Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám | Page 152 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
bill gates bao nhiêu năm rồi vẫn vậy, phong cách giản dị với cái áo len
Bill Gates sinh năm 1955. Phong cách ông đúng thật giản dị.
Tuy là tỷ phú nhưng nếu muốn ăn fast food (Khoai tây chiên, cocacola, bánh mì kẹp thịt bò xay, pho mát), ông vẫn đứng xếp hàng đợi mua như những người dân bình thường khác.
gatesdicks1.png


Bill Gates trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới năm 1987. Ông thành lập công ty Microsoft năm 1975. Melinda làm việc cùng năm đó tại Microsoft. Ảnh chụp Bill Gates và Melinda năm 1985 lúc ông 29 tuổi. Melinda ảnh chụp năm 1995 sau đám cưới.
42530820-9538991-Bill_Gates_made_his_first_billion_in_1987_becoming_the_youngest_-a-61_1620076741631.jpg
42531028-9538991-Bill_Gates_made_his_first_billion_in_1987_becoming_the_youngest_-m-60_1620076736145.jpg


Gia đình trông thật hạnh phúc. Vợ chồng với 3 người con. Người con lớn nhất là cô Jennifer Gates, 25 tuổi đã tốt nghiệp cử nhân sinh vật và sẽ học y khoa.
42532132-9538991-Family_Bill_and_Melinda_welcomed_their_first_child_Jennifer_now_-a-7_1620111242565.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
nội tiền thuế thôi chắc bằng cả gia tài với 1 người bình thường rồi, mấy cái biệt thự ở biển chắc cũng để kinh doanh gì đó, lâu lâu ổng ghé về nghỉ dưỡng chứ sao ở hết được, còn bỏ trống vậy thì rất phí, bill gates mà tui biết không phải kiểu người phí phạm
Bill Gates có nhiều biệt thự tại một số tiểu bang khác nhau. Căn biệt thự trên có một garage chứa được 30 xe, có 20 phòng chính.

Các triệu phú mua nhiều biệt thự không phải để ở, chỉ cần một, mà để nghỉ mát, và để đầu tư vì một số năm sau biệt thự tăng giá cao.

Thông thường, khi lập hôn thú, triệu phú và người phối ngẫu thường ký tên vào bản Prenup Agreement (chia tài sản thế nào sau khi ly dị). Những Bill Gates và Melinda không có bản hợp đồng đó, nên giờ phải thương lượng chia tài sản thế nào. Bill Gates đã mướn luật sư Charlie Munger, 95 tuổi, để dàn xếp việc chia tài sản.

Luật sư Munger, Bill Gates, và Warren Buffett (tỷ phú nổi tiếng thế giới về đầu tư cổ phiểu trong vòng mấy chục năm qua)
42557254-9540931-image-a-27_1620129677106.jpg


Nếu tài sản được chia đôi 50/50, Bill Gates tỷ phú giầu thứ 4 trên thế giới sẽ tụt xuống thứ 17.
 

dammage

Rìu Chiến
Bill Gates sinh năm 1955. Phong cách ông đúng thật giản dị.
Tuy là tỷ phú nhưng nếu muốn ăn fast food (Khoai tây chiên, cocacola, bánh mì kẹp thịt bò xay, pho mát), ông vẫn đứng xếp hàng đợi mua như những người dân bình thường khác.
gatesdicks1.png


Bill Gates trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới năm 1987. Ông thành lập công ty Microsoft năm 1975. Melinda làm việc cùng năm đó tại Microsoft. Ảnh chụp Bill Gates và Melinda năm 1985 lúc ông 29 tuổi. Melinda ảnh chụp năm 1995 sau đám cưới.
42530820-9538991-Bill_Gates_made_his_first_billion_in_1987_becoming_the_youngest_-a-61_1620076741631.jpg
42531028-9538991-Bill_Gates_made_his_first_billion_in_1987_becoming_the_youngest_-m-60_1620076736145.jpg


Gia đình trông thật hạnh phúc. Vợ chồng với 3 người con. Người con lớn nhất là cô Jennifer Gates, 25 tuổi đã tốt nghiệp cử nhân sinh vật và sẽ học y khoa.
42532132-9538991-Family_Bill_and_Melinda_welcomed_their_first_child_Jennifer_now_-a-7_1620111242565.jpg
tui nhớ bill gates từng tự nhận mình là geek (hết sức điển hình của dân mê công nghệ), khác với kiểu dân chơi như trump, có thể thấy rõ điều này qua chuyện lấy vợ, bill gates lấy vợ ít hơn và... xấu hơn vợ trump, trump có cả mớ nhân tình ngoài luồng còn gates thì trước giờ chưa từng nghe nói
7L1XX2F.gif


Bill Gates có nhiều biệt thự tại một số tiểu bang khác nhau. Căn biệt thự trên có một garage chứa được 30 xe, có 20 phòng chính.

Các triệu phú mua nhiều biệt thự không phải để ở, chỉ cần một, mà để nghỉ mát, và để đầu tư vì một số năm sau biệt thự tăng giá cao.

Nếu tài sản được chia đôi 50/50, Bill Gates tỷ phú giầu thứ 4 trên thế giới sẽ tụt xuống thứ 17.
tui cũng nghĩ là chuyện làm ăn chứ mua 1 đống bất động sản hoành tráng vậy làm sao ở hết, hoặc cũng có thể mua để ở trải nghiệm cuộc sống, 1 thời gian thấy chán hoặc thấy có lời thì bán lại
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Người cựu binh Mỹ và tấm ảnh 33 năm

Tác giả: Nguyễn Vạn Lý


war-letters-featured-letter-luttrell.jpg__350x414_q85_crop_subsampling-2_upscale.jpg


Đây chỉ là một tấm ảnh nhỏ, sờn cũ từ nhiều thập kỷ rồi. Nhưng tấm ảnh nhỏ bé ấy kể lại một câu chuyện ly kỳ và cảm động, và ám ảnh một chiến binh Mỹ tại Việt Nam trên 30 năm – cái hình ảnh một cô gái nhỏ chưa hề quen biết đã dẫn người cựu chiến binh Mỹ làm một cuộc hành trình trở lại Việt Nam, để hàn gắn đau thương quá khứ và tìm sự bình yên cho tâm hồn mình.

Ðối với Rich Luttrell, người cựu chiến binh Mỹ, thì đi tìm một người con gái trong ảnh là một việc làm khó khăn nhất trong đời ông. Ông ngồi nhìn rừng già bên dưới chiếc Boeing 747, thần kinh căng thẳng với những xúc cảm đè nén. Nhưng tất cả những gì Rich có thể trông thấy là tấm ảnh ấy. Hình ảnh người con gái nhỏ ấy có gì mạnh mẽ đến nỗi Rich phải trở lại Việt Nam?

Cô gái nhỏ ấy là ai? Tại sao Rich không thể chịu đựng được nỗi buồn bã của đôi mắt cô gái trong tấm ảnh? Rich thú nhận, “Mỗi khi tôi nhìn lại tấm ảnh, tôi dường như bị mê hoặc. Tôi cảm thấy đúng như thế kể từ ngày ấy, trong một cánh rừng già cách nước Mỹ nửa vòng trái đất.” Ðó là cái giây phút mà một hành động thời chiến đã tạo cho Rich một gánh nặng trong suốt 33 năm.

Năm 1967, Rich Luttrell gia nhập quân đội, khi là một thiếu niên 17 tuổi. Ðây là một cơ hội cho Rich thoát cảnh nghèo trong một khu gia cư rẻ tiền tại Illinois. Ông bỗng thấy mình trưởng thành, có được hai đôi giầy ống, một đôi giầy mới, và những quân phục mới. Trong đời ông, chưa bao giờ ông có nhiều quần áo như thế trong một lần. Ông nghèo, nhưng có lòng ái quốc. Ông quyết định ra đi và gia nhập Chiến đoàn dù 101. Giống như nhiều thanh niên khác, Rich được huấn luyện cho cuộc chiến tại Việt Nam.

Ngày Rich tới đơn vị, chiếc trực thăng hạ cánh xuống một khu rừng già tại Việt Nam, và ông trông thấy những người thuộc trung đội ông đứng đó – cũng trạc tuổi ông. Có những người trông rất ngầu – nhất là mắt họ. Ông hoảng sợ kêu lên, “Lạy Chúa, con sẽ phải đường đầu với những gì ở đây?“

Rich đã được huấn luyện như mọi người, để chiến đấu trong điều kiện của địch quân, nghĩa là phải chiến đấu du kích – đêm đi nằm phục kích, lùng và diệt địch. Lúc ấy Rich chỉ vừa mới 18 tuổi. Chàng thiếu niên bé bỏng từ khu gia cư rẻ tiền tại Illinois bỗng thấy mình ở trong một hoàn cảnh mà không một sự huấn luyện nào đủ sửa soạn cho rừng già Việt Nam. Tại đây trời nóng hoặc mưa, hoặc cả mưa và nóng. Không có nhà cửa, không giường chiếu, không nghỉ ngơi, và không ngừng sợ hãi. Rich chỉ là một thiếu niên gầy gò, vai đeo chiếc ba lô to hơn lưng, và phải học điều luật căn bản đầu tiên: phải tiếp tục tiến bước, tiến bước và tiến bước mãi.

Có những lúc Rich phải trèo núi, và muốn chảy nước mắt và kêu lên, “Lạy Chúa, xin dừng lại. Con không thể đi được nữa. Và chúng tôi vẫn cứ phải tiểp tục như thế, từ sáng sớm tới đêm tối. Tôi nghĩ tôi sẽ phải làm gì khi đụng trận? Tôi không thể di chuyển được nữa. Tôi quá mệt. Tôi sẽ làm sao nếu gặp địch quân? Tôi chưa sẵn sàng cho một trận đánh.”

Và một ngày đặc biệt đã làm thay đổi tất cả. Hôm ấy nóng như thường lệ, giống như mặc áo choàng đứng trong một phòng bốc hơi nóng vậy. Rich không biết địch quân chỉ cách ông vài thước trong rừng già.

Rich kể lại, “Từ khóe mắt tôi trông thấy một động đậy. Tôi có thể trông thấy một binh sĩ -censor- ngồi tựa vào khẩu AK 47. Ðây là lần đầu tiên tôi trông thấy một lính -censor-. Suốt đời tôi tôi chưa bao giờ trông thấy họ.”

Rich mới 18 tuổi, và bỗng nhiên vô cùng sợ hãi, người như đóng băng lại. Ông biết không thể không làm gì, và ông phải có phản ứng, phải làm một cái gì. Ðấy là quyết định của Rich. Ông ở trong tầm đạn của địch quân. Cái chết chỉ cách một nhịp tim đập. Rich quay lại và nhìn thẳng mặt người lính -censor-. Ông kể lại, “Dường như chúng tôi chăm chú nhìn nhau một lúc lâu. Và rồi giống như một chuyển động chậm, tôi bóp cò súng tự động của tôi. Tên địch ngã gục xuống. Ngay sau đó là một trận đụng độ dữ dằn. Tôi chưa đủ kinh nghiệm để nhào xuống đất. Và có một người nào đó giúp tôi, đẩy tôi nằm xuống.“

Rich có thể nhận thức rằng người lính -censor- ấy đã có thể giết chết ông trước khi ông trông thấy hắn. Rich công nhận, “Chắc chắn như vậy. Và cho tới bây giờ tôi vẫn lấy làm lạ, và tự hỏi tại sao hắn không bắn tôi?“

Nhưng đó không phải là điều ám ảnh Rich nhiều năm sau đó. Không phải là súng nổ, và cũng không phải việc giết người. Ngoài chiến trường thì lúc nào cũng có quá nhiều súng nổ và người chết.

Chàng thanh niên 18 tuổi Rich Luttrell cuối cùng đã đụng địch quân và thoát chết. Người lính -censor- ấy đáng lẽ ra đã giết Rich rồi. Nhưng kết quả ngược lại. Rich toát mồ hôi, chất adrenalin tỏa ra khắp người và cảm thấy như không đứng vững nữa, vì hành động vừa giết người.

Thiếu kinh nghiệm, Rich tỏ ra rất xúc động sau vụ giết người lần đầu tiên, và kinh hoàng thấy các bạn đồng đội đi tìm kỷ vật trên xác địch quân. Có người cúi xuống rút ví của tên địch vừa mới bị Rich bắn chết. Một mẩu giấy rơi ra; Rich cúi xuống nhặt lên: đó là một tấm ảnh nhỏ nhô ra một nửa, trông giống khuôn mặt một cô gái nhỏ có mái tóc dài. Rich rút tấm ảnh ra, chỉ to bằng một con tem. Ðó là ảnh một người lính và một cô gái nhỏ. Họ là ai? Phải chăng đó là người lính -censor- đã chết? Có phải người lính là bố cô gái không?

Rich quyết định giữ tấm ảnh ấy. Ðúng ra, ông ngồi xuống, cúi nhìn người lính chết và nhìn tấm ảnh, rồi lại nhìn mặt anh ta. Hai người trong tấm ảnh quá trang nghiêm, quá buồn. Phải chăng họ chụp tấm ảnh này ngay trước khi họ từ giã nhau – trước khi người lính bỏ con gái ở lại, để ra đi và để bị Rich bắn chết. Rich cảm thấy đau đớn lắm. Nhưng chỉ trong vài phút, trung đội của Rich phải di chuyển. Rich nhét tấm ảnh vào ví.

Cái gì đã khiến Rich phải giữ tấm ảnh? Rich trả lời, “Tôi không biết. Tôi đã suy nghĩ cả triệu lần rồi. Cái phần đầu tiên tôi trông thấy trong tấm ảnh là cô gái, và cô ta có một cái gì buồn bã lắm.“

Nhưng Rich không phải là một người lính bất đắc dĩ, không muốn giao chiến chiến với địch quân. Nếu Rich muốn sống thoát khỏi cuộc chiến, ông phải học cách giết người mà không hối tiếc, và Rich đã trở thành một chiến binh như thế.

Tại cái nơi ghê gớm ấy, Rich mau lẹ trở nên cứng cỏi. Cuối cùng Rich là người được giao nhiệm vụ giải tỏa những đường hầm của địch quân. Ông trở nên thiện nghệ cận chiến. Rich đã nhìn thấy các bạn đồng đội tử trận. Ông quen giết địch quân, và cầu nguyện được thoát chết. Một lần trong đêm tối trên một ngọn đồi, đạn pháo kích nổ quanh mình và nghe thấy bạn đồng đội la hét và bị tan xác, Rich đưa ba lô lên che đầu và cầu nguyện, “Lạy Chúa, xin cho con đừng trúng đạn.” Rich không nghĩ ông có thể tiếp tục được như thế trong sáu tháng nữa.

Khi Rich chỉ còn 20 ngày nữa là được trở về Mỹ thì ông gặp nạn. Ðơn vị ông bị phục kích; ông được giao nhiệm vụ xông ra cứu một đồng đội bị bắn hạ. Trong lúc cứu bạn đồng đội, Rich bị trúng đạn vào lưng, và chính vết thương này giúp Rich được hồi hương sớm. Trong lúc ông được đưa lên trực thăng tải thương, Rich cảm thấy có lỗi, và bị dằn vặt vì những câu hỏi, Ta bỏ đi đâu? Ta sẽ làm gì? Ta bỏ dồng đội lại hay sao?

Rich hồi hương với một hộp đầy huân chương, và kết hôn với Carole, một người bạn gái tại quê nhà. Thập niên 60 nhường chỗ cho thập niên 70; ông không bao giờ nói về cuộc chiến ấy. Thời đại đã thay đổi. Rich có đời sống riêng – hai người con gái, một việc làm tốt tại Sở Cựu Chiến Binh Illinois. Ông cố gắng quên cuộc chiến Việt Nam, và tập trung vào tương lai với Carole.

Carole nói, “Chồng tôi thực sự không nói về chiến tranh Việt Nam trong nhiều năm. Ðó là một cái gì chồng tôi muốn giữ rất riêng tư và giấu kín.“

Rich có thể trốn tránh cuộc chiến, nhưng không không thể trốn tránh được cô gái nhỏ mà ông mang trong ví. Thực sự đã có một ràng buộc đặc biệt giữa Rich và cô gái trong tấm ảnh. Ðây là một điều lạ lùng. Rich đã chứng kiến và đã quên nhiều kinh hoàng trong cuộc chiến, nhưng khuôn mặt của cô gái trong tấm ảnh cứ tiếp tục ám ảnh tâm trí ông. Tấm ảnh nặng không tới một gam mà đè nặng tâm trí ông một cách khủng khiếp.

Vào mùa Giáng Sinh, các con gái ông thường hỏi mẹ mua quà gì cho Rich, và quà tặng ông thường nhận lại là ví da. Hàng ngày người ta thường rút ví ra để trả tiền bằng tiền mặt hoặc bằng credit card, và mỗi lần như thế, Rich lại có dịp kéo tấm ảnh nhỏ ra. Ðối với Rich thì đó là một cô gái tội nghiệp, đã không còn bố chỉ vì ông.

Rich biết nếu ông không giữ tấm ảnh thì ông đã không có những ý nghĩ tội lỗi này. Rich xác nhận, “Tôi hoàn toàn đồng ý. Sau nhiều năm tôi thành thực nói là đã có nhiều lần tôi hối tiếc đã giữ tấm ảnh ấy.”

Carole rất thông cảm và ủng hộ chồng, nhưng bà thấy chồng muốn thoát khỏi ám ảnh ấy thì phải vất tấm ảnh ấy đi. Một lần bà hỏi chồng, “Tại sao anh không vất bỏ tấm ảnh? Hãy liệng bỏ nó đi, loại nó khỏi cuộc đời anh, để anh có thể quên và tiếp tục sống.”

Nhưng Rich không thể liệng bỏ hoặc hủy hoại tấm ảnh được. Ông biết ông phải làm một cách đặc biệt nào đó, phải làm một cách trong kính trọng và danh dự, bởi vì ông nghĩ người lính ấy là một người can đảm.

Năm 1989, hơn hai mươi năm sau khi từ Việt Nam trở về, việc giải quyết tấm ảnh đã rõ ràng và cấp bách. Rich và Carole nghỉ phép hàng năm. Hai người quyết định đi thăm Bức Tường Kỷ Niệm Chiến Binh Việt Nam tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Tại đó Rich biết mình phải làm gì với tấm ảnh nhỏ cũ kỹ này. Rich nghĩ rằng cách tốt nhất là bỏ tấm ảnh tại Bức Tường.

Ngồi trong khách sạn, Rich quyết định phải làm cho đúng. Ông ngồi trên giường với một tập giấy trong tay. Ông suy nghĩ tìm cách nói chuyện với người lính trong tấm ảnh. Trong vài phút, Rich viết xong một lá thư ngắn, gồm có một vài điều ông vẫn từng muốn nói. Ông viết:

Thưa ông, trong suốt 22 năm nay, tôi giữ ảnh ông trong ví. Hôm ấy tôi mới có 18 tuổi, khi chúng ta trông thấy nhau trên con đường mòn gần Chu Lai, Việt Nam. Xin tha thứ cho tôi đã giết ông. Ðã nhiều lần trong những năm qua, tôi nhìn ảnh ông và người con gái tôi đoán là con ông. Mỗi lần tim tôi bừng cháy với nỗi đau tội lỗi. Xin ông tha thứ cho tôi.”

Mỗi khi Rich đọc lại những hàng chữ trên đây, và ngay cả bây giờ, ông lại cảm thấy một cái gì. Ngày hôm sau, Rich đặt tấm ảnh và lá thư ngắn ấy tại chân Bức Tường, bên dưới tên của 58,000 binh sĩ Mỹ tử trận tại Việt Nam. Rich nói, “Hành động ấy giống như sự đứng nghiêm chào lần cuối cùng. Người lính ấy chết vì chiến đấu cho niềm tin của ông ta. Và đây là một cách vinh danh và tôn kính ông ta.”

Vào lúc ấy hai người không còn là kẻ thù nữa. Rich nói, “Ông ta không còn là kẻ thù nữa, mà là một người bạn. Giống như chào vĩnh biệt một người bạn. Vào lúc đó, giống như tôi vừa chấm dứt một trận đánh, buông ba lô xuống để nghi ngơi. Cái gánh nặng tôi mang nay không còn nữa.” Phải, tất cả đã mất rồi, và Rich bây giờ cảm thấy nhẹ nhõm, tự do và thoải mái.

Làm thế nào Rich biết được sức mạnh thực sự của tấm ảnh nhỏ bé ấy, của cô gái nhỏ có đuôi tóc, mà bây giờ không còn nhỏ nữa?

Tấm ảnh của Rich đã mất rồi. Mặc cảm tội lỗi cũng mất luôn. Cái gánh nặng đã được vất bỏ tại Bức Tường hùng vĩ ấy. Và trở lại Illinois, Rich và Carole bắt đầu cuộc đời mới, sau khi nghe lời khuyên của vợ loại bỏ tấm ảnh để tránh cái tâm trạng ngã lòng mỗi khi trông thấy tấm ảnh. Rich vất bỏ tấm ảnh năm 1989.

Hoặc Rich tưởng đã có thể vất bỏ được. Hàng ngày, hàng trăm người bỏ lại nhiều kỷ vật tại Bức Tường này. Và mọi vật kỷ niệm, dù tầm thường hay thiêng liêng, đều được nhân viên của công viên thu thập lại – kể cả tấm ảnh nhỏ và lá thư xin lỗi của Rich. Tấm ảnh ấy tình cờ nằm trên cùng của một cái hộp, và nằm ngửa lên. Và cũng tình cờ Duery Felton, một cựu chiến binh Mỹ khác, trông thấy. Durey hiểu ngay đây là một cái gì khác thường.

Duery là quản lý phòng sưu tập tại đài Kỷ Niệm Chiến Binh Việt Nam. Ông tự hỏi tấm ảnh này là gì, và cầm lên xem. Ông đã từng trông thấy đủ thứ tại Bức Tường, nhưng chưa bao giờ thấy ảnh một binh sĩ địch quân. Ông vui sướng trông thấy bộ quân phục màu xanh lá cây ấy.

Trong hơn 30 năm Duery chưa bao giờ trông thấy bộ quân phục màu xanh ấy. Một câu hỏi hiện lên trong tâm trí ông “Người con gái này là ai? Có phải là con gái hay cháu gái của người linh -censor- này?“

Rồi Duery đọc lá thư xin lỗi của Rich. Ông nhớ lại khi còn chiến đấu tại Việt Nam, ông đã từng giúp khiêng xác đồng đội, những bao đựng xác và những ponchos. Ông đọc lá thư về việc giết người ấy. Thực là khó khăn khi phải làm quyết định ấy, một duyết định chỉ làm trong vài giây đồng hồ, nhưng người ta sẽ phải ân hận suốt đời. Durey cảm thấy có một cái gì an ủi, khi được biết có người cũng trải qua kinh nghiệm ấy, và viết lại lên giấy.

Duery dùng lá thư xin lỗi và tấm ảnh của Rich trong các cuộc trưng bầy về Bức Tường, dậy cho thế hệ mới về chiến tranh, và chiến đấu trong chiến tranh có hậu quả gì cho con người. Tấm ảnh ám ảnh Rich bao nhiêu năm, bây giờ lại mê hoặc một cựu chiến binh Việt Nam khác.

Cái gì trong tấm ảnh ấy mạnh mẽ đến nỗi bây giờ đến lượt Duery phải ôm giữ nó và không bỏ đi được? Có thể tấm ảnh đã vang vọng lên trong tâm thần của Duery, và gây một hậu quả sâu xa cho ông.

Dĩ nhiên tại Rochester Illinois, Rich không biết gì về Duery. Rich tiếp tục cuộc đời của ông. Ông chứng kiến hai con gái trưởng thành và sinh con đẻ cái. Bây giờ ông cưng chiều hai cô cháu ngoại của ông. Ông tìm cách đưa người con gái trong tấm ảnh ra khỏi tâm trí ông.

Nhưng người con gái ấy bây giờ lại ám ảnh Duery Felton. Khi một nhà xuất bản yêu cầu Duery giúp in ra một ấn bản về Bức Tường, ông biết rằng ông phải đưa tấm ảnh của cô gái và lá thư xin lỗi vào ấn bản ấy. Duery nói, “Tấm ảnh này ám ảnh tôi nhiều năm, và tôi không biết cô ta là ai.”

Cuốn sách có tựa là “Của Dâng Hiến Tại Bức Tường” và in tấm ảnh và lá thư xin lỗi của Rich. Ðây là một cuốn sách đơn giản, trình bày những hình ảnh, những ám ảnh, những kỷ niệm và lòng kính trọng của những người có liên hệ với Bức Tường. Một hôm cuốn sách này xuất hiện trên bàn giấy của dân biểu tiểu bang Ron Stephens. Stephens lật từng trang cuốn sách, và tới một trang đặc biệt có một tấm ảnh mà ông chưa từng trông thấy, và bỗng nhiên ông bị xúc động mạnh. Ông chợt nhận thức ông biết người lính ấy, ông biết tấm ảnh ấy.

Làm thế nào ông Stephens biết được tấm ảnh ấy? Ông ta chưa bao giờ nhìn thấy tấm ảnh, nhưng ông đã nghe người bạn thân là Rich kể nhiều lần. Stephens nói, “Tôi thực sự tuột xuống khỏi Bức Tường, và ngồi phiá sau Bức Tường cầm tấm ảnh này và biết nó là tấm ảnh của Rich. Tôi biết câu chuyện Rich bỏ tấm ảnh tại chân Bức Tường. Chúng tôi nói về chuyện này nhiều lần rồi.”

Năm 1996, bảy năm sau khi Rich nghĩ có thể chào vĩnh biệt tấm ảnh lần cuối cùng, thì ông Stephens vội vã lái xe lại ngay văn phòng của Rich. Rich đang họp với một người nào đó, nhưng Stepehns xen vào và nói, “Tôi cần nói chuyện với anh,” và đặt cuốn sách lên bàn của Rich, và yêu cầu Rich mở trang 53.

Rich mở trang 53 của cuốn sách, và trước mắt ông là tấm ảnh và lá thư xin lỗi gửi người lính -censor- ông bỏ lại bên Bức Tường. Rich lập tức xúc động và bật khóc. Vẫn tấm ảnh người con gái ấy, và đôi mắt buồn bã chăm chú nhìn ông, không chịu quay đi chỗ khác. Rich có cảm tưởng như người con gái muốn buộc tội ông. Lúc ấy Rich như ở trong một cơn ác mộng, và muốn hỏi cô gái muốn gì ở ông.

Nỗi ám ảnh cũ bây giờ trở lại với Rich, mạnh mẽ hơn bao giờ. Rich biết ông phải lấy lại tấm ảnh. Thế là Rich liên lạc với Durey, người cũng đang bị tấm ảnh ám ảnh. Durey bay từ Hoa Thịnh Ðốn tới Illinois, và tận tay trao trả Rich tấm ảnh. Thực là một truyện kỳ lạ. Hai người đàn ông không quen biết nhau, chưa từng gặp nhau, nay ôm nhau khóc vì một cô gái nhỏ mà cả hai đều không biết.

Rich cầm lấy tấm ảnh, và tâm hồn ông là một vết thương tái phát. Ông biết ông phải tìm cách hàn gắn vết thương này. Một buổi tối ông cho vợ biết đây có thể là một sự huyền bí hoặc là định mệnh. Nhưng dù là gì, ông cảm thấy ông phải trả lại tấm ảnh này, có nghĩa là ông sẽ đi tìm người con gái trong tấm ảnh và gia đình người lính -censor- đã bị ông giết.

Nếu như ông biết người con gái ở đâu thì công việc dễ dàng quá, chỉ việc bỏ tấm ảnh vào phong bì và gửi tấm ảnh này ra khỏi cuộc đời của ông. Nhưng ông không làm thế được. Ông không biết tên và địa chỉ người con gái. Ông không có một ý niệm bây giờ người con gái trông như thế nào.

Carole cố gắng khuyên nhủ ông đây là một việc không đơn giản và không thể thực hiện được. Ông không thể đi Việt Nam tìm người con gái được, vì ông không biết tiếng Việt, không quen một ai tại Việt Nam. Ngay tìm một người tại Hoa Kỳ cũng đã khó khăn lắm rồi, huống chi tìm một người hoàn toàn xa lạ cách đây hơn 30 năm, già hơn 30 tuổi trong một quốc gia hoàn toàn khác lạ, nhất là quốc gia ấy từng có thái độ thù nghịch với Hoa Kỳ.

Ðây là những lý do đúng và hợp lý để loại bỏ ý định của Rich. Bà vợ nhấn mạnh, “Nếu chồng tôi quyết định thực hiện ý định thì ông ấy cứ việc tự đi mà làm. Tôi không cản trở chồng tôi. Nhưng tôi nói với chồng tôi việc này không thể làm được, hãy bỏ cuộc và quên đi, không đáng làm đâu. Tôi thực sự đã chán ngấy chuyện này rồi.“

Carole công nhận bà đã chán nghe chuyện về tấm ảnh này rồi. Ðây chỉ là một sự ám ảnh. Carole cũng bị đau đớn như Rich vậy, mặc dù lý do khác nhau. Cái mà Carole ao uớc là Rich cỏ thể quên được nỗi ám ảnh và tìm được sự bằng an của tâm hồn.

Tấm ảnh của hai bố con người lính -censor- đã âm thầm làm nhiệm vụ trong nhiều năm. Nhưng bây giờ nó gây hứng khởi cho một việc làm được coi là không thể thực hiện được. Rich chỉ muốn được cô gái ấy buông tha, và Rich sẽ cố gắng tìm cô ta, nếu đó là điều cô gái ấy muốn.

Rich không biết tên và địa chỉ cô gái, và bây giờ hình dáng cô ta trông thế nào, bao nhiêu tuổi, và nhất là cô ta còn sống không? Nhưng Rich biết ông phải tìm ra người con gái. Rich nghĩ nếu ông công khai cho mọi người biết ông đang tìm cô gái thì có lợi hơn. Vì thế Rich trả lời một cuộc phỏng vấn cho tờ báo St. Louis Post Dispatch, và câu chuyện được đăng lên trang nhất của tờ Post Dispatch.

Rich cứ tiến hành dự định. Ông gấp bài báo ấy, nhét vào một phong bì cùng với một lá thư gửi cho Ðại sứ Hà Nội tại Hoa Thinh Ðốn. Rich giải thích với ông Ðại sứ rằng ông muốn một sự giúp đỡ để tìm ra người con gái, và gia đình người lính trong tấm ảnh. Ông dại sứ hứa chuyển tài liệu về Hà Nội và cho biết phải có phép lạ mới có kết quả.

Giống như tìm kiếm một cây kim trong đống rơm. Ðây là một quốc gia có 80 triệu dân. Chính Rich cũng không tin tưởng lắm. Rich thực tình không hy vọng sẽ có kết quả. Từ đáy lòng ông đã không tin tưởng, nhưng ông biết đây là một việc phải làm. It nhất ông phải thử cho biết.

Và thế là một bản sao của tấm ảnh được gửi tới Hà Nội, tại đấy chủ bút một tờ báo nhận thấy đây là một truyện hấp dẫn. Ông ta cho đăng tấm ảnh với lời kêu gọi “Có ai biết những người này không?”

Nếu bài báo ở Hà Nội không đạt mục tiêu ngay thì nó cũng âm thầm tạo ra kết quả. Báo chí có hai công dụng: công dụng thứ nhất là thông tin, và công dụng thứ hai là trở thành báo cũ để gói hàng. Chính công dụng thứ hai này đã đưa tới két quả.

Một người ở Hà Nội gửi một món quà về quê biếu mẹ. Ông ta dùng cái tờ báo đăng tấm ảnh của Rich để gói món quà, và gửi về cho bà mẹ ở một niềm quê xa. Tuy thế câu chuyện cũng có thể chấm dứt ở đây – nếu không vì một tình cờ, bài báo đó đã về đúng chỗ.

Mảnh giấy báo gói đồ ấy về tới một làng quê xa Hà Nội, tại đó bà mẹ mở gói đồ của con, và trên tờ giấy báo nhàu nát, hình ảnh người lính -censor- đập vào mắt bà gìa. Bà ta biết người trong tấm ảnh. Thế là bà ta cầm tờ báo đi tới một thôn xóm nhỏ bé, và bảo cho chị em một nhà kia biết tấm ảnh là bố của họ.

Thật là một điều không tưởng, giống như tấm ảnh nhất định không chấp nhận bị từ chối. Trái với mọi khó khăn tưởng như không qua được, tấm ảnh như một mũi tên trúng đích.

Từ Mỹ quốc cách xa ba ngàn dặm, Rich sẵn sàng chờ đợi lâu dài hơn nữa. Nhưng chỉ vài tuần sau, một lá thư của Ðại sứ Hà Nội tới hộp thư của ông. Lá thư đó viết:

“Có một người tên là Nguyễn Văn Huệ viết thư cho biết ông ta tin rằng tấm ảnh của ông chính là ảnh của thân phụ ông ta, và người con gái nhỏ ấy là chị ông ta”

Ba mươi năm sau khi trông thấy tấm ảnh lần đầu, cuối cùng Rich biết người con gái ấy còn sống. Trong suốt cuộc đời, người con gái ấy ở cùng một chỗ. Như vậy Rich đã tìm thấy người con gái ấy, tên là Lan, và đã có con cái.

Thực là không ngờ đối với Rich. Thoạt đầu ông không thể tin kết quả mau lẹ như vậy. Rich rất xúc động và tự hỏi không biết những người con này có thú ghét ông vì đã giết cha họ không. Ông bắt đầu lo lắng hai người con có thể hiểu lầm về việc ông tham chiến tại Việt Nam. Rich rất cởi mở và thành thực. Vì trong thư của người con có nói tới tội lỗi và lòng hối tiếc của ông. Ông thấy cần phải bày tỏ cho họ biết có sự khác biệt giữa tội lỗi và hối tiếc. Rich mang trong lòng một mặc cảm tội lỗi nào đó vì cái hành động giết cha của họ, nhưng ông không hề có một hối tiếc nào với tư cách của một quân nhân, cũng không hối tiếc đã tham chiến tại Việt Nam. Và ông nghĩ rằng điều quan trọng là họ phải hiểu như thế.

Rich mong đợi gì ở hai người con này? Dẫu sao ông cũng đã giết cha họ. Ông không mong đợi gì, không biết họ thù ghét và tức giận ông hay không. Người con gái mất bố ấy cảm thấy thế nào? Nàng có coi ông như một con quái vật trong những năm ấy không? Con gái của ông sẽ nghĩ thế nào về một người đã giết ông?

Rich không có nhiều thời giờ suy nghĩ về phản ứng của hai người con này vì một lá thư thứ hai đến với ông. Lần này chính cô gái trong tấm ảnh viết cho ông. Ông vội chạy đi tìm người thông dịch. Lá thư viết:

“Kính gửi ông Richard, đứa nhỏ mà ông đã chăm sóc qua tấm ảnh trong hơn 30 năm bây giờ đã trưởng thành rồi. Dứa nhỏ ấy đã trải qua nhiều đau khổ trong tuổi thơ ấu vì đã mất bố và nhớ thương bố. Tôi hy vọng ông sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình tôi.”

Niềm vui và hạnh phúc? Rich vô cùng kinh ngạc. Như vậy cô gái đã tha thứ cho Rich? Nhưng tin vui vừa nhận được thì tất cả dường như rơi vào tuyệt vọng. Sau một cuộc điều tra nội bộ, chính phủ Hà Nội kết luận thân phụ của Nguyễn Thị Lan không thể là người trong tấm ảnh, bởi vì hồ sơ quân đội chứng minh thân phụ cô ta không tử trận tại nơi Rich nhớ đã bắn chết ông ta.

Rồi ba gia đình khác cho Rich biết tấm ảnh ấy là của họ. Người trong ảnh là bố họ, chứ không phải là bố của Nguyễn Thị Lan.

Làm sao Rich có thể biết chắc tin nào đúng. Người Việt Nam không giữ được hồ sơ thật chính xác. Có khoảng 3 triệu người Việt chết trong cuộc chiến mà tới nay vẫn còn 300,000 lính -censor- được coi là mất tích.

Nhưng rồi có một lá thư nữa xác định niềm tin của Rich đã đạt tới kết cục. Ðó là thư của một đồng đội của người lính trong ảnh, một người quen biết thân phụ của Nguyễn Thị Lan kể từ khi hai người còn nhỏ, và đã chiến đấu bên nhau. Người ấy đoan chắc người trong tấm ảnh là cha của Nguyễn Thị Lan.

Bây giờ Rich rất tin vào kết quả cuối cùng. Khi sự việc đã sáng tỏ, Rich trao đổi nhiều thư từ với gia đình, và đi đến quyết định trao trả lại tấm ảnh cho gia đình người chết. Thoạt dầu Rich định gửi trả lại bằng thư, nhưng rồi cuối cùng Rich hiểu. Chính ông phải bay sang Việt Nam, mang theo tấm ảnh ấy. Ông nghĩ đây là điều ông cần làm và phải làm.

Nhưng làm thế nào Rich có thể đương đầu với Việt Nam, với cô gái và gia đình cô ta? Chính Rich có thể nào nhìn tận mặt kẻ đã giết cha mình trong chiến tranh không? Rich không biết câu trả lời. Ông nhận rằng có một sự nguy hiểm, không biết gia đình người tử sĩ sẽ phản ứng thế nào.

Việc gặp gia đình người lính -censor- không dễ dàng đối với Rich. Nhưng chính tại đây vào mùa xuân năm 2000, Rich sửa soạn đương đầu với quá khứ. Ông cảm thấy bị cuốn trôi theo sự việc, như thể ông bị chi phối bởi câu chuyên mà chính ông khởi đầu. Ðôi khi Rich thấy khó hiểu, nhưng vẫn nghĩ rằng đây là việc chính đáng mà ông phải làm.

Nhiều năm trước ông đã thề không bao giờ trở lại Việt Nam nữa. Ông đã chứng kiến quá nhiều cảnh bắn giết, quá nhiều kinh hoàng. Tất cả những đau khổ ấy phản chiếu trong tấm ảnh nhỏ ấy.

Tấm ảnh ấy có lẽ chụp tại một tiệm ảnh địa phương nào đó, tại dó người lính cùng chụp với người con gái để làm kỷ niệm cho cha nhớ con và con nhớ cha, khi ông ta ra đi chiến đấu. Giống như một vật có đời sống, tấm ảnh ấy đi từ một binh sĩ tử trận trên một con đường mòn, tới một người lính Mỹ, đài kỷ niệm chiến tranh, một cuốn sách, một chiếc ví, và tới một gói trên đuờng hồi hương.

Rich và Carole lên máy bay. Không còn đường rút lui nữa. Ðối với Rich, cuộc hành trình này sẽ đánh dấu sự khởi dầu của một chấm dứt. Sự chấm dứt một nỗi ám ảnh trên 30 năm của một tấm ảnh người lính -censor- và con gái.

Không có gì ám ảnh hơn là khuôn mặt cô gái, mà Rich biết bây giờ không còn giống như thế nữa. Nhưng chính Rich cũng đã thay đổi và ngay cả Việt Nam nữa. Ðối với Rich, Việt Nam vừa xa lạ vừa gần gũi. Trên tất ca, nó là cái gì làm căng thẳng trí óc. Ngày hôm trước khi gặp nhau, Rich rất căng thẳng. Ông nói, “Tôi thà phải ra trận còn hơn phải gặp cô gái này.”

Ðó là một ngày thứ Tư u ám tại Hà Nội. Trời có vẻ sắp mưa trong lúc Rich bước lên một chiếc xe van để làm một chuyến đi hai giờ rưỡi tới làng của Lan. Chiếc xe chạy qua một vùng rất xa lạ, qua những chợ dầy những khuôn mặt ngạc nhiên trông thấy một đám du khách và người Mỹ tóc bạc này.

Càng gần tới làng, trên xe van Rich càng bồn chồn cựa quậy. Rồi bỗng nhiên, Rich và Carole tới nơi. Ðây chính là nơi người lính ảm đạm nghiêm trang ấy từng sống và có con cái. Ðây là nơi người lính ấy không bao giờ trở lại.

Rich hoang mang, Và sau dó bước qua một bức tường đá, Rich trông thấy người đàn bà. Rich tin chắc đã trông thấy người đàn bà này rồi. Rich phải mất vài phút để lấy lại bình tĩnh, rồi tiến lại phía người đàn bà. Và bây giờ hai người đối diện nhau. Hai người chưa từng thấy nhau bao giờ. Trong vài giây, hai người không biết nó gì. Họ là hai người thân mật nhưng xa lạ. Ông lập lại câu nói tiếng Việt mà ông đã học thuộc lòng:

“Hôm nay tôi trả lại tấm ảnh của cô và cha cô mà tôi đã giữ 33 năm. Xin tha thứ cho tôi.”

Cuối cùng tất cả tuôn ra – như một sự giải thoát đau đớn kinh hoàng. Dường như ngay lúc này người con gái cuối cùng đã có thể chịu được sự đau khổ, khóc gọi người cha mà cô không thực sự biết rõ.

Nguyễn Vạn Lý



Cảnh Rich Luttrell đến Việt Nam gặp bà Nguyễn Thị Lan

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Trung Đông dầu sôi lửa bỏng

Cuộc chiến giữa Palestine và Do Thái tiếp tục kéo dài từ thứ đầu tuần thứ hai đến thứ Sáu.

Nguyên nhân gần: Cuối tuần qua cảnh sát Do Thái có nhiệm vụ bảo an và có sự xung đột với người Palestine trong lúc họ biểu tình. Phái cực đoan của Palestine lấy cớ Do Thái đàn áp dân Palestine và kỳ thị khi một người Do Thái yêu cầu một gia đình Palestine mướn nhà ra khỏi nhà vì không trả tiền thuê nhà, liền bắn phi đạn vào lãnh thổ Do Thái, tổng cộng hơn 1000 phi đạn. Phần lớn những phi đạn này hoặc rơi trúng khu dân cư Do Thái lẫn Palestine, hoặc bị hệ thống phòng thủ của Do Thái tiêu diệt ngay trên không. Do Thái trả đũa bằng cách dội bom vào khu vực tài chính, tham mưu, dự trữ vũ khí… của Palestine. Do sự dội bom chính xác của Do Thái, số thương dân thiệt mạng vì bom Do Thái ít hơn số thường dân tử vong vì phi đạn Palestine.

Kết quả đã có hơn 100 người chết, trong đó có khoảng 10 lãnh tụ Palestine. Tối thứ tư 12/5 Palestine tự kêu gọi đình chiến nhưng Do Thái bác bỏ. Chính quyền Do Thái tiếp tục dội bom và kêu gọi binh sĩ trừ bị sẵn sàng tiến quân vào lãnh thổ Palestine để diệt phái cực đoan Hamas. Chính quyền Do Thái tuyên bố sẽ ngừng cuộc chiến nếu Hamas tự nhận việc phóng phi đạn vào Do Thái là một sai lầm.

Sáng thứ sáu 14/5, Do Thái tuyên bố thường dân của cả hai bên sống gần biên giới hãy xuống hầm trú vì tình huống sẽ thảm hại hơn tại biên giới. Do Thái bắt đầu hủy diệt đường hầm chuyên chở vũ khi và binh sĩ Palestine tại biên giới

Palestine tiếp tục bắn phi đạn và Do Thái tiếp tục dội bom.

Phi đạn Palestine phóng vào lãnh thổ Do Thái sáng thứ sau 14/5
42968044-9574147-image-a-77_1620950695208.jpg


Bên phải, phi đạn Palestin. Bên trái Irom Dome của hệ thống phòng thủ Do Thái bắn vào phi đạn Palestin, nổ tung trên trời
42981970-9578141-image-a-74_1620985603824.jpg


Pháo binh Do Thái san bằng đường hầm Hama tại biên giới Gaza
42977916-9578141-image-a-30_1620977618595.jpg


Một trụ sở của Hamas bị phá hủy sáng thứ sáu
42975326-9574147-image-m-83_1620971864387.jpg


Địa bàn chiến trường
42983424-9578141-image-a-102_1620988204371.jpg


Pháo binh Do Thái
42981948-9578141-image-a-67_1620985578571.jpg


42984478-9578141-image-a-119_1620990683125.jpg


Dân Palestine tại Do Thái liệng pháo vào binh sĩ Do Thái tại West Bank City (Hebron)
42976912-9578141-image-a-22_1620975773721.jpg


42976910-9578141-image-a-28_1620975784947.jpg


Dân Palestine di tản tại Gaza City ngày 13/5
42966272-9574147-image-a-41_1620946158148.jpg


Sau khi Do Thái dội bom
42983020-9578141-image-a-86_1620987347370.jpg


42983022-9578141-image-a-89_1620987350439.jpg


42983430-9578141-image-a-106_1620988371720.jpg


Một bé trai Palestine cùng em di tản
42979592-9578141-image-a-43_1620981219894.jpg


13 binh sĩ Hamas bị tử vong được dân đưa đón
42964028-9574147-Palestinians_gather_to_pray_around_the_bodies_of_13_Hamas_milita-a-73_1620970380996.jpg


42941206-9574147-Palestinians_gather_to_pray_around_the_bodies_of_13_Hamas_milita-a-80_1620970381191.jpg


Do Thái dội bom trụ sở Hamas ngày 13/5
42932026-9574147-image-a-7_1620891043526.jpg


Đám tang một binh sĩ Do Thái tử thương
42940802-9574147-Israeli_mourners_attend_the_funeral_of_Israeli_soldier_Omer_Tabi-a-12_1620954913135.jpg


Hôm thứ tư 12/5 Do Thái kêu gọi 9000 lính trừ bị hãy sẵn sáng, và thông báo dân chúng 2 bên tránh xa biên giới, vì có thể lính bộ binh Do Thái sẽ vào vùng đất Palestine để diệt Hamas. Hamas trúng kế Do Thái. Binh sĩ trốn dưới đường hầm và bị dội bom. Do Thái muốn diệt binh sĩ Hamas ngoài khu dân cư để tránh tổn thất nhân mạng cho dân cư.

Cửa vào đường hầm của Hamas
42978858-9578223-Israel_has_long_struggled_to_wipeout_the_system_despite_top_of_t-a-88_1620993444191.jpg


Một hố xuống đường hầm
42978852-9578223-Israel_has_struggled_to_destroy_the_tunnels_because_they_are_ext-a-89_1620993444192.jpg


Bên trong đường hầm
42978842-9578223-Some_rudimentary_tunnels_existed_in_Gaza_as_early_as_2002_One_wa-a-93_1620993444222.jpg
 

malemkhoang

Rìu Chiến
Thông điệp 5K
K1: Khẩu trang phải đeo thường xuyên, kể cả lúc đang ăn (nếu không thức ăn sẽ xâm nhập vào bạn...);

1598921095-1036-nevsepic.com.ua.jpg

K2: Khẩu trang của mình thì mình dùng, không dùng khẩu trang của người khác, kể cả của thằng hàng xóm;

miss_quarantini_participants_or_so_thats_where_all_the_masks_are_640_high_12.jpg

K3: Khẩu trang của mình thì mình dùng, không cho người khác dùng, kể cả thằng bạn nối quần đùi;

miss_quarantini_participants_or_so_thats_where_all_the_masks_are_640_high_19.jpg

K4: Khẩu trang phải thay đổi thường xuyên, kể cả loại 50 năm vẫn dùng tốt;

miss_quarantini_participants_or_so_thats_where_all_the_masks_are_640_high_28.jpg

K5: Khẩu trang phải đeo đúng cách, đó là 4 cách trên.

648_1000.jpg
 

huyvut814

Búa Đá
Mình đi tập liên tục từ lúc đâý đến bây giờ là 5 năm rồi. Do dịch covid nên mới nghỉ, hết đợt dịch này không biết là đi tập lại hay nghỉ 1 thời gian nữa nhỉ mấy bác?
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Nếu phó tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa, chắc chắn sẽ bị cánh tả và đảng DC chỉ trích khắc nghiệt là "kỳ thị chủng tộc".
PTT Mỹ Kamala tiếp đón tổng thống Nam Hàn tuần qua bằng cách bắt tay. Nhưng sau khi bắt tay, bà chùi tay bà vào áo, có lẽ vì sợ Corona từ tổng thống Nam Hàn. Một hành động (vô tình?) sỉ nhục nguyên thủ của một quốc gia khác.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tín Nguyễn - tù nhân người Việt ở bang California
(Tòa soạn báo Boom California phỏng vấn Tín Nguyễn)

Một cuộc phỏng vấn khá dài nhưng rất đáng đọc về một tay giang hồ người Việt khét tiếng ở Mỹ. Hãy dành chút thời gian để đọc về một nhân vật dữ dội của thế giới ngầm qua bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn cuốn hút, quá có nghề!

Tôi tin những ai đọc được đều thấy rất đáng giá. Cám ơn Hoai Thu Tran



——————



Tín Nguyễn - tù nhân người Việt ở bang California

(Tòa soạn báo Boom California phỏng vấn Tín Nguyễn)

Chú thích:
Cộng đồng người Việt chiếm một dân số đáng kể trong cộng đồng dân nhập cư California. Đối với một vài người trong số này, chấn thương do việc di cư ngoài ý muốn và nhu cầu hòa hợp bản sắc Việt Mỹ đã không mang đến kinh nghiệm hay hình thành văn hóa mới. Ngoài cái nhìn nhân khẩu học về đông đảo người Việt đang được tôn vinh bởi các nhà phê bình ẩm thực, văn học hoặc văn hóa ngày nay, cái nhìn khác ít ai thấy là về người Mỹ gốc Việt hiện bị giam giữ trong hệ thống nhà tù rộng lớn của California.

Cách đây không lâu, gần 65% dân số nhà tù ở Châu Á và Thái Bình Dương của California là di dân hoặc người tị nạn, và người Mỹ gốc Việt chiếm phân khúc lớn nhất trong nhóm dân Châu Á và Thái Bình Dương, với mức 22%. Điều này chỉ ra số lượng đáng kể người Mỹ gốc Việt bị giam giữ ở California, một thực tế nhiều người California vẫn chưa biết đến.

Trong số đó có một người mà sự chấn thương do di cư và hòa hợp bản sắc ở California đã dẫn đến nhà tù là Tín Nguyễn, hiện đang chịu án ‘’chung thân không ân xá’’ tại nhà tù quận Lancaster, Los Angeles. Là cựu thành viên băng đảng người Việt, Tín hiện là sinh viên của chương trình cử nhân văn chương tại Lancaster Cal State LA đồng thời là một nhà văn có sách đã xuất bản.

Ông Bidhan Chandra Roy biên tập viên tòa báo Boom ngồi với Tín Nguyễn trong ba buổi gặp gỡ để thảo luận về những trải nghiệm thời thơ ấu của anh khi vượt biên từ Việt Nam trong những năm 1970, về vai trò của Tín Nguyễn trong việc thành lập một làn sóng mới của các băng đảng đường phố Việt Nam ở Nam California trong những năm 1990, và sự cần mẫn trong việc biến đổi thành người anh đang là hôm nay.

Vì thiết bị ghi âm không được phép sử dụng trong tù trong khi phỏng vấn, Tín đã viết ra câu trả lời của mình cho các câu hỏi sau ba cuộc gặp gỡ.

***
Boom: Anh có thể kể cho chúng tôi về những trải nghiệm của anh khi đi từ Việt Nam đến California khi còn thơ ấu vào những năm 1970 không? Anh nhớ gì về hành trình đó? Ngày nay có khi nào anh nghĩ về những hồi ức đó không?

Tín:
Lúc đó tôi nặng 145 pounds và 32 tuổi đang đứng trước vòi hoa sen khu C tòa nhà số 3 trong sân nhà tù an ninh tối đa. Một nhóm thành viên Crip cơ bắp, lực lưỡng vây quanh tôi giành nhau cái vòi sen mà thật ra không ai trong chúng tôi sở hữu; thật ra thì bang California mới là người sở hữu cái vòi sen.

Tôi biết nếu không lùi lại thì tôi có thể mong đợi nhẹ nhất là một trận đòn nhừ tử và nặng hơn là một con dao đâm vào ruột hoặc cổ họng bị cắt. Tuy nhiên, tôi cứ đứng liều mạng, bởi vì vòi sen này đã được dân châu Á tuyên bố là của họ; là sự đánh dấu lãnh thổ của chúng tôi. Ngay lúc đó tôi nghĩ ‘’Đây là cách mà tôi sẽ chết… đây là cách mà bản án chung thân của tôi kết thúc…’’

Trong khoảnh khắc đó, tôi không thể đừng được việc tự hỏi trong chớp nhoáng ’’Làm thế nào tôi đến được tận đây? Điều gì đã xảy ra với một cậu bé Việt Nam từng kéo chiếc xe ngựa nhỏ màu đỏ dọc theo đường phố Pomona và bán hoa để giúp mẹ mua sữa cho em trai? Làm thế nào mà đứa trẻ ngây thơ đó trở thành một con quái vật mang số thẻ P24706?’’ Ngay lúc đó tôi nghĩ ‘’Đây là cách mà tôi sẽ chết… đây là cách mà bản án chung thân của tôi kết thúc…’’

Tôi nhớ những hình ảnh lóe lên như ánh chớp về hành trình đi ghe cuối thập niên 70. Hình ảnh bố mẹ ôm tôi thật chặt; bố mẹ cố gắng làm ra vẻ như thể mọi thứ đều bình thường, qua đôi dòng lệ của họ. Tôi đoán vì sự căng thẳng ở Việt Nam họ đã không muốn tạo ra bất kỳ sự nghi ngờ nào về những gì sắp xảy ra, một nỗ lực để trốn thoát khỏi Việt Nam.

Sau đó, là hình ảnh mẹ tôi nương vào sự che chở của màn đêm đã đưa – hay đúng hơn là quăng tôi - (mẹ tôi sẽ không đồng ý với cách dùng từ này của tôi) từ ghe này qua ghe khác. Tôi nhớ chiếc ghe của chúng tôi vượt xa khỏi hai chiếc ghe khác, tôi còn nhớ cái từ đó, từ ‘’hải tặc’’ lặp đi lặp lại trên môi mọi người và hình ảnh những người đàn ông lăm lăm cầm chèo trong tay để làm vũ khí.

Tôi nhớ hình ảnh tất cả chúng tôi trên nóc ghe, đầu cúi xuống còn tôi tìm cách lén nhìn lên. Lần đầu tiên tôi thấy những người đàn ông nước da trắng nhợt đứng trên boong một chiếc tàu lớn. Chúng tôi van xin sự giúp đỡ của họ một cách vô ích; họ đi qua bỏ mặc chúng tôi tự xoay sở giữa đại dương.

Sau đó ghe của chúng tôi cuối cùng đã vào bờ. Vào hòn đảo nơi tôi có những kỷ niệm, hình ảnh và cảm giác hạnh phúc nhất. Tôi bơi lội cả ngày và đi theo anh trai dọc bờ biển để bắt cua và cá khi thủy triều xuống thấp. Sau đó, tôi nhớ cảm giác sợ hãi trên máy bay khi tôi gặp những người thuộc các dân tộc khác nhau trên đường đến California.

Boom: Anh cảm thấy thế nào khi lớn lên ở Pomona trong những năm 1980 và 1990?
Tín:
Ở Pomona, mọi thứ đều khác biệt. Năm lớp hai, tôi là đứa trẻ Việt Nam duy nhất trong lớp và không nói được một chữ tiếng Anh, tôi ghét trường học. Con nít ở đó tàn nhẫn với tôi. Những từ mà chúng đã dùng để chế nhạo tôi như ‘’thằng ba tàu’’, ‘’thằng chệt’’, ‘’thằng nhật lùn’’ và ‘’bẩn thỉu’’ chưa ăn thua gì. Chúng kiểm tra kung fu của tôi bằng cách đấm cổ họng và đập sau đầu tôi trên con đường rất dài từ trường về nhà tôi.

Cho đến hôm nay tôi vẫn nhớ kỷ niệm sống động khi bị chiếc xe đạp cán qua người – sách vở của tôi văng khắp nơi, tôi nằm sấp với một bánh xe BMX trên lưng ghim tôi xuống nền đường - trong khi thằng bé đó cười khúc khích ‘’đáng lẽ mày phải tránh đường tao’’ rồi phun nước bọt vào tôi. Sau đó, nó đạp xe qua lưng tôi.

Tôi khóc trong khi nhặt nhạnh sách vở vương vãi trên đất trong khi những đứa trẻ khác đi ngang qua và cười thích thú nhưng không ai giúp đỡ. Tôi khóc suốt trên đường về ngày hôm đó và vài lần khác nữa. Tôi tưởng là lỗi của tôi vì đã cản đường nó nhưng sau đó tôi nhận ra rằng những đứa trẻ khác chạy xe quanh tôi thoải mái vì có nhiều chỗ để chạy. Và một tia giận dữ bùng lên trong tôi.

Nhưng sự tức giận từ những khó chịu về thể xác đó không thể bì với những gì cuối cùng đã đẩy sự tức giận của tôi trở thành một sự căm ghét thực sự. Điều thực sự đẩy sự tức giận của tôi là ý nghĩ về gia đình tôi cũng bị lạm dụng và phân biệt đối xử như thế.

Tôi nhớ chị gái tôi ngồi trong khu vực ăn trưa ở sân trường khóc trong khi những đứa trẻ người Việt khác đang chọc ghẹo chị ấy. Điều đặc biệt đau đớn là những đứa trẻ Mỹ đã cười vì chúng đã khiến chúng tôi bật nhau để chúng giải trí.

Khi lên chín mười tuổi, tôi cố gắng giúp một ông già người Việt không biết tiếng Anh. Có một hiểu lầm tại một cửa hàng, nơi nhân viên bán hàng đang buộc tội người đàn ông người Việt đó, họ ném những lời bình luận thô thiển vào ông ta ‘’Thằng da vàng kia, tụi bây là đồ ăn cắp, tụi bây đến Mỹ chỉ để ăn cắp và gây rắc rối. Đáng lẽ tụi bây nên ở lại Việt Nam.’’

Tôi nhớ cái cảm giác xuống cấp nặng nề. Với tiếng Anh bồi, tôi cố gắng phiên dịch và cố gắng giải thích rằng người đàn ông Việt này có hóa đơn. Nhưng không hiệu quả. Người nhân viên tiếp tục quát tháo và cuối cùng người đàn ông Việt Nam rơi lệ. Từ trải nghiệm đó tôi nhận ra rằng bố mẹ tôi phải chịu những sự sỉ nhục tương tự.

Lần khác tôi đang ngồi bên ngoài cửa phòng ngủ của chị tôi, tôi nghe chị ấy khóc khi nói với anh họ tôi rằng một phụ nữ người Mỹ gốc Phi đã ngược đãi chị ấy tại văn phòng hỗ trợ tài chính của trường đại học. Tôi không nhớ chính xác các từ nhưng tôi nhớ rất rõ cảm giác tức giận và căm ghét. Làm tổn thương tôi là một chuyện, nhưng làm tổn thương gia đình tôi lại là chuyện khác. Điều tồi tệ hơn là tôi cảm thấy bất lực không thể làm được bất cứ điều gì về nó. Đó là lý do tại sao tôi rất bảo vệ em gái mình.

Tôi không thể nói tôi là người Việt vì tôi hầu như không nói được tiếng Việt và tôi không thể nói tôi là người Mỹ vì tôi không sinh ra ở đây và hầu như không thể nói tiếng Mỹ ra hồn.

Tôi cho rằng tất cả những khó khăn bên ngoài đã góp phần tạo nên con người mà cuối cùng tôi đã trở thành, nhưng không kém phần quan trọng là động lực bên trong của gia đình tôi. Hãy để tôi bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng bố tôi là một người đàn ông rất tốt, yêu thương con cái và luôn hy sinh cho gia đình. Tuy nhiên, có một số yếu tố tạo ra sự bạo hành của ông ấy.

Đầu tiên, ông ấy lớn lên trong một nền văn hóa truyền thống nơi mà những lời của người cha là tuyệt đối và không thể chối cãi, và hình phạt về thể xác là chuẩn mực. Ở Việt Nam, bố tôi là một người có tầm quan trọng và có vị trí xã hội, vì vậy đối với ông, đó là cả một sự thất vọng khi ở Mỹ - sau khi mất tất cả và hy sinh tất cả - để trở thành một kẻ ăn bám vợ và những đứa con không vâng lời.

Tôi tưởng tượng được điều đó đã gậm nhấm niềm tự hào của ông ấy và đẩy ông ấy ra rìa như thế nào. Những ngày điển hình của gia đình tôi là đánh nhau và cãi nhau; tôi không nhớ một khoảnh khắc hạnh phúc nào của gia đình. Cây thông Noel năm nào cũng ngã lăn kềnh vào dịp Giáng sinh.

Suốt năm mẹ tôi bảo vệ con mình một cách mạnh mẽ trước sự phẫn nộ của chồng, sau khi bà làm việc cả ngày để có thức ăn đặt trên bàn. Mặc dù bố không bao giờ đấm, ông thường dùng lòng bàn tay và lưng bàn tay để tát, dùng dây nịt, dây điện thoại, móc áo và đũa bếp để đập – đũa bếp là món hảo của tôi, bị đập hết sức bình sinh bằng đũa bếp thì đau như xuống địa ngục.

Tôi vẫn nhớ như ngày hôm qua khi tôi bị lôi vào xó bếp trong khi mẹ tôi dùng thân hình nhỏ nhắn của mình để che cho tôi khỏi bị dính đòn bằng cây gậy ba phân vuông, và mẹ nói với bố bằng tiếng Việt: ‘’Ông không được đánh con tôi bằng cái gậy đó!’’. Nhưng đó là cách của người Việt Nam có phải không? Đó là văn hóa của chúng tôi có phải không? Trong những khoảnh khắc như vậy, tôi cảm thấy ganh tị với mấy đứa bạn Mỹ.

Tôi nghĩ điều khiến mọi thứ tồi tệ hơn là tôi không biết mình thuộc về nơi đâu và tôi là ai. Tôi không thể nói tôi là người Việt vì tôi hầu như không nói được tiếng Việt và tôi không thể nói tôi là người Mỹ vì tôi không sinh ra ở đây và hầu như không thể nói tiếng Anh cho ra hồn.

Tôi cảm thấy bị mắc kẹt giữa hai thế hệ người nhập cư, một bên biết họ là người Việt và một bên biết họ là người Mỹ. Bố tôi buộc tôi tập đọc nhiều hơn để theo kịp em gái tôi ở trường, và khi tôi không thể làm được, thì tôi là ‘’thằng ngu hơn con bò’’. Trong những lúc có thể thì tôi không ‘’ngu hơn con bò’’ mà chỉ ‘’ngu như con bò’’. Dù sao thì tôi cũng luôn luôn ‘’ngu’’. Đó không chỉ là đánh giá của bố tôi mà của tất cả mọi người.

Tôi đoán họ hi vọng thôi ít nhất là tôi có thể làm việc tay chân cho tốt. Đối với mẹ, tôi luôn tốt và thông minh, nhưng ý kiến của bà không đủ. Vì vậy, tôi đã kết thúc với lòng tự trọng thấp, không an toàn, lạc lõng, đầy tức giận và căm ghét.

Boom: Chấn thương thời thơ ấu này mở đường cho anh tham gia băng đảng như thế nào? Anh thấy các băng đảng Việt Nam bắt đầu sinh sôi nảy nở ở Nam California vào thời niên thiếu của anh như thế nào và điều gì thu hút anh tham gia?
Tín:
Xu hướng của giới trẻ ở Mỹ đối với thế hệ người Việt đầu tiên là New Wave với quần bó, giày mũi nhọn, tóc chóp dựng và khiêu vũ theo các ban nhạc châu Âu như Modern Talking, CC Catch và Bad Boys Blue.

Tôi không thấy có ai xứng đáng là thần tượng nên tôi quay sang hai anh trai của tôi. Họ rất ngầu và nếu ai đó muốn thử kungfu, họ chứng tỏ kungfu của họ cừ hơn một cách dễ dàng. Thấy họ chiến đấu và chiến thắng, tôi đã phát triển một cảm giác tự hào của người Việt, vì vậy không lâu sau tôi cũng cho người khác thấy kungfu của tôi cừ không kém.

Hành động bạo lực đầu tiên của tôi là trong trại hè tại Cal Poly. Khi một đứa trẻ da trắng muốn thử sức, tôi đã không kềm chế và đấm nó. Sau đó tôi chỉ biết là người phụ trách ôm tôi lại và một đám đông trẻ em đang cổ vũ tôi.

Người phụ trách nghiêm khắc tuyên bố rằng tôi sẽ bị cấm túc và tôi đã trả lời rằng tôi đếch quan tâm và lúc đó đám đông còn ồn ào hơn nữa. Đây không chỉ là hành động bạo lực đầu tiên mà còn là hành động nổi loạn đầu tiên của tôi và tôi biết đây là cách tôi phải hành động để được tôn trọng như anh của tôi.

Giọt nước cuối cùng làm tràn ly là khi bạn cùng nhóm hướng đạo sinh của tôi bị một nhóm thanh thiếu niên người Mỹ gốc Phi đánh phủ đầu. Sau khi bọn nó cười còn chúng tôi nằm dài trên nền bãi đậu xe, chúng tôi nhìn nhau và quyết định rằng hướng đạo không dành cho chúng tôi. Chúng tôi cởi hết đồng phục ra và mặc jean xanh, chuyển từ hướng đạo sinh qua du đãng mặc áo trùm đầu.

Ở Nam California có hai loại băng đảng người Việt. Đầu tiên là băng đảng đường phố, phần lớn không có tổ chức. Nhưng không giống như các đối tác gốc La-tinh hay gốc Phi, rất hiếm khi các băng đảng đường phố Việt Nam thực sự đại diện cho một đường phố hoặc khu phố. Thay vì vậy, họ chỉ là một số thanh thiếu niên Việt Nam kết hợp với nhau và tự đặt tên chủ yếu phù hợp với thành phố mà họ đến từ thành phố như ‘’Pomona Boys’’ hay ‘’Santa Ana Boys’’ – hay cái gì đó liên quan đến niềm tự hào của người Việt Nam như là ‘’V-Boys’’ hay ‘’Vietnamese For Life.”

Do tôi là người Việt Nam và đến từ Pomona, chúng tôi quyết định tự gọi mình là Vietnamese Gangster (VNG) Pomona V-Boys. Chúng tôi sử dụng tiếp vĩ ngữ V-Boys, vì chúng tôi là hiệp hội trẻ của V-Boys và dưới sự bảo vệ của họ. Chúng tôi bắt đầu với những thứ nhỏ nhặt như bẻ khóa các game arcade để kiếm tiền, và sau đó lên GTA. Tiêu chuẩn lúc này là đánh nhau và tôi nhanh chóng bị đưa vào trại cải huấn cho trẻ vị thành niên.

Ba tháng sau tôi ra trại, lớn hơn vì đã đến tuổi dậy thì. Tất cả những người quan trọng với tôi đều biết rằng tôi mới ra ‘’tủ’’ và chẳng lâu sau tôi lại trở vô trại. Cha tôi vẫn còn hy vọng về tôi nhưng sau lần thứ hai này tôi làm ông thất vọng và không còn được chào đón dưới cùng một mái nhà. Vì vậy, không có nơi nào cho tôi ở tuổi mười sáu, tôi đã tìm đến anh trai Tony của tôi ở Los Angeles, nơi tôi gặp đảng Hắc Long lần đầu tiên.

Đây là loại băng đảng Việt Nam thứ hai, dành riêng cho khu LA. Loại thứ hai này dính líu nhiều hơn vào tội phạm có tổ chức theo mô hình hội tam hoàng có lẽ vì sự gần gũi về văn hóa của người Việt với người Hoa.

Hắc Long (Hac Lun) là một trong số đó, và không giống như các băng đảng đường phố không có tổ chức, Hắc Long có hệ thống phân cấp theo lệnh mà một người lính có thể lên chức và nếu anh ta may mắn và không phải ở tù chung thân hay chết thì sẽ trở thành ‘’Anh Hai’’ hay ‘’Tài lũ’’ tương đương với ‘’Capo’’ trong các gia đình tội phạm người Ý.

Lịch sử của Hắc Long bắt đầu từ đầu những năm 1980. Tiền thân của nó là Việt Thanh với ba đảng con là Cool Boys, LA V-Boys và Black Dragon. Vì cùng xuất phát từ Việt Thanh, ba đảng này luôn có chiến tranh với đối thủ của nó là băng đảng người Hoa Wa Ching.

Vào cuối những năm 1970 và đầu 1980, khu phố Tàu bao gồm cả doanh nghiệp Tàu và Việt. Nhưng Wa Ching bắt đầu quấy rối các doanh nghiệp Việt vì vậy giới trẻ của các doanh nghiệp Việt đã quyết định chống lại Wa Ching. Đó là nguyên nhân Việt Thanh khởi phát. Nhưng những gì bắt đầu như hành động cao cả cuối cùng đã bị hủy hoại khi Việt Thanh trở thành côn đồ. Sau khi chia làm ba, Hắc Long di cư đến Thung lũng San Gabriel nơi nó hình thành các lãnh thổ mới.

Tôi chọn Hắc Long chủ yếu vì sự tôn trọng mà các thành viên của họ nhận được. Ví dụ, một lần tôi và các bạn vào một hộp đêm được Hắc Long bảo kê, một ba-tăng mới đã ngăn chúng tôi lại và chỉ chúng tôi ra phía cuối hàng, nhưng sau đó, ba-tăng cũ bảo anh ta cho chúng tôi qua. (Tất cả chúng tôi là trẻ vị thành niên và club này dành cho những người trên hai mươi mốt tuổi.)

Khi chúng tôi bước vào, ba-tăng mới khăng khăng rằng chúng tôi phải đi qua máy dò kim loại, tất nhiên chúng tôi phải làm. Lúc đó ba-tăng cũ bước vào và nói với ba-tăng mới ‘’Những người này mới là bảo vệ thực sự của club này.’’ Tôi vẫn còn nhớ những từ này và lúc ấy tôi choáng ngợp vì hãnh diện, nhưng chưa thấm gì với chuyện sắp xảy ra sau đó.

Sau khi tôi và các bạn ổn định tại một bàn VIP, ba-tăng mới hỏi liệu anh ta có thể nói chuyện với tôi không. Ngồi đối diện tôi, anh ta xin tôi tha thứ viện lẽ anh ta không biết vì anh ta mới vào. Trước mặt tôi là người đàn ông trung niên đang khiêm tốn xin lỗi về sai lầm của ông ta và xin được phục vụ tôi. Rốt cuộc là một sự kính cẩn vô cùng…

Khi trở thành thành viên của băng đảng Hắc Long, tôi được biết đến với cái tên Tín Hắc Long hay Tín BD. Tôi mang tên đó với niềm tự hào. Khi người ta nói đến Hắc Long, tôi muốn họ nghĩ đến tôi.

Lúc tôi hai mươi hai tuổi, Cảnh sát trưởng thành phố Temple đã lãnh đạo Lực lượng đặc nhiệm băng đảng Châu Á và vây bắt nhóm của tôi, giờ đây được biết đến với cái tên ‘’băng đảng’’ của Hắc Long.

Tôi phải đối mặt với khả năng năm mươi tám năm tù vì vô số tội tống tiền và cướp, vì vậy tôi đã chấp nhận thỏa thuận hai năm chịu án tại nhà tù lớn ở San Quentin. Rõ ràng tôi đã không học được bất cứ điều gì và tệ hơn nữa, bây giờ tôi đã được kết nối và lên chức vì tôi đã đến ‘’nhà lớn’’.

Trong thời gian này, nhóm của chúng tôi đã tách ra khỏi Anh Hai, bởi vì chúng tôi không còn muốn hoặc cần phải ở dưới trướng của ông ta nữa. Chúng tôi có thể tự bảo vệ mình mà không cần ông ta và chúng tôi muốn giữ tất cả thu nhập của mình và không phải chia cho ông ta.

Tôi không còn là lính, tôi đã có nhóm của riêng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ cái tên Hắc Long vì chúng tôi đã giành được nó và lòng trung thành của chúng tôi vẫn thuộc về đảng Hắc Long.

Boom: Tín Hắc Long nghe có vẻ như là một người hoàn toàn khác với Tín tôi đã biết trong bốn năm qua. Làm thế nào mà lối sống của Tín Hắc Long lại có cái kết là án tù chung thân không ân xá?
Tín:
Ma túy là một bất lợi lớn trong cuộc đời tôi. Ngay từ nhỏ, tôi đã vô tình giải phóng một con quỷ phàm ăn đến nỗi nó đã ăn thịt tôi. Tôi bắt đầu uống rượu từ năm lớp bảy, gặp gỡ Mary Jane (cần sa) và Coco (cocaine) khi tôi mười bốn tuổi.

Vài năm sau, tại một bữa tiệc, tôi đang ngồi trên sàn phòng tắm đối diện với một cô gái đôi mươi xinh đẹp và cô ấy đưa cho tôi một ống ma túy. Một phần trong tôi hét lên ‘’không’’ nhưng con quỷ trong tôi thì thầm quyến rũ ‘’đừng ngại ngùng trước cô gái diễm lệ này, chỉ một hơi thôi là xong mà’’ và đúng thế thật, chỉ thế thôi. Tôi trở thành con quỷ.

Mary Jane, Coco và sau này là Crystal (Methamphetamine) đã trở thành ba mối tình của đời tôi. Chúng hủy hoại tôi và đưa tôi đến bờ vực tự kết liễu chính mình. Nhưng vì lý do này lý do khác tôi không đủ can đảm để tự mình làm điều đó vì vậy tôi điên cuồng với ma túy và các băng đảng hi vọng chấm dứt tất cả.

Năm 1996, trong một vụ cướp ở San Jose, tôi giết Stanko Vuckovic. Trong những năm qua, tôi đã phát lại khoảnh khắc đó nhiều lần. Tôi tự hỏi ‘’Tôi có bóp cò không?’’ ‘’Cò súng có tự bị nổ khi giằng co không?’’ Sau nhiều năm suy ngẫm, tôi nhận ra những yếu tố khác cũng quan trọng không kém.

Thời điểm bóp cò, thời điểm tôi quyết định sẽ dùng súng và trên hết là quyết định chọn người đàn ông này để cướp và lấy những gì không phải của tôi là tất cả những gì đã gây ra cái chết của ông ta.

Nhưng đó vẫn chưa phải là yếu tố duy nhất. Các yếu tố khác như lạm dụng ma túy, tham gia băng đảng và chọn cuộc đời tội phạm là những lựa chọn tồi tệ đưa đến thời điểm đó. Cuối cùng rồi tôi cũng sẽ giết ai đó. Do đó, tôi chịu trách nhiệm về cái chết của ông Stanko Vuckovic; tôi đã bóp cò và hi vọng duy nhất của tôi là có thể sửa đổi hành động và quyết định của mình.

Tôi bị bắt một năm sau khi giết ông Vuckovic, và vào cuối năm 1998, tôi bị kết án với án chung thân không ân xá. Xin hãy cho tôi nói với tất cả sự tôn trọng những gì tôi đã muốn nói suốt hai thập kỷ. Tôi đã lập đi lập hàng ngàn lần trong đầu…

Làm thế nào để bày tỏ sự ăn năn của tôi và nói câu ‘’Tôi xin lỗi’’ với người đàn ông tôi đã lấy đi mạng sống, với gia đình mà tôi đã làm tổn thương, với cộng đồng mà tôi đã làm thiệt hại? Nói như thế không đủ, và tôi nhận ra rằng tôi phải chứng tỏ bằng bản thân tôi, bởi chữ in trên giấy không bao giờ đủ để bày tỏ sự ăn năn của tôi.

Boom: Cảm ơn anh Tín vì đã nói như thế. Tôi biết rằng anh muốn trở về với sự ăn năn hối hận và mong muốn sửa đổi những hành động trong quá khứ. Nhưng trước khi nhận ra điều này, cuộc sống của anh như thế nào trong một nhà tù với an ninh tối đa? Có điều gì độc đáo về nó từ quan điểm của người Việt?

Tín:
Ở tuổi hai mươi sáu, tôi bắt đầu hành trình trên con đường rải sỏi ở vịnh Pelican, California, nhà tù nguy hiểm nhất bang California. Vào ngày đầu tiên của tôi, một người tù người Việt lớn tuổi đã đến gần tôi và nói ‘’Chào mừng đến Pelican Bay, đây là nơi tồi tệ nhất trong những nơi tồi tệ nhất của bang California. Cậu cùng phe với chúng tôi. Cậu sẽ điều hành nhóm châu Á.’’

Khi chúng tôi đến một một bàn đầy người châu Á Thái Bình Dương, ông ta giải thích về quy tắc đầu tiên liên quan đến ranh giới. Ông giải thích rằng người da trắng, người da đen và người Mễ có bàn, khu vực tập luyện và bóng rổ và sân bóng ném riêng và khoảng mười feet xung quanh các khu vực đó là một đường vô hình mà tôi không được vượt qua nếu không có sự cho phép của họ - nếu không tôi sẽ gặp nguy hiểm.

Tương tự, tôi không cho phép bất kỳ sắc dân nào khác vượt qua ranh giới của chúng tôi; công việc của tôi (và của những người châu Á Thái Bình Dương) là ngăn chặn các sắc dân khác vượt qua, và nếu cần chúng tôi sẽ ‘’bay’’ họ (đâm họ). Đó là tín điều mà tôi đã theo trong nhiều năm. Trong tù, sự phân biệt chủng tộc luôn là chuẩn mực; là một trong nhiều quy tắc tôi phải tuân theo.

Ở đây có hai bộ quy tắc. Một là của quản giáo. Là tù nhân, nếu bạn vi phạm những điều đó, thì bạn sẽ được đưa vào ‘’lỗ’’ (xà lim). Bộ quy tắc khác là của tù nhân. Nếu bạn vi phạm chúng, thì trên người bạn sẽ có ‘’lỗ’’.

Đối với văn hóa Việt Nam trong tù, chúng tôi nhỏ bé, nhưng không kém phần độc ác so với các chủng tộc khác. Có lẽ nó là niềm tự hào của chúng tôi. Tôi đọc trong một cuốn sách về chiến tranh Việt Nam rằng có hai quốc tịch không bao giờ ngừng chiến đấu: một là người Ái-nhĩ -lan; và người Việt.

Tại Vịnh Pelican, tù nhân người Việt là một nhóm đoàn kết chặt chẽ và chúng tôi giúp nhau trong hầu hết mọi thứ, như thực phẩm, quần áo v.v… Mặc dù có sự chia rẽ giữa tù Bắc Cali và tù Nam Cali, chúng tôi đoàn kết khi có rắc rối – chúng tôi không cúi đầu trước bất kỳ ai, dù chúng tôi có phải hi sinh mạng sống.

Boom: Cuộc đời đã qua như một chặng đường dài ở phía sau tại Lancaster. Xin hãy cho chúng tôi biết về anh Tín của ngày hôm nay. Làm sao một sự biến đổi đặc biệt như vậy xảy ra được?

Tín:
Câu này đưa tôi trở lại từ đầu cuộc phỏng vấn. Tôi tin rằng có vị thần nào ở trên đó dõi theo tôi. Một lần nọ khi tôi bị bao vây và tính hình có vẻ sẽ trở nên tồi tệ, đột nhiên một anh chàng người Mỹ gốc Phi to lớn vạm vỡ và bạn bè của anh ta tiến đến. Họ thuộc nhóm Bloods, họ can thiệp và gặp gỡ riêng nhóm Crips đang bao vây tôi.

Cuối cùng, tình hình đã được giải quyết, và tôi đã sống qua được một ngày. Anh chàng ‘’Samaritan nhân hậu’’ đó tên Jimmy và chúng tôi đã trở thành những người bạn thân, một người Mỹ gốc Phi cao to và một người Việt Nam nhỏ bé. Hiện nay tôi và Jimmy là bạn học chung lớp Golden Eagle tại Đại học bang California, Los Angeles.

Trong thời gian bị giam giữ, tôi trải qua nhiều nỗi đau và tôi muốn tắt nó đi bởi vì cảm thấy đau là yếu đuối nên từ khi bị giam tôi đã chọn không bao giờ yếu đuối để không bị bắt nạt. Với thái độ này tôi cảm thấy mình đã chết, tôi sống như một xác chết biết đi không có mục đích, hy vọng hay tình yêu.

Khoảng hai năm trước tôi đã ở một nơi rất tối tăm. Tôi biết điều này nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng một con chó đã cứu mạng tôi. Nó thuộc Chương trình Paws for Life.

Trước đây tôi sợ chó – dĩ nhiên tôi không sợ những thằng chó. Tuy nhiên tất cả đã thay đổi vào một buổi tối khi một con chó boxer gục đầu vào lòng tôi. Trước đó người yêu cũ đã bỏ tôi. Một trái tim tan vỡ không bao giờ là dễ dàng, đặc biệt trong khi tôi đang lãnh án chung thân và không lạ khi tôi cảm thấy chán nản. Tuy nhiên người ta không nhất thiết phải vô vọng hay tuyệt vọng.

Nhìn lại, tôi nhận ra rằng đây là trục xoay của cuộc đời tôi; hoặc thắng hoặc thua. Tất cả những nỗi đau của cuộc đời mà tôi khóa cẩn thận đã ùa ra. Nỗi đau của tuổi thơ, sự ăn năn hối lỗi về tội ác tôi đã gây ra, sự mất tự do và cái chết của cha và anh trai tôi trong thời gian tôi bị giam giữ ám ảnh tôi.

Cuộc chia tay là chìa khóa mở ra những đau khổ của tôi. Những cơn đau thật kinh khủng. Tôi muốn kết thúc nó bằng cách này hay cách khác, tôi muốn nỗi đau biến mất. Tôi đã tiếp tục như vậy cho đến khi tôi sụp đổ đến mức không thể đối phó với nó nữa. Một lần nữa tôi nghiền ngẫm về giấc ngủ thật dài, giấc ngủ mà tôi sẽ không bao giờ dậy nữa.

Tuy nhiên, một thiên thần đã đến giải cứu tôi. Nó không có đôi cánh hùng vĩ hay sự hiện diện thiêng liêng, thậm chí không có vầng hào quang mà thay vào đó là bốn bàn chân và một cái mõm dữ dằn. Thiên thần của tôi hóa ra tên là ‘’Vic’’ một con chó giống boxer bị cắn xé, nó bị dùng làm mồi nhử cho mấy con pitbulls chiến đấu.

Cuộc gặp gỡ của tôi với Vic đã xảy ra một cách lạ lùng nhất. Một buổi tối khi tôi đang nói chuyện với người bạn tên Bernik, tôi thấy một con chó boxer đầy lo lắng. Nó đứng đó liên tục nhìn như thể có thứ gì đó sắp tấn công nó. Đột nhiên, nó đến và đặt đầu nó lên đùi tôi. Tôi sợ, nhưng cảm động. Sau đó, nó nằm xuống, và Bernik nói ‘’Wow!’’

Điều đó có vẻ không bình thường. Vì vậy tôi hỏi tại sao với tất cả sự phấn khích. Bernik giải thích rằng con boxer tên Vic là một con chó mồi, nó đến đây toàn thân bị sẹo với một cái móng chân vỡ nát. Nó có một cuộc sống khó khăn. Bernik nói rằng kể từ khi nó vào đây nó chưa từng có lúc nào thư giãn, vì vậy chuyện nó chịu nằm xuống và ngủ dưới chân tôi là một điều quá tuyệt vời.

Điều này đã đánh sập tôi theo cách mà tôi không nghĩ là có thể. Tôi biết rằng tôi không thể giúp nó trong nỗi đau của chính tôi nhưng nó đã mang nỗi đau đến với tôi để nhờ tôi giúp đỡ. Vì vậy, tôi hạ bàn tay xuống, đặt lên đầu nó và thì thầm ‘’Tớ ở sau lưng cậu đây. Không ai trên sân này có thể làm cậu tổn thương nữa cả.’’

Từ đó trở đi, tôi tìm cách dành nhiều thời gian nhất có thể để an ủi, huấn luyện và bảo vệ nó. Thông qua mối quan hệ này, Vic trở nên tốt hơn, và đó là mục tiêu của tôi.

Tuy nhiên, mặc dù tôi nghĩ rằng tôi ở đó vì nó nhưng ngược lại; Vic đã ở đó vì tôi. Nó an ủi tôi khi tôi không còn gì cả. Nó huấn luyện tôi trở nên mạnh mẽ và đứng lên và bảo vệ tôi khỏi cái-tôi-phá-hoại của tôi. Điều buồn cười là tôi tin rằng khi Vic đến gặp tôi, nó đã nghĩ rằng ‘’anh chàng đó cũng khổ như mình; có lẽ mình nên giúp đỡ và bảo vệ anh ta.’’

Những gì Chương trình Paws for Life đã làm cho tôi là phi thường. Chương trình Paws for Life không chỉ cứu sống tôi mà còn cho tôi sự sống.

Mặc dù Vic đã cho tôi tình yêu, tôi vẫn hơi lạc lõng, vẫn tin rằng mình là người không thể tha thứ và phải chịu một cuộc sống liên tục có các quyết định tồi tệ. Sau đó, qua Chương trình Paws for Life đã xuất hiện một thiên thần thứ hai, đó là Tiến sĩ Roy. Với lòng tốt và niềm đam mê không mệt mỏi để nhìn thấy những điều tốt đẹp ở tất cả mọi người, ông đã làm tôi ngạc nhiên và trở thành phiên bản tôi chưa từng có trước đây.

Không có từ nào có thể diễn tả sự đánh giá đầy đủ của tôi cho những gì ông đã làm cho những người bị giam giữ, đặc biệt là tôi. Ông nhìn chúng tôi không phải qua con mắt của kẻ thù hay qua sự ghét bỏ, mà qua con mắt của tình yêu, và với sự tôn trọng đối với loài-người-chúng-tôi. Kết quả là ông đã cho chúng tôi niềm tin, hy vọng và mục đích.

Bây giờ tôi là một sinh viên của trường đại học mở rộng trong tù và tôi đang trên đường đạt được ước mơ có được bằng cử nhân. Tôi đã từng nghĩ rằng tôi là không thể tha thứ được, có nghĩa là tôi nghĩ rằng trước hết tôi phải chết rồi tái sinh hoặc một cái gì đó khác nếu muốn hi vọng trở thành một người tốt một lần nữa.

Các giáo sư và giảng viên và sinh viên tại Cal State LA dạy tôi rằng tôi có thể gỡ bỏ những bức tường mà tôi xây dựng xung quanh trái tim mình. Mỗi ngày tôi có thể gỡ bỏ những bức tường đó bởi vì tôi là người xây lên chúng. Tôi không cần chúng để bảo vệ tôi khỏi đau đớn, thất bại hay thất vọng, bởi vì tôi không sinh ra là người xấu.

Bây giờ tôi biết rằng làm người tốt là một lựa chọn mà tôi sẽ phải đối mặt với việc thực hiện mỗi ngày trong cuộc sống của mình. Tôi đã từng là một người ủng hộ tất cả những điều tối tăm và ghét bỏ vây quanh tôi bằng những bức tường. Tôi đã quảng bá lối sống của Hắc Long và các băng đảng Việt Nam cho các thanh niên Việt Nam khác, nhưng bây giờ, tôi khuyến khích họ học hành, thay đổi cuộc sống và sống với hi vọng và lòng tốt.

Tôi đang chịu án chung thân không ân xá, điều đó có nghĩa là nếu luật pháp không thay đổi hoặc xã hội không khoan hồng thì tôi sẽ chết trong tù. Chung thân không ân xá là một bản án tử hình. Điều khác biệt duy nhất với việc bị tiêm thuốc độc là tù nhân tử hình có được bữa ăn cuối cùng và một nhóm luật sư.

Tuy nhiên, dù hoàn cảnh ảm đạm, tôi thấy mình hạnh phúc hơn bất cứ lúc nào từ thuở thơ ấu. Đứa trẻ Việt Nam bé nhỏ với chiếc xe ngựa nhỏ màu đỏ bị giam cầm với số thẻ P24706, hôm nay tôi dắt chó đi dạo vào buổi tối trên sân tù và không còn thấy những bức tường bê tông lạnh lẽo với dây kẽm gai bén như dao cũng không thấy tòa tháp kiên cố với xạ thủ mang Mini-14. Tôi chỉ thấy tôi và con chó của tôi và tôi thấy tự do.

***

Lời tòa soạn: Khi cuộc phỏng vấn kết thúc vào cuối lần gặp, không một lời giải thích, Tín quỳ lạy Tiến sĩ Roy ở giữa sân tù trước mặt tất cả các cai ngục và các tù nhân khác. Anh ấy đã thực hiện một nghi thức có ý nghĩa sâu sắc, sau đó giải thích nó trong phần sau, yêu cầu đưa vào cuộc phỏng vấn này để tôn vinh gia đình của Stanko Vuckovic, người đàn ông mà anh ấy đã cướp đi mạng sống.

Tín: Tôi có thể không bao giờ có cơ hội để xin lỗi trực tiếp, vì vậy tôi ít nhất muốn làm điều này ngay bây giờ. Tôi muốn làm điều này theo truyền thống của Việt Nam. Tôi quỳ gối và cúi đầu quỳ lạy ba lần.

Với mỗi lần là: ‘’Tôi rất xin lỗi, xin hãy tha thứ cho tôi. Tôi hứa với phần còn lại của cuộc đời mình là một người hối cải, tôi sẽ làm hết sức mình để tác động đến những người khác sống tốt và tôi hồi hướng đến ông, gia đình và cộng đồng của ông. Cảm ơn ông đã cho phép tôi được chân thành bày tỏ sự ăn năn sám hối.’’

Tín Nguyễn đã bị giam giữ trong mười chín năm với án chung thân không ân xá. Anh là một người con, người anh, người cậu và có khả năng thay đổi. Anh là sinh viên trong chương trình Cal State LA’s BA program đồng thời là huấn luyện viên chó trong chương trình Paws For Life của nhà tù Hạt Los Angeles, Lancaster.

Bidhan Chandra Roy là phó giáo sư Văn học Anh tại Đại học bang California, Los Angeles. Ông là người sáng lập Words Uncaged, chương trình dành cho tù chung thân ở các nhà tù ở California để đối thoại và tham gia nghiêm túc với thế giới bên ngoài bức tường nhà tù. Ông cũng là giám đốc khoa của chương trình BA của Cal State LA tại nhà tù Hạt Los Angeles, Lancaster, đồng thời là đồng chủ tịch của Hội đồng Karma Rescue, một tổ chức điều hành các chương trình cứu hộ và huấn luyện chó Paws for Life trong các nhà tù trên khắp California.

Hoa Bội Quỳnh

Boom California - Locked-Up Vietnam California.


Bài phỏng vấn này thực hiện năm 2018, đến tháng 9/2020 Tín Nguyễn được tạm tha và đang đối mặt với việc bị trục xuất khỏi Mỹ. Những người ủng hộ anh ta ở lại Mỹ cho rằng nếu được đưa về Việt Nam, anh ấy sẽ phải đối mặt với một tương lai khó khăn. Anh ấy không có gia đình ở đó và khả năng tiếng Việt của anh ấy còn hạn chế. “Tín không chỉ là một trong những học sinh giỏi nhất trong lớp cử nhân Cal State LA của chúng tôi tại Lancaster, mà còn là một trong những nhà lãnh đạo của trường: một người không ngừng giúp đỡ các học viên của mình, tổ chức các nhóm học tập, cố vấn cho các học sinh yếu hơn và là nguồn cảm hứng cho tất cả những ai gặp anh ta, ”Giáo sư Bidhan Chandra Roy viết trong một bức thư nói về Tín Nguyễn....


Cũng người tên Tín , bên VN có Tín Palestine ......ghê gớm !!

Bản tiếng Anh
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Dân Á Châu trong những tháng gấn đây tại nhiều thành phố lớn thường bị hành hung vô tội vạ. Cuối tuần qua một phụ nữ Á Châu bất ngờ bị tấn công vào mặt tại China Town, tiểu bang New York.


Giới truyền thông cánh tả trong suốt năm qua đổ tội cho Trump qua các việc hành hung dân Á Châu, vì Trump đã gọi dịch Corona là "China Virus", "Wuhan Virus". Từ khi Trump phát biểu những lời này, Giới truyền thông cánh tả và đảng Dân Chủ tức lồng lộn, cho Trump là kỳ thị chủng tộc, là nguyên nhân cho việc dân Á Châu bị hành hung.
Nhưng gần đây họ đã thay đổi chiều hướng, cho việc dịch Corona xuất phát tại Vũ Hán là điều có thể xảy ra, và bắt đầu có vẻ tin tên đặt cho dịch Corona của Trump là đúng sự thật. Một nhân viên tờ báo cánh tả thừa nhận sự sai lầm của giới truyền thông của họ, vì họ đã nghĩ tất cả những gì Trump nói và làm đều sai bét, cần làm ngược lại.

Trump đã tạo một ủy ban điều tra xuất xứ dịch Corona. Nhưng Biden đóng cửa ủy ban đó, nhưng sau đó lại cho mở cửa, điều tra trở lại. Chính quyền TQ chỉ trích Biden trong việc tiếp tục công việc của Trump trong việc điều tra xuất xứ của dịch.
TQ đang nắm dao đàng chuôi, vì có đủ bằng chứng Biden và con trai là Hunter trong việc tham nhũng, liên quan đến tàu. TQ có thể sẽ phanh phui nếu Biden không nghe lời TQ.
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Corona Virus bị lọt ra khỏi phòng thí nghiệm tại TQ?

Đây là một giả thuyết chưa phân minh rõ ràng đúng hay sai. Nếu đúng, Trump không sai, và TQ đã thảm diệt hằng triệu người chết vì đại dịch, phí tổn kinh tế hằng chục ngàn tỷ Mỹ Kim và nhiều thiệt hại khác…. và TQ sẽ phải bị trừng phạt như thế nào?


Phe ủng hộ thuyết này: Trump, cánh bảo thủ, một số nhà nghiên cứu về đại dịch

Phe chống đối thuyết này: TQ, truyền thông cánh tả, đảng Dân Chủ Mỹ, bác sĩ Fauci, chuyên gia ngành dịch tễ đứng đầu Cơ Quan Phòng Chống Covid-19 (CDC).

Sơ lược bối cảnh:

Ngay từ khi đại dịch bắt đầu lên cao điểm phe ủng hộ thuyết này, đặc biệt là Trump, đã cho Corona Virus bị rò rỉ ra ngoài từ phòng thí nghiệm nổi tiếng TQ, Wuhan Institute of Virology. Trump đã gọi dịch này là “China Virus, Wuhan Virus” và ra lệnh ngưng các chuyến bay tới/từ TQ. Trump bị chỉ trích nặng nề từ truyền thông cánh tả và đảng Dân Chủ về chính sách ngăn ngừa và lời tuyên bố này. Họ cho rằng Trump “kỳ thị chủng tộc” vì đã gọi đại dịch là Dịch Tàu.

Bác sĩ Fauci là người được cả thế giới, đặc biệt đảng Dân Chủ Mỹ, cho là người cứu dân độ thế. Khi đại dịch lên cao điểm, ông thường xuất hiện trên TV, họp báo, một tuần vài ba lần. Các nhà cầm quyền và ban y tế trên toàn thế giới đưa ra những chính sách, quyết định dựa trên lời khuyên của ông.

Bác sĩ Fauci, anh hùng “cứu nhân độ thế” hay tội phạm sát nhân?
43792293-9648685-image-a-1_1622730844489.jpg


Trong mùa đại dịch bác sĩ Fauci khuyên mọi người đeo khẩu trang, trong nhà cũng như ngoài trời, một mình hay có người bên cạnh. Nhưng ông lại làm ngược lại
c3a35edc-7892-469d-84c1-006299865f88_1920x1080.jpg


Ảnh chấm biếm bác sĩ Fauci khuyên mọi người không đeo khẩu trang, nhưng sau đó lại khuyên đeo 2 khẩu trang cùng lúc
fauci-masks.jpg


Bên trong viện nghiên cứu dịch tễ tại Vũ Hán, Wuhan Institute of Virology
43792285-9648685-image-a-2_1622730847738.jpg


Ông thường tuyên bố, mọi người phải dựa trên khoa học (ông là sứ giả của khoa học trong mùa đại dịch) trong việc phòng chống Covid-19. Tuy nhiên những lời khuyên của ông thường là “tiền hậu bất nhất”, thay đổi liên tục.

- Thời đầu mùa dịch, ông khuyên mọi người không đeo khẩu trang. Khẩu trang vô dụng, chỉ có tính cách tượng trưng, không phòng chống Covid-19 (cả thế giới không bắt đeo khẩu trang). Nhưng sau đó không lâu ông lại khuyên mọi người đeo khẩu trang (cả thế giới làm theo). Khi vaccine đã có và đại dịch lắng đọng tại Mỹ, ông nói những người đã chích vaccine vẫn phải đeo khẩu trang, nhưng sau đó ông lại quay 180 độ, cho phép những người chích vaccine được bỏ khẩu trang.

- Khi đại dịch lên cao điểm, nhiều bác sĩ chữa trị bệnh nhân bằng thuốc

- Thời đầu mùa dịch ông cho rằng Covid-19 xuất hiện từ việc tiến hóa của vi khuẩn, truyền từ thú vất (dơi) qua người. Chuyện Covid-19 do nhân tạo (từ phòng thí nghiệm) là chuyện không tưởng. Nhưng cách đây một tuần, ông lại tuyên bố thuyết Covid-19 chỉ có thể xuất phát một cách tự nhiên, không qua việc con người tạo ra trong phòng lab, không đủ sức thuyết phục ông.

- Sau khi ông được chích Vaccine, ông đeo 2 khẩu trang cùng lúc. Tại cuộc điều trần quốc hội, thượng nghị sĩ Ryan (cũng là một bác sĩ) vặn hỏi Fauci, Biden kêu gọi mọi người vẫn đeo khẩu trang sau khi chích vaccine là điều nghịch lý khi kêu gọi mọi người nên chích vaccine. Nếu chích vaccine mà vẫn phải đeo khẩu trang thì thuốc vaccine không hiệu ứng, vô dụng, nhiều người sẽ không tiêm vaccine. Fauci chỉ chối quanh qua việc vặn hỏi. Tuần qua ông tuyên bố mặc dầu đã được chích vaccine, ông vẫn đeo khẩu trang để mọi người tin ông (thuần túy kịch tính.)

- Trong cuộc điều trần tại quốc hội, có lời tuyên thệ tuyên bố sự thật, ông hoàn toàn chối bỏ việc cơ quan ông đứng đầu, đã đóng góp $600.000 USD cho cơ quan nghiên cứu “Gain of Function” tại phòng thí nghiệm TQ, nhưng tuần này ông lại thừa nhận có thể tiền giúp viện nghiên cứu dịch tễ Corona Virus tại TQ có thể được dùng trong việc nghiên cứu “Gain of Function”, ông không biết chắc chắn, ông chỉ tin lời viện nghiên cứu TQ là sẽ không được dùng trong việc nghiên cứu đó.

Nghiên cứu “Gain of Function” là gì?
Mục đích chính của “Gain of Function” là nghiên cứu trong môi trường nào Corona Virus có thể sinh sản, truyền nhiễm nhanh nhất và độc hại nhất. Công việc nghiên cứu này chết yểu tại Mỹ và bị chính quyền Mỹ cấm vì quá nguy hiểm, có thể gây đại dịch. Năm 2012, trong một bài báo ông viết: “Có sự rủi ro trong việc nghiên cứu này, chẳng hạn như nhân viên bị nhiễm trùng (mặc dầu khó xảy ra, và vi khuẩn tạo nên đại dịch, nhưng sự lợi ích lớn gấp bộ [cần được duy trì nghiên cứu.]”

Nghiên cứu “Gain of Function” bắt đầu nghiên cứu tại Mỹ dưới thời Obama. Khi Trump nhận chức tổng thống, Trump ký sắc lệnh hủy bỏ cuộc nghiên cứu này vì quá sức nguy hiểm.

Mặc dầu Mỹ cấm nhưng TQ không cấm mà còn nỗ lực nghiên cứu, nhằm mục đích chế tạo vũ khí sinh học để dùng trong thời chiến hoặc để làm áp lực Âu Mỹ.

Dấu hiệu Corona Virus bị thoát ra ngoài phòng thí nghiệm TQ và TQ lấp liếm che đậy

- Cuối năm 2019, 3 nhân viên viện nghiên cứu tại TQ đã phải nhập viện với những triệu chứng của dịch Covid-19

- TQ tuyên bố xuất xứ của Covie-19 là từ chợ bán đồ biển tươi, cách xa viện nghiên cứu 32 Km, sau đó lại tuyên bố từ Âu Mỹ, chứ không phải từ Vũ Hán,.

- Big Tech Facebook, Twitter, Google, Youtube kiểm duyệt và khóa tài khoản của những bài đăng đặt nghi vấn xuất xứ Covid-19 từ Vũ Hán. Nhưng 2 tuần trước đây Big Tech đã hủy bỏ luật này. Báo chí cánh tả bắt đầu đính chính những bài báo cũ (năm ngoái và đầu năm 2021, từ khi Trump rời tòa bạch ốc) cho rằng vi khuẩn Covid-19 bị lọt ra ngoài phòng thí nghiệm.

- Cơ Quan Sức Khỏe Thế Giới của Liên Hiệp Quốc (WHO) bị áp lực phải điều tra xuất xứ của dịch. Giám đốc của WHO ngay từ đầu mùa dịch đã về phe TQ. Phái đoàn điều tra của WHO có đến TQ điều tra trong vòng 9 ngày và kết quả điều tra là Corana Virus truyền từ vật sang người, với bản tường trình phù hợp với chỉ thị của chính quyền trung ương TQ.

- Tuần qua, chính quyền Mỹ đã thỏa mãn yêu cầu của một cơ quan (yêu cầu cho công chúng biết emails của Fauci từ đầu mùa dịch). Tổng cộng có khoảng 3200 trang emails của Fauci liên lạc với đồng nghiệp, giới nghiên cứu y tế, nhân viên phòng nghiên cứu dịch tễ tại TQ, người hâm mộ….) Trong những emails này, có những emails ông gởi đi tuyên bố khẩu trang chỉ có tác dụng nếu người đeo bị dương tính thì sẽ ngăn ngừa truyền nhiễm qua người chưa bị; còn người không bị dương tính, khẩu trang trở thành vô dụng, vi khuẩn vẫn lọt qua. Tất cả những khẩu trang mua tại siêu thị là vô dụng. Một số emails ông nhận được có lời cảnh báo của chuyên gia y tế khác là đại dịch đã xuất hiện từ năm 2019 và có thể trở thành đại dịch giết hại nhân loại, nhưng ông phớt lờ, không cho dân Mỹ biết. Có những emails đầu mùa dịch khuyến cáo có vũ khí sinh học Covid-19 từ TQ, nhưng ông tuyên bố những lời đó là chuyện hão huyền. Một số emails ông liên lạc với giám đốc viện nghiên cứu dịch tễ tại Vũ Hán. Vị giám đốc này nói đã có đài truyền thông Fox tường trình Covid-19 có thể đã được tạo ra từ viện và vi khuẩn lọt ra ngoài; Fauci đồng ý với vị giám đốc đó là Fauci sẽ hợp tác trong việc ngăn ngừa việc “tung tin thất thiệt” này…..

Cựu giám đốc CDC thời Trump, sau khi xin nghỉ việc đã bị đe dọa tính mạng vì ông ủng hộ thuyết vi khuẩn lọt ra khỏi viện nghiên cứu dịch tễ tại Vũ Hán.

Một số chuyên gia y tế lo ngại đại dịch có thể sẽ tái phát vì cuộc điều tra sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăng khi TQ cố tình ngăn cản việc điều tra, không cung cấp dư liệu lấy máu những nhân viên y tế đầu tiên của viện nghiên cứu bị nhập viện năm 2019, TQ rất có thể đã tiêu hủy những dữ liệu quan trọng….

Năm 2020 Trump thành lập ủy ban điều tra xuất xứ của đại dịch. Nhưng Biden lên nhận chức được một thời gian ngắn liền hủy bỏ cuộc điều tra. Tuy nhiên vì có nhiều dấu hiệu Corona Virus lọt ra ngoài viện nghiên cứu dịch tại Vũ Hán và TQ + WHO + Fauci âm mưu bưng bít, Biden (bị áp lực) phải mở lại cuộc điều tra trong vòng 90 ngày. Phản ứng TQ thế nào? Tờ báo Global Times của chính quyền TQ tuyên bố nếu Biden mở lại cuộc điều tra, mọi người hãy chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh nguyên tử.

Tất cả nội dung emails của Fauci đều không được Fauci tường trình lên Trump (CDC nằm dưới quyền tòa Bạch Ốc). Trump có nhiều kẻ chống đối, kể cả trong nội các của Trump. Dưới thời Trump, bộ nội vụ ra thông cáo bí mật cho nhân viên, không được đề cập gì đến giả thuyết vi khuẩn Corona bị lọt ra ngoài viện nghiên cứu tại Vũ Hán, nếu không sẽ có nhiều vấn đề lớn xảy ra. Trump phải tự đơn thân quyết định việc phòng chống Covid-19 cho nước Mỹ vì nhiều nội các dấu nhẹm thông tin. Đầm lầy quá lớn và quá mạnh, đã nuốt trửng Trump.

Sau khi emails của Fauci được phổ biến, Trump nói TQ phải bồi thường thế giới hằng ngàn tỷ Mỹ Kim vì đã chế tạo vi khuẩn và để vi khuẩn lọt ra ngoài. Trump còn nói, rất may mắn khi Trump không làm theo lời khuyên của Fauci và làm những gì Fauci không muốn: Ngăn chặn các chuyến bay từ/tới Mỹ/TQ.

Fauci dự tính xuất bản một cuốn sách 80 trang với tựa đề: “Expect the Unexpected” (Coi Chừng Những Điều Không Mong Đợi Có Thể Đến”. Amazon và hiệu sách lớn Barns & Nobles đã cancelled bán trước sách này. Quả thật những gì Fauci không mong đợi đã xảy ra (ông không coi chừng.)

Nhiều chính trị gia đảng Cộng Hòa yêu cầu chính quyền Mỹ sa thải Fauci, một số người còn yêu cầu đưa Fauci ra tòa xử vì tội ngộ sát hằng triệu người trên thế giới. Nhiều thượng nghị sĩ yêu cầu Fauci điều trần tại thượng viện Mỹ thêm lần nữa và phải trải qua cuộc chất vấn về việc vi khuẩn lọt ra khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Ảnh châm biếm sách thuộc loại “Fantasie” trong đó có sách của Fauci sắp xuất bản
stg060221dAPC20210602024525.jpg


Ảnh châm biếm những điều mâu thuẫn Fauci tuyên bố
bg060121dAPR20210529094517.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tin hay không tin, tùy mỗi người

Thần đồng tiên tri Ấn Độ: “Làm thế nào để ngăn chặn làn sóng dịch bệnh tiếp theo?”
Tuệ Tâm



Cậu bé Abhigya Anand, 15 tuổi được coi là nhà chiêm tinh trẻ tuổi nhất và là thần đồng Ấn Độ vì những dự đoán chính xác của mình.

Vào ngày 3/6/2021, thần đồng tiên tri 15 tuổi người Ấn Độ Abhigya Anand đã công bố video mới nhất với tiêu đề: “Làm thế nào để ngăn chặn làn sóng dịch bệnh tiếp theo?”. Đây chính là điều mà rất nhiều người đang chờ đợi.
Mở đầu video, Anand cho biết gần 2 tháng qua, đất nước Ấn Độ cùng các nơi khác trên thế giới đã trải qua những chuỗi ngày đen tối, khiến mọi người đều cảm thấy vô cùng đau đớn và khổ sở. Điều này đối với toàn bộ quốc gia mà nói là áp lực trùng trùng, cũng tương tự đối với phần còn lại của thế giới.
Anand tin rằng trong cuộc khủng hoảng này, nếu như chính phủ, giới khoa học và công chúng có thể áp dụng những tri thức cổ xưa và truyền thống được lưu truyền lại phù hợp với quy luật của vũ trụ, chẳng hạn như thuật chiêm tinh hay Ayurveda (một hệ thống y học Hindu truyền thống của người Ấn Độ) thì chắc chắn tình hình sẽ tốt hơn nhiều so với hiện tại.
Anand nói rằng, việc nghiên cứu trong lĩnh vực chiêm tinh học và Ayurveda có thể mang lại những lợi ích rất lớn nếu có được phương pháp phù hợp. Ví dụ, chiêm tinh học và Ayurveda có thể được sử dụng để xác định, phân tích các xu hướng tương lai trên toàn thế giới; có thể dùng để đối phó với virus và bảo vệ mọi người khỏi bị nhiễm virus; nó cũng có thể được sử dụng để tìm ra phương thức ngăn chặn virus.
Anand cũng tỏ vẻ tiếc nuối bởi giới khoa học và chính phủ hiện đang coi nhẹ điều này. Tất nhiên, không phải tất cả giới khoa học đều như vậy, nhưng một bộ phận lớn là đã bỏ qua hệ thống tri thức cổ xưa này. Kết quả là rất nhiều người dân phải chịu cảnh lầm than và vô số mạng sống đã bị tước đoạt.
Anand tin rằng dịch bệnh ở Ấn Độ là sự khởi đầu cho làn sóng dịch bệnh tiếp theo. Trong một video đăng tải hồi tháng 4/2020, Anand nói rằng vào khoảng ngày 10 đến 11/2/2021 sẽ xuất hiện “lục tinh liên châu”, tức Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Thủy, sao Mộc, sao Kim và sao Thổ nối liền với nhau tạo thành một đường thẳng. Đây là một mốc thời gian đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu bạn nhìn lại toàn cảnh thế giới, khoảng thời gian tồi tệ nhất sẽ là từ tháng 1 đến tháng 2 năm nay. Trong thời gian này, tỷ lệ tử vong toàn cầu trong trận đại dịch Covid-19 mới là cao nhất.
Mọi người đều nghĩ rằng vắc-xin sẽ mang lại những thay đổi rất lớn và mọi thứ sẽ tốt hơn. Nhưng tình hình hoàn toàn ngược lại, những gì chúng ta thấy là từ tháng 2 đến tháng 4, đặc biệt tháng 4 và tháng 5 là tồi tệ nhất, nhiều người đã mất mạng vào thời điểm này.
Trong đoạn video, Anand đã đưa ra 7 sự kiện mà cậu từng dự đoán được đề cập trong video vào tháng 1/2021.
Đầu tiên là vào ngày 20-21/12/2020, sao Mộc và sao Thổ sẽ gặp nhau, được gọi là cuộc “đại trùng tụ” (great conjunction), do liên quan đến 2 thiên thể lớn nhất trong hệ Mặt trời.
Thứ 2 là “lục tinh liên châu”, 400 năm mới tái hiện.
Thứ 3 là sự xuất hiện của chủng virus mới trong khoảng thời gian này, rất nhiều loại vắc-xin đã được đưa ra thị trường.
Thứ 4 là những ảnh hưởng xác thực của tinh tượng Thổ-Mộc tụ hợp. Khi kết hợp với các điều kiện thiên văn khác, nó sẽ ảnh hưởng đến sự tương tác giữa con người và virus gây bệnh.
Thứ 5 là cuộc đại du hành của các hành tinh xuất hiện vào giữa tháng 2/2021, càng gây tác động mạnh mẽ hơn trong năm 2021.
Thứ 6, thế giới sẽ đối mặt với những sự kiện tồi tệ, và hiện tại đang triển hiện một cách rõ ràng. Do khả năng miễn dịch của con người ngày càng suy yếu cùng với sự tương tác ngược của các hành tinh, gây ra những tác động đối với vắc-xin và các biến chủng mới.
Thứ 7, thế giới có thể phải trải qua thời kỳ hỗn loạn hơn trong năm 2021. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh sẽ sớm có dấu hiệu khả quan và tình hình kinh tế của thế giới sẽ cải thiện vào tháng 5/2022.
Sau đó, Anand nói rằng đã đến lúc cần sử dụng chiêm tinh học và Ayurveda để đối phó với mọi tình huống trong tương lai. “Hãy tưởng tượng, nếu chúng ta biết rõ điều gì sẽ xảy ra, biết rõ tai họa sẽ phát sinh trong khoảng thời gian nào. Điều này đối với thế giới mà nói chẳng phải quá tốt hay sao!”.

Vắc-xin không phải là giải pháp cho vấn đề dịch bệnh

Nói về cách phòng ngừa và điều trị, Anand cho biết: “Khi chúng ta nói về phòng ngừa, cho dù đó là giới khoa học hay chính phủ, điều đầu tiên được nói đến là cách ly và tiêm chủng. Nhưng tôi tin rằng việc tiêm vắc-xin chống lại những vấn đề mà chúng ta gặp phải không phải là giải pháp cho những vấn đề. Ngay từ đầu tôi đã luôn nhấn mạnh điều này”.
Anand đã đưa ra một vài ví dụ để minh họa hiệu quả của vắc-xin. Cậu cho biết: “Seychelles là quốc gia nhỏ, có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, nhưng đã phải trải qua đợt bùng phát Covid-19 lớn nhất trong lịch sử”.
“Hãy nhìn vào một quốc gia khác là Chile, nơi tỷ lệ tiêm chủng vượt quá 60% dân số, nhưng cũng đang đối mặt với thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử vì Covid-19. Tiếp đến là Anh và Israel, mặc dù làn sóng thứ 2 vẫn chưa nổ ra ở Anh, nhưng tôi cá rằng một đợt dịch tồi tệ sẽ bắt đầu kể từ 20/6. Mọi thứ chắc chắn sẽ trở nên tồi tệ hơn sau ngày 20/6”.

Đối với Trung Quốc, Anand nói rằng không có gì đáng để bàn luận về những “thành công” của họ khi nói đến tiêm chủng. “Thế giới bên ngoài không thể lấy được dữ liệu liên quan; tường lửa của họ kiểm soát dữ liệu rất nghiêm ngặt, và sẽ không tiết lộ bất cứ điều gì với thế giới bên ngoài. Vì vậy, chúng ta không thể chắc chắn 100% điều gì đã xảy ra ở Trung Quốc. Và tôi không tin rằng tình hình ở Trung Quốc đã tốt đẹp”.
Đối với vấn đề tiêm chủng hoặc vắc-xin, Anand cho biết cậu không thực sự tin tưởng vào những biện pháp này, bởi không ai có thể biết được những thành phần có trong vắc-xin, hơn nữa rất nhiều quốc gia đã thất bại trong vấn đề này. Một số vắc-xin đã có được hiệu quả nhất định, nhưng khi gặp biến chủng mới của virus thì lại không thể khởi được tác dụng.

Vậy làm thế nào để ngăn ngừa các biến chủng mới của virus?

Cậu bé chiêm tinh Ấn Độ dự đoán về đại kiếp nạn thế giới.
Một trong những câu hỏi thường gặp nhất chính là làm sao để ngăn ngừa bệnh tật xâm nhập vào cơ thể? Anand cho rằng Ayurveda là một trong những biện pháp tối ưu nhất. Cậu cho biết: “Nếu hôm nay tôi nói về Covid-19 và mối quan hệ với Ayurveda, video này có thể sẽ bị xóa. Vì vậy, tôi vẫn là ở đây để nói về khả năng chống lại bất kỳ bệnh tật nào”.
Khi bạn cố gắng ngăn ngừa bệnh tật bằng phương pháp Ayurveda, điều đầu tiên cần đề cao là tố chất bên trong của thân thể, chính là khả năng miễn dịch tự nhiên mà mọi người đều có.
Một số người có khả năng miễn dịch tự nhiên yếu và một số người có khả năng miễn dịch tự nhiên mạnh, điều này có liên quan đến một loại sức mạnh thể chất và tinh thần tồn tại trong thân thể. Những sức mạnh này có thể trợ giúp cho mọi bộ phận nào của cơ thể chúng ta, giúp chiến đấu chống lại bất kỳ bệnh tật nào, chẳng hạn như bệnh lao phổi hay thậm chí là Covid-19. Ngay cả các chuyên gia y tế hiện đại cũng phải thừa nhận rằng, điều quan trọng nhất là sức mạnh bên trong thân thể mỗi người.
Sắp tới, dịch bệnh sẽ bùng phát trở lại. Lúc đó, bạn có thể bị nhiễm bệnh, bạn có thể phát bệnh, tuy nhiên, việc bạn có thể phục hồi nhanh chóng hay không, thì cách bạn sử dụng những sức mạnh bên trong này là rất trọng yếu. Đây là nguyên lý mấu chốt để ứng phó chính xác với sự bùng phát của dịch bệnh.

Ayurveda khuyến khích duy trì một lối sống lành mạnh

Khi nói về việc cùng nhau chống lại bệnh tật, Ayurveda khuyến khích duy trì một lối sống lành mạnh, cần tiếp xúc với không khí trong lành và ánh mặt trời vào sáng sớm. Điều này có thể khiến cho cơ thể và tâm trí của chúng ta được ‘hợp nhất’.
Trên thực tế, không nhiều người được tiếp cận với không khí trong lành và ánh sáng mặt trời. Họ tự cách ly chính mình, họ không thể chăm sóc cho bản thân, họ nhốt mình trong một căn phòng nhỏ. Điều này vô tình lại khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng hơn. Không chỉ với Covid-19, các bệnh tật khác cũng thường xảy ra như thế.
Nói về điều trị bệnh, Anand cho rằng y học hiện đại còn rất nhiều hạn chế, bởi vậy việc chữa lành bệnh chỉ giống như một trò đùa. Khi bệnh nhân đến gặp bác sĩ, bất luận là có cần thiết hay không, trong hầu hết các trường hợp, họ đều sẽ bị tiêm rất nhiều steroid.
Điều này khiến cho khả năng miễn dịch bắt đầu suy giảm. Họ dễ mắc các bệnh nguy hiểm và chết người khác, chẳng hạn như bệnh nấm đen đang phổ biến hiện nay. Thậm chí những căn bệnh khác cũng có thể tấn công họ trong tương lai.
Vì vậy, Anand tin rằng chúng ta phải bắt đầu nhìn Ayurveda từ một góc độ mới, tất nhiên không phải nói là cần sử dụng những dược phẩm của Ayurveda, mà là duy trì một lối sống lành mạnh, đó là điều cậu ấy luôn lặp đi lặp lại.
Đối với tình hình hiện tại, Anand nói rằng tình trạng này sẽ còn kéo dài, cho đến khi tất cả mọi người hợp lực cùng nhau hành động. Anand tin rằng nếu mọi người sử dụng hệ thống kiến thức cổ xưa và truyền thống sớm hơn, thì càng có nhiều khả năng thoát khỏi tình trạng khó khăn này sớm hơn. “Nếu chúng ta đồng tâm hiệp lực, chúng ta thậm chí có thể ngăn chặn làn sóng dịch bệnh tiếp theo”, Anand nói.
Từ góc độ chiêm tinh, Anand nói rằng sau ngày 20/6, sẽ có nhiều thời điểm hỗn loạn hơn trên thế giới, chúng ta cần chuẩn bị đối phó với điều này. Vậy, khi nào chúng ta mới có thể thoát khỏi thảm họa này? Anand cho biết nó phụ thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận căn bệnh, cách ứng phó căn bệnh, cách chính phủ đối xử với nó, và cách mà giới khoa học đối xử với nó.
Anand nhấn mạnh rằng: “Tôi không nghĩ rằng tình hình sẽ trở nên tốt hơn trong thời gian ngắn. Điều này sẽ phải mất nhiều thời gian”. Anand nói rằng dịch bệnh có thể sẽ kết thúc vào năm 2024, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian để khôi phục trở lại. Cậu nói rằng tình trạng lây nhiễm vượt xa đợt bùng phát và phải mất một thời gian dài để phục hồi. Nhưng điều kiện kinh tế chắc chắn sẽ bắt đầu được cải thiện sau tháng 5/2022.
Anand nói rằng điều cuối cùng và quan trọng nhất chính là niềm tin vào Thần, đây chính là điều mấu chốt để nhân loại có thể quay trở về trạng thái tốt đẹp nhất. Không quan trọng bạn đến từ tôn giáo nào, cho dù đó là Hồi giáo, Cơ đốc giáo hay Ấn Độ giáo, điều quan trọng là bạn bắt đầu tin vào Thần và Chúa tối cao. Bằng cách này, chúng ta đã có trong tay một trong những chìa khóa quan trọng nhất để thoát khỏi mọi kiếp nạn.
Ghi chú: Cậu bé Abhigya Anand sinh năm 2006. Từ năm 8 tuổi, cậu đã đọc 4 kinh văn kinh điển “Bhagavad Gita” của Ấn Độ giáo. Cậu bé thích xem thần thoại, học chiêm tinh và thường thức dậy lúc 4h mỗi sáng để cầu nguyện. Từ nhỏ, cậu đã biết tiếng Anh, tiếng Phạn, tiếng Tamil, tiếng Sindhi, tiếng Hindi và tiếng Kannada.
Ngoài ra, Anand còn có bằng tốt nghiệp về Vi sinh vật Ayurveda từ một trường đại học Ấn Độ và cũng là người trẻ tuổi nhất tốt nghiệp văn bằng này trong nước. Ayurveda là y học truyền thống của Ấn Độ giáo, chủ yếu sử dụng các loại thảo mộc, massage và liệu pháp yoga.
Hiện Anand đang theo học Tiến sĩ, chuyên ngành “Chiêm tinh tài chính” (Financial Astrology). Nhờ những thành tích nổi bật của mình, cậu bé đã nhận được giải Thần đồng Thế giới, một giải thưởng chỉ được trao cho vài trăm trẻ em trên toàn cầu.

Tuệ Tâm
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Asians fight back
Từ ngày Biden nhậm chức, dân Á Châu thường hay bị hành hung vô cớ do Mỹ đen tại một vài thành phố lớn. Nhưng lần này tại Dallas, Texas chủ tiệm Á Châu đã đánh trả kẻ vào tiệm hành hung ngày 19/6/2021

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Hè, đọc thơ ve: Ve sầu, ve lạnh, ve vui

Trần Doãn Nho

KENNEDALE, Texas – Lại Hè! Lại nắng! Và lại ve! Năm nay, 2021, con ve xuất hiện dài dài trên báo chí Hoa Kỳ, báo động một mùa ve rộn ràng, ầm ĩ vì sự xuất hiện của “Brood X” (Lứa Ve 10) – tên riêng do các nhà sinh vật học đặt cho loại ve năm 2021 này – trải dài qua 14, 15 tiểu bang, từ North Carolina, Georgia, Tennessee đến Indiana, Michigan, Pennsylvania, New York, New Jersey…

Ve Lứa số 10 (Brood X).
210523115444-01b-cicadas-2021-restricted-exlarge-169.jpg


Ve hiện diện trên khắp thế giới với 3,390 loại, có loại thường niên (annual cicadas), có loại chu kỳ (periodical cicadas). Riêng Hoa Kỳ, 190 loại, trong đó 15 loại là chu kỳ, hoặc 13 năm hoặc 17 năm.

Brood X, lớn nhất trong các loại ve chu kỳ, tái xuất giang hồ sau 17 năm nằm im tu luyện trong lòng đất. Mô tả bằng những nhóm từ nghe rất “kêu” như “a big tsunami is coming” (cơn sóng thần lớn sẽ ập đến), “the big cicada invasion of 2021” (cuộc đại xâm lăng ve năm 2021).

Các nhà chuyên môn ước đoán phải có đến hàng tỷ (billions), thậm chí hàng ngàn tỷ (trillions) con Brood X sẽ tràn ngập các tiểu bang nói trên, từ rừng sâu cho đến công viên, từ đường phố cho đến các khu vườn nhà, bắt đầu từ giữa Tháng Năm và đạt đến đỉnh điểm vào giữa Tháng Sáu.

Ngoài tiếng ồn, một số tai nạn ve đã được ghi nhận trên báo chí: ve đâm vào mắt một người đang lái xe khiến xe lạc tay lái, đâm vào cột điện ở Cincinnati, Ohio, hôm 7 Tháng Sáu; chuyến bay chở thông tín viên báo chí đi Âu Châu tháp tùng chuyến Âu du của Tổng Thống Joe Biden bị chậm 7 tiếng đồng hồ vì bị ve bám vào máy, không khởi động được, hôm 9 Tháng Sáu…

Vùng tôi ở, Dallas, Texas, không có Brood X, chỉ có loại ve thường niên “Dog-Day cicada” (1), trông chẳng khác mấy với ve Huế. Đối với chú bé sống ở khu nhà vườn, ve là con vật bé nhỏ đáng yêu và thân quen nhất trong rất nhiều thứ côn trùng đầy dẫy chung quanh, mà tiếng kêu rộn ràng sảng khoái của chúng vào mỗi buổi trưa Hè và những trận mưa ve (ve đái) mát mẻ trong những ngày nóng bức nằm ngủ võng dưới vòm cây, tràn trề ký ức tuổi thơ tôi, kéo mãi đến tận bây giờ.

Nhưng có điều lấn cấn: nói đến ve, lập tức tôi nghĩ đến hình ảnh con ve trong bài ngụ ngôn “Ve và Kiến” do học giả Nguyễn Văn Vĩnh dịch từ “La cigale et la fourmi” của La Fontaine: “Ve sầu kêu ve ve/ Suốt mùa Hè/ Đến kỳ gió bấc thổi/ Nguồn cơn thật bối rối…”

Hồi nhỏ, khi học bài thơ này, tôi hết sức bực mình với cách diễn tả “tính tình” con ve đầy những nét tiêu cực: lười, chỉ biết ca hát, không chịu làm việc, lại còn “sầu” nữa. Ve không lười, chẳng ham chơi và cũng không hề sống tới mùa Đông để than thở và xin xỏ thức ăn. Ve sạch sẽ, cao sang, không ô nhiễm môi trường, chẳng ăn sống nuốt tươi con vật nào; không những thế, hòa cùng với nắng và cây và lá, tạo nên sức sống miên man của những ngày Hè tươi vui, náo nhiệt.

Tôi chẳng rõ mỗi con thọ được bao lâu. Chỉ biết rằng khoảng chừng sau năm bảy tuần lễ rộn ràng là chúng dần dà biến đi đâu mất, gần như chẳng để lại dấu vết gì ngoài những chiếc vỏ khô chết hờ hững bám trên những cành cây buồn hiu, để lại một nỗi tiếc nuối vô bờ trong lòng đứa bé.

Ừ, đồng ý là “người buồn” thì “ve có vui đâu bao giờ,” chả thế mà “Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng” (nhạc Thanh Sơn) hay “Cung đàn nào thương bằng tiếng ve sầu” (nhạc Lê Dinh-Minh Kỳ), nhưng gọi con ve là “ve sầu” như một cái tên chính thức để chỉ loài ve thì thật là không chấp nhận được. Nhất là khi các nhà biên soạn tự điển biến hai chữ “ve sầu” thành từ vựng: hầu hết các tự điển đều dịch “cicada,” “la cigale” hay “thiền” là “ve sầu” thay vì chỉ là “con ve” hay “ve.” Có lẽ không có từ vựng nào chỉ một sinh vật lại kèm thêm một tính từ tiêu cực như con ve. Nổi tiếng bi thảm như “con dế buồn tự tử giữa đêm sương” (Du Tử Lê) mà tự điển chỉ ghi “cricket” là “con dế”, chứ chẳng phải “dế buồn!”

Tiếng ve là tiếng của một dàn đại hợp xướng, lúc nào cũng rộn ràng, hào hứng, vui tươi. Ngoài mục đích dọa nạt hay làm nhụt chí những con vật mê thịt ve, thì tiếng ve cũng là tiếng gọi tình (courting/mating call). Sao chẳng ai gọi là “ve tình” nhỉ!

Chú bé ngày xưa đã chứng kiến (và chờ đợi) biết bao lần, khi hàng ngàn chàng ve đang say sưa hợp xướng là lúc những nàng ve cái (vốn nhỏ con hơn và không hề biết kêu) đậu ở đâu đó lắng nghe, rồi thấm tình thấm ý, vỗ cánh nhẹ bay đến bên cạnh bạn tình, yên lặng chờ chàng trổ tài yêu đương. Nàng đến, chàng vẫn tiếp tục kêu, có điều, tiếng kêu đột nhiên dịu hẳn xuống, cách quãng, chậm rãi hơn và du dương hơn rồi từ từ… im bặt: cả hai quấn lấy nhau, quên trời quên đất. Chỉ đợi có thế, chú bé cầm cây cần dài, đẩy nhẹ một cái là cả chàng và nàng (đang dính vào nhau trong say đắm cuộc tình) từ từ rơi xuống đất để chú lấy cả cặp bỏ vào trong giỏ. Chao ơi, chú đã làm “tàn một cuộc tình” để thỏa mãn niềm vui tuổi nhỏ!

Khác với hình ảnh tiêu cực trong bài thơ ngụ ngôn La Fontaine, tiếng ve kêu đã đi vào thơ bằng những lời ca ngợi kể từ thời Hy Lạp cổ. Dù được gọi là thứ côn trùng kêu đinh tai nhức óc (shrill-voiced insect), nhiều nhà thơ Hy Lạp đã làm những bài “tụng ca ve” (cicada ode) tới nơi tới chốn. Chẳng hạn nhà thơ Meleager of Gadara (2): “O, shrill-voiced insect; that with dewdrops sweet/ Inebriate, dost in the desert woodlands sing” (tạm dịch: Ôi, tiếng hát con ve the thé đinh tai; cùng với những giọt sương ngọt ngào/ Vang lên trong những khu rừng vắng làm mê mẩn tâm can).

Ve thường niên “Dog-Day cicada” trông chẳng khác mấy với ve Huế. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)

Thơ cổ Trung Hoa không thiếu tiếng ve (3). Có thể kể: “Tại Ngục Vịnh Thiền” (Vịnh con ve từ chốn lao tù), của Lạc Tân Vương (640-684), “Văn Thiền” (Nghe tiếng ve kêu), của Đỗ Mục (803-853), “Hàm Phong Thiền” (Con ve chịu gió), của Lư Chiếu Lân (663-689), “Văn Tảo Thiền” (Nghe tiếng ve sớm), của Lục Sướng (thế kỷ thứ 9), “Vũ Lâm Linh” (4) của Liễu Vĩnh (1004-1054)… Mời đọc một bài tiêu biểu, “Văn Thiền” (Nghe tiếng ve kêu), của Lai Hộc (?-883) (5):

“Lục hòe âm lý nhất thanh tân,
Vụ bạc phong khinh lực vị quân.
Mạc đạo văn thì tổng trù trướng,
Hữu sầu nhân hữu bất sầu nhân.”


Tạm dịch:

“Trong bóng mát của cây hòe một tiếng mới phát ra,
Sức truyền trong sương mù loãng và gió nhẹ chưa đồng đều.
Đừng có bảo lúc nghe ai cũng buồn,
Có người buồn, cũng có người không buồn.”


Thơ cổ Việt Nam về ve có “Sơ Thu Cảm Hứng” (Cảm hứng đầu thu), của Nguyễn Du và “Văn Thiền” (Nghe tiếng ve kêu), của Tùng Thiện Vương. Mời đọc “Sơ Thu Cảm Hứng:”

“Giang thượng tây phong mộc diệp hy,
Hàn thiền chung nhật táo cao chi.
Kỳ trung tự hữu thanh thương điệu,
Bất thị sầu nhân bất hứa tri.”


Tạm dịch:

“Gió tây thổi trên sông lá cây thưa thớt
Ve lạnh suốt ngày kêu trên cành cao
Trong tiếng kêu có điệu thanh thương
Không phải người buồn thì không biết được.”


Nhà thơ đã nhập tiếng lòng vào tiếng ve, lại là con ve cuối mùa Hè lạc lõng, hèn gì mà chẳng là “hàn thiền,” ve lạnh!

Nhà thơ Nhật Matsuo Basho (1644–1694), trong một bài hài cú về ve, đưa “Tiếng Ve” (Cicada Voice) vào một khung cảnh khác hẳn: thiền (6).

Mấy câu thơ ngắn ngủi được rất nhiều người dịch ra tiếng Anh. Tôi thích câu này:

“The Deep Stillness
Seeps into the rocks
The voice of the cicadas”
(Ken Baker)

Tạm dịch:

“Tĩnh Mịch Sâu Lắng
Ri rỉ giọt vào đá
Tiếng ve kêu.”


Trong thi ca Hoa Kỳ đương đại, John Blair, một trong nhiều nhà thơ nổi tiếng Hoa Kỳ, có một bài thơ dài ca tụng tiếng ve kêu, “Cicada” (7). Khổ thơ đầu tiên viết:

“A youngest brother turns seventeen with a click as good as a roar,
finds the door and is gone.
You listen for that small sound, hear a memory.
The air-raid sirens howled of summer tornadoes, the sound.”


Tạm dịch:

“Chú em út lên mười bảy
bằng một tiếng lách cách mà nghe như tiếng gầm
mở cửa và ra đi
tưởng là nghe tiếng gì nho nhỏ âm vang kỷ niệm.”


(Hóa ra) là tiếng còi báo động không kích hú lên những cơn lốc xoáy mùa Hè.

Thơ Việt Nam hiện đại có rất nhiều bài viết về tiếng ve (8). Tiếng ve trong bài thơ sau đây, “Nụ Hôn Đầu” của Trần Dạ Từ, chỉ đóng vai trò ngoại biên, nhưng thiếu nó có lẽ là thiếu tất cả:

“Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông

Trên môi ta, vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời

Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa.”


Nụ hôn vô tiền khoáng hậu: thơm, ngon, ngọt, đẹp, lại vô cùng trong sáng và vô cùng ồn ào. Một nụ hôn ve. Hèn gì mà “tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh.”

Một nhà thơ trẻ sau này, Đinh Thị Như Thúy, diễn tả ve bằng một thứ ngôn ngữ và nhịp điệu khác, mới mẻ và hiện đại hơn trong “Những Ám Ảnh Bất Động:”

“Đó là tháng tư
Tháng của những ve núi rền rĩ trong các vòm xanh
Tháng của những ve núi gắt gỏng lêu nghêu trên các nhánh cành lặng phắc
Em nói: Những con ve không để ai yên
Em nói: Ban đêm chúng ngủ say còn em không sao ngủ được
Em nói: Phải giấu che những chiếc gai nhọn
Em nói: Vì em không phải hoa hồng”


Ve của nhà thơ này nghe có vẻ ngổ ngáo và bướng bỉnh.

***

Thơ ve, nói chung, đa dạng và khá mặn mà.

Với tôi, ve thì nhất định là “ve vui,” không hề là “ve lạnh,” lại càng không thể là “ve sầu!”

Có sầu muộn chia ly thì khi nghe tiếng ve, nếu không vui ra, thì nhất định cũng phải bớt sầu.

Bạn nghĩ sao?

(Trần Doãn Nho) [qd]



Chú thích:

(1) Gọi “Dog-Day cicada” vì loại ve này có mặt cùng thời điểm với chòm sao “Dog Star” xuất hiện trên bầu trời buổi sáng sớm, khoảng giữa Tháng Bảy và Tháng Chín.

(2) The Cicada Poems of Ancient Greece: www.atlasobscura.com/articles/o-shrillvoiced-insect-the-cicada-poems-of-ancient-greece

(3) Xem ở Thi Viện: thivien.net

(4) “Vũ Lâm Linh” là tên một nhạc khúc thời Đường do Dã Hồ soạn. Đường Minh Hoàng trên đường đi, nghe tiếng mưa trong rừng ngân như tiếng chuông bỗng nhớ Dương Quý Phi, sai Dã Hồ làm hai khúc “Vũ Lâm Linh” và “Hoàn Ai Nhạc.”

(5) Xem ở Thi Viện: thivien.net

(6) https://suisekiblog.wordpress.com/2017/08/29/a-haiku-by-basho-cicada-voice/

(7) https://poets.org/poem/cicada

(8) Mời nghe Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio): Con ve sầu trong thơ và nhạc: www.youtube.com/watch?v=rW_MvLX8kAU
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Olympics 2021 tại Nhật Bản
Lực sĩ cử tạ Tân Tây Lan sẽ tham dự thi đấu cử tạ phái nữ tại Olympics năm nay. Cô là người đổi giống từ nam qua nữ đầu tiên tham dự Olympics, đấu với các nữ lực sĩ tại các quốc gia khác.

Nữ (đối giống) lực sĩ cử tạ của Tân Tây Lan, Weightlifter Laurel Hubbard, tại Olympics tháng tới ở Tokyo, Nhật Bản
44470415-9707083-image-a-18_1624237292658.jpg


Laurel Hubbard trước khi đổi giống năm 2013
44486321-9707083-image-a-7_1624275513751.jpg


Laurel Hubbard, 43 tuổi, sinh ra là phái nam, đã từng tham gia cử tại phái nam. Nhưng đã đổi giống vài năm trước và dự thi cử tạ phái nữ.
42655740-9550329-Laurel_Hubbard_43_was_born_male_but_transitioned_to_female_in_he-a-1_1620372164144.jpg


Nữ lực sĩ của Bỉ, Anna Vanbellinghen, người rất có thể sẽ đấu với Laurel Hubbard tại cuộc tranh tài 2021, tuyên bố: "Thật bất công khi cho người đổi giống tham dự thể thao nữ..."
43656057-9707083-Belgian_weightlifter_Anna_Vanbellinghen_said_allowing_transgende-a-3_1624262176342.jpg


Tranh hí họa lực sĩ đổi giống thắng lực sĩ nữ trên võ đài
afb013021dAPR20210129124507.jpg
 


Top