh viện. Ông yếu dần, phải đi bằng cái walker, và phải cố gắng bằng tất cả sức lực và ý chí còn lại của mình. Những bước chân chập chững đầu đời ông được nâng đỡ bằng bàn tay của mẹ nuôi (bà Clara Jobs) ở sân sau ngôi nhà thời ấu thơ thuộc thành phố nhỏ Los Altos, miền Bắc California. Cuối đời ông lại tập đi với sự trợ lực của cái khung nhôm walker và sự khuyến khích của vợ (bà Laurene Powell) trong khu ICU của bệnh viện Stanford. Đó là lúc ông sắp đi hết vòng tròn sinh tử của đời người.

Thời trẻ có lần ông Jobs nghĩ đến chuyện xuất gia, đi tu và thành một nhà sư trong một ngôi chùa Phật giáo ở Nhật. Nhưng một vị thiền sư người Nhật, mà ông hết lòng ngưỡng mộ, đã khuyên ông đi theo con đường kỹ thuật có hiệu quả hơn là con đường tu hành. Cũng chính thiền sư Kobun Chino Otogawa (1938-2002), cố vấn tinh thần của ông Steve, là người tổ chức lễ cưới cho ông Steve và cô Laurene trong một buổi lễ nhỏ giữa núi rừng gần công viên quốc gia Yosemite năm 1991. Lễ cưới của một nhà tỷ phú trẻ, một thiên tài điện toán, không có khách mời, không có áo quần xênh xang, không có hoa lá muôn màu. Chỉ có cô dâu chú rể đứng nghiêm trang nghe những lời giảng về “duyên và nợ” của một thiền sư Phật giáo người Mỹ gốc Nhật hòa vào tiếng chim hót, tiếng suối reo của đất trời thiên nhiên.

Hình như Steve Jobs sinh ra để chỉ hòa hợp với công việc và các sáng tạo kỹ thuật, ông không hòa hợp với con người. Rất nhiều kỹ sư giỏi, có tài, từ chối làm việc với ông, vì họ không thể chịu được lối làm việc tuyệt đối hoàn hảo, và lối nói thẳng chói tai, làm mất lòng người nghe của sáng lập viên công ty Apple.

Khi ông Jobs qua đời, có một vài người bạn trẻ ở độ tuổi ngoài 20, đã ngồi trong hàng ngũ sinh viên ở trường Đại học Stanford năm 2005, say mê nghe ông nói chuyện năm xưa, đặt những ngọn nến hình trái táo bên cạnh di ảnh của thiên tài, thầm cảm ơn ông giúp họ đủ tự tin đi trên con đường mình chọn.

Là một thiên tài về khoa học điện toán; là một thần tượng của cả triệu người mê các sản phẩm IPhone, IPod, IPac, ITunes (chữ I viết tắt cho chữ Internet), các notebook Mac (do chữ Macintosh viết ngắn lại); là một thần tượng của cà triệu em bé và cả rất nhiều, nhiều người lớn mê bộ phim hoạt họa “Toys Story” được thực hiện bằng graphic design trên computer Mac, ông Steve Jobs cũng có nhiều khuyết điểm như bất cứ ai khác. Dù vậy hình ảnh của trái táo đủ màu bị cắn mất một miếng trên các sản phẩm điện tử của thời các máy computers Apple, hay trái táo màu đen nhạt hoặc màu bạc trên các loại IPhone, các máy nghe nhạc IPod nối kết được với Internet mãi mãi là một trong những đóng góp lớn nhất của khoa học cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Muốn hái hoa hồng nhiều khi người ta phải chịu rướm máu vì những cái gai nhọn trên cành. Mọi người có cơ hội làm việc trực tiếp với ông Jobs đều nhận ra điều đó.

Có rất nhiều điều chẳng bao giờ một người bình thường như chúng tôi có thể bắt chước ông Jobs, hoặc có những chọn lựa như ông. Nhưng chắc chắn là chúng tôi sẽ theo gương ông, sẽ làm được “Simplicity and Focus” (sống đơn giản và tập trung), như thiên tài đã làm và đã yêu cầu tất cả cộng sự viên của mình làm theo.

Mỗi một lần lướt ngón tay trỏ trên màn ảnh Iphone, tìm số phone hay một dữ liệu nào đó về một người thân quen, tôi vẫn nghĩ đến ông Steve thông minh với một đời sống không dài, nhưng đủ để cho ông tạo được một chỗ đứng rất lớn trong lịch sử khoa học điện toán.

Mỗi một lần chọn mua những trái táo ngọt ngọt chua chua, đủ màu, tôi cũng sẽ nhớ đến Steve Jobs và trái táo cắn dở của ông. Có đến gần cả chục loại táo đủ màu bán trong các chợ, nhưng không hiểu tại sao loại táo xanh được trồng từ một tiểu bang Tây Bắc nước Mỹ có dán nhãn hiệu Washington, với riêng tôi, vẫn gần với trái táo của Công ty Apple nhất. Có thể vì trái táo xanh gắn liền với màu xanh tươi tốt, hy vọng của rừng thông bạt ngàn ở tiểu bang Oregon nơi ông Jobs đã học và mang thư pháp vào các máy computer của Apple tạo cho chúng ta nhiều kiểu chữ vừa đẹp, vừa rõ ràng. Có lẽ một người đạo Phật, ăn chay từ nhỏ như ông Steve rất thích ăn táo và các thực vật màu xanh.

Món ăn ông Jobs thích nhất, ngoài táo, là cà rốt sống. Ông nhai cà rốt mà không cần đến một thứ nước chấm dressing nào, như loài thỏ thưởng thức loại thực vật giòn tan màu vàng cam. Chuyện khó tin nhưng có thật là ở giữa một đất nước thừa mứa thức ăn như Mỹ, trong một thời gian rất dài, ông Jobs chỉ ăn táo và một vài loại rau quả, mà không đụng đến thịt và các loại thực phẩm khác. Nên cho đến bây giờ chỉ có mỗi một trái cây duy nhất là trái táo được đi vào lịch sử khoa học kỹ thuật. Sau khi ông Steve qua đời, hẳn là nhiều “tín đồ” của những dụng cụ điện tử cá nhân sẽ thích ăn táo hơn.
Từng đặt chân đến rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng Steve Jobs luôn gắn bó đời mình với miền Bắc California. Ông sinh ra ở San Francisco, ấu thời và thiếu thời ở Los Altos, thời trung niên cho đến lúc lìa đời, ông sống ở Palo Alto, trong một ngôi nhà cổ kính, nhiều cây, mà thời sinh tiền, ông vẫn đi thiền hành bằng chân trần dưới những bóng cây.

Ông chọn nơi an nghỉ ngàn đời ở nghĩa trang tư Alta Mesa Memorial Park cũng thuộc thành phố Palo Alto, rất gần ngôi nhà Steve Jobs sống ở giai đoạn cuối đời (một ngôi nhà đơn giản như ý thích của ông). Steve Jobs muốn được an táng ở đây vì muốn được “làm hàng xóm” của những người ông từng ngưỡng mộ: nhà Sử học Thomas A. Bailey; người đồng sáng lập Công Ty Kỹ thuật Hewlett-Packard: David Packard; William Bradford Shockley Jr, người được giải Nobel Vật Lý năm 1956; Frederick Terman (một trong hai người góp phần tạo nên trung tâm kỹ thuật Silicon Valley của Mỹ và của cả thế giới).
Điều khác biệt duy nhất với “hàng xóm miên viễn”, là theo ước nguyện của Steve Jobs, mộ bia của ông không khắc tên, để trống.

Để tưởng nhớ ông, Công Ty Apple đã cho xây một hội trường nằm dưới lòng đất (như người sáng lập Apple đã vĩnh viễn an nghỉ trong lòng đất) rộng 167 ngàn square foot (15,514 mét vuông) ở ngay trụ sở của Apple thuộc thành phố Cupertino. Hội trường, rạp hát này được đặt tên là Steve Jobs Theater có 921 ghế được xây dựng với kỹ thuật hiện đại, được khánh thành vào năm 2017, sáu năm sau khi Steve Jobs về với cát bụi.

* * *
Ngày được tin ông mất, tôi làm một bài thơ ngắn gởi đến [email protected] để góp phần tưởng nhớ nhà phát minh ngắn số:

One of the brightest stars of the world just fell.
But everything you did will be with us forever.
Your life doesn’t last long enough as expectation
But your achievement will be a lifetime motivation for youngsters.
Every time I work on my laptop, I’ll think of you.
Heaven will be opened for someone like you.
Surely you will be happy in a better place
Where there is no war, no killing, and illness.
RIP somewhere that is always calm and peaceful.
Million thanks for leaving behind a technical legacy.


Mong vô cùng một ngày nào đó, chúng ta sẽ có :

* một David, Ted, Anthony, William… Nguyễn, Phạm, Lê, Huỳnh… ở Mỹ; hay
* một Pierre, Daniel, Francois, Jean… Trần, Ngô, Đặng, Lý… ở Pháp,hay
* một Tuấn, Sơn, Minh, Nam… Bùi, Đoàn, Phan, Trương ở... Việt Nam...

đi tiếp được con đường ông Steve Jobs đã đi. Lúc đó chắc là bưởi Biên Hòa, chôm chôm Long Khánh, măng cụt Lái Thiêu, hay nhãn lồng ở Huế sẽ có chỗ đứng trang trọng cạnh bên trái táo cắn dở mà ông Steve Jobs đã vĩnh viễn bỏ lại …

Nguyễn Trần Diệu Hương
 
Sửa lần cuối:


Top