Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám | Page 163 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software. 

All the knowledge we share is completely free. If you are willing, please support us here.

×

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tuần qua TT Biden tuyên bố sẽ kéo dài việc tiếp cứu người Mỹ và những người đã từng làm việc với Mỹ, sau ngay 31 tháng 8. Nhưng Taliban tuyên bố Mỹ kéo dài việc tiếp cứu sau ngày 31 tháng 8, Mỹ sẽ hứng hậu quả.... Tổng số những người Mỹ và những người Afghanistan từng giúp Mỹ nhỏ trong số những người được thoát khỏi. Còn lại hằng chục ngàn người Mỹ muốn ra khỏi Afghanistan mà không được. Chính quyền Mỹ nói không có người Mỹ nào muốn ra mà bị vướng lại tại Afghanistan.
Không lâu sau đó, Biden tuyên bố đã (quì gối?) chấp nhận tối hậu thư của Taliban: Sẽ ngừng không cứu vớt người Mỹ ra khỏi Afghanistan sau ngày 31 tháng 8

Trong khi đó tại tòa Bạch Ốc, trong buổi tiệc tiết đãi khách của 2020 WNBA champion Seattle Storm, Biden đã quì gối khi chụp hình, thể hiện việc ủng hộ phong trào bạo loạn, đốt phá BLM mùa đại dịch đầy bạo loạn 2020


IMG_4468-1.jpg



 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Chưa chắc đâu bác ơi, có lẽ lợi ích của nước Mĩ (của nội các, của đảng DC ... VN hay gọi là: Lợi ích nhóm) ở Afghnistan không còn nhiều nữa, nên ông ấy bỏ và chuyển hướng và đem quân sang nơi khác như: Ukraina, bán đảo Crưm.... mà nó mang nhiều lợi ích cho nước Mĩ hơn. Nói chung là những nhà chính trị họ thường hay khó đoán và tung hỏa mù lắm.
Đúng vế đầu: Lợi ích nhóm
Sai vế sau: Lợi ích cho nước Mỹ

Đầm lầy muốn lúc nào cũng có chiến tranh trên thế giới để thử và bán vũ khí. 10 năm trước Wikileak có tài liệu hacked được từ những thông tin liên lạc giữa các chính trị gia gốc lớn, cho biết Đầm lầy Mỹ và khối NATO không muốn cuộc chiến, tranh chấp tại Afghanistan chấm dứt. Lý do đơn giản là chính quyền sẽ lấy tiền thuế người dân viện trợ quân đội, cố vấn của chính quyền tại nước đang tranh chấp để tiền bán vũ khí lại trở về túi của chính khách cổ động viện trợ. Đã có 6 tướng Mỹ về hưu và làm cố vấn trong ban quản trịc chế tạo vũ khí tại Mỹ. Từ đó trong lịch sử cận đại tướng Mỹ và chính phủ Mỹ khi tham chiến, họ thường không có mục đích chiến thắng địch thù, chỉ lấy cớ để kéo dài cuộc chiên và rút lui khi lợi ích nhóm không còn nhiều nữa.
 

meebo

Rìu Vàng Đôi
Tuần qua TT Biden tuyên bố sẽ kéo dài việc tiếp cứu người Mỹ và những người đã từng làm việc với Mỹ, sau ngay 31 tháng 8. Nhưng Taliban tuyên bố Mỹ kéo dài việc tiếp cứu sau ngày 31 tháng 8, Mỹ sẽ hứng hậu quả.... Tổng số những người Mỹ và những người Afghanistan từng giúp Mỹ nhỏ trong số những người được thoát khỏi. Còn lại hằng chục ngàn người Mỹ muốn ra khỏi Afghanistan mà không được. Chính quyền Mỹ nói không có người Mỹ nào muốn ra mà bị vướng lại tại Afghanistan.
Không lâu sau đó, Biden tuyên bố đã (quì gối?) chấp nhận tối hậu thư của Taliban: Sẽ ngừng không cứu vớt người Mỹ ra khỏi Afghanistan sau ngày 31 tháng 8

Trong khi đó tại tòa Bạch Ốc, trong buổi tiệc tiết đãi khách của 2020 WNBA champion Seattle Storm, Biden đã quì gối khi chụp hình, thể hiện việc ủng hộ phong trào bạo loạn, đốt phá BLM mùa đại dịch đầy bạo loạn 2020


IMG_4468-1.jpg




Chỗ này em chưa hiểu, cần bác phân tích thêm: vì sao việc Biden tay cầm áo và quỳ gối khi chụp hình có liên quan đến phong trào đốt phá BLM mùa đại dịch năm ngoái.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Kamala in Việt Nam
PTT Harris Kamala đã đến VN sau khi viếng thăm Singapore. Bà là PTT Mỹ đầu tiên đến thăm VN. Chuyến đi VN của bà bị đình trệ 3 tiếng vì có hội chứng Hanava tại VN. Theo dự tính, bà sẽ ủng hộ VN trong cuộc tranh chấp vùng Biển Đông với TQ. Bà sẽ chỉ ở Hà Nội, không vào Sài Gòn trong khi thế giới chỉ trích Mỹ vụ Kabul giống như vụ Sài Gòn năm 1975. Mỹ hứa sẽ gởi thểm 1 triệu liều vaccine tới Việt Nam.

Kamala chụp chung với Võ Thị Xuân Anh. Bà nói giờ là lúc làm áp lực TQ trong việc tranh chấp Biển Đông.
47076109-9924689-The_Vice_President_pictured_with_her_Vietmanese_counterpart_Vo_T-a-35_1629877713948.jpg


Kamal gặp chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc (trái)
47074033-9924689-Kamala_Harris_meets_Vietnamese_President_Nguyen_Xuan_Phuc_left_i-a-38_1629877713961.jpg


Kamala và chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc
47074035-9924689-She_and_President_Nguyen_Xuan_Phuc_posed_for_a_photo_under_anoth-a-37_1629877713959.jpg


47073993-9924689-Harris_and_President_Phuc_pictured_right_held_a_bilateral_meetin-a-39_1629877713964.jpg


Kamala đặt vòng hoa tưởng niệm tại nơi máy bay của John McCain bị bắn rớt trong cuộc chiến tranh Việt Nam
47076093-9924689-image-a-49_1629877993113.jpg


47076347-9924689-image-a-54_1629878094517.jpg


47076349-9924689-Harris_lays_flowers_at_the_Senator_John_McCain_memorial_site_whe-a-60_1629880846168.jpg


Họp mặt với phái đoàn Việt Nam
47079093-9924689-image-a-66_1629883798155.jpg


Mỹ di tản dân Mỹ ra khỏi Sài Gòn năm 1975
47073363-9924689-About_7_000_people_were_evacuated_during_the_Fall_of_Saigon_in_1-a-61_1629880846209.jpg


Kamala tới phị trường Nội Bài tại Hà Nội
47072865-9924689-Vice_President_Kamala_Harris_arrived_at_Noi_Bai_International_Ai-a-4_1629873885219.jpg


Kamala tới Việt Nam trong thời Mỹ gặp khủng hoảng Afghanistan. Taliban tiếp thu dinh tổng thống tại Afghanistan
47072809-9924689-Taliban_fighters_took_control_of_the_Afghan_presidential_palace_-a-7_1629873885266.jpg


Ngày 12/8, 12 ngày trước khi Taliban chiếm Afghanistan
47072805-9924689-Smoke_rises_into_the_sky_as_the_Taliban_and_Afghan_security_forc-a-63_1629880846222.jpg


Phái đoàn Việt Nam tiếp đón Kamala tại phị trường Nội Bài
47072873-9924689-Harris_is_the_first_US_vice_president_to_visit_Vietnam_She_was_g-a-62_1629880846220.jpg


Kamal nổi tiếng với nụ cười "nham nhở". Bà thường hay cười to khi bà bị bắt bí trước những câu hỏi của phóng viên, nhằm tránh né trả lời trực tiếp
46982111-9924689-Kamala_Harris_nervously_laughed_and_cut_off_a_reporter_before_sa-a-10_1629873885296.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Chỗ này em chưa hiểu, cần bác phân tích thêm: vì sao việc Biden tay cầm áo và quỳ gối khi chụp hình có liên quan đến phong trào đốt phá BLM mùa đại dịch năm ngoái.
Trong suốt mùa đại dịch 2020, đảng Dân Chủ với sự hỗ trợ của truyền thông cánh tả đã ra lệnh lockdown khắc nghiệt, nhưng những người làm luật không tuân theo luật họ làm. Và suốt mấy tháng liền trong mùa dịch họ đã không lên án mà còn ủng hộ những cuộc biểu tình bạo loạn (trong khi luật lockdown vẫn còn hiệu lực) đốt cửa tiệm, tòa nhà liên bang, đòi giải thể cảnh sát…

Các chính trị gia đảng Dân Chủ tại quốc hội Mỹ ủng hộ phong trào biểu tình bạo loạn BLM. Một trong những biểu tượng chính của sự cổ võ phong trào này là “quì gối”. Biden và những đại biểu quốc hội đã từng quì gối trước công chúng. Sau đó một số động vận động viên thể thao ủng hộ BLM, khinh miệt quốc ca Mỹ bằng cách trước khi cuộc thi đấu bắt đầu, quốc ca Mỹ được hát nhưng họ đã quì gối.

Gần đây nhất, đội tuyển bóng tròn nữ của Mỹ thi đấu Thế Vận Hội 2021 tại Nhật Bản, thủ quân đội tuyển quốc gia Mỹ đã quì gối khi quốc ca Mỹ được hát. Hành động này đã gây sự bất bình nơi đa số người Mỹ. Nhưng Biden lại tuyên bố hành động quì gối của thủ quân này là hình ảnh đẹp nhất, đáng noi theo, tại Mỹ.

Chủ tịch hạ viện (Dân Chủ) và các đại biểu (Dân Chủ) quì gối phục tùng bạo loạn BLM
merlin_173336706_c0b9d228-02b3-4bdf-8080-f7d1aa120016-superJumbo.jpg



Biden quì gối ủng hộ phong trào BLM trong mùa bạo loạn
Cover_Image_0_1200x768.jpeg


Một vận động viên thể thao Mỹ đen (trái) không quì mà còn tôn vinh, hãnh diện với lá cờ và quốc Mỹ trong khi thủ quân đội bóng tròn nữ, Megan Rapinoe, quì gối tại Thế Vận Hội Tokyo 2021. Đội bóng tròn nữ của Mỹ đã không lãnh được medal vàng, đồng trong kỳ tranh giải này. Biden đã tôn vinh hành động của Megan Rapinoe và bạn gái của cô (đồng tính luyến ái).
Jack-Guez_Getty-Images-Jack-Gruber-USA-TODAY-Sports-640x480.jpg
 

Lang Thang

Rìu Chiến
Trong suốt mùa đại dịch 2020, đảng Dân Chủ với sự hỗ trợ của truyền thông cánh tả đã ra lệnh lockdown khắc nghiệt, nhưng những người làm luật không tuân theo luật họ làm. Và suốt mấy tháng liền trong mùa dịch họ đã không lên án mà còn ủng hộ những cuộc biểu tình bạo loạn (trong khi luật lockdown vẫn còn hiệu lực) đốt cửa tiệm, tòa nhà liên bang, đòi giải thể cảnh sát…

Các chính trị gia đảng Dân Chủ tại quốc hội Mỹ ủng hộ phong trào biểu tình bạo loạn BLM. Một trong những biểu tượng chính của sự cổ võ phong trào này là “quì gối”. Biden và những đại biểu quốc hội đã từng quì gối trước công chúng. Sau đó một số động vận động viên thể thao ủng hộ BLM, khinh miệt quốc ca Mỹ bằng cách trước khi cuộc thi đấu bắt đầu, quốc ca Mỹ được hát nhưng họ đã quì gối.

Gần đây nhất, đội tuyển bóng tròn nữ của Mỹ thi đấu Thế Vận Hội 2021 tại Nhật Bản, thủ quân đội tuyển quốc gia Mỹ đã quì gối khi quốc ca Mỹ được hát. Hành động này đã gây sự bất bình nơi đa số người Mỹ. Nhưng Biden lại tuyên bố hành động quì gối của thủ quân này là hình ảnh đẹp nhất, đáng noi theo, tại Mỹ.

Chủ tịch hạ viện (Dân Chủ) và các đại biểu (Dân Chủ) quì gối phục tùng bạo loạn BLM
merlin_173336706_c0b9d228-02b3-4bdf-8080-f7d1aa120016-superJumbo.jpg



Biden quì gối ủng hộ phong trào BLM trong mùa bạo loạn
Cover_Image_0_1200x768.jpeg


Một vận động viên thể thao Mỹ đen (trái) không quì mà còn tôn vinh, hãnh diện với lá cờ và quốc Mỹ trong khi thủ quân đội bóng tròn nữ, Megan Rapinoe, quì gối tại Thế Vận Hội Tokyo 2021. Đội bóng tròn nữ của Mỹ đã không lãnh được medal vàng, đồng trong kỳ tranh giải này. Biden đã tôn vinh hành động của Megan Rapinoe và bạn gái của cô (đồng tính luyến ái).
Jack-Guez_Getty-Images-Jack-Gruber-USA-TODAY-Sports-640x480.jpg
Ngày xưa Tôn Tử đã từng khẳng định rằng: “Binh bất yếm trá” là phần tất yếu của nhà binh khi ra trận (nghĩa là khi dùng binh việc dối trá quân địch là buộc phải làm để đem lại lợi thế, để nhằm giành lấy chiến thắng) _ Câu này đúng. Ngày nay thường nghe câu: "Thủ đoạn chính thị" (nghĩa là làm chính trị phải thủ đoạn, phải mị dân..) _Câu này mình chưa dám khẳng định: đúng_sai.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Một người bình thường, không nhất thiết phải là chuyên gia cũng có thể phác họa một đường lối tiến trình chung tương đối an toàn, dễ hiểu trong việc di tản, mà chính quyền Biden không làm.

- Không để lại một người dân Mỹ nào còn sót lại với quân khủng bố, giải cứu họ trước hết,

- Dành thời gian để dân Mỹ ra khỏi Afghanistan trước khi quân khủng bố tiến chiếm. Nếu địch tiến chiếm trước thời gian dân Mỹ ra khỏi, phải có dự án phòng thủ, bảo vệ để thi hành dự án đã lên kế hoạch trước đó.

- Không bỏ căn cứ không lực trước khi di tản hết người Mỹ. Căn cứ không lực, đặc biệt căn cứ gần phi trường thủ đô là chiến tuyến cuối cùng bảo vệ người dân và lính Mỹ ra khỏi Afghanistan. Mỹ đã bỏ lại một căn cứ không lực quan trọng với 2 phi đạo, phi trường thủ đô chỉ có một phi đạo.

- Việc Mỹ rút lui khỏi Afghanistan là một việc dương cờ trắng đầu hàng một đạo quân rừng rú, bé nhỏ so với quân lực Mỹ.

Trong khi giải cứu người ra khỏi Afghanistan, Biden đã đi ngược lại với chính sách của Trump “Americaa First”.Theo kết quả giải cứu hiện tại số người Mỹ ra khỏi Afghanistan khoảng 4500 người so với gần 50000 người được di tản. Chính quyền Biden làm theo chỉ thị của Taliban, lính Mỹ phải ra khỏi thủ đô Kabul, ngưng việc giải cứu người sau ngày 31 tháng 8.

Trong những ngày đầu, bộ Nội Vụ Mỹ đăng trên website yêu cầu người Mỹ được giải cứu khỏi Afghanistan phải trả $2000 USD. Nhưng sau bị phản đối quá, trang website đó đã được xóa bỏ. Thay vào đó chính quyền đã mướn những nhà thầu trong cũng như ngoài nước Mỹ, giải cứu mọi người ra khỏi Afghanistan. Ngà thầu đặt giá $6000 USD cho mỗi người. Hiện tại con số người Mỹ còn sót lại chính quyền Mỹ không thông báo còn bao nhiêu và bắt đầu có dấu hiệu bỏ mặc họ tự lo liệu. CIA đã bắt đầu rút từ từ khỏi Afghanistan trong vòng 72 tiếng, không cần biết hiện tình hỗn loạn như thế nào. Tuy nhiên Tòa Bạch Ốc và cánh tả cho cuộc di tản người dân ra khỏi Afghanista là một sự thành công. Kết quả là “America Last”.

Trong tương lại dân Mỹ sẽ lại phải đương đầu với quân khủng bố ngay tại đất Mỹ. Trong số những người Afghanistan đến Mỹ, đã có nhiều quân khủng bố Taliban trà trộn vào đám người di tản được Mỹ cứu vớt.


Một người tuyên bố là công dân Úc, bị Taliban đánh tại một chốt chặn vào thủ đô Kabul. Taliban tuyên bố vài ngày tới sẽ ngăn chặn bất cứ ai vào phi trường.

47081659-9925153-Australian_man_beaten_bloody_near_Kabul_airport-a-53_1629910438862.jpg
47081577-9925153-Australian_man_beaten_bloody_near_Kabul_airport-a-54_1629910438863.jpg


Biden tuyên bố, theo yêu cầu của Taliban, sẽ ngừng không vận cứu người sau ngày 31/8. Cảnh người ngoài phi trường Kabul.
47074495-9925153-Biden_has_committed_the_US_to_withdraw_by_August_31_a_decision_t-a-55_1629910438864.jpg


Máy bay Canada di tản người
47074519-9925153-Afghan_civilians_pack_on_to_a_Canadian_evacuation_flight_out_of_-a-65_1629910438902.jpg


Cảnh người chen chúc ra phi trường, giữa những containers và tường xi măng nóng hừng hực
47058667-9923707-image-a-32_1629839519555.jpg


Biden năn nỉ Taliban được gia hạn cứu dân sau ngày 31/8
cb082521dAPR20210824114505.jpg


Taliban: “Ra khỏi Afghanistan, hạn chót là ngày 31/8.”
Biden: “Dạ. Xin vâng.”
“Idiot.” (kẻ ngu xuẩn”
mrz082521dAPR20210825064503.jpg

“Ra khỏi Agghanistan bằng lối này,”
gv082421dAPR20210824044521.jpg

“Chưa một người Mỹ nào bị hành hung tại Afghanistan.”
gv082321dAPR20210823064502.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Mỹ, TQ, Việt Nam

Mỹ và TQ đang tranh giành ảnh hưởng tại Việt Nam. Mặc dầu Việt Nam đang có xung đột với TQ tại Biển Đông, mối giao thương giữa Việt Nam - TQ vẫn lớn hơn mối giao thương Việt Nam - Mỹ. Biden gởi Kamal qua VN nhằm gia tăng ảnh hưởng chính trị cũng như kinh tế của Mỹ đối với VN. Trong chuyến đi của bà Kamala này, Mỹ ve vãn VN bằng cách ủng hộ VN trong cuộc tranh chấp Biển Đông, và viện trợ vaccine. TQ ve vãn VN cũng bằng cách viện trợ VN vaccine và nhắc nhở VN không nên tin vào Mỹ như một đồng minh, bằng chứng là Mỹ đã bỏ rơi Afghanistan.

Mỹ đã bị TQ phỗng tay trên. Khi chuyến viếng thăm của bà Kamala bị đình trệ 3 tiếng, đại sứ TQ, Xiong Bo, đã nhanh chân gặp thủ tướng VN Phạm Minh Chính và hứa sẽ viện trợ VN 2 triệu liều vaccine, gấp đôi số lượng Kamala hứa sẽ viện trợ VN.

Theo bà Hương Lệ Thu, một nhà phân tách cho Viện Nghiên Cứu Chính Sách Chiến Lược Úc:
"Beijing likes to remind Hanoi who of the two giants is closer to it,"
(Bắc Kinh muốn nhắc nhở Hà Nội sẽ gần gũi với cường quốc nào hơn, Mỹ hoặc TQ.)

Vào ngày thứ ba, thủ tướng VN Phạm Minh Chính nói với sứ giả TQ rằng VN lúc nào cũng muốn giữ chính sách ngoại giao độc lập, đa phương, thắt chặt ngoại giao với nhiều nước trên thế giới....

Theo giới truyền thông của chính quyền VN, thủ tướng VN cám ơn đại sứ TQ và nói Việt Nam không liên minh với một nước nào để chống lại nước khác.

Thủ tướng VN Phạm Minh Chính (bên phải) cùng với đại sứ TQ, Xiong Bo, tại Việt Nam
91cfdc54-0552-11ec-a83e-ec0670db1017_image_hires_1809271.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Kamala đặt vòng hoa tưởng niệm phi công Mỹ John McCain bị bắn rớt tại Việt Nam SAI CHỖ?

47076093-9924689-image-a-49_1629877993113.jpg


Những hàng chữ khắc ghi rõ đây là nơi John McCain bị bắn rớt ngày 26/10/1967, một niềm hãnh diện cho chính quyền Bắc Việt Nam (thời đó) đã bắn rớt một máy bay địch (Mỹ).

Đây không phải là đài tưởng niệm John McCain.

Khó hiểu. Tại sao một phó tổng thống Mỹ lại đặt vòng hoa tưởng niệm tại nơi không phải là đài tưởng niệm, mà là một nơi nêu rõ thành tích của Bắc Việt Nam (địch, thời đó) đã hạ một chiến binh của đất nước Mỹ? Hay tại Kamala mù tịt về văn hóa, lịch sử, Anh Ngữ?

Raheem J. Kassam: "Bà ta đặt vòng hoa tại một tượng đài kỷ niệm việc bắn hạ một phi công Mỹ. Đây không phải là đài tưởng niêm John MacCain."

Jack Posobiec: "Tôi được thuật lại nhiều người đã nói với bà ta trước như vậy. Nhưng bà ta đã gạt bỏ những ý kiến của họ."
memorialtojohnmccainsshootdown.png
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Chính quyền Mỹ kêu gọi mọi người đừng đến phi trường thủ đô Kabul nữa, và nếu ai đã đến thì hãy về ngày vì có nguồn tin khủng bố sẽ hành động bất cứ lúc nào để sát hại. Anh, Pháp, Hòa Lan, Canada, Poland đã giảm thiểu các chuyến bay cứu người.
Vào khoảng 6 giờ 30 giờ địa phương ngày thứ năm ngày 26/8 một vụ nổ đã xảy ra tại phi trường thủ đô Kabul, gây 3 lính Mỹ bị thương, số thường dân bị thương chưa rõ. Vụ khủng bố này mọi người tin là do nhóm khủng bố ISIS-K, một nhóm khủng bố quá khích thuộc Hồi Giáo cực đoan. Một ngày trước vụ nổ chính quyền Taliban đã thông báo chính quyền nhận được sự đe dọa của nhóm này. Và lời đe dọa đã được thực hiện.

Một máy bay 345 chỗ ngồi, chỉ mang được vài người ra khỏi Kabul tới Uganda vì sợ khủng bố.
47114411-9928133-One_of_three_planes_chartered_by_George_Abi_Habib_with_capacity_-a-1_1629961703537.jpg


Một người Afghanistan bị thương sau vụ nổ tại Hotel gần phi trường.
47131975-9928133-image-a-25_1629988178381.jpg

47131953-9928133-image-m-30_1629988227462.jpg
47131959-9928133-image-a-31_1629988230623.jpg


Khói sau khi nổ
47131745-9928133-image-a-7_1629987074442.jpg


"Ngoài cổng thiên đường" những người đứng đợi để được qua khỏi cổng để vào phi trường
47107877-9928133-Meanwhile_crowds_of_people_wait_outside_the_airport_in_Kabul_Afg-a-23_1629969211009.jpg


"Ngưỡng cửa thiên đường" là đây cho những người may mắn
47122311-9928133-image-a-28_1629969493406.jpg


Đạo quân khủng bố ISIS-K, chuyên ôm bom tự vận để giết hại mục tiêu
47114827-9928133-Propaganda_from_ISIS_K_shows_their_militants_lining_up_The_group-a-5_1629961703596.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Khủng hoảng lớn

Vụ ôm bom khủng bố xảy ra 2 lần tại phi trường thủ đô Kabul, gây 12 tử vong cho binh sĩ Mỹ và 60 thường dân. Tình báo Anh và Pháp đã thông báo cho chính quyền Biden về âm mưu ôm bom giết hại người của khủng bố ISIS nhưng chính quyền vẫn không có một dự án nào đối phó. Biden và bộ trưởng bộ nội vụ mấy ngày nay họp báo và tuyển bố những điều mâu thuẫn trước sau. Bộ nội vụ kêu gọi mọi người đừng tới phi trường và nếu tới phi trường thì hãy rời khỏi gấp, trong khi Biden tuyên bố sẽ không bỏ sót một người Mỹ nào tại Afghanistan sau ngày 31/8 mà không trình bày sẽ làm thế nào. Làm sao mang hết người Mỹ ra khỏi Afghanistan khi cầu không vận bị cắt đứt và khuyên người Mỹ ở tại nhà. Tin đồn lại có thêm một vụ nổ ôm bom nữa. Sau 2 vụ nổ, Biden và bộ trưởng bộ nội vụ trốn tránh (dưới hầm?) hủy bỏ các cuộc họp báo theo thời khóa biểu có lẽ vì không biết giải thích thế náo cho dân Mỹ hiểu.

Một số đại biểu quốc hội đảng Cộng Hòa yêu cầu Biden từ chức vì tay đã vấy máu. Họ dự tính trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2020, nếu Cộng Hòa thắng (hy vọng cao) họ sẽ impeach Trump, hoặc sẽ bãi nhiệm Biden qua Tu Chính Án thứ 25 của Mỹ. Tu chính án này sẽ cho phép bãi nhiệm tổng thống nếu tổng thống không thể thi hành nhiệm vụ vì một lý do nào đó, đặc biệt lý do sức khỏe...

Một bà lão bị thương trong một vụ ôm bom khủng bố tại phi trường thủ đô Kabul
47136025-9928133-image-a-90_1629992967353.jpg


Một nạn nhân khác
47136031-9928133-image-a-92_1629993007259.jpg


Trong cuộc di tản này chính quyền Mỹ sai lầm trong 2 điều tối quan trong. Bỏ một căn cứ không lực với 2 phi đạo khoảng 70km phía bắc thủ đô Kabul. Căn cứ này thích hợp cho việc di tản dân Mỹ và những người Afghanista đã giúp Mỹ vì không nằm trong khu vực đông người, chật chội khó kiểm soát. Căn cứ này có thể sử dụng như nơi phòng thủ, tiếp vận hữu hiệu khi có biến loạn ngoài dự định. Ngoài ra khi tiếp cứu Mỹ chỉ giới hạn vòng đai an toàn là chung quanh phi trường, mà không nới rộng ra cả thủ đô, vòng đai thủ đô.

08-Biden-Surren-LI-1080.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm

HYDROXYCHLOROQUINE # 1​

ACE Thân quý,
Hydroxy Chloroquine cho đến nay vẫn là một đề tài tranh luận. Xin mời nghe ý kiến của Bác sĩ Phạm Hiếu Liêm về vấn đề này.
Đây là vấn đề khoa học, tại sao lại có những người Việt không mấy thông minh, vội vã kết án những người tin tưởng vào Hydroxy Chloroquine là "Cuồng Trump"? Bạn không tin, đó là quyền của mỗi cá nhân, và chúng tôi không bao giờ gọi bạn là "Cuồng Biden" cả. Một trong những tính xấu tệ hại của một số người Việt!
Chuyện gì cũng phải trắng hoặc đen, nhưng trần gian này còn nhiều mầu khác. Gỡ miếng da ngựa che mắt ra!

tuấn,
( không phải là NAT nhé!)

Hydroxy Chloroquine # 1
email BS Pham Hiếu Liêm Henry Ford Hospital , Michigan, Kết quà khả quan về Hydroxy Chloroquine trên 2541 bệnh nhân
Pham Quang Chiểu

Date: Fri, Aug 13, 2021 at 9:13 AM
Subject: email BS Phạm Hiếu Liêm Henry Ford Hospital , Michigan, Kết quả khả quan về Hydroxychloroquine trên 2541 bệnh nhân

Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng. Nhớ lại ngày xưa mỗi lần TT Trump nhắc đến Hydroxychloroquine , là nhóm báo chí thổ tả chửi ông ta như tát nước.
Chúng làm chỉ vì tiền thôi !

Thưa các anh chị
Ngay lúc khởi đầu Pandemic Covid 19, khi thấy các bác sĩ bên Đại Hàn, Pháp, và Trung Hoa sử dụng Hydroxychloroquine để trị pandemic Covid 19 thì nhiều nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và bác sĩ Hoa Kỳ tỏ ý định muốn dùng thuốc này vì thuốc đã được xử dụng 30-6 năm nay rồi, thuốc không còn patent nữa, nên sản xuất có vài dollars cho liều thuốc mỗi bệnh nhân để xử dụng hữu hiệu cho tất cả mọi người mà không tốn kém gì nhiều.
Trong số các người lãnh đạo này có TT Trump.
Mặc dầu có rất nhiều bác sĩ và y tá trong mấy tháng qua đã dùng thuốc này để tự điều trị, phòng ngừa và điều trị các bệnh nhân của họ với kết quả khả quan, TT Trump vẫn bị chế giễu bới các chức sắc Y Khoa trong chính phủ và tại các trường Đại Học là không biết gì, là ngu si, mà mở miệng ra khuyến cáo dùng thuốc này để trị bệnh.
Tại Sao vậy?
Vì họ cấu kết với các giới tài phiệt trong ngành Dược Khoa sản xuất thuốc để bán thuốc mới.
Và họ đã thành công.
Chính phủ hoa Kỳ vì lo cho tính mạng của dân chúng , đã phải mua tất cả các lô thuốc Remdesivir với giá tiền là 3,000$ cho mỗi bệnh nhân ( so sánh với dưới 10$) .
Các cơ quan như CDC kể cả ông BS Fauci trường ngành Truyền nhiễm Hoa Kỳ , ngưng lại tất cả các điều trị dùng Hydroxychloroquine tại các bệnh viện công cộng và khuyên các bác sĩ tư không nên dùng thuốc này nữa, ví quá nguy hiểm cho Tim, nên chờ đợi bao giờ Remdesivir được sản xuất và phân phát ra hãy dùng .
Ngày hôm qua, Bệnh Viên Henry Ford Hospital với trụ sở tại Detroit, Michigan, cống bố kết quả 1 công trình y khoa của họ, điều trị 2541 bệnh nhân bị Covid19 trong vòng 2 tháng.
Bệnh viện Henry Ford Hospital không phải như các bệnh viện khác, họ gồm có tất cả 6 bệnh viện , họ có ngân quỹ trên 6,000,000,000 $ ( 6 ngàn triệu dollars) , mỗi năm họ bỏ ra trên 100 triệu dollars về khảo cứu.
Tôi rất thích đọc tin này, vì trên phương diên cá nhân, khi tôi làm residency Hậu Đại Học tại Michigan 44 năm về trước, thì tôi có được ông giáo sư của tôi gửi đi làm việc tại Henry Ford Hospital 3 tháng, vì bệnh viện này có nhiều bệnh hiểm nghèo hơn nơi tôi tu nghiệp.
Các bác sĩ của họ là các bậc danh sư tại Hoa Kỳ và thế giới.
Lâu nay, mọi người bị đe dọa là cứ dùng việc sử dụng Hydroxychloroquine thì bệnh nhân sẽ chết về đứng tim.
Hết tất cả các bệnh nhân dùng thuốc này tại Henry Ford Hospital đều được theo dõi tim bằng EKG hàng ngày.
Không có người nào tại Henry Ford bị đứng tim hay bất cứ triệu chứng tim nào nguy hiểm khác cả

So much for the dire warning and most important advice NOT to use Hydroxychloroquine
Where are Thou, fearmongers ?
Trong các bệnh nhân được điều trị với Hydroxychloroquine thì có 13% người tử vong, so sánh với 26.4% các bệnh nhân không điều trị * (kết quả khả quan vì hơn 50% tốt hơn, không chết)
Tuy rằng, nhiều chức sắc y khoa nói là Hydroxy Chloroquine không có ảnh hưởng gì khi dùng để phòng ngửa Covid19, nhưng Henry Ford Hospital cũng vẫn sắp sửa khởi đầu 1 công trình với xử dụng thuốc này để phòng ngừa / Prevention.
Tại sao?
Vì mấy chục ngàn bác sĩ và Y tá, trong 5 tháng qua, đã dùng thuốc này để phòng ngừa, và số người bị test Covid 19 positive rất nhỏ bé, và không có phúc trình là có người nào chết trong số các bác sĩ và y tá dùng thuốc này để phòng ngừa cả.
Cá nhân tôi thử test Covid 19 hai lần rồi, cả hai lần đều negative, tuy nhiên vợ chồng tôi có sẵn sàng Hydroxychloroquine trong nhà để dùng khi cần thiết ( mong là không bao giờ phải dùng cả).
Tác giả bài viết này nhấn mạnh là kết quả kể trên dựa trên cách điều trị các bệnh nhân nằm trong bệnh viện mà thôi.
Kết quả không nhất thiết giống như vậy với các bệnh nhân điều trị tại phòng mạch, ngoại chẩn.
Cám ơn bác sĩ Phạm Hiếu Liêm đã gửi cho link vào công trình khảo cứu của Henry Ford Hospital

Rất thân mến

Bài viết này được đăng hôm qua trong tờ báo danh tiếng nhất Hoa Kỳ về bệnh Truyền Nhiễm the International Journal of Infectious Diseases


Đây mới là điều thế giới chờ đợi: Thuốc trị COVID-19 dạng hít giúp người bệnh hồi phục trong 3-5 ngày
August 8, 2021

Một loại thuốc trị COVID-19 dạng hít có tên EXO-CD24, do Trung tâm y tế Ichilov ở Tel Aviv, Israel phát triển có thể là một vũ khí hữu hiệu để điều trị các bệnh nhân COVID-19 thể nặng và trung bình.
Hy vọng mới: Thuốc trị COVID-19 dạng hít giúp người bệnh hồi phục trong 3-5 ngày - Ảnh 1.
Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng các nhà phát triển cho biết loại thuốc trị COVID-19 này rất có tiềm năng.
Thuốc được thử nghiệm lần đầu trên người ở Hy Lạp và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền Athens. Các bệnh nhân tham gia thử nghiệm bị nhiễm COVID-19 từ trung bình đến nặng, có người 85 tuổi. Có 9 trong số 10 người tham gia thử nghiệm đã được xuất viện chỉ trong vòng 5 ngày.
Sau đó, thuốc EXO-CD24 tiếp tục được thử nghiệm với 30 bệnh nhân thể nặng và trung bình cũng ở Hy Lạp. Có 29 người hồi phục trong vòng từ 3-5 ngày. Các thử nghiệm trên ống nghiệm và động vật ở Israel cũng cho kết quả tốt.
Theo báo Times of Israel, không có bệnh nhân nào phải thở máy trong thử nghiệm trên 88 người vừa hoàn tất trong ngày 3-8. Gần 90% tình nguyện viên được xuất viện trong vòng 5 ngày mặc dù một số khác vẫn phải ở lại bệnh viện điều trị.
Tới đây, thuốc sẽ được thử nghiệm so sánh ngẫu nhiên với giả dược để đánh giá hiệu quả.
Giáo sư, bác sĩ Nadir Arber thuộc Trung tâm y tế Ichilov, người phát triển thuốc, cho biết: “Các bác sĩ thấy bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt. Đây là kết quả đáng khích lệ, chứng tỏ EXO-CD24 có thể là một loại thuốc rất hữu hiệu”. Không có bệnh nhân tham gia thử nghiệm nào cần được đặt nội khí quản hay hỗ trợ máy thở, không ai tử vong, mặc dù tình trạng của họ nghiêm trọng.
Ông Arber cho biết các bệnh nhân COVID-19 được lựa chọn tham gia thử nghiệm có triệu chứng từ trung bình đến nặng. Bình thường họ sẽ được đặt nội khí quản hoặc phải điều trị lâu hơn trong bệnh viện.
Giáo sư Arber không trực tiếp điều hành thử nghiệm. Thử nghiệm ở Hy Lạp do bác sĩ Sotiris Tsiodras, ủy viên quốc gia về virus corona ở Hy Lạp, giám sát.
Các thử nghiệm chính được thực hiện ở Hy Lạp do Israel có ít bệnh nhân COVID-19 nhập viện nhờ sự thành công của chương trình vắc xin của nước này.
Thuốc tấn công virus corona bằng cách sử dụng phân tử CD24, lĩnh vực mà giáo sư Arber đã nghiên cứu trong 25 năm qua với hy vọng sẽ giúp ích cho bệnh nhân ung thư. Ông nhận định ưu thế lớn nhất của thuốc EXO-CD24 so với steroid, hiện thường được dùng cho bệnh nhân COVID-19, là không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ miễn dịch.
Giáo sư Arber nói: “Thuốc không làm thay đổi hệ miễn dịch mà khôi phục về trạng thái bình thường bằng cách kiểm soát yếu tố gây ra tình trạng bão cytokine – tình trạng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch thường khiến bệnh nhân trở nặng”.
Khi bệnh nhân dùng thuốc, CD24 sẽ được đưa đến phổi, giúp làm dịu hệ miễn dịch và kiềm chế bão cytokine.
Theo ông, thuốc EXO-CD24 có thể được sản xuất đại trà nhanh chóng với chi phí thấp
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tin vui cho những người đã bị nhiễm Covid-19

Qua các cuộc nghiên cứu về sức đề kháng của cơ thể (immune system) chống lại Covid-19 tại Do Thái, Anh Quốc và một số nơi khác, các chuyên gia tìm thấy sự đề kháng tự nhiên của cơ thể (những người nhiễm Covid-19 đã bình phục) mạnh mẽ hơn, lâu dài hơn hiệu ứng của vaccine. Dựa vào những bằng chứng của các cuộc nghiên cứu trên, WHO đã xác định cơ thể những người đã bị nhiễm tự nhiên có sức đề kháng mạnh chống Covid-19, bảo vệ cơ thể. “Current evidence points to most individuals developing strong protective immune responses following natural infection with SARS-CoV-2.”

Sức đề kháng tự nhiên này vượt xa sức đề kháng của vaccine Johnson & Johnson. Theo CDC qua các cuộc thử nghiệm, hiệu lực của vaccine trên chỉ khoảng 66.3 %

Trong một cuộc nghiên cửu biến chủng Gamma (Gamma Variant) nơi những nhân công hầm mỏ tại French Guiana, số ca nhiễm là 60% cho những người đã được chích vaccine trước khi nhiễm, trong khi không một ai (0%) đã bị nhiễm trước đó (đề kháng tự nhiên) lại bị nhiễm lại.

Các cuộc nghiên cứu trên chứng tỏ hiêu ứng của miễn nhiễm tự nhiên (đã bị nhiễm trước rồi) bằng hoặc hơn hiệu ứng của vaccine.

Trong một cuộc nghiên cứu những nhân viên y tế đã nhiễm bệnh trước và sau đó nhiễm lại, người ta khám phá số người đã nhiễm trước và lại chích vaccine sau đó, bị nhiễm lại lớn hơn 3 lần số người bị nhiễm trước và không chích vaccine.

Tại Viện Y Tế Cleveland (Cleveland Clinic), 50.000 người tham gia cuộc nghiên cứu, không một ai đã bị nhiễm trước mà lại bị mắc lại, không cần biết có chích vaccine sau đó hay không (https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.06.01.21258176v2) Nhưng (những) kết quả này không hề được CDC thông báo, nhằm mục đích áp lực mọi người dân phải chích vaccine.

Việc phòng chống tại Mỹ đã bị các chính trị gia kiểm soát trong khi tiếng nói của các bác sĩ chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực, trị liệu, và nghiên cứu Covid-19 bị giới truyền thông và mạng xã hội ém nhẹm. Big Tech (Facebook, Twitter, Youtube…) kiểm duyệt tất cả những bài đặt câu hỏi hiệu ứng của vaccine có đúng thật sự hay không.

Miễn nhiễm tự nhiên tốt hơn, mạnh hơn miễn nhiễm từ vaccine

Khi vaccine covid vừa mới được tung ra thị trường, Do Thái là nước dẫn đầu trong việc tiêm chủng vaccine cho dân chúng. Sau vài tháng, số ca nhiễm biến thể Delta tại Do Thái lại tăng nhiều so với một số nước khác. Gần đây một số khoa học gia Do Thái nghiên cứu sức đề kháng của cơ thể chống lại Covid và biến chủng của nó. Các khóa học gia làm cuộc nghiên cứu trên dựa trên database của 2 triệu rưỡi người đã bị nhiễm Covid-19. Số người nhiễm có tên trong cuộc cuộc nghiên cứu này lên đến hằng chục ngàn người. Họ được chia làm 3 nhóm.

Nhóm 1: Những người đã được tiêm 2 liều vaccine “BioNTech/Pfizer mRNA BNT162b2”

Nhóm 2: Những người trước đó đã bị nhiễm Covid-19 rồi nhưng không chích vaccine.

Nhóm 3: Những người trước đó đã bị nhiễm Covid-19 VÀ được chích 1 LIỀU vaccine.

Giai đoạn nghiên cứu từ ngày 1/6/2021 tới ngày 14/8/2021

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Những người nhóm 1 (đã tiêm 2 liều vaccine) có xác suất nhiễm Covid nhiều hơn 13 lần những người thuộc nhóm 2 (trước đó đã bị nhiễm vào tháng 1 và tháng 2 năm 2021 rồi)

- Tỷ số người nhóm 1 bị nhiễm có triệu chứng, hoặc phải nhập viện cũng nhiều hơn tỷ số của người nhóm 2.

- Những người nhóm (trước đó đã bị nhiễm và sau đó đã được chích 1 liều vaccine): Sức đề kháng mạnh hơn những người thuộc nhóm 1, nhưng không mạnh bằng những người thuộc nhóm 2.

- Sức đề kháng của cả 3 nhóm trên giảm dần theo giòng thời gian. Sức đề kháng của nhóm người bị nhiễm trước (nhóm 2) giảm chậm hơn nhóm 1 (những người được tiêm 2 liều)

https://www.sciencemag.org/news/202...greater-immunity-vaccine-no-infection-parties

https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.08.24.21262415v1
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
.... Mỹ dội bom quân khủng bố ISIS tại Afghanistan để trả đũa việc IS ôm bom khủng bố gây tử vong 13 lính Mỹ và 170 dân Afghanistan. Đại sứ quán Mỹ tại Afghanistan yên cầu dân Mỹ đừng đến gần phi trường thủ đô Kabul vì có sự báo động sẽ có những cuộc thảm sát tương tự như vụ thảm sát hôm thứ 5 vừa qua... Ngũ giác đài thông báo đã có một quân khủng bố ISIS-K bị máy bay không người hạ sát.

Chính quyền Biden đã quá tin tưởng vào Taliban, đặt hằng ngàn mạng sống dân Mỹ và những người đã giúp Mỹ vào tay Taliban bằng cách đưa tư liệu cá nhân của họ cho Taliban để Taliban cho phép họ đến phi trường ra khỏi afghanistan. Taliban đã không làm như vậy. Taliban đã hành hung họ, tịch thu passport của họ. Trong số hàng chục ngàn người thoát khỏi Afghanistan, đã có khoảng 100 người có tên trong danh sách khủng bố đang bị truy nã.
 
Sửa lần cuối:

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Ko biết tin này có độ chính xác là bao nhiêu
Hãng thông tấn AP đưa tin, cuộc tấn công được phát động từ bên ngoài lãnh thổ Afghanistan theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, sau khi nhận được sự đồng ý của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Cuộc không kích của Mỹ diễn ra tại tỉnh Nangarhar, phía Đông Afghanistan, địa bàn được cho là thành trì ISIS. Nangarhar nằm ở phía Đông của Thủ đô Kabul, dọc theo biên giới Afghanistan - Pakistan.
===
Một quan chức nắm thông tin về vụ không kích nói với Fox News rằng máy bay không người lái (drone) của Mỹ đã tấn công một phương tiện chở thủ lĩnh của nhóm khủng bố ISIS-K, kẻ được cho là sẽ "tổ chức các cuộc tấn công trong tương lai". Tên này được báo cáo là di chuyển cùng với một "trợ lý".

2021-08-28_094534.jpg
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Ko biết tin này có độ chính xác là bao nhiêu
Hãng thông tấn AP đưa tin, cuộc tấn công được phát động từ bên ngoài lãnh thổ Afghanistan theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, sau khi nhận được sự đồng ý của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Cuộc không kích của Mỹ diễn ra tại tỉnh Nangarhar, phía Đông Afghanistan, địa bàn được cho là thành trì ISIS. Nangarhar nằm ở phía Đông của Thủ đô Kabul, dọc theo biên giới Afghanistan - Pakistan.
===
Một quan chức nắm thông tin về vụ không kích nói với Fox News rằng máy bay không người lái (drone) của Mỹ đã tấn công một phương tiện chở thủ lĩnh của nhóm khủng bố ISIS-K, kẻ được cho là sẽ "tổ chức các cuộc tấn công trong tương lai". Tên này được báo cáo là di chuyển cùng với một "trợ lý".

Xem phần đính kèm 26166
Nơi Mỹ Trả đũa
Nanagahar-Province-Afghanistan.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Cuộc họp báo của Biden sau vụ thảm sát và những câu hỏi ai làm công việc của tổng thống tại tòa Bạch Ốc.

Từ ngày vận động tranh cử tổng thống cho tới ngày hôm nay, mọi người nếu để ý nhận xét sẽ thấy Biden bị kiểm soát toàn bộ từ sự đi lại, phát ngôn, họp báo, đến chính sách và quyết định của một vị tổng thống, đặc biệt trong thời gian khủng hoảng này.

Trong thời tranh cử, Biden đã vắng bóng rất lâu, sống dưới hầm và thời khóa biểu của ông thường hay có phần không tiếp xúc trước công chúng.

Khi họp báo hay đọc diễn văn, ông phải dán mắt vào telepromter hoặc giấy ghi chú đã được soạn trước. Một đôi khi ông nói úp mở về việc ông bị kiểm soát: "Tôi sẽ gặp vấn đề nếu....."

Trong lần họp báo sau vụ thảm sát, vô tình ông khai sự thật: "Tôi đã được chỉ bảo sẽ cho phóng viên này đặt câu hỏi..." Và vô tình sau khi gọi tên người phóng viên mà ông đã được chỉ bảo trước, ông gọi một tên một phóng viên đài Fox News (không có tên trong danh sách chỉ bảo). Người phóng viên này đã đặt câu hỏi: "Ông có chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra trong việc hỗn loạn và thảm sát tại Afghanistan vừa qua?"

Ảnh lúc ông nghe người phóng viên đài Fox News
GettyImages-1234885547-1.jpg


Ông trả lời: "Tôi chịu trách nhiệm....."
Nhưng ngay lập tức sau đó ông đổ lỗi cho Trump: Tại Trump ký hiệp ước rút quân khỏi Afghanistan...

Sau vụ khủng bố do Bin Laden năm 2011 tại Mỹ gây tử vong hơn 2000 người Mỹ, tổng thống Mỹ Bush quyết định phòng chống khủng bố ISIS, với sự đồng lòng của quốc hội (Dân Chủ lẫn Cộng Hòa) và đại đa số dân Mỹ, và các đồng minh Âu Châu. Mỹ đã đổ hằng ngàn tỷ USD vào chương trình này. Số binh sĩ, quân cụ Mỹ tăng dần tại Afghanistan, kể cả thời Obama. Mục đích chính của chiến dịch này là truy sát các tên khủng bố, giảm thiểu việc đào tạo khủng bố tại Afghanistan, răn đe những tên khủng bố tương lại. Thời Obama, Binladen đã bị giết. Thời Trump, một số tên trùm khủng bố khác bị giết tại Trung Đông. Tổ chức khủng bố yếu dần. Trump quyết định rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan sau 20 năm ở đó. Suốt 18 tháng (13 tháng trong nhiệm kỳ Trump) trước ngày Biden rút quân, không một lính Mỹ nào chết tại Afghanistan. Trump đã ký thỏa ước có điều kiện với Taliban. Thỏa ước này đòi hỏi Taliban và chính quyền Afghanistan hòa đàm với nhau, trong việc cai trị Afghanistan; không được gây chiến; và Mỹ sẽ chỉ để lại một số ít binh sĩ khoảng gần 3000 để giám sát (so với hằng chục ngàn lính Mỹ trước đây). Mỹ sẽ rút quân hạn chót là ngày 1 tháng 5 năm 2021. Vào ngày 1 tháng 5, Biden gia hạn việc rút quân tới tháng 8 năm 2021. Và đầu tháng 8 năm 2021 Biden ra lệnh rút quân, bỏ lại các căn cứ quân sự, quân cụ... Hằng ngàn tù binh khủng bố đã được Taliban thả tự do từ những nhà tù Mỹ tại Afghanistan. Hỗn loạn và thảm sát xảy ra ngay sau đó.

Cả Biden lẫn Trump đều muốn rút quân. Sự khác biệt là rút quân thế nào.

Những người bị giam giữ vì có dính líu đến ISIS tại một trại giam, sau đó được Taliban thả tự do sau ngày Biden rút quân.
GettyImages-1178786876.jpg


Sự đổ lỗi Trump của Biden về thảm họa rút quân khỏi Afghanistan làm Nolte, một nhân viên phân tích thới cuộc, đặt những câu hỏi:
- Ai đã chỉ bảo Biden rút quân trước khi cứu dân Mỹ và đồng minh tại Agghanistan? Không phải là Trump.
- Ai đã chỉ bảo Biden để lại tất cả quân cụ trị giá hằng chục tỷ Mỹ Kim? Không phải là Trump.
- Ai đã chỉ bảo Biden gia hạn thời điểm rút quân để khủng bố tái bố trí quân đội của họ? Không phải là Trump.
- Ai đã chỉ bảo Biden bỏ căn cứ quân đội Bagram Air Base, một căn cứ quan trọng có phi trường với 2 phi đạo, trước khi hoàn thành rút quân? Không phải là Trump.
- Ai đã chỉ bảo Biden để quân khủng bố kiểm soát sự an ninh Mỹ? Không phải là Trump.

"Quyết định cuối cùng là tôi, nhưng lỗi ở ông."
pqe1baih1zj71.jpg


Hậu quả của cách rút quân của Biden: Làm Taliban mạnh trở lại.
ejbe348eksj71.jpg
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Nạn buôn người tại Việt Nam.

Theo Nghị Định Thư LHQ về chống buôn người, thường được gọi tắt là Nghị Định Thư Palermo, mà Việt Nam ký kết năm 2011, việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay tiếp nhận một trẻ em dưới 18 tuổi nhằm mục đích bóc lột lao động hoặc tình dục sẽ đương nhiên bị coi là "buôn bán người", bất luận phương cách đã sử dụng để đạt mục đích này.

Tại Việt Nam một số công ty cổ phần xuất khẩu lao động, và một số tổ chức bất hợp pháp, đã lạm dụng, xuất khẩu lao động những người dưới 18 tuổi ra ngoại quốc (TQ, Đài Loan, Ả Rập....) , đặc biệt trong mùa dịch Covid năm 2020. Chính quyền Việt Nam đã có những biện pháp ngăn ngừa nhưng không kiểm soát hết được.

Nạn buôn người tại Việt Nam.
Tác giả: Giang Nguyễn
Nguy cơ bị trở thành nạn nhân buôn người của những thành viên các cộng đồng vốn dễ bị tổn thương nhất trong xã hội Việt Nam gia tăng vào khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế khu vực và kế sinh nhai của người dân.

Báo cáo về tình trạng buôn người thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào đầu tháng 7/2021 ghi nhận “đại dịch COVID-19 là một khủng hoảng y tế với những hậu quả chưa từng có cho nhân quyền, phát triển kinh tế toàn cầu, kể cả nạn buôn người. Đại dịch đã tạo ra các điều kiện làm tăng số người dễ bị tổn thương và dễ bị buôn bán, đồng thời làm gián đoạn các hoạt động can thiệp chống buôn người hiện có và đã lên kế hoạch”.

Tại Việt Nam, theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao và Bộ Công An, năm 2020 có 136 người trong 84 trường hợp bị kết tội buôn người. Trong đó, 71 trường hợp, tức 84% là những vụ bóc lột tình dục.


Số lượng phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bán qua Trung Quốc lao động, làm nô lệ tình dục hoặc làm dâu người Hoa vẫn tiếp diễn và Việt Nam vừa là nơi cung ứng nguồn cung cũng như chặng quá cảnh cho nước láng giềng phía Bắc.


Cô Mimi Vũ, một Việt Kiều làm việc trong lĩnh vực buôn người trong suốt 15 năm qua tại Việt Nam, cho biết, bất chấp những biện pháp đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch COVID-19 của chính quyền, việc ngăn chặn đường dây buôn người tại đây là một điều hầu như không thể. Cô giải thích:


“Chắc chắn Chính phủ Việt Nam đã tăng cường tuần tra biên giới. Nhưng nếu bạn đã từng đến biên giới Việt-Trung thì bạn cũng biết rất khó để tuần tra vì núi rừng, sông, suối nên dù bạn có lực lượng tuần tra biên giới lớn nhất thế giới thì vẫn cực kỳ khó kiểm soát các điểm đầu vào. Đó là một biên giới rất dài và rất khó tuần tra. Chính quyền Việt Nam đang cố gắng hết sức, không chỉ để ngăn chặn việc buôn lậu và buôn người mà còn để ngăn chặn các biến thể mới của COVID qua biên giới”.


Hồi đầu tháng bảy vừa qua, Rồng Xanh- một tổ chức cứu hộ trẻ em có trụ sở tại Hà Nội - công bố báo cáo cho thấy trong số 199 nạn nhân mà tổ chức này đã giúp giải cứu từ nạn buôn người, hơn 60% là người dân tộc thiểu số bao gồm người H'mong, Thái và Khơ Mú. Cô Mimi cho biết trong nhiều năm làm việc chống nạn buôn người ở các vùng biên giới giáp Trung Quốc, cô ghi nhận nhiều nạn nhân xuất thân từ cộng đồng dân tộc thiểu số. Cô cho biết nguyên nhân:


“Những khu vực này có cộng đồng dân tộc thiểu số lớn như H’mong, Dao đỏ, Tày, trải dài trên biên giới hai bên. Ngoài vị trí địa lý của họ, bất bình đẳng giới cũng tồn tại trong các nhóm dân tộc thiểu số này, vốn đã chịu nhiều thiệt thòi hơn so với dân tộc Kinh về trình độ học vấn, vị thế kinh tế và khả năng tiếp cận các cơ hội. Điều đó có nghĩa là phụ nữ và trẻ em gái người dân tộc sẽ dễ bị tổn thương bởi nạn buôn người để đáp ứng nhu cầu về phụ nữ trong độ tuổi kết hôn của Trung Quốc.”


Theo những chuyên gia về nạn buôn người, có một số yếu tố chính đưa đến nguy cơ một cá nhân bị rơi vào vòng xoáy buôn người: Trình độ học vấn, vị thế kinh tế, giới tính và biện pháp kiểm soát biên giới. Những phụ nữ và trẻ em gái ở miền Bắc Việt Nam phụ thuộc vào các thành phần có nguy cơ cao trong tất cả những yếu tố đó nên nguy cơ bị mua bán cao.

Cô PhươngThảo Lê, một nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học New York, Trường Y tế Công cộng, đã thực hiện khảo sát về tình trạng sức khỏe và tâm lý của những nạn nhân buôn người được giải cứu và đưa trở về lại Việt Nam trong những năm qua.

Cô cho biết, phụ nữ bị cưỡng chế làm dâu người Trung Quốc tuy trong một số trường hợp được gia đình chồng đón nhận tử tế, nhưng họ phải đổi đầu với những thách thức khác hẳn với phụ nữ bị bán vào đường mại dâm khiến việc giải cứu họ cực kỳ khó khăn hơn.

“Một trong những điểm khác biệt lớn nhất mà tôi thấy là nếu một thiếu nữ bị bán vào ngành mại dâm ở những khu phố đèn đỏ, điều đó thường có nghĩa là họ ở gần biên giới, và gần với các nạn nhân khác. Rõ ràng cả hai dạng nạn nhân đều bị lạm dụng tình dục và lạm dụng thể chất rất nhiều, nhưng tại thời điểm tôi thực hiện nghiên cứu (năm 2015), nạn buôn bán tình dục được chú ý nhiều. Vì vậy, những nạn nhân dạng bị cưỡng bức này có cơ hội được giải cứu, được trao trả hoặc trốn thoát, trở lại Việt Nam cao hơn. Trong khi đó, đối với những phụ nữ gọi là “được” (trong ngoặc kép) chọn làm vợ bán cho những gia đình Trung Quốc thì cơ hội trốn thoát và được giải cứu của họ thực sự giảm đi đáng kể”.
Nhà nghiên cứu khoa học Phương Thảo cho biết, trong những năm gần đây, chuyên gia về tệ nạn buôn người cũng đã bắt đầu nhận thấy một phần lớn của nạn buôn người là thành phần lao động qua nước ngoài. Cô nhận định:
“Trong những năm gần đây nhất, lĩnh vực buôn người đã chuyển từ tập trung vào lãnh vực mại dâm sang những hình thức buôn người khác, trong đó có buôn bán lao động. Và tôi nghĩ rằng đặc biệt ở Việt Nam với xu hướng di cư lao động, có những hợp đồng lao động được Chính phủ tạo điều kiện, đã xảy ra tình trạng lạm dụng. Vì vậy, tôi cho rằng con số trường hợp buôn người lao động và lạm dụng lao động Việt Nam trong khu vực và trên toàn cầu thực sự bị bỏ qua”.
Báo cáo về tình trạng buôn người mới nhất của Hoa Kỳ có nhận định rằng chính phủ Hà Nội chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xoá bỏ tình trạng buôn người dù đã có những nỗ lực đáng kể như tập trung truy tố kẻ buôn người.

Số trường hợp buôn người bị phát hiện và số người bị kết tội tại Việt Nam đã sụt giảm trong bốn năm liên tiếp, theo thống kê của Hà Nội. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng buôn người ghi nhận vì Hà Nội đã dồn nguồn lực vào việc xây dựng một kế hoạch chống nạn buôn người bằng văn bản chuẩn mực nên Việt Nam đã được miễn trừ, không bị xếp vào cấp độ 3 (tier 3), tức hạng tồi tệ nhất dành cho các chính quyền bị đánh giá “không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu và không có những nỗ lực đáng kể” chống nạn buôn người. Trong báo cáo năm 2021, Hoa Kỳ xếp Việt Nam ở cấp độ 2 danh sách các quốc gia “cần phải theo dõi về buôn người.”
 
Sửa lần cuối:

Modelo

Rìu Chiến
Nạn buôn người tại Việt Nam.

Theo Nghị Định Thư LHQ về chống buôn người, thường được gọi tắt là Nghị Định Thư Palermo, mà Việt Nam ký kết năm 2011, việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay tiếp nhận một trẻ em dưới 18 tuổi nhằm mục đích bóc lột lao động hoặc tình dục sẽ đương nhiên bị coi là "buôn bán người", bất luận phương cách đã sử dụng để đạt mục đích này.

Tại Việt Nam một số công ty cổ phần xuất khẩu lao động, và một số tổ chức bất hợp pháp, đã lạm dụng, xuất khẩu lao động những người dưới 18 tuổi ra ngoại quốc (TQ, Đài Loan, Ả Rập....) , đặc biệt trong mùa dịch Covid năm 2020. Chính quyền Việt Nam đã có những biện pháp ngăn ngừa nhưng không kiểm soát hết được.

Nạn buôn người tại Việt Nam.
Tác giả: Giang Nguyễn
Nguy cơ bị trở thành nạn nhân buôn người của những thành viên các cộng đồng vốn dễ bị tổn thương nhất trong xã hội Việt Nam gia tăng vào khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế khu vực và kế sinh nhai của người dân.

Báo cáo về tình trạng buôn người thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào đầu tháng 7/2021 ghi nhận “đại dịch COVID-19 là một khủng hoảng y tế với những hậu quả chưa từng có cho nhân quyền, phát triển kinh tế toàn cầu, kể cả nạn buôn người. Đại dịch đã tạo ra các điều kiện làm tăng số người dễ bị tổn thương và dễ bị buôn bán, đồng thời làm gián đoạn các hoạt động can thiệp chống buôn người hiện có và đã lên kế hoạch”.

Tại Việt Nam, theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao và Bộ Công An, năm 2020 có 136 người trong 84 trường hợp bị kết tội buôn người. Trong đó, 71 trường hợp, tức 84% là những vụ bóc lột tình dục.


Số lượng phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bán qua Trung Quốc lao động, làm nô lệ tình dục hoặc làm dâu người Hoa vẫn tiếp diễn và Việt Nam vừa là nơi cung ứng nguồn cung cũng như chặng quá cảnh cho nước láng giềng phía Bắc.


Cô Mimi Vũ, một Việt Kiều làm việc trong lĩnh vực buôn người trong suốt 15 năm qua tại Việt Nam, cho biết, bất chấp những biện pháp đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch COVID-19 của chính quyền, việc ngăn chặn đường dây buôn người tại đây là một điều hầu như không thể. Cô giải thích:


“Chắc chắn Chính phủ Việt Nam đã tăng cường tuần tra biên giới. Nhưng nếu bạn đã từng đến biên giới Việt-Trung thì bạn cũng biết rất khó để tuần tra vì núi rừng, sông, suối nên dù bạn có lực lượng tuần tra biên giới lớn nhất thế giới thì vẫn cực kỳ khó kiểm soát các điểm đầu vào. Đó là một biên giới rất dài và rất khó tuần tra. Chính quyền Việt Nam đang cố gắng hết sức, không chỉ để ngăn chặn việc buôn lậu và buôn người mà còn để ngăn chặn các biến thể mới của COVID qua biên giới”.


Hồi đầu tháng bảy vừa qua, Rồng Xanh- một tổ chức cứu hộ trẻ em có trụ sở tại Hà Nội - công bố báo cáo cho thấy trong số 199 nạn nhân mà tổ chức này đã giúp giải cứu từ nạn buôn người, hơn 60% là người dân tộc thiểu số bao gồm người H'mong, Thái và Khơ Mú. Cô Mimi cho biết trong nhiều năm làm việc chống nạn buôn người ở các vùng biên giới giáp Trung Quốc, cô ghi nhận nhiều nạn nhân xuất thân từ cộng đồng dân tộc thiểu số. Cô cho biết nguyên nhân:


“Những khu vực này có cộng đồng dân tộc thiểu số lớn như H’mong, Dao đỏ, Tày, trải dài trên biên giới hai bên. Ngoài vị trí địa lý của họ, bất bình đẳng giới cũng tồn tại trong các nhóm dân tộc thiểu số này, vốn đã chịu nhiều thiệt thòi hơn so với dân tộc Kinh về trình độ học vấn, vị thế kinh tế và khả năng tiếp cận các cơ hội. Điều đó có nghĩa là phụ nữ và trẻ em gái người dân tộc sẽ dễ bị tổn thương bởi nạn buôn người để đáp ứng nhu cầu về phụ nữ trong độ tuổi kết hôn của Trung Quốc.”


Theo những chuyên gia về nạn buôn người, có một số yếu tố chính đưa đến nguy cơ một cá nhân bị rơi vào vòng xoáy buôn người: Trình độ học vấn, vị thế kinh tế, giới tính và biện pháp kiểm soát biên giới. Những phụ nữ và trẻ em gái ở miền Bắc Việt Nam phụ thuộc vào các thành phần có nguy cơ cao trong tất cả những yếu tố đó nên nguy cơ bị mua bán cao.

Cô PhươngThảo Lê, một nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học New York, Trường Y tế Công cộng, đã thực hiện khảo sát về tình trạng sức khỏe và tâm lý của những nạn nhân buôn người được giải cứu và đưa trở về lại Việt Nam trong những năm qua.

Cô cho biết, phụ nữ bị cưỡng chế làm dâu người Trung Quốc tuy trong một số trường hợp được gia đình chồng đón nhận tử tế, nhưng họ phải đổi đầu với những thách thức khác hẳn với phụ nữ bị bán vào đường mại dâm khiến việc giải cứu họ cực kỳ khó khăn hơn.

“Một trong những điểm khác biệt lớn nhất mà tôi thấy là nếu một thiếu nữ bị bán vào ngành mại dâm ở những khu phố đèn đỏ, điều đó thường có nghĩa là họ ở gần biên giới, và gần với các nạn nhân khác. Rõ ràng cả hai dạng nạn nhân đều bị lạm dụng tình dục và lạm dụng thể chất rất nhiều, nhưng tại thời điểm tôi thực hiện nghiên cứu (năm 2015), nạn buôn bán tình dục được chú ý nhiều. Vì vậy, những nạn nhân dạng bị cưỡng bức này có cơ hội được giải cứu, được trao trả hoặc trốn thoát, trở lại Việt Nam cao hơn. Trong khi đó, đối với những phụ nữ gọi là “được” (trong ngoặc kép) chọn làm vợ bán cho những gia đình Trung Quốc thì cơ hội trốn thoát và được giải cứu của họ thực sự giảm đi đáng kể”.
Nhà nghiên cứu khoa học Phương Thảo cho biết, trong những năm gần đây, chuyên gia về tệ nạn buôn người cũng đã bắt đầu nhận thấy một phần lớn của nạn buôn người là thành phần lao động qua nước ngoài. Cô nhận định:
“Trong những năm gần đây nhất, lĩnh vực buôn người đã chuyển từ tập trung vào lãnh vực mại dâm sang những hình thức buôn người khác, trong đó có buôn bán lao động. Và tôi nghĩ rằng đặc biệt ở Việt Nam với xu hướng di cư lao động, có những hợp đồng lao động được Chính phủ tạo điều kiện, đã xảy ra tình trạng lạm dụng. Vì vậy, tôi cho rằng con số trường hợp buôn người lao động và lạm dụng lao động Việt Nam trong khu vực và trên toàn cầu thực sự bị bỏ qua”.
Báo cáo về tình trạng buôn người mới nhất của Hoa Kỳ có nhận định rằng chính phủ Hà Nội chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xoá bỏ tình trạng buôn người dù đã có những nỗ lực đáng kể như tập trung truy tố kẻ buôn người.

Số trường hợp buôn người bị phát hiện và số người bị kết tội tại Việt Nam đã sụt giảm trong bốn năm liên tiếp, theo thống kê của Hà Nội. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng buôn người ghi nhận vì Hà Nội đã dồn nguồn lực vào việc xây dựng một kế hoạch chống nạn buôn người bằng văn bản chuẩn mực nên Việt Nam đã được miễn trừ, không bị xếp vào cấp độ 3 (tier 3), tức hạng tồi tệ nhất dành cho các chính quyền bị đánh giá “không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu và không có những nỗ lực đáng kể” chống nạn buôn người. Trong báo cáo năm 2021, Hoa Kỳ xếp Việt Nam ở cấp độ 2 danh sách các quốc gia “cần phải theo dõi về buôn người.”
Như vậy là VN lên level rồi
 


Top