Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám | Page 159 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
Hạ thủy con thuyền Violin of Noah (Vĩ cầm của Noah)

Nghệ sĩ Livio De Marchi đã hợp tác với Venice Development Consortium đóng một con thuyền dài 12 mét. Thuyền có hình vĩ cầm có tên Violin of Noah, Vĩ Cầm của Noah. Noah là tên một con thuyền trong Kinh Thánh đã cứu vớt gia đình ông Noah và các loại thú vật trong trận Đại Hồng Thủy do Thiên Chúa phạt con người. Con thuyền Violin of Noah đã được hạ thủy tại thành phố Venice tại Ý và sẽ đi trong thành phố nước Venice vào tháng 9 để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì dịch Vũ Hán.

Gỗ làm thuyền
46388203-9870753-image-a-82_1628295869756.jpg


Nghệ sĩ khởi xướng đóng tàu Livio De Marchi, còn có tên là Carpenter of Venice
46388233-9870753-image-a-77_1628295854741.jpg


Thuyền được hạ thủy
46388221-9870753-image-a-88_1628295901080.jpg


46388237-9870753-Impressively_the_music_inspired_boat_supported_the_weight_of_mul-a-114_1628298213914.jpg


Chơi đàn trên thuyền đàn
46388227-9870753-image-a-71_1628295832449.jpg


46388213-9870753-image-a-86_1628295885877.jpg


46388235-9870753-image-a-90_1628295917732.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Vaccine Covid có hiệu ứng hay không?

Hiện tại có khoảng 80% dân Mỹ trên 12 tuổi đã được tiêm vaccine. Từ lúc có vaccine CDC và chính quyền vận động mọi người chích vaccine với đầy hứa hẹn: Người chích được bảo vệ không bị nhiễm và không truyền nhiễm Covid, không còn bị giãn cách xã hội, không còn phải đeo khẩu trang....

Chính quyền dự tính làm áp lực mọi người phải đeo khẩu trang như
- Người không chích không được đi máy bay, không được vào quán, hiệu buôn... hầu như mọi nơi công cộng
- Hãng xưởng sẽ chỉ nhận người đã chích
- Mỗi người sẽ phải mang trong người giấy chứng nhận đã chích vaccine
............ và nhiều cách khác.

Những người không chích vaccine vì lý do riêng của họ như
- Đang bị một chứng bệnh khác (tiền bệnh)
- Nghi ngờ hiệu ứng của vaccine (vaccine mới chỉ có vài tháng, chưa đủ thời gian nghiên cứu...)
- Đã nhiễm Covid rồi (đã có sự đề kháng của cơ thể)
- Muốn biểu lộ tự do quyết định
- Thuần túy không thích
.........

Điểm mâu thuẫn của chính quyền và CDC là ra luật đeo khẩu trang trở lại tại một sô nơi. Chủ tịch hạ viện, bà Pelosi ra luật mọi đại biểu quốc hội phải đeo khẩu trang, dù đã chích vaccine hay không, nơi khu vực hạ viện. Nhưng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau bà phạm luật do chính bà làm ra: lột khẩu trang khi chụp hình. Biden cũng vi phạm không đeo khẩu trang và còn ôm người khác không đeo khẩu trang.

Mâu thuẫn hơn nữa khi giám đốc của CDC lên TV tuyên bố người đã chích hoặc chưa chích vaccine đều có thể bị nhiễm và truyền nhiễm Covid-19

Như vậy làm sao có thể thuyết phục được 20% số người chưa chích sẽ đi chích vaccine được?

Sự vô nghĩa của giấy chứng nhận đã chích vaccine
image%20%282%29_3.png

Câu hỏi: "Vaccine có hiệu ứng hay không?"

-Nếu bạn trả lời có, thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận là vô nghĩa vì lý dokhông nhiễm và không truyền Covid của vaccine như CDC và chính quyền nói;

Nếu bạn trả lời là không, thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận là vô nghĩa vì nếu vaccine không có hiệu ứng thì cần gì giấy chứng nhận đã chích vaccine.

Nói chung CDC cũng mù tịt về việc phòng chống Covid-19, chỉ đoán mò cách phòng chống như mọi người khác.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Vaccine Covid có hiệu ứng hay không?

Hiện tại có khoảng 80% dân Mỹ trên 12 tuổi đã được tiêm vaccine. Từ lúc có vaccine CDC và chính quyền vận động mọi người chích vaccine với đầy hứa hẹn: Người chích được bảo vệ không bị nhiễm và không truyền nhiễm Covid, không còn bị giãn cách xã hội, không còn phải đeo khẩu trang....

Chính quyền dự tính làm áp lực mọi người phải đeo khẩu trang như
- Người không chích không được đi máy bay, không được vào quán, hiệu buôn... hầu như mọi nơi công cộng
- Hãng xưởng sẽ chỉ nhận người đã chích
- Mỗi người sẽ phải mang trong người giấy chứng nhận đã chích vaccine
............ và nhiều cách khác.

Những người không chích vaccine vì lý do riêng của họ như
- Đang bị một chứng bệnh khác (tiền bệnh)
- Nghi ngờ hiệu ứng của vaccine (vaccine mới chỉ có vài tháng, chưa đủ thời gian nghiên cứu...)
- Đã nhiễm Covid rồi (đã có sự đề kháng của cơ thể)
- Muốn biểu lộ tự do quyết định
- Thuần túy không thích
.........

Điểm mâu thuẫn của chính quyền và CDC là ra luật đeo khẩu trang trở lại tại một sô nơi. Chủ tịch hạ viện, bà Pelosi ra luật mọi đại biểu quốc hội phải đeo khẩu trang, dù đã chích vaccine hay không, nơi khu vực hạ viện. Nhưng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau bà phạm luật do chính bà làm ra: lột khẩu trang khi chụp hình. Biden cũng vi phạm không đeo khẩu trang và còn ôm người khác không đeo khẩu trang.

Mâu thuẫn hơn nữa khi giám đốc của CDC lên TV tuyên bố người đã chích hoặc chưa chích vaccine đều có thể bị nhiễm và truyền nhiễm Covid-19

Như vậy làm sao có thể thuyết phục được 20% số người chưa chích sẽ đi chích vaccine được?

Sự vô nghĩa của giấy chứng nhận đã chích vaccine
image%20%282%29_3.png

Câu hỏi: "Vaccine có hiệu ứng hay không?"

-Nếu bạn trả lời có, thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận là vô nghĩa vì lý dokhông nhiễm và không truyền Covid của vaccine như CDC và chính quyền nói;

Nếu bạn trả lời là không, thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận là vô nghĩa vì nếu vaccine không có hiệu ứng thì cần gì giấy chứng nhận đã chích vaccine.

Nói chung CDC cũng mù tịt về việc phòng chống Covid-19, chỉ đoán mò cách phòng chống như mọi người khác.
Truyền thông của VN nói chích ngừa covid19 có thể bảo vệ khi bị nhiễm ko bị nặng , chứ ko nói là ko bị nhiễm bệnh và nếu nhiễm bệnh sẽ ít làm lây hơn là người ko chích
Cũng 1 phần do biến thể mới của virus nó sinh sôi quá nhiều lây bệnh gấp nhiều lần chuẩn virus cũ do vậy mà nhiều quốc gia vở kế hoạch mở cửa
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Truyền thông của VN nói chích ngừa covid19 có thể bảo vệ khi bị nhiễm ko bị nặng , chứ ko nói là ko bị nhiễm bệnh và nếu nhiễm bệnh sẽ ít làm lây hơn là người ko chích
Cũng 1 phần do biến thể mới của virus nó sinh sôi quá nhiều lây bệnh gấp nhiều lần chuẩn virus cũ do vậy mà nhiều quốc gia vở kế hoạch mở cửa
Tin vui cho những người đã bị nhiễm Covid-19

Qua các cuộc nghiên cứu về sức đề kháng của cơ thể (immune system) chống lại Covid-19 tại Do Thái, Anh Quốc và một số nơi khác, các chuyên gia tìm thấy sự đề kháng tự nhiên của cơ thể (những người nhiễm Covid-19 đã bình phục) mạnh mẽ hơn, lâu dài hơn hiệu ứng của vaccine. Dựa vào những bằng chứng của các cuộc nghiên cứu trên, WHO đã xác định cơ thể những người đã bị nhiễm tự nhiên có sức đề kháng mạnh chống Covid-19, bảo vệ cơ thể. “Current evidence points to most individuals developing strong protective immune responses following natural infection with SARS-CoV-2.”

Sức đề kháng tự nhiên này vượt xa sức đề kháng của vaccine Johnson & Johnson. Theo CDC qua các cuộc thử nghiệm, hiệu lực của vaccine trên chỉ khoảng 66.3 %

Trong một cuộc nghiên cửu biến chủng Gamma (Gamma Variant) nơi những nhân công hầm mỏ tại French Guiana, số ca nhiễm là 60% cho những người đã được chích vaccine trước khi nhiễm, trong khi không một ai (0%) đã bị nhiễm trước đó (đề kháng tự nhiên) lại bị nhiễm lại.

Các cuộc nghiên cứu trên chứng tỏ hiêu ứng của miễn nhiễm tự nhiên (đã bị nhiễm trước rồi) bằng hoặc hơn hiệu ứng của vaccine.

Trong một cuộc nghiên cứu những nhân viên y tế đã nhiễm bệnh trước và sau đó nhiễm lại, người ta khám phá số người đã nhiễm trước và lại chích vaccine sau đó, bị nhiễm lại lớn hơn 3 lần số người bị nhiễm trước và không chích vaccine.

Tại Viện Y Tế Cleveland (Cleveland Clinic), 50.000 người tham gia cuộc nghiên cứu, không một ai đã bị nhiễm trước mà lại bị mắc lại, không cần biết có chích vaccine sau đó hay không (https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.06.01.21258176v2) Nhưng (những) kết quả này không hề được CDC thông báo, nhằm mục đích áp lực mọi người dân phải chích vaccine.

Việc phòng chống tại Mỹ đã bị các chính trị gia kiểm soát trong khi tiếng nói của các bác sĩ chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực, trị liệu, và nghiên cứu Covid-19 bị giới truyền thông và mạng xã hội ém nhẹm. Big Tech (Facebook, Twitter, Youtube…) kiểm duyệt tất cả những bài đặt câu hỏi hiệu ứng của vaccine có đúng thật sự hay không.

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tin vui cho những người đã bị nhiễm Covid-19

Qua các cuộc nghiên cứu về sức đề kháng của cơ thể (immune system) chống lại Covid-19 tại Do Thái, Anh Quốc và một số nơi khác, các chuyên gia tìm thấy sự đề kháng tự nhiên của cơ thể (những người nhiễm Covid-19 đã bình phục) mạnh mẽ hơn, lâu dài hơn hiệu ứng của vaccine. Dựa vào những bằng chứng của các cuộc nghiên cứu trên, WHO đã xác định cơ thể những người đã bị nhiễm tự nhiên có sức đề kháng mạnh chống Covid-19, bảo vệ cơ thể. “Current evidence points to most individuals developing strong protective immune responses following natural infection with SARS-CoV-2.”

Sức đề kháng tự nhiên này vượt xa sức đề kháng của vaccine Johnson & Johnson. Theo CDC qua các cuộc thử nghiệm, hiệu lực của vaccine trên chỉ khoảng 66.3 %

Trong một cuộc nghiên cửu biến chủng Gamma (Gamma Variant) nơi những nhân công hầm mỏ tại French Guiana, số ca nhiễm là 60% cho những người đã được chích vaccine trước khi nhiễm, trong khi không một ai (0%) đã bị nhiễm trước đó (đề kháng tự nhiên) lại bị nhiễm lại.

Các cuộc nghiên cứu trên chứng tỏ hiêu ứng của miễn nhiễm tự nhiên (đã bị nhiễm trước rồi) bằng hoặc hơn hiệu ứng của vaccine.

Trong một cuộc nghiên cứu những nhân viên y tế đã nhiễm bệnh trước và sau đó nhiễm lại, người ta khám phá số người đã nhiễm trước và lại chích vaccine sau đó, bị nhiễm lại lớn hơn 3 lần số người bị nhiễm trước và không chích vaccine.

Tại Viện Y Tế Cleveland (Cleveland Clinic), 50.000 người tham gia cuộc nghiên cứu, không một ai đã bị nhiễm trước mà lại bị mắc lại, không cần biết có chích vaccine sau đó hay không (https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.06.01.21258176v2) Nhưng (những) kết quả này không hề được CDC thông báo, nhằm mục đích áp lực mọi người dân phải chích vaccine.

Việc phòng chống tại Mỹ đã bị các chính trị gia kiểm soát trong khi tiếng nói của các bác sĩ chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực, trị liệu, và nghiên cứu Covid-19 bị giới truyền thông và mạng xã hội ém nhẹm. Big Tech (Facebook, Twitter, Youtube…) kiểm duyệt tất cả những bài đặt câu hỏi hiệu ứng của vaccine có đúng thật sự hay không.


Lý do tại sao miễn nhiễm tự nhiên (đã bị nhiễm Covid trước) tốt hơn miễn nhiễm từ vaccine

Bình thường khi chích vaccine là chích vi khuẩn yếu vào cơ thể, cơ thể sẽ có khuynh hướng chống lại, tạo sức đề kháng diệt trừ vi khuẩn. Sau khi tiêm vaccine, nếu vi khuẩn (mạnh) tái xâm nhập cơ thể, cơ thể chống đỡ một cách dễ dàng vì đã biết trước.

Vaccine Covid không được thực hiện như cách cổ truyền như trên, chích vi khuẩn yếu vào cơ thể. Khoa học gia lấy một code, protein (phần rất nhỏ) trong giải trình tự DNA (RNA) của Covid -19 và tiêm vào cơ thể, kích thích cơ thể tạo sức đề kháng chống lại code (virus) này.

Khuyết điểm của Vaccine Covid là cơ thể chỉ được luyện dạy đề kháng lại code được tiêm trước (một phần của DNA Covid) mà không được huấn luyện chống lại các biến chủng của Covid, nên sự miễn nhiễm bị giới hạn nhiều hơn, khó chống lại biến chủng.

Người đã bị Covid trước, vi khuẩn mạnh đã xâm nhập vào trong người, hoặc nói cách khác, nguyên giải trình tự DNA của Covid đã vào trong người, cơ thể đã tạo được sức đề kháng mạnh mẽ hơn, đặc biệt hơn, kể cả sức để kháng chống lại biến chủng Covid-19.

Đó là lý do tại sao một số người đã nhiễm Covid-19 rồi, họ không muốn (không cần) chích vaccine nữa. Trong một số trường hợp đã bị nhiễm rồi và lại chích vaccine nữa, tỷ lệ nhiễm lại lớn hơn không chích vaccine (đã bị nhiễm trước)
 
Sửa lần cuối:

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Lý do tại sao miễn nhiễm tự nhiên (đã bị nhiễm Covid trước) tốt hơn miễn nhiễm từ vaccine

Bình thường khi chích vaccine là chích vi khuẩn yếu vào cơ thể, cơ thể sẽ có khuynh hướng chống lại, tạo sức đề kháng diệt trừ vi khuẩn. Sau khi tiêm vaccine, nếu vi khuẩn (mạnh) tái xâm nhập cơ thể, cơ thể chống đỡ một cách dễ dàng vì đã biết trước.

Vaccine Covid không được thực hiện như cách cổ truyền như trên, chích vi khuẩn yếu vào cơ thể. Khoa học gia lấy một code, protein (phần rất nhỏ) trong giải trình tự DNA (RNA) của Covid -19 và tiêm vào cơ thể, kích thích cơ thể tạo sức đề kháng chống lại code (virus) này.

Khuyết điểm của Vaccine Covid là cơ thể chỉ được luyện dạy đề kháng lại code được tiêm trước (một phần của DNA Covid) mà không được huấn luyện chống lại các biến chủng của Covid, nên sự miễn nhiễm bị giới hạn nhiều hơn, khó chống lại biến chủng.

Người đã bị Covid trước, vi khuẩn mạnh đã xâm nhập vào trong người, hoặc nói cách khác, nguyên giải trình tự DNA của Covid đã vào trong người, cơ thể đã tạo được sức đề kháng mạnh mẽ hơn, đặc biệt hơn, kể cả sức để kháng chống lại biến chủng Covid-19.

Đó là lý do tại sao một số người đã nhiễm Covid-19 rồi, họ không muốn (không cần) chích vaccine nữa. Trong một số trường hợp đã bị nhiễm rồi và lại chích vaccine nữa, tỷ lệ nhiễm lại lớn hơn không chích vaccine (đã bị nhiễm trước)
Chính xác như vậy mà bác , khi đã khỏi bệnh tức là cơ thể đã sinh sản đủ lượng kháng nguyên cho chính mình để tiêu diệt virus covid2 . Đã có kháng thể mạnh rồi thì đâu cần thêm cái gì khác nữa
Và có nhiều ca lấy kháng thể của người khỏi bệnh để chửa cho người đang bị bệnh nguy kịch (nhưng cách này quá tốn kém do vậy mà ít được dùng)
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Từ hero đến zero
Thống đốc tiểu bang New York từ chức

Andrew Cuomo
, thống đốc tiểu bang New York đã xin từ chức, có hiệu lực trong 14 ngày tới. Đảng Dân Chủ và giới truyền thông trong bao năm qua cho tới đầu năm 2021 suy tôn ông như một bậc cứu dân độ thế.
Ông thuộc cánh tả, đã dồn người nhiễm Covid vào các viện dưỡng lão, làm khoảng 10.000 người già bị nhiễm bệnh và chết. Ông còn ra luật lockdown khắt khe trong khi ông không thi hành luật ông ban ra. Suốt mùa dịch, ông đã ủng hộ biểu tình bạo động, đốt nhà,, cửa tiệm, trộm đồ của phong trào Antifa và BLM. Quốc hội tiểu bang (đảng Dân Chủ chiếm đa số) đe dọa sẽ impeach ông về tội làm hằng ngàn người già chết oan. Ngoài ra ông còn bị 13 phụ nữ, nhân viên dưới quyền ông bị ông sách nhiễu tình dục. Họ tố cáo đã hôn hít họ, vuốt mông, bóp %@ họ...

Tuần trước bộ trưởng tư pháp của tiểu bang đã làm cuộc điều tra tường trình có sự sách nhiễu tình dục. Ông phủ nhận những lời buộc tội của những phụ nữ đã tố cáo ông. Ông còn cho thư ký của ông rò rỉ tư liệu của nạn nhân cho báo chí, nhằm làm nạn nhân mất uy tín.

Ông bị áp lực phải từ chức, nhằm tránh bị impeach, của cả 2 đảng, kể cả của TT Biden, chủ tịch hạ viện Pelosi và nhiều chính trị gia tên tuổi khác. Tuần trước thư ký của ông, người có thế lực hàng thứ 2 sau ông của tiểu bang, đã từ chức, vì đã dùng thời gian phục vụ tiểu bang viết sách về sự thành công phòng chống Covid của ông (được nhà xuất bản tra 5 triệu USA, và bà là người giúp ông tường trình gian dối về việc người già chết do chính sách của ông. Bà còn rò rì dữ liệu cá nhân của phụ nữ tố ông cho báo chí biết với mục đích đe dọa họ.

Một cố vấn cao cấp của ông cũng xin từ chức vì đã giúp ông chạy tội.

Ông xin từ chức nhưng không nhận lỗi. Ông nói cả đời ông hôn hít nhiều người, nam cũng như nữ, nhưng ông không hề hay biết ranh giới đã được vạch ra và ông đã vô tình vượt rào.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Saigon Tôi Ơi !

Saigon bây giờ đêm ngày giới nghiêm
Saigon giẫy chết, saigon im lìm
Saigon ban đêm không đèn điện sáng
Saigon ban ngày không họp chợ đông
Saigon bây giờ cửa đóng then gài
Không được ra ngoài, không được hẹn ai
Gặp không bắt tay, không lời chào hỏi
Saigon bây giờ sống đếm từng ngày
Saigon mẹ tôi không miếng trầu tươi
Không miếng vôi nồng, môi miệng biếng cười
Mẹ ngồi lặng nghe từng con số tới
Số cứ tăng dần, mắt Mẹ lệ rơi
Saigon cha tôi không cà phê sáng
Không bạn không bè không chuyện râm ran
Một góc cha ngồi im nghe tin dữ
Hết người này chết lại đến người kia
Saigon bạn tôi mỗi ngày đón tin
Con số người nhiễm bệnh covid
Bạn mừng khi nghe tin bệnh đang giảm
Mắt bạn lệ nhoè khi bệnh tăng lên
Saigon em tôi không thể đến trường
Tuổi thơ hồn nhiên bị nhốt trong nhà
Đôi mắt mở to nhìn đêm đen đến
Em học chịu đựng từ mẹ, từ bà
Saigon có người nhung lụa phủ phê
Bước xuống xe hơi có lọng phủ che
Một bước chân đi có người tiếp đón
Người không thấy đời đau khổ bên kia
Saigon nhiều người đói khát từng ngày
Lê tấm thân còm bán vặt đó đây
Gom không đủ tiền mua từng lon gạo
Ngày lại qua ngày, cuộc sống lất lây
Saigon dân tôi nằm nhà chết đói
Oằn mình chịu đựng cơn đói hoành hành
Saigon dân tôi có miệng không nói
Bởi có ai nghe người không chiếu manh
Saigon tôi ơi, Saigon tôi ơi
Saigon địa ngục, Saigon tả tơi
Tôi gởi Saigon niềm thương nỗi nhớ
Tôi gởi Saigon mong mỏi xa vời
Saigon tôi ơi, Saigon tôi ơi.


Trịnh gia Mỹ
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Saigon Tôi Ơi !



Trịnh gia Mỹ
Rất nhiều người mang tâm trạng đã kích, một đất nước nào cũng có nền văn hóa của nước đó, có tính nhân văn của nước đó

Rất nhiều và rất nhiều nghĩa cử ấm áp tình người , nhưng cũng có 1 vài hình ảnh do những con người giữa xã hôi "Giống như 1 con SÂU nó nằm trong 1 nồi canh" VẬY THÔI

VN ko giống như MỸ mỗi nhà nước có 1 nền chính trị riêng
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Từ câu chuyện hư hư thực thực "Bác Sĩ Khoa Rút Ống Thở"


, tác giả Nguyên Sa có viết bài giới thiệu: "

Ba Cuốn Cẩm Nang Giúp Bạn Luyện Tập Để Tránh “Văng Miểng” Vì Tin Giả​

Biết phân biệt thật – giả, chính bạn sẽ giúp môi trường thông tin quanh mình trong sạch hơn.

Vụ việc “bác sĩ Khoa rút ống thở” đã gây náo loạn mạng xã hội trong vài ngày qua.
[1] Sau khi báo chí và nhiều chuyên gia vào cuộc xác minh, thông tin này được chứng minh là giả mạo. Nhiều người nổi tiếng, bao gồm cả những nhà báo giàu kinh nghiệm cũng đã rơi vào chiếc bẫy tin giả được dàn dựng công phu này. Nó xuất hiện trong bối cảnh lòng tin của người dân vào các thông tin “chính thống” đang giảm sút nghiêm trọng. Mẩu tin vịt này không phải là duy nhất, không phải là thứ nguy hại nhất, cũng chẳng phải chuyện riêng của Việt Nam. Trên thế giới, nhiều thông tin bịa đặt về nguồn gốc, triệu chứng, cách chữa trị COVID-19 đã hoành hành khắp nơi, thậm chí gây chết người.
[2] Sự lúng túng của giới khoa học và các cơ quan chức năng, cùng với sự lo sợ của người dân khắp thế giới trước virus SARS-CoV-2 đã tạo ra môi trường lý tưởng để thông tin sai lệch lên ngôi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi đó là “infodemic” – đại dịch thông tin sai lệch.
[3]
Cần phải nói rõ, cơn “infodemic” này là rất nghiêm trọng, và trách nhiệm chống lại nó không phải là của riêng bạn. Tuy vậy, việc nâng cao năng lực thẩm định thông tin cũng cần thiết như việc tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang kỳ này giới thiệu đến bạn ba cuốn cẩm nang hướng dẫn cách tự tập thể dục cho trí óc, giúp bạn trở thành những độc giả khó mà bị lừa.
* * *
Nhưng trước hết, phải làm rõ xem tin giả là gì.
Bạn có lẽ không xa lạ gì với từ này. Tin giả là dịch ra từ chữ “fake news” trong tiếng Anh. Từ này được dùng đã lâu, và trở nên đặc biệt phổ biến trong thời gian Donald Trump làm tổng thống Mỹ (bạn nhớ không, CNN hay New York Times gì thì ông ấy cũng gọi là “fake news” ngon lành). Giới nghiên cứu về truyền thông không khoái chữ này. Họ cho rằng dùng chữ tin giả coi bộ tiện, nhưng nó lại làm đơn giản hóa quá mức một vấn đề phức tạp. Những lý thuyết đầu tiên về vấn đề này hiện phân loại “tin giả” thành ba nhóm dựa trên hai tiêu chí là sự sai lệch (falseness) và ý đồ gây hại (intent to harm).
Theo đó, thông tin sai lệch được chia thành 3 nhóm: Tin sai (misinformation), tin xuyên tạc (disinformation) và tin nguy hại (malinformation). First Draft News gọi chung ba hiện tượng này là rối loạn thông tin (information disorder).

[4] Bạn có thể xem minh họa bên dưới để rõ hơn về cách phân loại này.
Rối loạn thông tin. Nguồn: First Draft News (2019).

Thử ví dụ trong vụ “bác sĩ Khoa”. Nếu như tối hôm 7/8 bạn cũng share (chia sẻ) bài đăng lâm ly đó, nhưng khi bấm share bạn tưởng nó là thật, và chỉ muốn chia sẻ cho mọi người cùng đọc thôi, thì thứ bạn tạo ra là “misinformation”. Bạn không biết, không có ý định gây hại, và chính bạn cũng là nạn nhân. Đối với những người đã biết đó là tin sai, mà cố tình chia sẻ để lừa người khác, thì thứ họ tạo ra là -censor-information. Đối với nhóm “bác sĩ Khoa”, những người này cố tình bịa đặt ra một câu chuyện hư cấu với các dấu hiệu lừa đảo tiền từ thiện, thứ họ tạo ra được gọi là “malinformation”, với khả năng gây nguy hại ở mức độ cao nhất. [5]
Ý đồ gây hại cũng là tiêu chí quan trọng để truy cứu trách nhiệm trước pháp luật của những người tạo ra tin giả. Bạn có thể vẫn gọi hiện tượng này là tin giả, hoặc vẫn sẽ nghe nhiều người, bao gồm giới báo chí, gọi thế cho tiện, nhưng mong bạn đừng quên hai vòng tròn giao nhau phía trên.
Đã có rất nhiều nỗ lực trên khắp thế giới nhằm phòng chống ảnh hưởng tiêu cực của thông tin sai lệch. Kết quả của các nỗ lực này là những cuốn cẩm nang miễn phí, dễ hiểu, nhiều cuốn được dịch sẵn sang tiếng Việt. Tại sao chúng lại miễn phí? Vì việc bạn biết phân biệt thật – giả không chỉ giúp ích cho bạn mà còn có ích cho cả những người xung quanh. Các tác giả của ba cuốn cẩm nang dưới đây không mong gì hơn nếu như bạn có thể tải các cuốn sách về, đọc, và thực hành theo chúng.

1. Cẩm nang đào tạo của UNESCO: Báo chí, tin giả và tin xuyên tạc​

Cuộc hành trình tìm hiểu về tin giả bắt đầu bằng việc nhắc lại với bạn tầm quan trọng của báo chí và những nguồn tin chân thực. Trong một thế giới lý tưởng nơi mọi người có thể đặt lòng tin vào nhau, chúng ta chẳng cần bàn chuyện phân biệt thật – giả làm gì. Nhưng thế giới thông tin cũng phức tạp như thế giới bên ngoài, ngay cả những người mang danh nhà báo cũng có thể nói dối bạn, vô tình hay hữu ý. Cuốn sách này hướng dẫn bạn cách để chất vấn chính những thông tin thường được xem là “chính thống”.


Cuốn cẩm nang hơn 100 trang được thiết kế như một khóa học ngắn với bảy học phần:
    1. Sự thật, lòng tin và báo chí: tại sao quan trọng
    2. Suy nghĩ về “rối loạn thông tin”: các hình thức tin sai, tin xuyên tạc, và tin nguy hại
    3. Sự biến chuyển của ngành công nghiệp tin tức: công nghệ số, các nền tảng xã hội và sự lan truyền của tin sai và tin xuyên tạc
    4. Phòng chống tin xuyên tạc và tin sai bằng Kiến thức Truyền thông và Thông tin
    5. Kiểm tra thông tin 101
    6. Kiểm chứng truyền thông xã hội: đánh giá nguồn tin và nội dung thị giác
    7. Phòng chống lạm dụng trực tuyến: khi nhà báo và nguồn tin của họ bị tấn công
Cẩm nang “Báo chí, tin giả và tin xuyên tạc” của UNESCO có thể được xem là cẩm nang đầy đủ nhất dành cho những người muốn hiểu về truyền thông, thông tin và trau dồi năng lực kiểm chứng. Bạn có thể tải bản tiếng Việt của cuốn cẩm nang này tại đây. [6]

2. Cẩm nang dành cho độc giả thông minh​

“Chúng ta đào tạo nhà báo làm gì nếu như độc giả không phân biệt được thế nào là nhà báo giỏi.” (Richard Hornik)

Cùng chia sẻ suy nghĩ đó, hơn 30 giảng viên báo chí và nhà báo trẻ đã cùng tham gia biên soạn một cuốn cẩm nang nhỏ gọn với lời quảng cáo là “giúp bạn tiếp cận thông tin – tin tức trên báo chí dưới con mắt nhà nghề”.
Cuốn cẩm nang này do Khoa Báo chí & Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM chủ trì biên soạn, với sự tư vấn của giáo sư Richard Hornik, người sáng lập mô hình đào tạo độc giả (News Literacy) của Đại học Stony Brook (Mỹ).
Cuốn này có hai điểm cộng. Thứ nhất là nó nhỏ gọn, dung lượng chỉ bằng một nửa cuốn của UNESCO. Thứ hai, các ví dụ được sử dụng trong sách là lấy từ báo chí Việt Nam, nên bạn sẽ cảm thấy thân thuộc hơn nhiều khi đọc. Các ví dụ này dù đã tương đối cũ (từ trước năm 2014), nhưng tính đại diện của chúng là khá cao.
Bạn có thể tải cuốn sách nhỏ này tại đây. [7]
“Trở thành một độc giả thông minh, bạn cũng góp phần làm trong sạch nền báo chí nước nhà, vì các nhà báo rồi đây sẽ phải biết độc giả của họ không hề dễ dãi.”
(Trích Lời nói đầu, Cẩm nang dành cho độc giả thông minh, 2014)

3. Cẩm nang kiểm chứng: Verification Handbook​

Cuốn cẩm nang thứ ba đặc biệt thích hợp cho những độc giả thích công nghệ và có thời gian tìm tòi điều tra trong những trường hợp cần kiểm chứng nhanh như vụ “bác sĩ Khoa”.
Cuốn sách này có tên đầy đủ là “Verification Handbook: An Ultimate Guideline on Digital Age Sourcing for Emergency Coverage” (Tạm dịch “Sổ tay Kiểm chứng: Hướng dẫn kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội khi cần đưa tin khẩn cấp”). Đây là một sản phẩm của European Journalism Centre.
Cuốn sách tập hợp những kinh nghiệm kiểm chứng của các nhà báo kỳ cựu. Trong sách, họ kể lại các tình huống cụ thể mà mình đã trải qua, cách họ kiểm chứng và những hướng dẫn từng bước một để áp dụng cho những trường hợp tương tự. Còn có cả một chương tổng hợp các công cụ hỗ trợ phát hiện giả mạo, dùng cho việc xác minh danh tính, nơi chốn, thời gian, áp dụng cho cả hình ảnh và video.
Vào thời điểm ra đời (2014), cuốn cẩm nang này được đánh giá là mang tính đột phá trong thời đại mới, khi báo chí ngày càng phụ thuộc vào các nguồn tin trên mạng xã hội.
Cuốn sổ tay này đã được dịch sang tám thứ tiếng khác nhau. Bạn có thể tải nó ở đây. [8]
Ngoài việc trở thành một độc giả thông thái với kỹ năng kiểm chứng lợi hại, bạn còn có thể góp sức bằng cách trở thành người đầu tiên dịch những nội dung đáng giá này sang tiếng Việt.
Nếu bạn có nhã ý này, bạn có thể liên lạc với Luật Khoa thông qua email [email protected].

Nguyên Sa

Theo Luật Khoa tạp chí ngày 10/8/2021

Chú thích:
[1] BBC News Tiếng Việt. (2021, August 8). VN: Thực hư chuyện ‘bác sĩ Khoa rút ống thở’ gây chấn động. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58134956
[2] KhôI, M. (2020, March 12). Từ vụ 44 người chết vì uống rượu để chống. . . COVID-19: Tin giả còn đáng sợ hơn bệnh thật. Giadinh.Net.Vn. https://giadinh.net.vn/y-te/tu-vu-4...n-dang-so-hon-benh-that-20200311173101064.htm
[3] Infodemic. (2020, December 22). WHO. https://www.who.int/health-topics/infodemic#
[4] First Draft News. (2019). Understanding Information Disorder. https://firstdraftnews.org/wp-content/uploads/2019/10/Information_Disorder_Digital_AW.pdf
[5] Trần L. (2021, August 9). Nhóm của ‘bác sĩ Khoa’ dựng chuyện lấy tiền người cả tin ra sao? Báo điện tử Tiền Phong. https://tienphong.vn/nhom-cua-bac-si-khoa-dung-chuyen-lay-tien-nguoi-ca-tin-ra-sao-post1364218.tpo
[6] UNESDOC Digital Library. (2019). Journalism, fake news & disinformation: handbook for journalism education and training (vie). https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000367566
[7] News Literacy VN. (2014). Cẩm nang dành cho độc giả thông minh. http://drc.centerfornewsliteracy.org/sites/default/files/resource-files/news_literacy_manual_vn.pdf
[8] Verification Handbook: homepage. (2021). Verification Handbook. http://verificationhandbook.com/
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Năm 2019 Hunter Biden (con trai TT Joe Biden) mang laptop đi sửa nhưng không đến nhận khi laptop đã được sửa xong. Người sữa phát giác trong laptop có chứa những thông tin tham nhũng, hối lộ của gia đình Biden (làm ăn trái phép với TQ và Ukraine trong thời Biden làm phó tổng thống), cộng thêm những clips hành dâm của Hunter. Người sửa đã nộp hardrive cho FBI, nhưng vụ này bị giới truyền thông ém nhẹm vì trong thời gian tranh cử tổng thống giữa Trump và Biden.

Hôm nay một clip khác xuất hiện do Hunter thâu khi Hunter đang ở Hotel với một gái điếm lõa thể (clip không được posedt ở đây) Hunter nói Hunter bị mất một laptop khác do một người Nga đánh cắp, trong đó có những clips "hành dâm điên khùng" của Hunter.

Một cảnh trong clip do Hunter thâu hình và thâu âm
IMG_3961-1.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Chính sách “Năn Nỉ”

Mỹ rút quân toàn bộ ra khỏi Afghanistan hồi tháng trước, sau 20 năm đóng quân ở đó, phí tổn lên đến 2.2 ngàn tỷ USD. Khi được hỏi khi Mỹ rút quân, khủng bố Taliban có gây nguy hiểm cho người Afghanistan hay không. Biden trả lời quân đội Afghanistan có thừa khả năng để bảo vệ tổ quốc của họ.

Taliban là một tổ chức khủng bố quốc tế, chuyên khủng bố và đào tạo các tổ chức khủng bố khác như ISIS, Al Qaeda, 2 tổ chức khủng bố thuộc nhóm Hồi Giáo quá khích. Khi đi đến đâu họ thường, hãm hiếp phụ nữ, tịch thu tài sản của dân….

Không lâu sau khi Mỹ rút quân, Taliban bắt đầu công khai nổi dạy. Chỉ 2-3 tuần cho tới hôm nay, họ đã chiếm được hơn 10 thành phố lớn Afghanistan, 2/3 lãnh thổ quốc gia Afghanistan, và chỉ còn 70 Km nữa là chiếm được thủ đô Kabul.

Chính quyền Biden lo ngại ra mặt và năn nỉ Taliban đừng phá hoại đại sứ quán ở đó, và yêu cầu nhân viên đại sứ quán hủy diệt hết hồ sơ và các máy vi tính. Ngũ Giác Đài lập cầu không vận, gởi 3000 binh sĩ đến đó để di tản nhân viên và bảo vệ tòa đại sứ.

Sai lầm của chính quyền Biden không phải là việc không tham dự vào Afghanistan nữa, mà là rút quân không có dự án cần thiết khác nếu Taliban nổi dậy cướp chính quyền

Khi còn là phó tổng thống, Biden đã phản đối việc tổng thống Obama truy sát Bin Laden tại Afghanistan.

Khi vừa nhậm chức, Biden ký sắc lệnh tổng thống hủy bỏ việc hoàn thành đường ống dẫn dầu Keystone XL từ Canada tới vùng biển Texas khi Mỹ đang trong lợi thế độc lập về dầu hỏa, không bị lệ thuộc vào khối sán xuất dầu hỏa OPEC. Không lâu sau đó giá dầu tăng mạnh, lạm pháp khắp nới. Xăng lên giá 42% so với thời Trump. Giới tiêu thụ xăng dầu và nhu yếu phẩm hằng ngày, than trời như bọng. Trước tình cảnh này Biden năn nỉ khối OPEC sản xuất thêm dầu để tránh xăng dầu lên giá.

Khi không thể đổ thừa cho các chính quyền trước, chính quyền Biden không làm gì khác hơn là năn nỉ.

Biden trước tình trạng xăng dầu lên giá
MC_GasPrices_web20210813120000.jpg


Taliban sau khi chiếm được một thành phố, lái xe của chính quyền chạy trên đường phố
46643779-9891193-Afghan_fighters_drive_a_vehicle_captured_from_the_Afghan_Nationa-a-31_1628869415325.jpg


Lính Taliban sau khi chiếm được thành phố lớn thứ ba của Afghanistan, thành phố Herat
46630149-9891193-A_Taliban_fighter_holds_a_rocket_propelled_grenade_RPG_along_the-a-37_1628869415505.jpg


Thành phố lớn đứng hàng thứ hai của Afghanistan, thành phố Kandahar, Afghanistan bị chiếm
46632529-9891193-The_economic_centres_of_Kandahar_Afghanistan_s_second_biggest_ci-a-38_1628869415507.jpg


Quân đội và nhân viên chính quyền Afghanistan tháo chạy khỏi thành phố Kandaha thứ năm ngày 12/8
46635151-9890579-Pictured_Afghan_military_and_officials_leave_Kandahar_city_durin-a-38_1628868828264.jpg


Tòa đại sứ Mỹ tại Afghanistan. Mỹ gởi 3000 lính đến để bảo vệ tòa, và di tản nhân viên Mỹ
46606543-9891193-The_State_Department_envoy_to_talks_in_Doha_Qatar_has_asked_the_-a-34_1628869415474.jpg


Taliban chiếm thành phố Ghazni
46643789-9891193-Taliban_fighters_stand_guard_inside_the_city_of_Ghazni_southwest-a-33_1628869415329.jpg


Taliban ăn mừng sau khi chiếm thành phố Kandahar. Taliban hiện đang siết chặt vòng vây tứ phía thủ đô Kabul
46643785-9891193-Taliban_fighters_celebrate_the_capture_of_Kandahar-a-35_1628869415475.jpg


Bản đồ khu vực Taliban chiếm giữ (cam) và khu vực chính quyền Afghanistan kiểm soát (xanh) vào ngày 12/8
46645301-9891193-Pink_areas_show_Taliban_control_while_green_represents_territory-a-36_1628869415497.jpg


Cảnh người di tản tại Afghanistan
46635153-9890579-Pictured_Stranded_people_crossing_the_border_between_Pakistan_Af-a-90_1628856353631.jpg


Tại biên giới dân Afghanistan trên đường ty nạn
46633049-9890579-Pakistani_soldiers_stand_guard_while_stranded_people_walk_toward-a-100_1628856353715.jpg


Tại Chaman, Pakistan, một thành phố biên giới với Afghanistan, dân chúng tìm cách vượt biên tỵ nạn vào ngày thứ sáu 13/8
46635167-9890579-Pakistani_soldiers_stand_guard_while_stranded_people_walk_toward-a-93_1628856353668.jpg


46635711-9890579-According_to_recent_UN_data_400_000_people_have_fled_their_homes-a-96_1628856353673.jpg


Trong khi đó Biden và phu nhân Jill Biden (chân đau khi đi nghỉ hè tại Hawaii cuối tháng qua) rời tòa Bạch Ốc về Camp Davie nghỉ cuối tuần.
46649727-9891849-Dr_Jill_Biden_center_walks_with_a_crutch_and_a_boot_after_sustai-a-22_1628882649730.jpg
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Afghanistan

Anh Quốc gởi 600 lính đến Afghanistan để di tản nhân viên Anh Quốc ra khỏi Afghanistan
46651569-9890349-image-a-27_1628882512338.jpg


Trên đường tới thủ đô Kabul
46651555-9890349-image-a-22_1628882502221.jpg


Lính dù của Anh trên đường tới Kabul
46651563-9890349-image-a-24_1628882508805.jpg


Taliban dẫn độ một người mặt bị bôi đen trên đường phố của thành phố mới chiếm
46656793-9892193-image-m-54_1628892946533.jpg


46656791-9892193-image-m-60_1628893018115.jpg


Taliban ăn mừng khi chiếm thành phố lớn thứ 3 của Afghanistan
46656787-9892193-image-m-57_1628892973182.jpg


Bản đồ ghi các thành phố tại biên giới Afghanistan nơi dân chúng tìm cách vượt biên tỵ nạn
46647443-9890349-image-a-2_1628873019555.jpg


Từ tháng 5/2021 đã có hơn 300,000 người đi tỵ nạn
46646931-9890349-image-a-3_1628873069534.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Cuối cùng những người dân Afghanistan phải gánh hết hậu quả, cuộc sống địa ngục dưới thời Taliban trước đây lại tái diễn.
Đúng vậy.

Ngoài ra theo tin rò rỉ từ cơ quan tình báo Mỹ và Âu Châu thì TQ đang chuẩn bị công nhận chính quyền mới, chính quyền khủng bố Taliban, nếu thủ đô Kabul sụp đổ. Nếu tin này là đúng, thì quả TQ tát nước vào mặt chính quyền Biden.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Luật bắt ép chích vaccine Covid. Nên hay không nên? Giảng sư đại học Hardvard nhận định về Vacine Passport, biến chủng Delta, và sự thất bại của chính sách "Covid Và Sức Khỏe Quần Chúng"

Gần đây chính quyền Mỹ và CDC chưa ra luật bắt ép (nhưng tạo áp lực) mọi người phải chích vaccine. Nhân viên trong chính quyền phải chích vaccine. Các doanh nghiệp, đặc biệt cá nhà hàng, bị ép chỉ nhận khách hàng đã chich vaccine….

Chính quyền và CDC còn có khuynh hướng ép học sinh phải chích vaccine trong tương lai, đeo khẩu trang trong lớp học, mặc dầu nếu đã chích vaccine.

Bác sĩ Fauci, cố vấn cao nhất của CDC đã khuyến cáo mọi người phải chích vaccine và rất có thể trong tương lai gần phải chích thêm vaccine mới nữa (mũi thứ ba). Chính quyền và CDC còn muốn nếu đã chích vaccine, vẫn phải đeo khẩu trang, kể cả học sinh (tỷ lệ học sinh bị lây nhiễm rất thấp, không đang kể, từ đầu mùa dịch năm ngoái đến giờ.)

New York City là thành phố đầu tiên các doanh nghiệp phải hỏi vaccine passport của khách hàng, kể cả nơi tập thể dục, nhà hàng… Và một vài thành phố khác cũng bắt đầu có làm theo như vậy.

Martin Kulldorf, một bác sĩ chuyên về dịch tễ học, giảng sư tại đại học Brigham và bệnh viện nhận xét về việc áp đặt người dân phải chích vaccine không tốt cho sức khỏe quần chúng. Ông nói rằng:

- Tại sao phải ép những người đã được miễn nhiễm, hoặc những người trẻ với rủi ro nhiễm rất thấp, trong khi vaccine rất cần cho những người già tại những nơi khác, một điều trái với luân lý, đạo đức.

- Mặt khác nếu bạn dùng áp lực ép những người khác làm một việc gì, kết quả sẽ đi ngược lại. Sức khỏe quần chúng phải được đặt trên nền tảng tin tưởng. Nếu chính quyền muốn quần chúng tin tưởng chính quyền, chính quyền cũng phải tin tưởng quần chúng.

Bác sĩ Kulldorf cũng đã từng làm việc với các loại vaccines trong nhiều năm. Ông nói số người chống vaccine chỉ là một số nhỏ, không có ảnh hưởng gì. Họ chỉ phản đối bằng môi miệng nhưng không có ảnh hưởng gì nhiều vì đại đa số quần chúng tin tưởng vaccine. Những người ép người khác chích vaccine là những gây thiệt hại sức khỏe quần chúng nhiều hơn những người chống vaccines có thể làm được: Lòng bất tín vào vaccine.

Ông nhấn mạnh 2 điều quan trọng mà chính quyền Mỹ và CDC không đề cập đến: lợi ích của miễn nhiễm cộng đồng và tỷ lệ rủi ro lây nhiễm Covid nơi trẻ em.

- Miễn nhiễm cộng đồng: Khi số người đã mắc Covid hoặc đã chích vaccine đạt tới mức phần trăm nào đó, cộng đồng đó được coi như được miễn nhiễm. Sự miễn nhiễm tồn tại bao lâu, chưa ai biết được. Và khi người đã chích vaccine hoặc đã nhiễm trước không có nghĩa là Covid không xâm nhập vào cơ thể nữa, vì nếu vi khuẩn chưa vào cơ thể, sức mạnh đề kháng của cơ thể chống Covid chưa hoạt động, chỉ hoạt động khi vi khuẩn vào người. Lợi điểm của cơ thể đã nhiễm Covid hoặc đã chích vaccine, sức đề kháng của cơ thể sẽ mạnh thêm sau mỗi lần vi khuẩn vào người. Ông nói ông không bận tâm nhiều đến số ca nhiễm/nhập viện tăng cao, mà ông chú ý nhiều vào tỷ lệ tử vong. Gần đây có nhiều biến chủng Covid, chẳng hạn như Delta với số ca nhiễm tăng nhanh (so với thời kỳ thấp của tháng 6, 7) nhưng số tử vong rất thấp, chứng tỏ công hiệu của miễn nhiễm cộng đồng. Ông nói việc lockdown trường kỳ chỉ là dời đại dịch vào thời điểm trong tương lại, và còn làm thiệt hại thêm nhiều về số người chết vì bệnh khác vì không được chữa trị, và kinh tế. Ông đưa thí dụ về Úc. Khi số ca nhiễm tại Úc lên cao, Úc ra lệnh lockdown, và ca nhiễm giảm, coi như thành công đoản kỳ. Nhưng sau đó số ca nhiễm lại dâng cao, chính quyền Úc lại ra lệnh lockdown và số ca nhiễm giảm… Tổng cộng Úc ban hành luật lockdown tới 6 lần. Nếu lấy lý do lockdown để chờ vaccine thì tại sao giờ có vaccine lại tiếp tục lockdown nữa. Ông nói trong lịch sử chỉ có 2 dịch bị tiêu diệt hoàn toàn: smallpox và rinderpest. Ông không nghĩ Covid sẽ bị tiêu diệt và nhân loại phải sống với nó. Nếu Úc thực thi chính sách lockdown nhằm mục đích tiêu diệt Covid, Úc sẽ thất bại và sẽ phải lập đi lập lại lockdown nhiều lần, không bao giờ hết.

- Tỷ lệ rủi ro nhiễm Covid 19 nơi trẻ em. Từ đầu mùa dịch đến giờ có khoảng 350 trẻ em chết khi trong người có Covid (có thể nguyên nhân từ Covid, có thể chết vì căn bệnh khác đồng thời có dương tính Covid). Nếu tính theo tỷ lệ số trẻ em tại Mỹ, số tử vong 350 này quá nhỏ, không đáng kể (mặc dầu có đau thương). Tại Thụy Điển, không như Mỹ, trong suốt mùa đại dịch, học sinh vẫn đến trường và sau một năm không một trẻ em nào chết vì đại dịch.





Còn nhiều chi tiết và nhiều phần khác trong bài báo phóng vấn dưới đây. Các bạn có thể để Google dịch và đọc để biết thêm.

https://www.theepochtimes.com/harva...d-the-covid-public-health-fiasco_3942556.html
 


Top