Thảo luận - Bạn hiểu thế nào là Hi-res audio? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thảo luận Bạn hiểu thế nào là Hi-res audio?

Bạn thực sự cần đến nhạc Hi-res ?

  • Không, chất lượng lossless là đủ nghe rồi

    Bình chọn: 0 0.0%
  • Không, nghe chất lượng lossy là ổn rồi

    Bình chọn: 0 0.0%

  • Tổng số lượt bình chọn
    7

diuiri

Rìu Vàng Đôi
2302_headphones-1024x576.jpg


Âm thanh Hi-res (High-Resolution) là chất lượng âm thanh cao nhất và là tiêu chuẩn của các audiophile. Với sự phát triển của công nghê âm thanh hiện nay và nhu cầu nghe nhạc của nhiều người ngày càng cao, đặc biệt đối với các audiophile ngoài cần các thiết bị như tai nghe xin, bộ giải mã âm thanh thì chất lượng nhạc cũng là một phần rất quan trọng. Vì chất lượng càng cao âm thanh phát ra càng hay và càng chi tiết. Cho nên, vào năm 2014 Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản đã giới thiệu âm thanh Hi-Res và được các hãng âm thanh quảng bá rộng rãi mà giờ đây khái niệm Hi-Res có lẽ còn phổ biến hơn cả Lossless. Bài viết này mình sẽ bàn luận về âm thanh Hi-res.

qaM9stT.jpg


1. Thế nào là âm thanh Hi-res?

Trước khi bàn về lịch sử của âm Hi-res và những thứ khác, trước tiên ta phải tìm hiểu về định nghĩa của âm thanh hi-res là gì?

Hi-res viết tắt của từ High-resolution audio (High-definition audio hoặc HD audio) thường được gọi chung cho các định dạng nhạc chất lượng cao (lossless) như FLAC, WAV, ALAC, AIFF được Rip từu CD, về mặt lý thuyết sẽ bảo toàn được các thông tin âm thanh như CD gốc. Tuy nhiên, điều cần đáng chú ý ở đây là ngay cả CD với chất lượng 16 bit / 44.1 kHz vẫn chưa phải là cao nhất mà chúng đã được downsample từ bản thu gốc có chất lượng cao hơn nhiều (khoảng 32 bit / 384 kHz).

Thông số “sample rate” của âm thanh thể hiện chất lượng và độ chi tiết của nó với số lượng lần lấy mẫu (sample) được thực hiện trong mỗi giây (ví dụ 44.100 hz nghĩa là 44.100 lần mỗi giây). Số bit thì thể hiện độ chính xác của âm thanh, bit càng cao thì các cung điệu âm càng chi tiết và ngược lại. Nói cách khác, thông số “sample rate” chính là “độ chính xác âm học” của bài hát khi thu trong phòng thu.

Do đó, file âm có tần số lấy mẫu (sampling rate) / bit depth lớn hơn của CD, tức 16bit/44.1kHz, được công nhận là Hi-Res.

Càng có nhiều bit, tín hiệu có thể đo được chính xác hơn trong trường hợp đầu tiên, do đó, việc chuyển từ 16 bit lên 24 bit có thể mang lại một bước nhảy vọt đáng chú ý về chất lượng. Các tệp âm thanh có độ phân giải cao thường sử dụng tần số lấy mẫu 96kHz hoặc 192kHz ở 24 bit hoặc 32 bit. Bạn cũng có thể có các tệp 88.2kHz và 176.4kHz.

Thực ra nhạc chất lượng cao không phải mới xuất hiện gần đây, nó đã tồn tại rất nhiều năm trước nhưng mãi cho đến năm 2014 thì mới được đặt tên là Hi-res và ngày càng được các hãng âm thanh dùng phổ biến hơn. Có 2 khái niệm mà chúng ta thường gặp đó Hi-res MusicHi-res Audio. Và chúng có 2 logo khác nhau hoàn toàn. Vậy tại sao lại như vậy?

183_link_down_nhac_hi_res.jpg


Logo bên phải là logo do JEITA (Hiệp hội các thương hiệu của Nhật Bản - đứng đầu là Sony) tạo ra vào năm 2013. Còn logo bên trái là do Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) cùng với một số tổ chức khác như CEA, DEG, và Recording Academy Producers & Engineers Wing đưa ra vào năm 2014 nhằm thiết lập tiêu chuẩn cho nhạc độ phân giải cao (hay còn gọi là nhạc hi-res), logo này được các hãng thu âm và phát hành nhạc khác áp dụng trong phạm vi Mỹ, Canada và các nước châu Âu. Các dịch vụ liên quan bao gồm tải nhạc và nghe trực tuyến theo cả single và album. Cho nên, RIAA đã thiết lập chuẩn Hi-Res Music, nhằm cạnh tranh trực tiếp với Hi-Res Audio. Chuẩn Hi-Res Music có phần dễ tính hơn, bởi yêu cầu nhạc đạt mức 24 bit / 44.1 kHz trở lên. Còn chuẩn Hi-Res Audio thì yêu cầu cao hơn đôi chút đạt mức 24bit / 96kHz trở lên. Dù vậy, cả 2 tiêu chuẩn này đều đã cao hơn mức lossless (16bit / 44.1kHz) của đĩa CD. Chính vì sự khác biệt phân chia 2 khu vực khác nhau mà người dùng ở Việt Nam sẽ thường thấy logo ở bên phải nhiều hơn so với bên trái.

2. Lịch sử của âm thanh Hi-Res.
Một trong những sự phát triển đầu tiên để tạo nên âm thanh độ phân giải cao là Kỹ thuật số tương thích độ nét cao vào năm 1995, tiếp theo đó là ba định dạng đĩa quang khác khẳng định ưu thế âm thanh so với CD-DA: DAD năm 1998, SACD năm 1999 và DVD-Audio vào năm 2000. Không ai trong số này đạt được sự chấp nhận rộng rãi.

Sau sự gia tăng của bán lẻ nhạc trực tuyến vào đầu thế kỷ 21, tính năng tải xuống âm thanh độ phân giải cao đã được giới thiệu bởi HDtracks bắt đầu từ năm 2008.
Tiếp tục phát triển âm thanh độ phân giải cao trên đĩa quang sau đó là Pure Audio Blu-ray vào năm 2009 và High Fidelity Pure Audio vào năm 2013.

Vào năm 2014 Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản (Sony đứng đầu) đã giới thiệu âm thanh Hi-Res. Sony đã tái khẳng định cam kết của mình đối với sự phát triển trong phân khúc âm thanh độ phân giải cao bằng cách cung cấp một loạt các sản phẩm Hi-Res Audio.

hra.jpg



3. Định dạng âm thanh Hi-Res
Có nhiều hơn định dạng Hi-Res Audio để lựa chọn, và mỗi loại lại có một yêu cầu cấu hình riêng.

Trong đó có thể kể đến FLAC (Free Lossless Audio Codec) và APAC (Apple Lossless Audio Codec), mặc dù được nén nhưng không có thông tin bị mất trên lý thuyết. Những định dạng không nén bao gồm WAV, AIFF, DSD. Riêng MQA tuy ở mức 24 bit / 44.1 kHz hay 48 kHz nhưng không được gọi hi-res, vì MQA cơ bản nén mất dữ liệu nên MQA được xem là chất lượng lossy nhưng có khả năng giải mã tương đương phòng thu.

Audio-file-format-Explained_OK168-1-1.jpg

  • WAV (Hi-Res Audio): Định dạng tiêu chuẩn cho đĩa CD. Âm thanh miễn bàn nhưng dung lượng lớn. Hỗ trợ thông tin phụ (tên album, nghệ sĩ, tiêu đề) tương đối kém - (tên đuôi file *.WAV).
  • AIFF (Hi-Res Audio): Giải pháp thay thế WAV của Apple với khả năng hỗ trợ thông tin phụ tốt hơn nhưng không quá nổi tiếng- (tên đuôi file *.AIFF hoặc *.AIF).
  • FLAC (Hi-Res Audio): Định dạng tiêu chuẩn cho việc tải về các album nhạc chất lượng cao. Dung lượng chỉ bằng một nửa WAV nếu được nén và lưu trữ thông tin phụ. Được hỗ trợ rộng rãi (ngoại trừ Apple) - (tên đuôi file *.FLAC).
  • ALAC (Hi-Res Audio): Định dạng lossless của Apple, có ưu điểm tương tự như FLAC. Giải pháp thay thế thân thiện trên iTunes và iOS nhằm để phù hợp với hệ sinh thái của Apple - (tên đuôi file *.M4A).
  • DSD (Hi-Res Audio): Sử dụng cho Super Audio CD, không được hỗ trợ rộng rãi - (tên đuôi file *.DSF hoặc *.DFF).
  • MQA (Chuẩn nén file Hi-Res): Là một định dạng tương đối mới dùng để stream nhạc chất lượng cao như Tidal. Khả năng hỗ trợ còn tương đối hạn chế - (tên đuôi file *.FLAC).
4. Bạn thực sự cần đến âm thanh hi-res
- Phần cứng và phần mềm giải mã: Nhạc Hi-res chắc chắn là tốt hơn đó là điều không phải tranh cãi. Tuy nhiên để thể hiện được cái tốt hơn đó, anh em phải đầu tư rất nhiều từ phần cứng cho đến phần mềm để có thể lột tả hết chất lượng của file nhạc. Như vậy vẫn chưa đủ, thực tế chúng ta còn cần một đôi tai vàng để nhận biết được sự khác biệt trên, nếu như không nhận ra được thì việc đầu tư cho các thiết bị máy móc sẽ không còn ý nghĩa nữa.

- Khả năng lưu trữ: Các file nhạc Hi-res thường có dung lượng rất lớn, có thể lên đến vài 3 4Gb một album. Anh em nên cân nhắc khi quyết định lựa chọn định dạng này để lưu trữ. Đối với anh em nghe nhạc trên điện thoại, đa phần anh em phải lỉnh kỉnh thêm DAC/Amp mới có thể giải mã được các file định dạng này, như vậy lúc này tính cơ động của thiết bị sẽ mất đi.

- Hầu bao cho nhạc Hi-Res: Nhắc đến âm thanh hi-res thì đối tượng chơi âm thanh này thường là các audiophile thực thụ. Họ chịu chi cho phần cứng (tai nghe, DAC/AMP, DAP - Máy nghe nhạc hi-res, bộ lưu trữ nhạc), phần mềm và một số bài hát phải bỏ tiền ra mới có chất lượng cao.

- Đối tượng: Đương nhiên là các audiophile, người thật sự chịu chi cho việc trải nghiệm âm thanh chất lượng cao (hi-res), để cảm hết chất âm mà bài hát mang lại. Và người có đôi tai cảm thụ âm thanh chứ tai trâu hơi cho để cảm thụ âm nhạc hi-res.

Hi-Res-Audio.jpg


5. Nghe nhạc hi-res ở đâu
Ở mục này mình chỉ giới thiệu sơ vài dịch vụ phát nhạc trực tuyến và dịch vụ kinh doanh nhạc hi-res thôi. Còn phần mềm chơi nhạc hi-res thì hẹn các bác ở thread sau.

- Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến: Với sự phát triển của âm thanh, các dịch vụ trực tuyến ngày càng mọc lên như nấm để phù hợp với nhu cầu của các audiophile dưới đây mình sẽ liệt kê các dịch vụ nghe nhạc cho audiphile.
  • Tidal: Tidal hiện đang cung cấp 2 gói dịch vụ để người dùng lựa chọn cả 2 đều thuộc loại gói trả phí. Trong đó, gói Premium có mức giá là 9,99 USD/tháng và chất lượng cao nhất là 320 Kbps - tương đương với gói Premium của Spotify. Gói còn lại - Hi-Fi, mới chính là lựa chọn đích thực dành cho các audiophile khi cung cấp các tập tin nhạc với chất lượng lên tới 1,411 Kbps và nhạc MQA có chất lượng 24-bit/96kHz. Dĩ nhiên, mức giá của gói Hi-Fi thì lại không hề rẻ: 19,99 USD/tháng. Cả 2 gói Premium và Hi-FI đều cung cấp lựa chọn đăng ký theo dạng Family để người dùng tiết kiệm chi phí khi dùng chung với bạn bè hoặc người thân. Chơi Tidal phát huy hết sức mạnh các bác cần app Tidal và DAC hỗ trợ giãi mã MQA.
  • Qobuz: QoBuz là một dịch vụ đến từ Pháp, được thành lập từ năm 2007 bởi một doanh nhân có tên Yves Riesel. Điểm thú vị của QoBuz là nó cho phép người dùng tải tập tin nhạc về máy bên cạnh việc cung cấp nhạc trực tuyến. Về Các gói nghe nhạc của Qobuz: Studio Premier là $14,99/tháng ($149,99/năm) và miễn phí tháng đầu tiên. Ngoài ra còn có gói Sublime+ gói dịch vụ cao cấp nhất Qobuz đang cung cấp. Với mức phí là 249,99 USD/năm, người dùng không chỉ được hưởng tất cả quyền lợi có ở các gói thấp hơn mà còn nhận thêm chương trình giảm giá khi thanh toán và tải về những tác phẩm yêu thích trên cửa hàng của Qobuz.
  • Mora Qualitas: Mora Qualitas sẽ cung cấp nhạc số trực tuyến với chất lượng CD, tức 16-bit/44.1kHz, và cao nhất là FLAC lossless với chất lượng lên tới 24-bit/96kHz. Mức phí mà người dùng phải bỏ ra để sử dụng Mora Qualitas là 1,980 Yen/tháng(khoảng 450k VND), tương đương 18 USD - xấp xỉ gói Hi-Fi của Tidal (19,99USD). Chất lượng Mora cực kì cao từ AAC » Hi-Res. Về chất lượng Hi-res mora cung cấp chất lượng theo chuẩn codec PCM từ 24 bit / 44.1 kHz lên đến DXD 32 bit / 384 kHz và DSD256 1 bit / 11.2 MHz

Apple-Music-iTunes-Devices-rcm1200x800.jpg


- Cửa hàng bán nhạc Hi-res:
  • HDtrack: Đây có lẽ là website khá quen thuộc với giới audiophile. Với rất nhiều những bộ nhạc hiếm, kho nhạc có chất lượng cao và một vài tên tuổi lớn nhất trong làng âm nhạc như John Lennon, The Stones, Miles Davis và Daft Punk. HDtrack có rất nhiều các ca khúc gần như phục vụ tất cả các nhu cầu. HDtrack cũng cho các bạn download nhạc ở các định dạng Lossless WAV, AIFF, ALAC, FLAC và thậm chí là DSD (DSF).
  • 7digital: 7digital cho phép tải về nhạc Lossless khi mua theo cả một album hoặc từng track riêng biệt với giá $1.99. Bộ sưu tập âm nhạc 7digital tương đối hiện đại với nhiều bài hát hit từ bảng xếp hạng Billboard, ví dụ. Người ta có thể tìm thấy những cái tên quen thuộc như Justin Bieber hoặc Sia ở đây. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bài hát old-school của Kurt Cobain, Eurythmics, David Bowie…
  • Ototoy: Trang web này chủ yếu bán nhạc Indie ở Nhật, với chất lượng từ Lossy đến Lossless và Hi-Res. Hỗ trợ thanh toán qua paypal và card. Khuyến khích các dùng VPN sang Nhật Bản để mua những album/single chỉ bán nội địa. Mình từng mua nhạc ở đây đối với nhạc DSD thì khoảng 120.000 VND cho 1 Track (Chưa tính phí dịch vụ).
Nhân Nguyễn
FB: FoxMinChan
 

Attachments

  • 1_8CrGtmCoftQdoJjwEleeEw_m.png
    1_8CrGtmCoftQdoJjwEleeEw_m.png
    114.9 KB · Lượt xem: 23
Sửa lần cuối:

Meo Map

Rìu Vàng Đôi
Rất vui khi thấy một người cũng có sở thích nghe nhạc hi-res.
 

meebo

Rìu Vàng Đôi
Tai nghe tốt, máy nghe nhạc hịn, file nhạc từ FLAC thông dụng trở lên là nghe nó thoáng và trong trẻo lắm, không còn đơn thuần là bài hát đó hay nữa.
Tuy đồ chơi không nhiều nhưng đã thấy được cái thú của việc nghe nhạc bằng đồ xịn.
 

Hamano Kaito

Moderator
@meebo | (Trên PC) Khi đã nghe nhạc thì hãy dùng 1 SSD loại tốt nhất, nó khá tiện để làm nơi ảo hóa bộ đệm khi nghe nhạc có hỗ trợ cache lớn. Tùy chỉnh Windows 1 tí cho nó mượt, ko chạy lung tung khi đang thưởng thức nhạc (làm mất hứng khi đang nghe)
Đồng ý với bạn là tai nghe tốt, nhưng file FLAC thì phải đúng chuẩn mới nghe hay được. Máy nghe hịn thì mình ko có, mình chỉ có con PC ghẻ này, tự tùy chỉnh và tự thưởng thụ nhạc theo cảm nhận của mình {nosebleed}
Ko phải cứ tải file FLAC xịn là nghe hay được, phải có công cụ nữa và tùy chỉnh nữa (mỗi người sẽ khác nhau)
 


Top