This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
vẽ thử 1 xấp đô la trên đường coi chuyện gì xảy ra
Nhiều người sẽ không đi hiên ngang, mà cúi đầu, cúi người....

Giả sử có hằng triệu Đô La, tiền thật, mọi người sẽ tranh nhau lượm tiền, ngoại trừ Bill Gates (MS), Bezor (Amazon), Dorsey (Twitter), Zuckerber (Facebook), và một số người khác. Thay vì dành thời gian lượm tiền, những người này dành thời gian đó ngồi văn phòng còn nhiều tiền gấp bội.
 

Modelo

Rìu Chiến
Sau đám cưới cặp vợ chồng trà trả bill mệt nghỉ
 

Modelo

Rìu Chiến
Lúc trước mình cũng mê phong cách vẽ 3D trên đường phố loại này
 

Modelo

Rìu Chiến
Vì họ ngồi ở văn phòng nên đâu có đi ra đường thấy tiền mà lượm
 

Modelo

Rìu Chiến
Cali cũng OK chứ đâu có thê thảm như Texas thấy mà ớn lạnh nhất là bây giờ đang vào mùa cúm ở Mỹ
 

Modelo

Rìu Chiến
Nhưng mà không có bằng chứng cụ thể nên cũng chịu
 

dammage

Rìu Chiến
kết quả này là tiệm cận cực kì sát với 0 rồi

vì mấy người đó không xài tiền mặt nữa, có khi lâu quá còn hông nhớ tiền mặt nó như thế nào

hồi nhỏ cũng có mấy lần đang đi ngoài đường thấy tiền nằm dưới đất, cúi xuống lụm lên thì tờ tiền chỉ có... 1 nửa, tức quá vò nát nó quăng đi để hông còn ai bị gạt như tui nữa, tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng rất cao thấy chưa
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc
Hồng Ngọc


Nhiều người Việt Nam và Trung Quốc có cùng một suy nghĩ giống nhau, đó là mới đầu khi ra nước ngoài, họ thường cảm thấy người nước ngoài, nhất là người Tây phương đầu óc đơn giản, không hiểu chuyện đời, và đôi khi họ lấy làm tự mãn, tự cho mình là thông minh. Vậy rốt cuộc thông minh theo kiểu người Việt Nam và Trung Quốc là như thế nào?

Còn nhớ vài năm trước, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về vấn đề “thông minh kiểu Trung Quốc” và nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng Trung Quốc. Tác giả bài viết là một người Hoa, và đã kể lại nhiều trải nghiệm cá nhân và câu chuyện nghe được khi ở nước ngoài.
Một người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Hoa Kỳ du lịch và ở tại nhà người thân. Người nhà đã đưa cho người Hoa này một chiếc ghế ngồi ô tô dành cho trẻ nhỏ và nói: “Ở đây quy định trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho anh dùng, nhưng vì là ghế đi mượn, nên anh phải giữ gìn cẩn thận, vì chúng ta sẽ phải trả lại cho người ta.” Hai tuần sau khi không dùng xe ô tô nữa, chiếc ghế này đã được đem đến trả lại cửa hàng. Người bán hàng không hỏi lý do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền cho người trả hàng. Người nhà liền tự hào nói: “Các cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong vòng 2 tuần thì đều có thể mang hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây ‘mượn’ một số đồ đạc. Nhiều người Đại lục thậm chí còn mượn cả TV. Anh nói xem, người Mỹ có ngốc hay không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ còn chẳng biết điều đó!”
Một năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè đồng hương ở Nhật đã tiếp đón và dùng ô tô để đi lại. Người Hoa này hỏi: “Tokyo đất chật người đông, có phải là rất khó đỗ xe không?” Đồng hương trả lời: “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”
“Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?” “Anh nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe thì trước tiên đi thuê một chỗ ở bãi đỗ xe, sau khi mua xe xong thì trả lại chỗ đó, vậy chẳng phải là vấn đề được giải quyết hay sao?”

Hai ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi, họ đi bộ hoặc là đi bằng tàu điện ngầm. Những người bạn Nhật phân trần rằng: “Tokyo mua xe thì dễ, nhưng tìm chỗ đỗ xe thì không dễ dàng gì. Do đó, anh chịu khó đi tàu điện ngầm vậy nhé.”
Người Hoa này lập tức truyền cho anh ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh ấy đã không hiểu ra mà còn dửng dưng nói: “Nếu muốn lợi dụng sơ hở, thì có nhiều cách lắm. Ví dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn thì có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe. Nhưng thực tế thì tôi định cư ở Tokyo, không có chỗ đỗ xe mà lại mua xe, vậy thì những người hàng xóm sẽ nhìn tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm như vậy.”
Có thể một số người Việt có người thân là Việt Kiều ở Hoa Kỳ cũng đã nghe câu chuyện về việc hàng hóa sau khi mua ở đây có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải giải thích lý do. Vì vậy, nhiều người khi chuẩn bị tham dự một sự kiện nào đó, liền đến “mua” một bộ quần áo, sau khi tham dự sự kiện xong rồi, lập tức mang trả lại quần áo để lấy tiền về.
Hệ thống bán hàng ở Hoa Kỳ còn có một chính sách đáng chú ý, gọi là Price Match. Với chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, thì có thể được mua sản phẩm với mức giá tương đương mức giá mà bạn tìm thấy. Do vậy, có một số người “thông minh”, khi đi mua hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu sắc hay kích cỡ (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi tìm được cửa hàng nào có mức giá rẻ hơn thì sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm giá.
Những người Trung Quốc hay Việt Nam tự cho là “thông minh” như vậy thường rất tự đắc, khi trò chuyện trong cộng đồng của mình thì thường đặt câu hỏi sao những người nước ngoài quá “ngu ngốc”, không biết lợi dụng “kẽ hở” này. Coi việc chiếm tiện nghi của người ta là “thông minh”, là có “năng lực”…
Sau một thời gian chứng kiến và suy nghĩ về tâm lý người Trung Quốc khi ra nước ngoài, vị tác giả người Hoa trong bài viết trên kênh truyền thông New Zealand đã chỉ ra rằng “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy; “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm; “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì mười phần có lợi sẽ giành lấy hết; Kỳ thực, “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không nói đến thành tín, ức hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy tắc…
Trong một xã hội chính thường, không bị ảnh hưởng bởi triết học đấu tranh và hệ tư tưởng tẩy não, điều người dân bình thường quan tâm lớn nhất chính là sự thành tín. Về cơ bản con người đều coi trọng chữ tín bởi vì họ hiểu được rằng giữ chữ tín là nền tảng để một xã hội sống an bình, để người thủ tín có chỗ đứng trong xã hội. Cơ chế trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều được xây dựng trên cơ sở “tín nhiệm”. Nếu sự “tín nhiệm” sụp đổ, thì xã hội cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xã hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói dối.
Nhưng ở Trung Quốc thì sao? Sau mỗi cuộc vận động, con người lại học được cách bớt “tín nhiệm”, biết nói dối và tăng cường tranh đấu mạnh hơn. Muốn tồn tại thì người ta phải học cách vứt bỏ nhân tính, gia cường “Đảng tính”. Khi nhìn nhận người khác thì phải ép bản thân nhìn nhận đó là “đồng chí” hay là “kẻ địch”, đơn giản là hết thảy quan hệ xã hội phân thành quan hệ nhị nguyên đối lập, vượt trên cả quan hệ thân nhân hoặc trên cả quan hệ bằng hữu. Trong khi đấu tranh giai cấp nếu cần thì cha con không nhìn nhau, vợ chồng xem nhau như thù địch, kiểm điểm, phê bình đấu tố, đánh tàn nhẫn người thân yêu của mình được coi là biểu thị tính giai cấp mạnh hơn cả nhân tính, hướng về Đảng biểu thị sự trung thành phụng hiến. Về cơ bản, những ai càng bất cận nhân tình thì sẽ càng leo cao trong hệ thống xã hội.
Cũng bởi vì xã hội Trung Quốc vận hành như vậy, nên “giả đổi thành thật, thật cũng giả”, mỗi người đều hư hư thực thực, toàn xã hội vận hành trên cơ sở “hoài nghi”. Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra đến dịch vụ kinh doanh và vận hành xã hội. Do đó Trung Quốc tràn ngập hàng giả, nổi tiếng với hàng nhái, trên thị trường quốc tế cũng tạo thành tiếng xấu “Made in China”.
Một người Hoa suy ngẫm về cái sự “thông minh” của người Trung Quốc thế này:
“Khi đi tàu điện ngầm tại Rome, bạn sẽ phát hiện rằng có máy bán vé nhưng không có soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? Vận hành tàu điện ngầm thế này chẳng phải sớm muộn gì cũng bị lỗ hay sao? Đây chính là cách nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn liên tưởng mọi chuyện theo kiểu khôn vặt hoặc vì tham lợi nhỏ cho bản thân mình. Đối với người Ý mà nói, nếu chúng ta hỏi câu hỏi này thì thật kỳ lạ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có sự khác biệt lớn.”
Kỳ thực xã hội Việt Nam hay Trung Hoa trong quá khứ đều đã từng xuất hiện cảnh “trăm họ an cư lạc nghiệp, đồ vật đánh rơi trên đường không ai nhặt lấy, đêm ngủ không cần phải khóa cửa”. Thậm chí nếu hỏi các cụ già lớn tuổi ở thành phố hiện nay, thì chuyện không cài then cửa đã từng là chuyện bình thường của 80-90 năm về trước. Điều gì đã làm xã hội chúng ta thay đổi đến mức như vậy?
Xây dựng sự thành tín trong xã hội ngày nay là không dễ, nhưng điều này lại thực sự quan trọng. Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao thì quản lý sẽ càng nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, thì sẽ không sợ phải đi xa vậy.
Hồng Ngọc
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Ông bị cáo buộc mua chuộc thành phần vô gia cư để nộp phiếu bầu có tên của họ.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
kết quả này là tiệm cận cực kì sát với 0 rồi
Đúng. đã sát với đường tiệm cận y = 0. Do đó kết quả lố phiếu trên hầu như không bao giờ xảy ra được.
Nhưng mà không có bằng chứng cụ thể nên cũng chịu
Bằng chứng này không phải là bằng chứng cụ thể, mà chỉ là bằng chứng tình huống, hoàn cảnh. Mặc dầu không phải bằng chứng cụ thể, bằng chứng tình huống được phép trình bày trước tòa, để tạo thêm sự nghi ngờ mạnh mẽ hơn trong đầu thẩm phán là có dấu hiệu gian lận bầu cử.

Ngày 21 tháng 11, lại thêm một tòa án liên bang bác bỏ đơn kiện của Trump mục đích ngăn ngừa việc chứng thực đại cử tri bầu cho Biden tại tiểu bang Pensylvania.

Giới truyền thông, đảng DC, cánh tả, và một số lãnh tụ đảng CH bác bỏ cáo buộc của Trump là có gian lận trong cuộc bằng chứng vừa qua và yêu cầu luật sư đoàn của Trump đưa bằng chứng. Cho tới giờ luật sư đoàn của Trump cũng chỉ đưa một số bằng chứng cụ thể nhỏ, khó lòng thuyết phục được TCPV tin rằng những bằng chứng cụ thể đó có thể thay đối số phiếu bầu chênh lệch giữa Trump và Biden.

Có thể Trump và luật sư đoàn của ông có chiến thuật riêng mà người ngoài không biết.
- Những đơn kiện của Trump bị tòa án cấp tiểu bang, kháng án liên bang bác bỏ. Mặc dầu chưa có bằng chứng cụ thể to lớn cho các tòa án đó, luật sư đoàn của Trump vẫn làm, cho dù biết trước sẽ bị bác bỏ, có thể vì lý do: tuân theo thủ tục đi từ tòa án thấp lên tòa án cao nhất TCPV, và quan trọng hơn hết luật sư đoàn của Trump muốn kéo dài thời gian tại tòa án cấp thấp. Trong thời gian chờ tòa án cấp thấp phán quyết, luật sư đoàn của Trump có thể thâu thập thêm nhiều bằng chứng to lớn để đệ trình lên TCPV.
- Có thể luật sư đoàn của Trump có bằng chứng cụ thể to lớn nhưng không tỏ lộ cho giới truyền thông biết, để dành cho trước tòa TCPV. Nếu cho giới truyền thông biết trước, với sức mạnh khủng khiếp của giới truyền thông, giới truyền thông sẽ có thể làm lung lạc phán quyết có lợi cho Trump.

Cho tới giờ luật sư đoàn của Trump rất lạc quan (quá chủ quan ?) và tuyên bố trong vòng 2 tuần tới sẽ có nhiều công bố lớn của họ cho công chúng. Họ ước tính Trump sẽ thắng lơn, không những thắng phiếu cử tri đoàn mà còn thắng lớn phiếu phổ thông, Trump hơn Biden 7 triệu phiếu phổ thông trên toàn quốc. Nếu quả thật Trump thắng lớn, Trump đã phơi bày gian lận bầu cử không những tại Mỹ, mà còn có sự gian lận có hệ thống tại nhiều quốc gia khác như Âu Châu và các nước Mỹ La Tinh.

Nếu Trump có thua trong vụ kiện tại TCPV, có thể Trump cũng đang dọn đường cho con cái của Trump cho mùa bầu cử tổng thống năm 2024. Con dâu của Trump đã tuyên bố sẽ ra ứng cử thượng viện liên bang, đại diện tiểu bang North Carolina vào năm 2022.

Có thể Trump và luật sư đoàn của ông có chiến thuật riêng mà người ngoài không biết.
- Những đơn kiện của Trump bị tòa án cấp tiểu bang, kháng án liên bang bác bỏ. Mặc dầu chưa có bằng chứng cụ thể to lớn cho các tòa án đó, luật sư đoàn của Trump vẫn làm, cho dù biết trước sẽ bị bác bỏ, có thể vì lý do: tuân theo thủ tục đi từ tòa án thấp lên tòa án cao nhất TCPV, và quan trọng hơn hết luật sư đoàn của Trump muốn kéo dài thời gian tại tòa án cấp thấp. Trong thời gian chờ tòa án cấp thấp phán quyết, luật sư đoàn của Trump có thể thâu thập thêm nhiều bằng chứng to lớn để đệ trình lên TCPV.
- Có thể luật sư đoàn của Trump có bằng chứng cụ thể to lớn nhưng không tỏ lộ cho giới truyền thông biết, để dành cho trước tòa TCPV. Nếu cho giới truyền thông biết trước, với sức mạnh khủng khiếp của giới truyền thông, giới truyền thông sẽ có thể làm lung lạc phán quyết có lợi cho Trump.

Cho tới giờ luật sư đoàn của Trump rất lạc quan (quá chủ quan ?) và tuyên bố trong vòng 2 tuần tới sẽ có nhiều công bố lớn của họ cho công chúng. Họ ước tính Trump sẽ thắng lơn, không những thắng phiếu cử tri đoàn mà còn thắng lớn phiếu phổ thông, Trump hơn Biden 7 triệu phiếu phổ thông trên toàn quốc. Nếu quả thật Trump thắng lớn, Trump đã phơi bày gian lận bầu cử không những tại Mỹ, mà còn có sự gian lận có hệ thống tại nhiều quốc gia khác như Âu Châu và các nước Mỹ La Tinh.

Nếu Trump có thua trong vụ kiện tại TCPV, có thể Trump cũng đang dọn đường cho con cái của Trump cho mùa bầu cử tổng thống năm 2024. Con dâu của Trump đã tuyên bố sẽ ra ứng cử thượng viện liên bang, đại diện tiểu bang North Carolina vào năm 2022.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thư Thì Mỏng
Nguyễn Thị Hải Hà


Phỏng theo nội dung của một cuốn phim Ấn Độ, tác giả đã chuyển hóa những món ăn kiểu Ấn
thành văn hóa ẩm thực đặc trưng của Việt Nam rất thực, rất thú vị và tài tình.
Nếu qua câu chuyện này BẠN có ý muốn tìm hiểu bên Ần Độ cách họ đi giao Lunch như thế nào
(trong nhịp sống vội vàng,náo nhiệt,xô bồ của gần 13 triệu dân thủ đô Mumbai - tức Bombay xưa)
thì có thể vào Link kèm bên dưới bài đọc để xem phim.

Ở một thành phố nhỏ ít người Việt mỗi lần muốn đi ăn nhà hàng Việt phải lái xe có khi cả tiếng đồng hồ.
Đa số người Việt ở các thành phố nhỏ này tự nấu ăn, nếu là đàn ông không biết nấu thì vợ nấu. Người không vợ, hay vợ không biết nấu món ăn Việt thì ráng nhịn, riết rồi quen.
Một nhà hàng nhỏ nghĩ ra cách này. Họ nhận nấu cơm tháng, giá phải chăng, giao tận nhà.

Câu chuyện xảy ra như thế này.

Ông mở hộp cơm. Trong cái hộp nhỏ để đựng đũa muỗng và gia vị, có kèm một mảnh giấy. Giấy màu vàng có kẻ hàng, loại giấy đóng thành xấp thường bán trong siêu thị.

Ngày … Tháng … Năm …

Thưa ông,
Tôi tự hỏi ông có thích món ăn tôi nấu hay không. Đây là ngày thứ ba tôi để ý thấy hộp cơm của ông hết sạch. Ông có thể cho tôi biết những món ăn hợp khẩu vị để tôi phục vụ khách hàng tốt hơn.
Đầu bếp.
TB: Ông không cần phải rửa gà mên đâu. Khách hàng chẳng ai làm thế cả. Ông là người duy nhất.

Ngày … Tháng … Năm …
Thưa cô,
Tôi đoán người nấu cơm là phụ nữ nên gọi bằng cô. Gọi cầu may chứ ở Mỹ này người đầu bếp là đàn ông cũng khá nhiều. Nếu tôi sai, xin đừng chấp.
Thú thật với cô tôi chưa bao giờ được ăn cơm phần ngon đến như thế. Món ăn của cô thật vừa miệng với tôi. Cách cô bới cơm cũng thật công phu tươm tất.
Tôi đoán cô là đầu bếp mới, bởi vì chỉ gần đây tôi mới thấy món ăn ngon đặc biệt. Cô là người đầu tiên đã viết thư hỏi ý kiến của tôi. Theo thể lệ của nhà hàng tôi không được đặt món ăn. Nếu tôi đặt món ăn, nhà hàng sẽ tính giá khác. Cô nấu ăn rất ngon nên món gì tôi cũng thích.

Cô cũng là người đầu tiên sau mấy mươi năm tôi ở nước ngoài gọi hộp đựng cơm là gà mên. Tôi rửa gà mên là vì tôi đã giao ước với ông chủ nhà hàng. Tôi không thích dùng muỗng nĩa nhựa cũng như hộp nhựa để đựng cơm. Người ta ăn xong là ném hộp nhựa đũa muỗng nhựa vào thùng rác. Tôi không muốn dùng đồ nhựa vì ô nhiễm môi trường nên tôi đề nghị được dùng gà mên. Chúng tôi thỏa thuận là tôi sẽ có hai cái gà mên.
Người giao thức ăn mới sẽ lấy đi cái gà mên cũ. Tôi rửa gà mên sạch sẽ trước khi giao lại người giao cơm. Trân trọng cám ơn cô.
Khách hàng trung thành của cô,
An
TB: À, tôi xin phép được trêu cô một chút. Sao cô tài thế? Làm thế nào cô biết tôi ăn hết thức ăn trong hộp, khi tôi đã rửa gà mên sạch sẽ?

Ngày … Tháng … Năm …
Ông An thân mến,
Cám ơn ông đã thích món ăn tôi nấu. Nếu được nhiều khách hàng như ông tôi sẽ giữ được công việc này lâu dài. Thời buổi này tìm việc khó quá nhất là những người bị tật câm điếc, có con nhỏ còn đi học, lại không biết dùng computer như tôi.

Tôi kể ông nghe cho vui. Thật ra những món ông ăn mấy ngày hôm nay là những món đặc biệt tôi nấu cho chồng tôi. Anh ấy làm việc ca ba trong một xí nghiệp, nên giờ nghỉ giải lao ăn tối của anh ấy cũng là giờ ăn cơm tối của ông. Trong xí nghiệp có nhiều người Trung Hoa và Ấn Độ họ cũng đặt cơm tháng ở nhà hàng, món Hoa và món Ấn do người khác nấu.
Tôi nhờ người giao cơm tối cho khách hàng sẵn dịp giao cơm cho chồng tôi. Đây là một việc xa xỉ, chính chồng tôi cũng nói như thế, anh có thể tự mang cơm đi, nhưng tôi muốn chăm sóc anh ấy nhiều hơn.

Tôi không thể bày tỏ bằng lời nên tôi muốn bày tỏ bằng hành động. Dường như chúng tôi không còn tình yêu của buổi ban đầu. Giữa hai chúng tôi là sự im lặng bao la.
Tôi nhớ mẹ tôi thường bảo rằng nấu ăn ngon là có thể chinh phục tình yêu của đàn ông bởi vì đường vào trái tim của người đàn ông đi ngang qua cái bao tử. Tôi muốn tái chinh phục chồng tôi dù khi mới quen anh ấy, tôi chẳng phải nấu nướng nuông chìu gì cả.
Tôi tìm được cuốn sổ gia chánh trong đó mẹ chồng tôi chép lại cách nấu những món ăn chồng tôi rất ưa thích. Bữa đầu tiên tôi rất hồi hộp mong chồng tôi về để xem anh ấy nói gì. Anh chẳng nói gì, còn có vẻ lầm lì hơn bình thường.
– Anh ơi, món ăn em nấu hôm nay có ăn được không?
– Được!
– Chỉ được thôi sao?
– Chứ còn sao nữa!
– Anh thích món nào nhất?
– Bông cải xào thịt bò.

Anh lẳng lặng thay đồ lên giường ngủ, quay lưng lại phía tôi. Tôi ôm cánh tay anh, anh kêu nóng và mệt. Bông cải xào thịt bò? Tôi đâu có nấu món ấy. Đến ngày thứ ba thì anh ấy mắng tôi.
– Em chỉ ở nhà nấu ăn mà chẳng làm nên chuyện. Em phải thay đổi món chứ ngày nào cũng bông cải xanh xào thịt bò anh ngán tới cổ rồi.

Tôi đoán là ông giao cơm đã giao nhầm gà mên cơm của chồng tôi cho ông. Nhưng tại sao lại bông cải xanh xào thịt bò liên tiếp ba ngày? Thật là vô ý! Nhà hàng làm việc bất cẩn như vậy sẽ mất khách hàng và tôi sẽ bị mất việc làm.

Còn ông, đã đặt cơm tháng từ bao giờ? Ông không có người nấu ăn cho ông sao? Hỏi thế nhưng ông không phải trả lời nếu cảm thấy bị xâm phạm đời tư. Chúc ông ăn ngon và ngủ cũng ngon.
Đầu bếp trung thành của ông,
Anna

Ngày … Tháng … Năm …

Cô Anna thân mến,
Thật đáng tiếc chuyện nhầm lẫn như thế đã xảy ra, nhưng cô cũng hiểu lỗi không phải ở tôi vì tôi chỉ là người nhận. Thật là đáng buồn khi ông nhà phải ăn bông cải xanh xào thịt bò liên tiếp ba ngày mà tôi lại được ăn ngon. Tối qua, món canh khổ qua nhồi cá thát lát thật tuyệt vời. Cái cách cô dùng lá hành để cột cho trái khổ qua đừng bị bung ra thật tỉ mỉ và đẹp mắt. Ở xứ này làm sao mà cô tìm được cá thát lát?
Ở đây, người ta dùng loại cá đóng hộp không vừa dai vừa dòn như cá thát lát ở Việt Nam. Trong nước dùng lại có vài cái nấm hương đã được nấu mềm. Tôi chỉ được ăn món ngon như thế này khi mẹ tôi còn sống.

Cách nấu này có lẽ đã thất truyền từ lâu, phải nói là hiếm thấy ở xứ này. Ở Hoa Kỳ một mình lâu ngày, tôi rất dễ tính trong việc ăn uống, nhưng dễ tính không có nghĩa là không “appreciate” món ăn ngon.

Còn chuyện nhà hàng xào bông cải xanh với thịt bò liên tiếp ba ngày thì tôi có thể giải thích như vầy:
Ngày thứ nhất, sau khi ăn món bún thịt nướng cô làm, tôi thích quá nên gọi điện thoại với nhà hàng khen món ăn rất ngon. Cứ tiếp tục làm như thế. Ông chủ, nhà hàng vô cùng ngạc nhiên vì có lẽ chẳng ai gọi điện thoại khen nhà hàng thức ăn ngon bao giờ. Lôi thôi họ lại tăng giá cơm tháng. Tôi ăn cơm ở nhà hàng này bao nhiêu năm đâu có bao giờ tôi khen.

Xin cô đừng trách mắng người giao cơm, và tiếp tục nấu cho tôi ăn. Tôi có thể trả giá cao hơn cho nhà hàng hoặc là góp riêng cho cô. Thú thật với cô, mấy ngày nay tôi cứ nhấp nhổm chờ ông giao cơm. Thật ra tôi chờ lá thư của cô. Tôi phải đọc thư của cô trước rồi mới có thể ăn cơm một cách chậm rãi, ăn để thưởng thức món ăn.
Những dòng ngăn ngắn của cô đủ để mang cho tôi một niềm vui nhỏ trong một buổi tối cô quạnh của tôi. Tuy nhiên, thư thì mỏng…

Đồng nghiệp của tôi thường bảo tôi là một người cô độc. Tôi không nghĩ đến sự cô độc của mình mãi cho đến lúc gần đây.
Buổi tối của tôi vắng lặng và dài thăm thẳm. Chính sự vắng lặng của những buổi tối khiến tôi ngại ngần không muốn về hưu. Vâng, tôi đã đến tuổi về hưu. Thật ra tôi có thể về hưu từ hai năm trước nhưng tôi cứ chần chờ.
Ban ngày tôi vui với công việc nhưng buổi tối thì… tôi thật là thèm có người trò chuyện cùng tôi.

Trò chuyện là một nghệ thuật. Người ta bảo rằng về già nên kết hôn hay kết bạn với những người biết trò chuyện. Nhưng với tôi chuyện kết hôn đã quá trễ rồi. Còn kết bạn lại càng khó khăn hơn nữa.

Ở đây ít người Việt, nhưng bạn Việt hay bạn Mỹ cũng thế, chúng tôi có gặp nhau thì cũng chỉ ăn và nhậu. Chỗ làm việc lại càng ít khi tâm sự với nhau.
Tôi chưa hề gặp được người nào có thể nói chuyện cho tôi nghe hay chịu khó nghe chuyện tôi nói. Có được một người có thể trò chuyện với mình, chia sẻ ý nghĩ với mình thật là quá khó.
Thảo nào ông hoàng trong truyện “Một Ngàn Lẻ Một Đêm” không thể giết cô gái chăn gối với ông chỉ vì cô biết kể chuyện và nghe chuyện ông kể.

Cô hỏi tại sao tôi ăn cơm tháng. Tôi xin thưa với cô vì không có ai chịu nấu cho tôi ăn.
Xưa lắm rồi, tôi có lần kết hôn với một cô gái Hoa Kỳ nhưng cuộc hôn nhân chỉ kéo dài được hai ngày.
Chuyện khá phức tạp khó giải thích trong một lá thư nhưng nếu cô tiếp tục nấu ăn cho tôi thì một dịp thuận tiện nào đó tôi sẽ kể. Tôi không biết cô có tin tôi được không nhưng tôi nghiện món ăn cô nấu mất rồi.
Dĩ nhiên tôi có thể ăn ngoài tiệm. Ở đây có biết bao nhiêu nhà hàng Tàu và nhà hàng Mỹ. Thức ăn bình dân thì có Ihop, McDonald, Burger King, Roy Rogers, Kentucky Fried Chicken nhưng không có ai có thể mang hương vị thức ăn VN đến tận nhà cho tôi.
Cái cách nấu chỉ những bà mẹ Việt Nam thời xa xưa mới biết.

Xin được phép kể cô nghe về một cuốn phim hoạt họa, nhân vật chính là một con chuột nấu ăn ngon. Con chuột Rémy này đã chinh phục được một nhà phê bình thức ăn nổi tiếng khắc nghiệt nhất Paris; một tay ông đã làm cho bao nhiêu nhà hàng phải đóng cửa và chủ nhân nhà hàng tự tử.
Cái món ăn Rémy nấu đã chinh phục được Anton lại là món ratatouille một món ăn dân dã, giống như hương vị mà bà mẹ Anton đã nấu. Như vậy chắc cô biết là tôi quí thức ăn cô nấu đến mức nào.

A! Hôm nay tôi dông dài quá mức, xin cô tha lỗi. Cô có thể cho tôi biết vì sao cô bị mất tiếng nói và không thể nghe được không? Tai nạn hay bạo bệnh? Làm thế nào cô có thể học và viết thật rành rẽ khi không thể nói và không thể nghe. Không dễ dàng để viết được như vậy. Tôi thật khâm phục cô.
Thân mến.
Khách hàng trung thành của cô,
An
Tái bút: Tôi quên cảm ơn cô đã kèm theo miếng sương sa được đổ khuôn thành đóa hoa nhiều màu. Đẹp quá nên tôi không nỡ ăn, còn để dành trong tủ lạnh.
Thời bây giờ tái chinh phục trái tim chồng của cô bằng món ăn thì không thực tế chút nào. Tôi nghĩ cô nên thay đổi cách trang điểm và trang phục, hẹn hò ông chồng và thử có thêm một đứa con để hâm nóng lại tình yêu thì thiết thực hơn.

Ngày … Tháng … Năm …
Ông An thân mến,
Con gái của Anna được sáu tuổi. Cháu thích xem phim hoạt hình. Còn Anna thì thích tất cả những gì liên quan đến thức ăn nên Anna cũng có xem phim Ratatouille cùng lúc với đứa con gái.

Hai mẹ con đều rất thích phim này. Anna cảm ơn ông đã “nghiện” thức ăn Anna nấu. Hôm nay Anna trổ tài, đây là một trong những tuyệt chiêu của Anna, vịt nấu măng.
Măng khô loại ngon, được ngâm cho hết chát, Anna chỉ chọn những đoạn mềm, ngọn của búp măng khi còn tươi, xào cho ngấm trước khi cho vào nước lèo.
Đây là một món ăn rất nhiều công. Gỏi để ăn với bún măng có cả bắp chuối bào mỏng, toàn là những thứ nhiều công và nguyên liệu khó tìm.
Nói không phải để kể công hay đòi lên giá tiền vì Anna hay kiêu ngạo nghĩ rằng tiền khách hàng trả công chẳng thể bì với tấm lòng người chăm chút món ăn.
Chồng của Anna là người sinh ra lớn lên ở Mỹ chuộng thức ăn Mỹ hơn thức ăn Việt Nam. Không hiểu tại sao mẹ chồng của Anna lại nghĩ là anh ấy thích thức ăn Việt.
Hôm qua anh ấy bảo Anna nên học nấu spaghetti và các loại thức ăn Mỹ hoặc Ý. Rồi anh ấy lại bảo thôi đừng bới cơm cho người giao cơm cho anh ấy nữa vì bạn đồng nghiệp của anh chỉ ăn sandwich nên chế nhạo anh mỗi lần thấy thức ăn có muỗng đũa lỉnh kỉnh linh tinh.

Lúc sau này anh về nhà rất trễ, thường khi sặc sụa mùi rượu. Và sáng nay khi anh ngủ Anna soạn quần áo đem giặt thấy quần áo anh sực nức mùi nước hoa và áo anh có vết son.
Son dính bên trong lớp áo như thể người ta dở áo anh lên rồi hôn vào đó làm dấu hiệu cho Anna biết.
Anna chẳng biết nói sao, làm gì cho vơi bớt nỗi buồn của mình. Có những chuyện không thể nói với người thân nhưng lại có thể giải bày với người lạ, có lẽ vì người ta chẳng biết mình là ai, lời nói hay chữ viết thả theo gió bay.

Ngày xưa anh sang Việt Nam chơi gặp Anna, đem lòng yêu đòi cưới. Anna thích lấy chồng ở ngoại quốc vì nóng lòng muốn thoát khỏi đời sống tù túng của xã hội Việt Nam.
Theo anh sang Mỹ Anna có giấy tờ hợp pháp nhưng tiếng Anh vẫn chưa giỏi và không có nghề nhất định nên rất khó gia nhập xã hội Mỹ.
Trước kia Anna thích nấu ăn và ở nhà nuôi con. Bây giờ thì rất nhiều khi Anna mơ được đi làm như những người phụ nữ trên tivi. Họ ăn mặc sang trọng đúng thời trang. Nếu Anna có một cái nghề được ăn mặc như thế thì Anna cũng sẽ đi làm suốt đời chứ không chịu về hưu đâu.

Sáng nay thấy trên tivi, có một người phụ nữ tự tử bằng cách lao đầu vào xe lửa. Con gái của cô ấy và con gái của Anna học chung một lớp.
Mổi buổi sáng chờ xe buýt đến đón con đi học Anna thường gặp người phụ nữ này. Họ ở cùng khu chung cư nhưng ở một building khác.
Đứa con bị người mẹ nắm chặt tay cố vùng vẫy khi xe lửa đến nhưng không thóat được. Nghe nói rằng gia đình cô không được hạnh phúc, quá tuyệt vọng nên cô hành động điên rồ.
Anna nghĩ rằng dù tuyệt vọng, dù làm mẹ, người phụ nữ này không có quyền tước đoạt sự sống của đứa con.

Anna nghĩ ông không nên lo sợ phải về hưu. Về hưu đâu có nghĩa là ông phải ở nhà hết ngày này sang ngày khác. Ông có thể đi du lịch. Ông có thể học thêm một sở thích gì đó như chụp ảnh, đánh cờ, đọc sách, hay viết văn. À sao ông không viết văn nhỉ? Anna thấy ông có khiếu văn chương lắm đó.
Mong ông có buổi tối yên lành. Hôm nay Anna kèm thêm món chè đậu mắt đen nước dừa. Ông ăn ngon nhé.
Đầu bếp
Anna
Ông viết “thư thì mỏng…” là có ý gì? Tại sao lại bỏ lửng?

Ngày … Tháng … Năm …
Anna thân mến,
Như thế thì cô là di dân. Di dân thường thì giàu có hơn tị nạn.
Hơn ba mươi năm trước tôi bước lên đất nước này với thân phận của người dân tị nạn. Từ lúc nào tôi trở thành di dân? Có lẽ từ lúc tôi nhập quốc tịch Hoa Kỳ.
Tôi có người bạn thích đi du lịch. Anh ấy thăm viếng Kyoto, cố đô của Nhật Bản nhiều lần, bảo rằng thích đời sống của thành phố ấy, có cảm giác thành phố Kyoto là của anh, và anh là dân Kyoto từ tiền kiếp.

Tôi vẫn tự hỏi mình sống bao lâu ở một thành phố thì có thể xem thành phố ấy là của mình, quốc gia ấy là quốc gia là quê hương của mình?
Thời gian tôi sống ở nơi nầy đã dài hơn thời gian tôi sống ở Việt Nam, không hiểu tại sao tôi vẫn không cảm thấy nơi đây, thành phố này, là quê hương xứ sở của tôi. Và đáng buồn hơn tôi cũng không còn cảm thấy Việt Nam là quê hương của tôi nữa.

Tôi có cảm giác xa lạ, thất lạc, với cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ. Ngôi nhà tôi đang ở là nhà của tôi. Khi đi xa tôi vẫn muốn quay về nhà. Người ta vẫn thường dùng hai chữ đi kèm, nước nhà (hay quốc gia).
Tôi có nhà mà không có nước. Quê hương tôi ở không hẳn là quê hương của tôi. Còn cô, cô có nhận nơi này là quê hương?

Có lẽ cô nên cho cháu bé đến gặp counselor của trường. Có bạn qua đời trong trường hợp như thế là một chấn động tâm lý có thể tổn thương lâu dài. Tôi tự hỏi tại sao người ta dám chết mà không dám sống.

Trong chuyến vượt biển của tôi, cái chết ngay trước mặt, đói khát nhiều ngày chúng tôi vẫn cứ ôm hy vọng được cứu và được sống.
Chúng tôi chống chọi với cái chết trong từng cái chớp mắt, từng hơi thở gấp. Sống trong nguy ngập đến tính mệnh vẫn cứ muốn sống. Còn người phụ nữ kia sao lại bẻ một ngọn đời xanh vứt vào đầu máy xe lửa như thế. Thật đáng thương mà cũng đáng trách.

Cấp trên của tôi lại gọi tôi vào văn phòng hỏi tôi có ý định về hưu không. Tôi bảo rằng để tôi suy nghĩ.
Có những buổi sáng đi làm sớm, mùa đông tôi nhìn những hàng cây trụi lá trong sương mù chạy hun hút trên con đường. Khi về hưu chắc là tôi sẽ nhớ những hình ảnh như thế.

Cửa sổ phòng làm việc của tôi ngó ra một con sông. Vắt ngang sông là một chiếc cầu quay sơn màu xanh nhạt.
Buổi sáng mặt trời mọc ánh sáng chiếu lên cây cầu và dòng sông, màu hồng nhạt tím nhạt màu cam màu vàng rất đẹp. Tôi nhìn cây cầu mỗi ngày và nghĩ khi về hưu tôi sẽ không còn nhìn thấy cây cầu này nữa.
Thật buồn cười, tôi sẽ nhớ quang cảnh chung quanh chỗ tôi làm rất nhiều nhưng tôi sẽ không nhớ những người đồng nghiệp.
Có lẽ đúng như lời người ta nói, tôi là người xa cách và lạnh lùng, không muốn làm bạn với ai. Có lẽ người vợ hai ngày của tôi không chịu nổi tính lạnh lùng của tôi. Còn tôi suốt đời sống một mình cứ tưởng không cần bạn bè bây giờ bỗng dưng thèm có người trò chuyện.

Hôm nay tôi “nói” nhiều, mà lại nói với một người tôi chưa hề biết mặt. Mong Anna tha lỗi. Và nếu cô không có thì giờ xin cứ ném thư đi.
Nhưng nếu cô có lòng nuôi bao tử của tôi, xin làm ơn nuôi thêm cái trí óc cằn cỗi của tôi, và viết cho tôi vài hàng nhé. Tôi mong được đọc thư cô còn hơn mong thức ăn nữa cơ.
Khách hàng quí của cô
An

Ngày … Tháng … Năm
Ông An thân mến,
Anna vẫn còn suy nghĩ đến người phụ nữ tự tử và đứa con. Ngày mới lập gia đình, Anna thắm đẫm trong tình yêu và hạnh phúc không hề nghĩ đến ngày mình phải bấu víu vào sự đùm bọc hay thương hại của kẻ khác.

Bảy năm về trước chắc là Anna không hiểu được sự sợ hãi và tuyệt vọng của người phụ nữ đến độ tự tử và bắt đứa con phải chết theo cô ấy. Đó là một người phụ nữ có thể nói và nghe được, có học, có bạn bè, sống ngay trên xứ sở của cô ấy.
Còn Anna chẳng có ai ngoại trừ chồng và đứa con. Anna mặc áo đẹp, thay áo ngủ sexy nói bằng sign language là Anna muốn được yêu, và có thêm đứa con nữa.
Tuy nhiên anh ấy từ chối và sẵn dịp thú nhận đã hết yêu Anna. Anh ấy có người yêu mới, một người làm việc chung với anh.

Trước khi lấy chồng và có con, Anna rất thích du lịch. Anna thích những nơi chốn xa lạ Anna chỉ có thể tưởng tượng. Ông đã xem phim The Wind Journeys chưa?
Anna thường mượn phim của thư viện địa phương, và chỉ xem được phim có caption cho người khiếm thính. Ông hãy xem phim này để thấy vẻ đẹp của những quốc gia vùng Nam Mỹ.
Phim nói về cây đàn phong cầm, bên trên có chạm cái đầu của quỷ Satan. Người giữ cây phong cầm phải đem trả cây phong cầm này cho một tu sĩ trên ngọn núi cao ở một vùng núi hẻo lánh.
Ông ta và người đồ đệ đã mang cây phong cầm đi qua 80 địa danh nổi tiếng đẹp về phong cảnh thiên nhiên. Anna đã nhiều lần mơ ước được ngồi trên một đỉnh cao giữa núi rừng xanh thẳm bạt ngàn, hay ngồi bên bờ suối đá nghe dân bộ lạc thổi tiêu.

Anna nghĩ rằng sẽ cùng chồng nuôi con đến lớn khôn và sẽ cùng chồng đi chu du như vậy. Một trong những cái đặc biệt của du lịch là ông có thể không là ai hết, chỉ là một khuôn mặt vô danh trong muôn vàn khuôn mặt vô danh. Hay ông có thể tiêu hết cả tiền dành dụm hàng chục năm để tưởng tượng mình là một người triệu phú.

Ông có lần kể về một người bạn của ông yêu thích Kyoto đến độ muốn qua bên ấy ở luôn. Anna cũng thích Kyoto như vậy. Anna xem rất nhiều phim về Nhật Bản, về geisha, về samurai. Anna đọc hầu hết những quyển sách du hành về Nhật Bản.
Ông có biết thiền sư Basho đi một vòng phía Bắc Nhật Bản, và sau này người ta có giả thuyết ông là người do thám cho một sứ quân thời bấy giờ đang muốn triệt hạ một sứ quân khác không. Nếu Anna có điều kiện Anna sẽ đi Nhật.

Anna cũng muốn viếng thăm Bhutan. Người phụ nữ đã tự tử có lần cho Anna mượn mấy quyển sách về Bhutan, một xứ sở đo lường sự giàu có của quốc gia bằng chỉ số hạnh phúc.
Anna nghĩ nếu Anna đặt chân lên quốc gia này Anna sẽ xin được ở lại và nhận Bhutan làm quê hương. Nếu ông sợ đi máy bay thì không nên đến Bhutan, vì phi đạo của xứ này rất nhỏ, rất ngắn, ở một vị trí rất hiểm trở, chỉ có khoảng mười phi công đủ tài lên xuống phi đạo này. Và xin giấy nhập cảnh Bhutan nghe nói cũng nhiêu khê lắm.

Nói như vậy để ông thấy rằng, cuộc đời không chấm dứt sau khi hết đi làm việc. Mong ông vui khỏe, và hãy suy nghĩ thêm về việc về hưu.
Phải nói là khi ông về hưu và đi du lịch thì Anna sẽ rất buồn vì không còn người thuê Anna nấu ăn và đọc những dòng tâm sự của Anna. Đó là chuyện tương lai, còn bây giờ Anna phải suy nghĩ và quyết định, nếu chồng Anna cương quyết ly dị thì Anna sẽ ở đâu, làm gì để nuôi con.

Dĩ nhiên người chồng sẽ trợ cấp nhưng có lẽ chẳng thấm vào đâu. Và căn nhà thì anh ấy mua trước khi cưới Anna nên nếu anh ấy không cho Anna ở thì Anna sẽ phải dọn ra.
Chúc ông ngủ ngon, và hy vọng món chè chuối với bánh cuốn nhân thịt hôm nay vừa miệng ông.
Đầu bếp trung thành của ông
Anna

Ngày … Tháng … Năm …

Anna thân mến,
Nghe lời cô, tôi đã mạnh dạn xin về hưu. Tôi chỉ cần thông báo trước hai tuần hay một tháng, tuy nhiên cấp trên của tôi có vẻ đã sẵn sàng.
Tôi chưa nộp giấy tờ thì đã thấy có người dự đoán sẽ thế chỗ tôi vào học việc với tôi.

Tôi nghĩ nếu người ta không muốn giữ tôi nữa thì tôi cũng chẳng muốn ở lại làm việc. Việc làm chắc cũng giống như tình yêu, không thể cứ yêu một chiều mãi mãi. Phải không cô?
Tôi cũng tự thấy mình mệt mỏi. Trên chuyến xe lửa về nhà buổi chiều đông người tôi phải đứng. Tôi nhìn thấy bóng tôi phản chiếu trên kính cửa sổ, lưng đã còng, tóc bạc trắng, và cặp kính trắng dày cộm làm tôi trông giống như một con cá thòi lòi.
Một cậu bé đứng dậy nhường chỗ cho tôi, bảo rằng xin bác ngồi cháu còn trẻ để cháu đứng.

Tôi sẽ đi du lịch Nhật Bản, Bhutan, và Chile, để tận mắt ngắm những quốc gia này thay cô, nhưng trước khi đi tôi muốn cô giúp tôi một vài việc.
Ngôi nhà tôi đang ở chẳng to lớn gì, chỉ là hai cái toa xe lửa cũ tôi mua về sửa sang thành chỗ ở.
Tiền thuế đất rất thấp, điện nước cống nhà vệ sinh hẳn hoi. Đồng nghiệp của tôi thường nói bóng gió lương cao, không vợ không con, ở căn nhà bằng hai toa xe lửa, tiền chất đầy nhà băng mà không chịu về hưu.

Khoảng mười năm trước tôi là kỹ sư trưởng của một nhóm kỹ sư. Vì tôi ít nói, dễ dãi trong việc kiểm tra nhân viên, nên người phụ tá lộng hành, thuê người bổ nhiệm người một cách vô trách nhiệm. Nghe nói ông ta lạm dụng tiền quỹ sao đó.
Tôi chỉ chú ý đến kỹ thuật và an toàn của thiết kế và xây dựng các đồ án. Tuy nhiên khi việc đổ bể tôi vẫn phải chịu sự trừng phạt của công ty vì tôi không làm tròn trách nhiệm quản lý.

Người ta đuổi việc nhân viên của tôi, còn tôi thì chỉ bị giảm chức vụ. Nếu là người khác thì người ta đã bỏ việc về hưu sớm, tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục làm việc. Nếu người ta để tôi đi làm không trả lương tôi cũng chịu, bởi vì ở nhà chắc tôi sẽ gục xuống chết ngày hôm sau vì nhàm chán và cô đơn.
Tuy nhiên, bây giờ cô đã thay đổi ý nghĩ của tôi. Tuy không giàu, nhưng tôi giỏi quán xuyến tiện tặn, đi chơi kiểu hà tiện tôi có thể đi vài năm không về nhà.

Tôi đi chơi xa, do đó không thể thuê cô nấu ăn, nhưng tôi muốn nhờ cô làm quản gia cho tôi. Nếu cần thiết, cô có thể mang con đến ở nhà tôi trong lúc tôi đi vắng. Tôi sẽ liên lạc với cô bằng thư từ qua địa chỉ nhà tôi.
Có người ở trong nhà đề phòng hư hại hay trộm cắp. Mọi chuyện khó khăn cô cứ liên lạc với người bạn của tôi. Ông V. là bạn cũng là luật sư lâu năm của tôi.
Ông có thể cố vấn cho cô nhiều vấn đề, chuyện nhỏ nhặt như thuê người sửa chữa đồ dùng trong nhà, chuyện lớn như ly dị hay giúp đỡ người có thu nhập kinh tế thấp muốn được trợ giúp về mặt pháp luật.

Ở đây mấy chục năm tôi biết là người ta chỉ có thể đến với công lý hay được đối xử công bằng khi có tiền. Tôi đã yêu cầu ông giúp đỡ và hướng dẫn cô.
Tôi đã mở sẵn một tài khoản ngân hàng, để trả lương cho cô. Tiền lương này, ngoài việc trông chừng nhà cho tôi, còn kèm theo tiền săn sóc con mèo (bốn chân) của tôi.
Tôi nuôi nó cả chục năm nay. Nếu tôi có bao giờ yêu thương một người nào đó chắc cũng chỉ bằng với yêu thương con mèo này. Tôi ngại ngần chuyện đi du lịch cũng chỉ vì không ai săn sóc Nora.

Tôi có linh tính cô là người kiên nhẫn và yêu thương thú vật. Thật tình, tôi có thể gửi con mèo cho một cơ quan nuôi thú vật, nhưng tôi muốn Nora được chăm sóc và thương yêu như một người bạn nhỏ của tôi.

Tôi có computer cô nên tìm cách học, bắt đầu ở thư viện người ta thường có lớp miễn phí. Cô cũng có thể nấu ăn cho một vài người nhưng nhiều hơn thì bếp nhà tôi không đủ sức.
Chúc cô vui khỏe và mong rằng ngày tôi trở về hoàn cảnh của cô sẽ khá hơn.
Bạn của cô
An
Có lần cô hỏi về “thư thì mỏng…” mà tôi quên trả lời. Đó là câu thơ tôi quên tên tác giả. “Thơ thì mỏng như suối đời mộng ảo. Tình thì buồn như tất cả chia ly.”
Những lá thư qua lại giữa chúng ta có thể chẳng đi đến đâu. Nhưng tôi muốn giữ một tình bạn giữa tôi và cô. Người ta không tin là có tình bạn giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhưng tôi thì tin. Tại sao không?

Dựa theo phim “The Lunchbox” của đạo diễn Ritesh Batra.

Lưu ý: Để có Enghish Subtitles,trước khi bấm dấu PLAY bạn phải làm 2 bước sau:
* Bấm vào ô " Chọn phụ đề " ở góc trên bên trái.
* Kéo chuột xuống bấm SELECT ở dòng thứ 4 có chữ "...anoXmous_.eng.srt"


Xem phim The Lunchbox


Xem phim The Lunchbox
Xem phim The Lunchbox VietSub tại https://fsharetv.com | Bộ phim lấy bối cảnh ở Mumbai, xoay quanh một vụ giao...
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Khi các nhà làm luật lockdown mà không tuân theo luật do mình ban hành.....,
.... dân chúng sẽ không vâng phục.

.....New York ngày 8 tháng 11, đám cưới 7000 người không cách xa 2 mét, không khẩu trang

California không đại lễ Tạ Ơn, không Noel, không tết đầu năm, và giới nghiêm. Cảnh sau khi luật giới nghiêm được ban hành và có hiệu lực tại California

Và cảnh hỗn loạn của người biểu tình ủng hộ Trump
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tiểu bang New Jersey là một tiểu bang, sau New York, có nhiều ca nhiễm và tử vong Covid-19 nhất nước Mỹ.
Thống đốc tiểu bang New Jersey, ông Phil Murphy, lại siết chặt luật lockdown trong mùa này: không lễ Tạ Ơn, không Noel, không được ăn bên trong nhà hàng, cách xa 2 mét, đeo khẩu trang..... Nhưng cuối tuần qua người ta bắt gặp ông và gia đình phạm luật mà ông ban hành khi ông và gia đình ăn tiệc bên trong một nhà hàng.


Những người chung quanh rất bất mãn, khi một người phụ nữ nói to trước mặt ông và gia đình ông:
"Trời đất ơi! Ông đúng là con C@%....... Ông và gia đình ông đang vui thú...."
 

dammage

Rìu Chiến
ăn cho đã rồi đeo khẩu trang
 

Modelo

Rìu Chiến
Chì có 2 người nhiễm thôi mà hại cả phi trường bị cách ly không biết bao lâu mới được ra ngoài