Nhà tù Hỏa Lò - Di tích lịch sử nổi tiếng Hà Nội | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Nhà tù Hỏa Lò - Di tích lịch sử nổi tiếng Hà Nội

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Chiến tranh đã qua đi hơn nửa thế kỷ nhưng những bằng chứng tố cáo sự tàn nhẫn của nó lại vẫn còn đó.
Cuối thế kỷ 19, để tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã bổ sung hệ thống cảnh sát và nhà tù, trong đó phải kể đến nhà tù Hỏa Lò, nơi được mệnh danh là “địa ngục của địa ngục”. Đây là nhà tù thực dân lớn nhất Đông Dương, là minh chứng lịch sử của một quãng thời gian đầy gian lao, biểu tượng tinh thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
voh.com.vn-nha-tu-hoa-lo

Nhà tù Hỏa Lò (Nguồn: Internet)


1. Nhà tù Hỏa Lò trong ký ức năm 1896


Tư liệu về nhà tù Hỏa Lò của thế kỉ trước

Tư liệu về nhà tù Hỏa Lò của thế kỉ trước

Nhà tù Hỏa Lò là một địa điểm du lịch Hà Nội - Di tích lịch sử nổi tiếng và không thể bỏ qua khi đến với Thủ Đô. Bởi lẽ nơi đây đã chứa đựng một phần nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình Thực dân Pháp đô hộ. Nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội, xưa kia vùng đất này thuộc địa phận thôn Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Nam. Ngày đó, Phụ Khánh là nơi chuyên sản xuất các loại gốm sứ đất nung, nên khu vực này có tên là làng Hỏa Lò. Sau khi thực dân Pháp kiểm soát Hà Nội, chúng đã biến mảnh đất này thành nhà tù nên người dân thường gọi là Nhà tù Hỏa Lò, tuy nhiên tên của nhà tù là Maison Centrale có nghĩa là Nhà tù Trung ương hay Ngục thất Hà Nội.
Nhà tù Hỏa Lò thời ấy được dựng lên để thực hiện mưu đồ đàn áp những ai đối đầu với chế độ thuộc địa, chính vì thế mà nó được xây dựng với quy mô lớn và kiên cố vững chắc thuộc loại nồi đồng cối đá nhất bấy giờ. Năm 1896, Nhà tù được xây dựng với những yêu cầu vô cùng cao về mặt thiết kế cũng như vật liệu xây dựng, trong đó tất cả các kim loại, bản lề, ke cửa, ổ khóa,… đều phải được nhập từ Pháp và có chất lượng hàng đầu. Xung quanh Nhà tù được bảo vệ bởi bức tường bằng đá cao 4m, rộng 0,5m, không chỉ có thế, bên trên bức tường là mảnh chai, dây thép gai vô cùng dày đặc, người tù không thể vượt qua bức tường này mà không nhờ sự trợ giúp nào khác. Bốn góc là bốn tháp canh có khả năng bao quát cả trong lẫn ngoài khu vực Nhà tù Hỏa Lò.
Dưới thời Pháp thuộc, Hỏa Lò được thiết kế với những hạng mục: Một nhà dùng cho canh gác; một bệnh xá; một nhà thương bố thí; hai nhà giam bị can; một phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da; năm nhà giam tù nhân; bốn trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm. Thiết kế ban đầu của nhà tù chỉ giam giữ khoảng 500 người nhưng thực tế, đã có lúc lên đến 2000 người. Nơi đây giam giữ với những người bị án từ 5 năm trở xuống hoặc tử tù, còn những người bị án trên 5 năm sẽ được chuyển đến nhà tù Sơn La, Côn Đảo,…

2. Ghé thăm Hỏa Lò - nơi lưu giữ những dấu tích lịch sử


Ở đây mô phỏng lại cảnh tra tấn người tù cộng sản ngày xưa

Ở đây mô phỏng lại cảnh tra tấn người tù cs ngày xưa

Hiện nay nhà tù không còn được giữ so với nguyên bản của nó, tuy nhiên sẽ rất tiếc khi đến Hà Nội mà không ghé thăm nơi này. Bất cứ ai đều có thể tham quan Nhà tù Hỏa Lò tại bất cứ thời điểm nào trong năm kể cả những ngày lễ, đồng thời giá vé vào cửa cũng rất rẻ, chỉ khoảng 30.000 Việt Nam đồng.
Điều bạn cần để thăm Nhà tù này là thời gian và không quên đọc kỹ những nội quy của khu di tích. Nhà tù Hỏa Lò được biết đến là địa ngục trần gian, đây là nhà tù khủng khiếp nhất Đông Nam Á bấy giờ, đồng thời được trang bị những thứ vũ khí tra tấn kinh hoàng và rất nhiều những hình thức ép cung, tra tấn vô cùng dã man, tàn bạo. Điển hình nhất là máy chém thời trung cổ - thứ vũ khí tra tấn ác mộng nhất khiến Nhà tù Hỏa Lò lọt top những nhà tù đáng sợ nhất thế giới. Máy chém được thiết kế bằng 2 cột gỗ cao 4m, phía trên là lưỡi đao lớn được giữ bởi chốt, được kích hoạt khi thực hiện những pha tử hình man rợ. Phía dưới là hai miếng ván hình bán nguyệt ghép với nhau thành hình tròn, để giữ đầu của tử tù, phía trước là hộc sắt để đựng đầu tử tội. Khi xưa, máy chém này cũng đã được dùng để hành quyết những chiến sĩ của Việt Nam Quốc dân đảng, trong đó có Nguyễn Thái Học.

Trong một căn phòng giam ở nhà tù

Trong một căn phòng giam ở nhà tù

Không thể bỏ qua một nơi khác trong nhà tù: Cachot-ngục tối, đây chính là địa ngục của địa ngục, chuyên để giam giữ những kẻ có hành vi cố ý chống đối, hay những phạm nhân nguy hiểm. Đúng như tên gọi, nơi đây vô cùng tối tăm, thiếu không khí và rất chật hẹp. Cachot là nỗi ác mộng kinh hoàng với bất kỳ phạm nhân nào, với những màn tra tấn, đánh đập dã man, tù nhân bị giam giữ ăn ở, ngủ nghỉ, vệ sinh tại chỗ. Hầu như những tù nhân ở đây sau một thời gian đều bị ghẻ lở, phù nề, điên loạn.
Tra tấn, đàn áp dã man là thế nhưng không thể khuất phục tinh thần, ý chí bất khuất quật cường của các chiến sĩ Cách mạng. Những buổi tuyên truyền phong trào, tư tưởng cách mạng của Đảng vẫn âm thầm diễn ra bất chấp những trận đánh đập của cai ngục. Chính nơi đây ngọn lửa phục hận, ánh sáng hy vọng vẫn len lỏi khắp các ngóc ngách tối tăm của nhà tù. Từ sau 1954, nhà tù được chính quyền và nhân dân ta sử dụng với tên gọi “Trại tạm giam phạm nhân Hà Nội”, những năm 1964-1979, Nhà tù Hỏa Lò giam giữ những phi công Mỹ và tù binh chiến tranh biên giới.

3. Lời kết

Bức tranh buồng giam
Bức tranh buồng giam

Nhà tù Hỏa Lò là minh chứng về sự hy sinh, chịu đựng gian khổ, tinh thần chiến đấu kiên cường, quật khởi trước thực dân Pháp của các chiến sĩ cách mạng, vừa là bản án tố cáo những tội ác man rợ của chế độ thực dân Pháp trong thời kỳ đô hộ ở Việt Nam. Hiện nay, Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Thủ đô, nơi thu hút đông khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và học tập.

Nguồn : Internet
 
Sửa lần cuối:

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Tổng bí thư Đỗ Mười và cuộc vượt ngục lịch sử :

Nhà tù Hỏa Lò nơi giam giữ hàng ngàn chiến sỹ yêu nước cách mạng của dân tộc Việt Nam. Cuộc sống tù đày gian khổ không làm lung lay ý trí của những người con ưu tú mà càng hun đúc thêm ngọn lửa cách mạng giúp họ vượt qua mọi thử thách. Nhiều người khi ra tù tiếp tục cống hiến tài năng, trí tuệ của mình cho đất nước và được tín nhiệm cử giữ nhiều vị trí quan trọng. Trong số đó xin được nhắc tên đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Đảng CS Việt Nam.

Chúng ta đều biết đến đồng chí Đỗ Mười với những công lao đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, nhưng chắc hẳn ít ai biết đến những năm tháng gian khổ đồng chí phải trải qua khi sống trong ngục tù đế quốc. Đồng chí bị thực dân Pháp bắt tháng 10/1939, sau đó chúng đưa đồng chí về trại giam Hà Đông sau 3 tháng đồng chí được đưa về giam tại Nhà tù Hỏa Lò.
Trong Nhà tù Hỏa Lò đồng chí Đỗ Mười phải trải qua những ngày tháng gian khổ, với chế độ ăn uống thiếu thốn, giam cầm hà khắc cộng với môi trường mất vệ sinh. Nhưng vượt lên trên tất cả, đồng chí Đỗ Mười cùng anh em tù nhân Nhà tù Hỏa Lò luôn giữ vững tinh thần lạc quan, tổ chức cuộc sống và đấu tranh chống lại chế độ nhà tù hà khắc. Đỉnh cao của những cuộc đấu tranh đó là vượt ngục trở về với dân, với Đảng để tiếp tục cống hiến cho cách mạng. Tháng 3/ năm 1945, tại cửa cống ngầm sân trại J, đã diễn ra cuộc vượt ngục của hàng trăm tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò, trong đó có đồng chí Đỗ Mười.
2020-09-28_134953_compressed.jpg
2020-09-28_155718_compressed.jpg

Cửa cống ngầm trước sân trại J (Hiện đang được trưng bày tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò)
nơi đồng chí Đỗ Mười và hơn 100 tù chính trị đã vượt ngục thành công, tháng 3/1945​

Ngày 9/3/1945, tận dụng cơ hội Nhật Đảo chính Pháp, khi tiếng súng nổ vang trời, điện đèn thành phố vụt tắt, ngoài sân Nhà tù Hỏa Lò tiếng chân người chạy huỳnh huỵch. Anh em tù nhân đập vào tường gọi nhau: Nhật, Pháp bắn nhau rồi! Nhật Pháp bắn nhau rồi.
Ngay lập tức tại các trại giam anh em tù nhân trao đổi ý kiến và quyết định tìm mọi cách đề vượt ngục càng nhanh, càng tốt. Khi Nhật mở cửa các trại giam đồng chí Đỗ Mười đã cùng anh em tù nhân lấy vải che đầu và đi tìm chỗ để vượt ngục. Trong lúc đó đồng chí Đỗ Mười, Trần Tử Bình và một số tù nhân khác đã phát hiện ra một nắp cống tại sân trại J. Ngay lập tức hai đồng chí được cử xuống thăm dò, đồng chí Đỗ Mười cùng số anh em tù nhân còn lại đứng canh phòng. Khoảng 30 phút sau hai đồng chí lên và cho biết dưới đó lòng cống tối tăm, cùng với vô vàn chất thải và mùi xú uế. Nhưng họ cũng đã tìm thấy đường ra, đồng chí Đỗ Mười và anh em đã chia thành hai tốp chui xuống cống. Tốp đồng chí Trần Tử Bình đi trước, tốp đồng chí Đỗ Mười đi sau. Nước cống đen đặc, mùi hôi thối, đầy rác rưởi, có đoạn thu hẹp đồng chí Đỗ Mười và anh em phải lách mình mới qua được.
Lên khỏi cống, nhóm đồng chí Đỗ Mười đi nhanh ra bờ sông, băng qua bãi pháo của Nhật, ven theo đường đê, một mạch đi về nhà đồng chí ở Đông Mỹ, Thanh Trì. Tại đây các đồng chí phân nhau tìm cách liên lạc với Đảng, riêng đồng chí Đỗ Mười tìm về làng Vạn Phúc để bắt liên lạc với cơ quan Xứ ủy. Trở về với dân, với Đảng đồng chí Đỗ Mười đã cống hiến không mệt mỏi cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước.

2020-09-28_135221_compressed.jpg
2020-09-28_155936_compressed.jpg

Đồng chí Đỗ Mười cùng các đồng chí tham gia cuộc vượt ngục tháng 3/1945
thăm Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò năm 2001​

2020-09-28_135337_compressed.jpg
2020-09-28_160036_compressed.jpg

Đồng chí Đỗ Mười cùng các đồng chí lão thành cách mạng tham gia cuộc vượt ngục ngày 12/3/1945
thăm Di tích Nhà tù Hỏa Lò, năm 2003​

Còn đó biết bao những câu chuyện, kỷ vật, ký ức hào hùng của hàng triệu triệu chiến sỹ yêu nước cách mạng Việt Nam gắn liền với vận mệnh dân tộc. Đó là ngọn lửa cách mạng sáng mãi cho thế hệ sau học tập và trưởng thành.
Vĩnh biệt đồng chí Đỗ Mười, người con trung hiếu của cách mạng Việt Nam. Với Tổ quốc, đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Với nhân dân, đồng chí mãi mãi là người chiến sĩ -censor- mẫu mực, gần gũi, trung kiên, nhiệt huyệt cách mạng, tận tụy với Đảng, tận hiếu với dân.

Nguyễn Thị Thu Hiền - Phòng Nghiên cứu Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Khám phá Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích lịch sử giữa lòng Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khu di tích vẫn còn trường tồn với thời gian cho đến tận ngày nay, là một minh chứng rõ nét cho cả một thời kì lịch sử khổ cực mà gian lao, biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người con Việt Nam yêu nước

Nhà tù Hỏa Lò, hay còn gọi là ngục Hỏa Lò, xưa có tên tiếng Pháp là Maison Centrale, có nghĩa là đề lao trung ương, còn tên tiếng việt là Ngục thất Hà Nội, là một nhà tù cũ nằm trên phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà tù này được Pháp xây dựng năm 1896 ở khu vực ngày đó còn là ngoại vi thành phố, với mục đích làm ngục thất trung ương cho cả hai xứ Trung cũng như là Bắc Kỳ, giam giữ chủ yếu là các nhà tù chính trị và các nhà ái quốc chống chính quyền thực dân.


Nhà tù Hỏa Lò cũ ngày mới xây dựng (Ảnh sưu tầm)

Dưới thời Pháp thuộc, ngục Hỏa Lò được thiết kế xây dựng với cấu trúc bao gồm những bức tường đá cao 4m, dày 0,5m được gia cố thêm dây thép điện. Cả khu vực ngục tù được chia thành 4 khu: A,B,C,D, trong đó:

Khu A, B: dành cho các phạm nhân đang được điều tra, phạm nhân không quan trọng hoặc phạm nhân vi phạm vào kỉ cương của nhà tù

Khu C: dành cho tù nhân Pháp hoặc ngoại quốc

Khu D: dành cho các phạm nhân đang chờ thụ án tử hình

cau-truc-nha-tu-hoa-lo-768x514.jpg

Nhà tù được phân chia thành các khu vực với các loại tù nhân khác nhau (Ảnh sưu tầm)

Tổng diện tích của cả khu nhà tù trước kia rộng lên đến hơn 12.000m2. Tuy nhiên, ngày nay chỉ còn 2.434m2 là được giữ lại, bảo tồn để trở thành khu di tích, phục vụ cho mục đích tham quan du lịch của những ai muốn đến và tận mắt chứng kiến khung cảnh của nhà tù thực dân trông như thế nào.

hanoi-hilton.jpg

Tù binh phi công Mỹ vẫn thường châm biếm gọi ngục Hỏa Lò là “Hanoi Hilton” (Ảnh sưu tầm)

Được mệnh danh là chốn “địa ngục trần gian”, là nhà tù đáng sợ nhất Đông Nam Á, trong suốt thời gian hoạt động của mình, nhà tù Hỏa Lò đã trở thành nơi giam giữ của biết bao thế hệ chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam với kiến trúc trại giam được thiết kế với các hình thức tra tấn, ép cung vô cùng dã man, tàn nhẫn mà điển hình nhất là cỗ máy chém, cố máy đã đưa nhà tù ghi danh vào top 10 nhà tù khét tiếng nhất thế giới.
may-chem-nha-tu-hoa-lo-768x512.jpg

Máy chém, thứ vũ khí trung cổ góp phần vào sự nổi tiếng của nhà tù Hỏa Lò (Ảnh sưu tầm)

Những chiếc máy chém ngày xưa vẫn được giữ lại trưng bày như một dấu tích của lịch sử (Ảnh sưu tầm)
ben-trong-nha-tu-768x512.jpg

Khung cảnh rùng rợn bên trong nhà tù, nơi tù nhân bị xiềng xích bằng gông cùm thép ở chân (Ảnh sưu tầm)
khoa-nha-tu-hoa-lo.jpg

Tất cả các khóa sử dụng ở đây đều là khóa chuyên biệt được gửi từ bên Pháp về và quản lý vô cùng chặt chẽ (Ảnh sưu tầm)
tra-tan-o-nha-tu-hoa-lo-768x432.jpg

Khung cảnh tra tấn được tái dựng lại trong nhà tù (Ảnh sưu tầm)
tra-tan-trong-nguc.jpg

Tranh điêu khắc khắc họa lại cảnh tra tấn trong tù (Ảnh sưu tầm)
cachot.jpg

Cachot (ngục tối) là nơi đáng sợ nhất của nhà tù, được mệnh danh là “địa ngục của địa ngục”, chuyên để giam giữ những kẻ vi phạm luật lệ, cố ý chống đối hay tổ chức phản kháng (Ảnh sưu tầm)
buong-tu-tu.jpg

Ngục tối được xem như nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với bất kì tù nhân nào, với những cái tát nảy lửa, những trận đòn, bị gông, bị cùm, ăn ở, ngủ, vệ sinh đều chỉ trong một không gian chật hẹp tăm tối. Hầu hết những ai khi bị nhốt vào đây một thời gian sau sẽ bị phù nề, ghẻ lở do thiếu vệ sinh và ánh nắng mặt trời (Ảnh sưu tầm)

Viết về giai đoạn 1939-1945, một nữ tù chính trị đã từng viết lại trong cuốn hồi ký “Năm tháng không bao giờ quên”, được trưng bày tại nhà tù như sau:

“… Hàng tuần thức ăn của tù nhân thay đổi theo quy định: chủ nhật được ăn một bữa thịt lợn, thường là thịt lợn sề hay thịt bạc nhạc. Ba bữa thịt trâu già luộc quá lửa dai như quai guốc, còn lại là những bữa cá mè ranh, cá dầu để cả ruột luộc với tương, cá khô đã bị ép hết dầu, còn bị mốc và có dòi, đậu phụ luộc. Rau thì tùy theo mùa, rau cần, cải củ, bầu, bí luộc hoặc rau muống già dài như giải rút. Cơm thường là gạo tấm trắng của miền Nam để quá lâu nên có mọt, ăn vừa nhạt, vừa đắng. Ăn gạo đó lâu ngày, nhiều người đã bị phù tim, có tháng số người chết lên đến 40 người…”

Đàn áp dã man là vậy, tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng vẫn không ngừng nhen nhóm trong không gian tăm tối của nhà tù. Những buổi tuyên truyền cách mạng, phong trào học tập, các lớp lý luận chính trị vẫn ngầm diễn ra, bất chấp đòn roi của thực dân nhằm mục đích tuyên truyền lý tưởng của Đảng, giác ngộ binh lính và liên hệ với các tổ chức bên ngoài, đấu tranh giành quyền sống. Không những vậy, những tờ báo cách mạng như “Đời tù”, “Lao tù tạp chí” cũng được ra đời ngay trong chính cuộc sống bị áp bức, bóc lột để giáo dục, nâng cao ý thức cho Đảng viên, đốt lên ngọn lửa cách mạng từ ngay trong lòng kẻ thù. Cũng nhờ có những hoạt động như vậy mà cuộc sống lao ngục nơi đây cũng phần nào bớt đi được sự tăm tối.
phong-trao-hoc-tap-trong-hoa-lo.jpg

Phong trào học tập, các lớp lý luận chính trị vẫn được mở đâu đó trong không gian nhà tù tăm tối (Ảnh sưu tầm)

Sau khi giải phóng thủ đô năm 1954, nhà tù Hỏa Lò đã từng là nơi được sử dụng để giam giữ tù binh phi công Mỹ cho đến năm 1973. Với vai trò lịch sử của mình, nhà tù Hỏa Lò hiện tại trở thành địa điểm tham quan thú vị ở Hà Nội hấp dẫn rất đông du khách trong và ngoài nước. Nơi đây mở cửa cho tất cả những ai có nhu cầu, mong muốn đến tham quan với mức giá vé vô cùng dễ chịu, 30.000 VND/người, giảm 50% giá cho học sinh, sinh viên, người khuyết tật, người cao tuổi hay những ai thuộc vào diện chính sách xã hội. Ngoài ra, các đối tượng như trẻ em dưới 15 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng hay người có công với Cách mạng sẽ được miễn hoàn toàn giá vé.

Nguồn : Internet
 
Sửa lần cuối:

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Người Tù Trẻ Nhất Hỏa Lò Và Kí Ức Nơi Địa Ngục Trần Gian

2020-09-28_160431_compressed.jpg



Bị địch bắt năm 16 tuổi, là tù nhân chính trị trẻ nhất thời bấy giờ và được ra tù đúng thời điểm Cách mạng tháng Tám thành công, đến nay đã ngoài 90 tuổi nhưng ông Tạ Quốc Bảo, cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Trưởng ban liên lạc cựu tù chính trị nhà tù Hỏa Lò vẫn nhớ như in những năm tháng bị giam tại địa ngục trần gian này cùng với những cán bộ lão thành như Hoàng Văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Đỗ Mười…

tit1.jpg


Trong căn phòng tập thể nhỏ ở phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), ông Tạ Quốc Bảo, 94 tuổi, người chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt tù đày trong những năm tháng Cách mạng Tháng Tám lần giở kỷ niệm năm xưa, hào hứng kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng hoạt động cách mạng. Đôi mắt ông xa xăm như trôi về miền ký ức khi mới 16 tuổi...
chandung_compressed.jpg

Ông Tạ Quốc Bảo.

Sinh ra tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, từ năm 13 tuổi cậu bé Tạ Quốc Bảo đã được theo học thầy giáo Độ, là đảng viên Đảng -censor- Đông Dương nên ngoài được học kiến thức, cậu cũng sớm được tiếp thu lý tưởng cách mạng. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu nước, năm 13 tuổi cậu bé Tạ Quốc Bảo đã tham gia cách mạng, trở thành liên lạc viên trẻ tuổi của khu xứ ủy Bắc Kỳ phía Bắc Hà Nội tại vùng Vân Nội, Đông Anh.

Cậu bé liên lạc Tạ Quốc Bảo thường phải hóa trang, khi thì đóng vai học trò nghèo, lúc thì quần nâu áo gụ như người lao động... để dẫn đường, bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho cán bộ hoạt động cách mạng, trực tiếp tham gia treo cờ, rải truyền đơn chống Pháp, ủng hộ Đảng -censor- Đông Dương và Việt Minh...
GHEP2_compressed_compressed.jpg

Quần áo của tù chính trị và các vật dụng của tù nhân cách mạng trong Nhà tù Hỏa Lò.

Trong một lần treo cờ, rải truyền đơn tại chợ Cổ Loa, Bảo đã bị mật thám theo dõi và bắt giam. Chúng đưa cậu về Sở Mật thám, tra tấn ngày đêm, dùng điện chích vào hai tai, vào mũi…, hy vọng cậu sẽ khai báo ra cơ sở hoạt động của ta. Tạ Quốc Bảo không hé răng nửa lời. Sau đó, quân địch đưa Bảo ra Tòa án Pháp và xử giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò. Thời điểm bị bắt, Tạ Quốc Bảo mới 16 tuổi.

Khi vào nhà tù Hỏa Lò, cậu bé liên lạc Tạ Quốc Bảo là người tù trẻ nhất tại đây. Trong tù, cậu bé Bảo tiếp tục được các chiến sỹ -censor- giúp đỡ, rèn luyện, giáo dục và trưởng thành. Tất cả các lớp học chính trị và văn hóa, ngoại ngữ, diễn thuyết do chi bộ Nhà tù Hỏa Lò bí mật tổ chức đều có mặt Tạ Quốc Bảo. Trong tù không có đồ dùng học tập nên nền xi măng biến thành bảng học, vôi tường được dùng làm phấn, học xong lại xóa đi, khó khăn, thiếu thốn nhưng Tạ Quốc Bảo vẫn rất hăng hái học hỏi. "Chính thời gian bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò là quãng thời gian tôi học được nhiều điều, thêm vững vàng tinh thần cách mạng, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược"- ông Tạ Quốc Bảo xúc động nhớ lại.
14hoalo-danghuong.jpg

Đoàn đại biểu Đoàn thanh niên, thiếu nhi tiêu biểu đại diện tuổi trẻ phường Kiến Hưng, quận Hà Đông đã tham quan Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò tháng 7/2019.

Mặc dù nhỏ tuổi nhất nhưng Tạ Quốc bảo luôn thể hiện sự gan dạ, kiên cường, cậu không bao giờ khuất phục trước đòn roi của địch, chính vì thế mà cậu được đặt bí danh là “Nhạ con” hay “Người -censor- tí hon”.

Nhà tù Hỏa Lò được mệnh danh là “địa ngục trần gian” quả không sai. Không chỉ bị tra tấn bằng đòn roi, những chiến sĩ cách mạng bị giam tại đây bị hành hạ bằng nhiều cách khác nhau. Người cựu tù Hỏa Lò nhớ lại: “Tất cả tù nhân được chúng cho cơm trộn vôi và ăn cá mắm, cá mè thối có giòi nên 99% đều bị kiết lị, đường ruột, bản thân tôi bị kiết lị, 2 lần suýt chết. Chúng đưa tôi ra nhà thương, vào gian tù binh sắp chết vì khi đó tôi đã lả đi, yếu lắm rồi. May sau đó tôi đã được sống, lại nhờ có tấm lòng nhân ái của bạn tù và những người tốt khác”.



Khi được hỏi, còn nhỏ tuổi như vậy đã phải trải qua cuộc sống tại “địa ngục trần gian”, động lực nào để ông cùng đồng đội luôn vững vàng tinh thần chiến đấu, người lão thành cách mạng Tạ Quốc Bảo trả lời: “Từ khi tham gia cách mạng, tôi đã luôn có niềm tin tưởng mãnh liệt là cách mạng sẽ thành công, cộng thêm được học hỏi nhiều từ chính nhà tù, tôi càng tin tưởng hơn nữa. Tôi luôn tin, dù mình có ở nhà tù này bao lâu đi chăng nữa, thì cũng sẽ có ngày cách mạng thành công và chúng tôi sẽ được tự do”.
tit2.jpg


Cựu tù binh Tạ Quốc Bảo chia sẻ, một trong những điều may mắn nhất trong quãng thời gian bị giam tại Hỏa Lò của ông là được giam chung, được sống cùng và học hỏi rất nhiều từ những lão thành cách mạng như Hoàng Văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Đỗ Mười…

Nhắc đến người chiến sĩ -censor- Hoàng Văn Thụ ông không thể nào quên những câu nói, tuyên ngôn đanh thép với kẻ thù trước khi ra pháp trường. Ông Bảo nhớ lại, sáng sớm ngày 24/5/1944, cánh cửa phòng biệt giam ở Nhà tù Hỏa Lò bật mở, tiếng giày đinh lạo xạo ngoài sân. Một tốp lính Lê Dương mang theo súng, lưỡi lê xếp hàng trước cửa nhà giam. Tên cai ngục và giám thị bước vào mở cửa phòng giam. Tên giám thị hỏi: Có cần bịt mắt không? Chiến sĩ Hoàng Văn Thụ bình tĩnh đáp lại: Không cần!

2020-09-28_161817_compressed_compressed.jpg


“Đứng ở buồng giam bên cạnh nhìn ra, tôi thấy anh Hoàng Văn Thụ đi giữa hai hàng lưỡi lê của bọn thực dân. Anh dừng lại chào chúng tôi “Thôi các ông ở lại mạnh khỏe nhé! Tôi đi”. Đến cửa buồng giam có mật thám, cố đạo, quan tòa đợi sẵn, chúng hỏi anh còn muốn nói gì nữa không. Anh đáp dõng dạc: "Không có gì phải nói nữa. Trong cuộc đấu tranh sinh tử giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông - kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là một sự dĩ nhiên. Chỉ biết rằng chúng tôi sẽ chiến thắng". Tên cố đạo lại hỏi: "Anh có muốn rửa tội không?". Anh Hoàng Văn Thụ đáp: "Cảm ơn ông, tôi không có tội gì. Nếu yêu nước, cứu nước mà có tội thì những người Pháp hiện giờ đang đấu tranh chống phát xít Đức bên nước ông đều có tội cả. Ông hãy về hỏi xem họ có tội không". Sau đó bọn chúng dẫn anh đi. Đứng giữa pháp trường, chiến sĩ Hoàng Văn Thụ hô vang “Việt Nam độc lập muôn năm”, ông Tạ Quốc Bảo kể, không giấu được niềm xúc động.

Không chỉ may mắn được gặp gỡ đồng chí Hoàng Văn Thụ, cậu bé liên lạc Tạ Quốc Bảo còn có những tháng ngày sống cùng trại giam với nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười. Phòng giam gần trăm người, mỗi ngày được cấp một bể nước nhỏ, mỗi người chỉ được nhận 3 gáo dừa vừa tắm, giặt quần áo. “Đồng chí Đỗ Mười là người đứng chia nước cho anh em, bao giờ ông cũng phát hết cho mọi người, nếu còn thì mới đến lượt mình dùng. Mỗi người chỉ có một bộ quần áo, anh Mười để dành tối mặc nên anh đứng chia nước mà...”, ông Bảo rưng rưng nhớ lại.

2020-09-28_155936_compressed.jpg

Đồng chí Đỗ Mười cùng các đồng chí tham gia cuộc vượt ngục tháng 3/1945, thăm Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò năm 2001.

Cuộc sống trong tù khổ sở vô cùng nhưng đồng chí Đỗ Mười luôn lạc quan, ngày ngày diễn thuyết, truyền dạy cho các đồng chí của mình những bài giảng chính trị, ý nghĩa cách mạng... Khi bị đánh vì dám tuyên truyền chống thực dân Pháp, đồng chí Đỗ Mười luôn đứng phía ngoài che chắn, chịu đòn roi thay cho đồng đội của mình, trong đó có cậu bé liên lạc Tạ Quốc Bảo.
tit3.jpg


Mặc dù bị giam cầm trong bốn bức tường của Nhà tù Hỏa Lò, nhưng hàng ngày, các chiến sĩ -censor- vẫn theo dõi tình hình cách mạng bên ngoài. Một số đồng chí mới bị bắt vào tù thông báo về sự kiện Trung ương Đảng vừa họp Hội nghị lần thứ Tám và đã nhận định tình hình Nhật sẽ hất cẳng Pháp ở Đông Dương. Những thông tin ấy, làm tăng lên niềm hy vọng của những người tù -censor-, họ chờ đợi ngày Nhật - Pháp bắn nhau vì đó là cơ hội độc nhất để họ có thể nổi dậy, xông ra chiến trường, chiến đấu.
2020-09-28_162323_compressed.jpg


Và thời khắc chờ đợi ấy đã đến! Ông Tạ Quốc Bảo vẫn nhớ như in tối 9/3/1945, bỗng nhiên đèn điện toàn thành phố vụt tắt, tiếng đại bác nổ rồi đến những tràng súng liên thanh không ngớt. Ngoài sân nhà tù, tiếng chân người chạy huỳnh huỵch. Các chiến sĩ -censor- vui mừng, đập tường gọi nhau thông báo Nhật – Pháp bắn nhau rồi.

Khoảng 11 giờ đêm 9/3/1945, quân Nhật chiếm Nhà tù Hỏa Lò. Lúc này, toàn bộ hệ thống quản lý từ giám ngục, giám thị, lính canh, viên chức của Pháp đều hoảng loạn. Lập tức ở các buồng giam có những cuộc trao đổi ý của các đảng viên -censor-, nhận định tình hình và xác định phương thức hành động. Mặc dù không có sự thảo luận chung nhưng tất cả các trại viên đều thống nhất chủ trương: “Kiên quyết giữ vững lập trường, khí tiết của người -censor-; triệt để tranh thủ lúc tình hình còn rối ren, quân Nhật chưa vững chân, tạo mọi cơ hội khẩn trương vượt ngục, đây là thời cơ có một, không hai”.

Từ chủ trương trên và với khát khao được tự do để tiếp tục sự nghiệp hoạt động cách mạng, hàng trăm chiến sỹ -censor- đã lợi dụng mọi thời cơ, bằng nhiều hình thức vượt ngục, thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò vào tháng 3/1945.
1hoalo-nhaj.jpg

Từ phải sang: Xà lim I (xà lim tử hình), trại giam J, trại giam I - nhà tù Hỏa Lò.

Ngày 11/3/1945, lợi dụng quân Nhật mở cửa cho tù nhân ra ăn cơm, trong lúc tình hình lộn xộn, đồng chí Trần Đăng Ninh cùng các đồng chí Lê Trọng Nghĩa, Lê Tất Đắc và một số đồng chí khác trốn khỏi xà lim rồi tìm cách sang được trại tù thường phạm.

Tại đây, họ cùng nhau xé chăn, nối lại thành những chiếc dây dài, dùng làm thang khi trèo tường. Đồng chí Trần Đăng Ninh và anh em, dùng thang làm bằng chăn, lần lượt trèo lên mái nhà, leo lên tường rồi nhảy xuống phố. Sau đó, các đồng chí khác cũng vượt được tường ra ngoài. Cũng trong đêm đó, các chị em khu trại giam Nữ cũng tìm cách trèo tường đúng theo kế hoạch của anh em bên trại giam Nam nhưng không thành công.
2020-09-28_155718_compressed.jpg

Cửa cống ngầm hiện nay tại Di tích nhà tù Hỏa Lò.

Tin đồng chí Trần Đăng Ninh và một số anh, chị em tù nhân thoát ngục đã làm cho toàn thể tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò rất vui mừng và ai cũng mong muốn, nhân cơ hội này thoát khỏi Nhà tù Hỏa Lò, tiếp tục tham gia vào phong trào cách mạng bên ngoài.

Theo tư liệu của Ban quản lý di tích Nhà tù Hoả Lò, sau thời gian quan sát, nắm bắt tình hình, các đồng chí đảng viên cốt cán đã khẳng định, muốn tiếp tục vượt ngục thì phải tìm cách di chuyển sang được khu tù thường phạm vì việc canh gác ở khu vực đó lỏng lẻo, tình hình rất lộn xộn. Nhân khi thấy một tù thường phạm đội cơm đi qua, đồng chí Trần Tử Bình (Trưởng Ban sinh hoạt Nhà tù) đã lấy lời lẽ thuyết phục, rồi cho anh ta ít tiền để đổi quần áo và lấy thùng cơm. Với bộ quần áo thường phạm và thùng cơm trên đầu, đồng chí Trần Tử Bình đàng hoàng đi qua mặt tên lính Nhật đang đứng gác, sang khu trại giam J.
2020-09-28_162706_compressed.jpg

Tái hiện quang cảnh phòng giam tại Nhà tù Hoả Lò.

Tại đây, đồng chí Trần Tử Bình nhận thấy một số tù thường phạm đang phá nền xi măng phòng giam, định đào tường hầm, thoát ra ngoài nhưng đồng chí nhận định, cách làm này sẽ mất thời gian và khó thành công. Đang quẩn quanh quan sát, bỗng đồng chí chú ý đến một tấm xi măng hình vuông, có vòng sắt ở giữa và nghi ngờ có thể đây là lối xuống cống ngầm và từ đây có thể thoát ra bên ngoài. Ngay sau đó, một kế hoạch vượt ngục được vạch ra. Chờ lúc vắng người, đồng chí Phan Lang (tức Vân) canh gác để đồng chí Nguyễn Huy Hòa và Trần Văn Cử bật nắp cống, chui xuống tìm đường ra.

Sau khi đã chắc chắn tìm được đường ra, đồng chí Hòa, Cử, Vân báo cáo tình hình với đồng chí Trần Tử Bình, kế hoạch chui cống ngầm trước sân trại J được ấn định. 16 giờ chiều ngày 12/3/1945, tổng số 29 đồng chí có án nặng được cử trốn đợt đầu đã tìm cách sang được trại J. Theo kế hoạch, các đồng chí được phân chia theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 3 - 4 người, khi ra được khỏi nhà tù sẽ tự động phân tán, tìm về cơ sở để bắt liên lạc với Đảng.
2hoalo-trantubinh.jpg

Đồng chí Trần Tử Bình.

19 giờ 30 ngày 12/3/1945, đồng chí Trần Tử Bình hạ lệnh mở nắp cống. Cuộc vượt ngục tập thể của tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò bắt đầu. Nhóm đầu tiên gồm 4 đồng chí Trần Tử Bình, Trần Quang Hòa, Nguyễn Tuân, Phan Lang (tức Vân). Sau đó lần lượt các nhóm khác đi tiếp sau. Những ngày sau đó, số anh em tù chính trị còn lại tiếp tục vượt ngục bằng đường cống ngầm trước sân trại J. Ước tính số lượng vượt ngục trong thời gian này lên tới hơn 100 đồng chí.

“Khi đó, tôi cùng một số anh em khác bị nhốt chặt, địch không có một sơ hở gì cả nên không thể vượt ngục theo các anh em. Chúng tôi bảo nhau, sắp khởi nghĩa rồi, sớm muộn cũng được ra tù. Quả đúng như vậy trước khởi nghĩa vài ngày, Đảng ta vận động biểu tình xung quanh nhà tù Hỏa lò. Từ nhà tù, chúng tôi nghe vang vọng những câu khẩu hiệu của nhân dân “Thả tù chính trị ra, đả đảo chính phủ Trần trọng Kim, Phan Kế Toại” mà lòng hồi hộp không yên. Đến hôm sau, cổng nhà tù Hỏa Lò được rộng mở cho tù nhân, tôi và các chiến sĩ cách mạng được ra khỏi nhà tù từ đó”, người chiến sĩ Tạ Quốc Bảo kể lại.
tit4.jpg


Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, thoát khỏi cảnh ngục tù, Tạ Quốc Bảo được phân công về công tác tại Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Bắc Ninh. Ngày 6/9/1946, cậu bé liên lạc Bảo được kết nạp vào Đảng -censor- Đông Dương.

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954), đồng chí giữ chức vụ Trưởng ban Đảng vụ huyện Yên Phong, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Thuận Thành; Bí thư huyện ủy Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh.
2020-09-28_163127_compressed.jpg

Ông Tạ Quốc Bảo giới thiệu “triển lãm ảnh” tại gia của mình.

Sau khi hòa bình lặp lại, từ năm 1955- 1959, ông Tạ Quốc Bảo giữ chức vụ Phó văn phòng Ủy ban Hành chính liên khu Việt Bắc, Chánh văn phòng Khu Lao – Hà – Yên( gồm 3 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang). Rồi sau đó, năm 1969- 1980 đồng chí công tác tại Vụ tổ chức, Bộ Nội Vụ và Vụ Hưu trí, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Năm 1981, đồng chí Tạ Quốc Bảo nghỉ hưu.

Sau khi nghỉ hưu, từ năm 2000 – 2017, người cựu tù Tạ Quốc Bảo là trưởng ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày tại Nhà tù Hỏa Lò. Do có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng chí được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Pháp; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Dù có nhiều thành tích như vậy, nhưng ông vẫn luôn khiêm tốn: “Tôi chỉ là hạt cát giữa biển cả” và nhắc đến những phần thưởng ấy bằng một sự khiêm nhường giản dị.
2020-09-28_163255_compressed.jpg


Vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng ông Tạ Quốc Bảo vẫn giữ được phong cách của người chiến sĩ liên lạc năm xưa, giọng nói vẫn sang sảng, nhanh nhẹn và hoạt bát.

Ông vẫn luôn hết mình với công việc, tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Ông nguyên là Trưởng ban Liên lạc các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Nhà lao Hỏa Lò, Ủy viên thường trực 15 Ban Liên lạc các nhà tù đang sinh hoạt tại Hà Nội. Ông còn thường xuyên theo dõi, có ý kiến đóng góp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành hoạt động của các Sở, ban, ngành Trung ương, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội.

Không quản ngại tuổi cao, ông thường xuyên tham dự các sự kiện, nhận lời làm nhân chứng nói chuyện trong các buổi giao lưu, thi tìm hiểu về Di tích Nhà tù Hỏa Lò với các cơ quan, đơn vị, trường học và các tổ chức đến tham quan, học tập tại Di tích. Những đóng góp trong suốt cuộc đời của ông là niềm tự hào, là gương sáng cho thế hệ trẻ học tập, noi theo.

Nguồn : Internet
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Nhiều cung bậc cảm xúc với tour trải nghiệm Di tích nhà tù Hỏa Lò về đêm

Không gian nhà tù tăm tối, ngột ngạt với ánh sáng le lói hắt xuống cùng âm thanh được tái hiện giúp du khách cảm nhận chân thực về sự khắc nghiệt của nhà tù thực dân
2020-09-29_124855.jpg

Một đêm cuối tháng 6, Di tích nhà tù Hỏa Lò mở cửa đón hàng chục vị khách đầu tiên tham gia thử nghiệm tour “Đêm thiêng liêng – Sáng ngời tinh thần Việt”. Đây là tour du lịch mới do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò phối hợp với Công ty Lữ hành Hanoitourist thực hiện nhằm đem đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo tại “địa chỉ đỏ” trong hành trình khám phá Thủ đô Hà Nội. Ông Đặng Văn Biểu, Phó Trưởng ban quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò, cho biết: “Đây là là một hành trình mới với âm thanh, ánh sáng, người thuyết minh, góp phần tạo thành một câu chuyện hoàn hảo để khách tham quan cảm nhận được nơi địa ngục trần gian đã giam cầm, đầy ải các chiến sĩ yêu nước Cách mạng Việt Nam như thế nào. Thời gian của 1 tour từ 45 phút đến 1 tiếng gắn với mười câu chuyện kể và ở đó cũng có sự tri ân với các lão thành các mạng, với những người đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của ngày hôm nay”.

Khách tham quan được ngược dòng thời gian, trở về với quá khứ qua hành trình khám phá di tích từ: Cổng chính, trại giam nam tù tập thể, trại giam nam tù chính trị, ngục tối, cây bàng, các cửa cống ngầm, trại giam nữ tù chính trị, máy chém, xà lim tử hình, đài tưởng niệm. Không gian nhà tù tăm tối, ngột ngạt với ánh sáng le lói hắt xuống cùng âm thanh được tái hiện giúp du khách cảm nhận chân thực về sự khắc nghiệt của nhà tù thực dân.

kpvn02_mtxh.jpg

Tư liệu về những chiến sỹ bị thực dân Pháp bắt nhốt tại Nhà tù Hỏa Lò.

Từng câu chuyện dẫn dắt mang đến cảm xúc xót xa, đau đớn nhưng cũng thật thiêng liêng và tự hào về khí phách hiên ngang của những chiến sĩ cách mạng năm xưa bị địch bắt tù đày nơi “địa ngục trần gian”. Đan xen trong hành trình cảm xúc thấp thỏm, thắt tim của câu chuyện ngục tù, du khách được thả lỏng khi bước qua không gian của sân tù. Dưới bóng cây bàng cổ thụ, khúc nhạc của cựu tù nhân nhà tù Hỏa Lò, nhạc sĩ Đỗ Nhuận vang lên, để du khách nhớ đến những người chiến sĩ cách mạng bất khuất, kiên dũng từng bị giam cầm nơi đây. Đây là một tour trải nghiệm đặc biệt chưa từng có tại Việt Nam, nơi mọi giác quan của du khách được đánh thức với hiệu ứng âm thanh, tiếng động thay đổi qua từng điểm tham quan; kỹ thuật nhấn sáng, hắt bóng được sử dụng, tạo những khoảng sáng – tối đối lập trong các phòng trưng bày; những ánh nến leo lét nơi lối đi. Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, cho rằng: “Những hình thức du lịch như thế này giúp người dân biết, xem lại, nhớ lại những hình ảnh. Để tập trung tư duy của con người thì không gian ban đêm chính là điểm hẹn, ban đêm giúp chúng ta dễ suy ngẫm hơn, sâu lắng hơn”.

Ngoài ra, trong tour khám phá đêm, du khách còn được xem phần biểu diễn sáo tại gốc bàng lịch sử, để hiểu hơn tinh thần lạc quan của các chiến sĩ cách mạng; được nghe hướng dẫn viên kể những câu chuyện về việc các chiến sĩ năm xưa đã sử dụng lá bàng, quả bàng để làm thuốc chữa bệnh, dùng cành bàng để làm đũa và sáo... Đó là những cảm nhận chung của rất nhiều du khách sau khi tham gia tour du lịch trải nghiệm nhà tù Hoả Lò về đêm.

Một trong những điểm đặc sắc tiếp theo của hành trình khám phá nhà tù Hỏa Lò về đêm mà du khách được trải nghiệm đó là sau khi tham quan xong khu vực Nhà tù, du khách sẽ đến đài tưởng niệm để cầu nguyện và thắp nén hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Đặc biệt, kết thúc hành trình khám phá, du khách được thưởng thức những thức uống và đồ ăn được chính những nhân viên làm việc tại nhà tù làm từ quả bàng, lá bàng và nhận được một phần quà mang giá trị tinh thần, đặc trưng của di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Chương trình “Đêm thiêng liêng – Sáng ngời tinh thần Việt” chính thức đón khách tham quan từ ngày 24/07, vào tối các ngày thứ 6, thứ 7, chủ nhật hằng tuần và không dành cho du khách dưới 16 tuổi.

Nguồn : Internet
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Một ngày trong Nhà tù Hỏa Lò: Máy chém không thể khuất phục lòng quả cảm

Nhân kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không và 50 năm Chiến dịch Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân, Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội đã mở cửa đón khách thập phương và quốc tế đến tham quan. Bên trong bức tường đồ sộ của Nhà tù, đối lập với những cùm, gông, chuồng cọp, giáo mác, máy chém … là tinh thần bất diệt và nhân văn của một dân tộc anh hùng.

Địa ngục trần gian

Sau bức tường đồ sộ của Nhà tù Hỏa Lò, theo bước chân du khách đi đến thăm quan các gian phòng của Nhà tù. Gian đầu tiên đó là phòng giới thiệu của Ban quản lý Di tích tóm tắt về Nhà tù Hỏa Lò: Đi hết các phòng giam từ tập thể cho đến các phòng tối biệt lập chật chội, thiếu không khí, với những gọng cùm, xà lim, dây xích … ai nhìn vào đó cũng thấy những chính sách hà khắc thế nào của các đế quốc xâm lược gieo giắc lên đầu người dân Việt Nam.
hoa1.jpg

Rất đông người đến tham qua tại Nhà tù Hỏa Lò.
hoa3.jpg

Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng những tù chính trị tại Nhà tù Hỏa Lò vẫn kiên trung đấu tranh vì độc lập dân tộc, giải phóng đất nước.

Nơi được coi là “địa ngục của địa ngục” là CaChot- một trong những nơi đáng sợ nhất. Phòng giam thì tối tăm, chật hẹp, không một chút ánh sáng. Tại đây người tù bị nhốt biệt lập, bị cùm chân trong đêm. Hay khu xà lim cũng là một nơi khủng khiếp không kém CaChot. Không những bị giam giữ trong ngục tối, hôi hám mà người chiến sỹ còn bị tra tấn về tinh thần.
hoa4.jpg

Máy chém theo Luật 10-59.
hoa5.jpg

Máy chém theo Luật 10-59. Theo sử sách ghi lại: Chiếc máy chém từ thời Thực dân Pháp. Tháng 4 năm 1959, Quốc hội Việt Nam Cộng hoà thông qua Luật số 91. Luật này được ban hành ngày 6/5/1959 mang tên "Luật 10-59" về thành lập các "tòa án quân sự đặc biệt". Theo Luật này, bản án chỉ có hai mức: Tử hình và khổ sai chung thân. Xét xử chỉ được phép kéo dài tối đa 3 ngày, không có giảm án, không có kháng cáo, bản án phải thi hành ngay... áp dụng cho tất cả mọi phạm nhân bị quy kết là "phạm tội ác chiến tranh chống lại nhà nước Việt Nam Cộng Hòa", chính là những cán bộ cách mạnh Việt Minh chống Pháp và sau này là chống Mỹ. Từ năm 1957 đến 1959 đã có hơn 2.000 người bị hành quyết vì ủng hộ cách mạng Việt Nam.
hoa2.jpg

Ông Khúc Văn Tuấn, xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

Ông Khúc Văn Tuấn, xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội: Tôi là thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từng là lãnh đạo trong một đơn vị chiến đấu tại chiến trường Quảng Bình. Hôm nay đến đây tham quan, để nhớ lại những kỷ niệm xưa và sẽ tổ chức cho anh chị em cùng đến đây tham quan. Ở đây có nhiều hình ảnh, vật dụng mà quân đội Pháp, Mỹ sử dụng dã man đối với cán bộ cách mạng của ta, nhiều người đã rơi nước mắt kể cả tuổi trẻ và người nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đối xử với tù binh của họ đầy lòng nhân ái.


Ông Ô Ta Ka Ni đến từ Nhật Bản, chia sẻ: Lần đầu tiên tôi đến Nhà tù Hỏa lò của các bạn. Tôi rất ngạc nhiên với những gì mà giặc Mỹ đã gieo giắc trên đất nước Việt Nam. Có cái gì đó hơi giống ở Nhật Bản. Khi tôi nhìn thấy máy chém mà giặc Mỹ đã lê đi khắp miền Nam, miền Bắc để giết bao nhiêu người, tim tôi đã đau nhói. Tôi rất khâm phục người Việt Nam.

Sức mạnh trí tuệ của dân tộc

Ông Tuấn cho biết thêm, tôi thấy nhà tù Hỏa Lò còn triển lãm rất nhiều hình ảnh, hiện vật sinh động về cuộc chiến đấu dũng cảm của quân và dân Việt Nam trong đó có Hà Nội. Tôi thấy tinh thần yêu nước của người Việt Nam rất cao và quả cảm, thể hiện rõ nhất là khẩu hiệu “Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người”, mọi tình cảm, vật chất của hậu phương lớn miền Bắc dành cho tiền tuyến lớn miền Nam vì mục tiêu giải phóng và thống nhất đất nước. Những hình ảnh này nhà báo nên ghi lại và tuyên truyền nhiều để mọi người dân Việt Nam, khách quốc tế được biết đến một Việt Nam nhỏ bé, anh hùng nhưng nhân đạo, đầy tình cảm vị tha và nhân văn này.
hoa7.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh đang chỉ đạo về thế trận lòng dân trong kháng chiến chống Mỹ.

Dù Luật 10-59 là nỗi hãi hùng của nhân dân miền Nam dưới thời Ngô Đình Diệm, nhưng điều đó không ngăn được cao trào đấu tranh nhân dân lan rộng ở nông thôn miền Nam. Đỉnh cao Cao trào Đồng khởi đã đạt tới đỉnh cao là sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 20/12/1960. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo tối cao của Cách mạng đã đánh giá đó là “sự ra đời của một lực lượng tất thắng”. Nối tiếp cao trào ấy là cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm Mậu Thân 1968 đấu tranh toàn diện của quân và dân Việt Nam, sự đoàn kết một lòng giữa Đảng với dân, giữa 2 miền Nam – Bắc đất nước.
hoa9.jpg

Thanh niên Hà Nội lên đường hành quân vào miền Nam chiến đấu.
hoa8.jpg

Người Hà Nội hướng về miền Nam với câu nói bất hủ

Nhà tù Hỏa Lò, lưu giữ những kỷ vật của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Dù là 2 đế quốc khác nhau, 2 thời điểm kéo dài hàng chục năm, nhưng làm thất bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đó là sự kế thừa truyền thống nhất tề nổi dậy từ Cách mạng tháng Tám 1945 chống giặc Pháp xâm lược; là thành quả của đường lối chỉ đạo đúng đắn, trí tuệ, sáng tạo về con đường giải phóng dân tộc của Đảng ta và người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
hoa6-an.jpg

Em Võ Lê Thành An.

Là du học sinh trở về nước từ Đu Bai, em Võ Lê Thành An, viết lưu niệm tại Nhà tù Hỏa Lò, chia sẻ: Em không được sống trong thời kỳ gian khổ đó của đất nước, nhưng khi đến đây được nhìn tận mắt, em học được nhiều hơn khi mình học ngồi trên ghế nhà trường. Em hiểu được nhiều hơn về lịch sử của Việt Nam trong chiến tranh, với những khó khăn của người Việt phải trải qua bom lửa như thế nào. Không được sống trong thời kỳ ấy, nhưng đã đến đây rồi, xem được những hình ảnh này em rất tự hào với khí phách của dân tộc mình. Em thấy người Việt tuy nhỏ bé, nhưng có thể dùng trí tuệ, khả năng của mình làm được nhiều việc để thế giới biết đến. Là thế hệ trẻ em nghĩ mình có trách nhiệm cố gắng học tập, dùng kiến thức kết hợp với phát huy giá trị lịch sử đó để thế giới biết đến nhiều hơn, không chỉ trong chiến tranh mà còn trong xây dựng đất nước ngày nay.

Nguồn: Internet
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Bí ẩn Hỏa Lò, những chuyện chưa bao giờ kể:

93 năm kể từ năm 1896 khi chính quyền thực dân Pháp đặt viên gạch đầu tiên xây dựng - từ Maison Centrale đến "Khách sạn Vỡ tim" rồi Trại giam Hỏa Lò - nhà số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội đã chính thức khép lại nhiệm vụ của nó, nhiệm vụ của một trại giam.

Từ năm 1994, phần lớn khối bê tông cốt thép mà ngày xưa, chính quyền thực dân đã phải cầu kỳ đưa từ chính quốc sang với những yêu cầu tối ngặt nghèo về độ an toàn, đã bị thổi bay. Mọc lên trên nền cũ của nhà giam là Tòa tháp Hà Nội (Ha Noi Tower), cao lừng lững bao trọn mặt tiền của hai con phố Lý Thường Kiệt - Thợ Nhuộm.
Hỏa Lò chỉ còn lại một phần diện tích nhỏ ở góc phía Đông Nam, nơi là cổng chính ngay từ thời Pháp thuộc, được giữ lại và trở thành di tích lịch sử và Đài tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng bị tù đày, mở cửa suốt ngày cho khách vào tham quan, để hiểu thêm và tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của những nhà CHÍ SĨ yêu nước.
Điều ấy, hẳn nhiều người đã biết.
Nhưng hậu trường của cuộc chuyển đổi từ Nhà tù Hỏa Lò thành Ha Noi Tower, từ Hỏa Lò đến “Hỏa Lò mới” thì không hẳn ai cũng tỏ tường…
1. Sau ngày 10/10/1954, Hà Nội giải phóng, chính quyền cách mạng vẫn sử dụng Hỏa Lò làm địa điểm giam giữ những người vi phạm pháp luật trên địa bàn Thủ đô. Hỏa Lò tiếp tục làm nhiệm vụ của một nhà giam sau ngày hòa bình lập lại. Con phố Hỏa Lò với duy nhất nhà số 1 vẫn là nỗi sợ hãi, không chỉ với đám "đầu gấu", "đầu mèo" ở Thủ đô mà ngay cả những người bình thường, khi có việc phải đi ngang con phố này, cũng cảm thấy lành lạnh sống lưng.
Câu ca dao đời mới, nghe nói của một "đầu gấu", ra vào Hỏa Lò như cơm bữa vì những vi phạm pháp luật hình sự, nghe đã thấy não nề: “Ai đưa tôi đến chốn này/ Bên kia tòa án, bên này nhà giam”.
Hà Nội, trong sự chuyển mình sau giải phóng, mỗi ngày một to đẹp hơn. Đó là sự cố gắng, phấn đấu của cả bộ máy chính quyền và mỗi người dân Thủ đô. Trong bức tranh Thủ đô vừa cổ kính, thâm nghiêm, hào hoa vừa hiện đại, hình ảnh một trại giam với những bức tường đá xám xịt ôm trọn 4 con phố chính giữa trung tâm Thủ đô, có vẻ như không được đẹp.
Phần nữa, dù được chính quyền thực dân xây dựng một cách kiên cố với yêu cầu ngặt nghèo về độ bền của nguyên vật liệu nhưng trải qua gần trăm năm vận hành, Trại giam Hỏa Lò bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhất là vào những năm cuối 1980, khi ấy tính tuổi, Hỏa Lò đã bắt đầu bước qua tuổi bát thập. Gần trăm năm chống chọi, dãi dầu với nắng mưa, cho đến thời điểm đó, cơ sở vật chất của Trại giam Hỏa Lò đã bị xuống cấp trầm trọng. Trần buồng giam, mục đến mức, phạm nhân có thể chọc thủng được.

hoa-lo-moi.jpg

Một góc trại giam Hà Nội mà người dân quen gọi là Hoả Lò mới.

Hoàng Văn Tiến (biệt danh Tiến “phỉ”, quê ở Gia Lâm, Hà Nội), một phạm nhân bị giam tại buồng giam số 8 vì tội cướp, đêm 21/2/1990 đã trốn thoát khỏi Hỏa Lò, nhờ vào trần buồng giam bị mục. Hoàng Văn Tiến với sự hỗ trợ của một phạm nhân khác đã dùng quần dài túm lại buộc vào chấn song cửa sổ để đu lên đục trần. Trần bằng vôi rơm, được xây dựng từ hàng trăm năm trước, vốn đã mục, nay Tiến chỉ cần dùng sức người là dỡ được ra. Rồi cứ thế, Tiến chạy theo đường mái ngói từ buồng 8 sang khu bếp rồi ra chòi gác số 2. Từ đây, Tiến “phỉ” dùng chăn vắt qua đường dây điện trần bảo vệ để nhảy xuống đường tuần tra trong trại. Để an toàn ra cổng, Tiến "phỉ " đã vào khu nhà làm việc của cán bộ, lấy bộ cảnh phục của anh em giặt phơi ngoài sân, mặc vào rồi tiện tay dắt luôn cả chiếc xe đạp ở đấy đường hoàng đi ra cổng.

Sau này, nghe kể, đến cổng, Tiến "phỉ" còn bình thản dừng lại, ghé vào chốt gác xin đồng chí cảnh sát bảo vệ thuốc lá, châm lửa hút phì phèo rồi mới lên xe phóng đi. Nhiều năm sau, phải dày công truy tìm, qua nhiều nguồn tin quần chúng, Công an TP Hà Nội mới tìm ra Tiến “phỉ” tại một tỉnh phía Nam và Thượng tá Nguyễn Thanh Hùng - Trưởng phòng Truy nã tội phạm - khi ấy đang là Phó trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự chính là người bắt giữ Tiến "phỉ". Tiến "phỉ" đã ra tù và đang làm chủ một nhà hàng ở ngoại thành Hà Nội.
Cũng tại một buồng giam chung ở Hỏa Lò, một phạm nhân khác, lợi dụng việc một bức tường sửa chữa, ngay khi vữa còn chưa kịp khô đã đào tường để ra ngoài buồng giam. Từ đây ra được đến cổng còn phải vượt qua nhiều trạm gác nữa và đối tượng này đã tìm được cách đào thoát ngoạn mục. Ấy là đợi lúc một cán bộ trại giam đi ngang qua, phạm nhân này lững thững theo sau. Cứ thế, lững thững ra cổng chính rồi biến mất hút, lẫn vào dòng người trên phố…
2. Vì tất cả những lý do như đã nêu trên, cho đến cuối những năm 80 đầu 90 của thế kỷ trước, Hà Nội đã có kế hoạch sẽ di dời Hỏa Lò ra khỏi trung tâm thành phố đến một địa điểm khác. Quá trình lựa chọn địa điểm cho một "Hỏa Lò mới" được tiến hành hết sức kỹ lưỡng.
Hai địa điểm đã được giới thiệu để lựa chọn nhưng rồi do cả hai đều không thể đáp ứng được yêu cầu xây dựng một trại giam mới nên thôi. Một là khu đất rộng mênh mông ở Sóc Sơn. Nơi này đất rộng nhưng khô cằn. Đã thế, quãng đường từ đó về Hà Nội, chạy ôtô cũng phải mất… 2 tiếng. Nếu hàng ngày đưa phạm nhân về tòa án ở trung tâm Hà Nội xét xử - cả cán bộ dẫn giải lẫn phạm nhân - để đảm bảo cho 8 giờ sáng có mặt tại phiên tòa, thì phải đi từ lúc gà gáy. Cán bộ điều tra, kiểm sát viên, luật sư… đến làm việc với phạm nhân cũng phải đi quá xa.
Địa điểm thứ hai là một khu đất rộng ở Đông Anh. Nơi này, về khoảng cách thì gần hơn so với điểm Sóc Sơn nhưng về Hà Nội, tính đường chim bay cũng gần ba chục cây số. Nhưng đường vào đây lại rất khó đi, nhất là vào mùa mưa.
Cuối cùng, nơi được chọn là một khu đất khá rộng 10 ha ở xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội 13 km. Địa điểm này đảm bảo tương đối tốt các yêu cầu xây dựng trại mới.
Hỏa Lò mới xây xong cũng là lúc kế hoạch chuyển phạm từ Hỏa Lò cũ đến đây đã được Công an TP Hà Nội hoàn tất. Kế hoạch này được đặt tên là G93.
Nghe tên thì ngắn gọn, giản đơn vậy nhưng khó mà kể được hết toàn bộ cả núi công việc mà các cán bộ chiến sĩ Công an TP Hà Nội đã phải làm trước và trong kế hoạch. Mà việc nào, dù là nhỏ, cũng phải làm một cách hết sức cụ thể, chi tiết.
Ví như, việc khảo sát tuyến đường từ Hỏa Lò cũ đến Hỏa Lò mới chẳng hạn. Độ dài tuyến đường thực tế phải được đo cụ thể: 13 km, chạy từ đông sang tây thành phố. Trên đường, có bao nhiêu điểm dễ gây ùn tắc như kiểu ngã tư Cầu Giấy, Cầu Diễn; có bao nhiêu điểm chắn tàu. Giờ di chuyển, bắt buộc phải không trùng với giờ các đoàn tàu ra, vào ga Hà Nội đi qua các điểm chắn đó để xe ôtô không phải chờ đợi, ùn tắc…

hoa-lo.jpg

Sau năm 1993, phần lớn nhà tù Hỏa Lò đã bị phá bỏ để xây tòa tháp Hà Nội (HaNoi tower).

Ví như, thời gian để hoàn tất việc chuyển phạm nhân từ trại cũ đến trại mới, tất tần tật mất bao nhiêu phút, từ đó mới tính toán được tổng thời gian của cuộc di chuyển. Nghe nói, vào thời điểm ấy, các cán bộ Công an Hà Nội đã nhiều lần phải thực tập làm công việc này - từ việc xuất phạm khỏi trại cũ (gọi tên phạm từ buồng giam ra, đối chiếu danh sách, đảm bảo các yêu cầu an toàn dẫn giải, tập trung đưa ra xe đến trại mới) đến việc nhập phạm vào trại mới (đọc tên, dẫn xuống xe, đối chiếu danh sách, đưa vào buồng giam) - với những chiếc… đồng hồ bấm giây trên tay.

Sau năm 1993, phần lớn nhà tù Hỏa Lò đã bị phá bỏ để xây tòa tháp Hà Nội (HaNoi tower).
Ví như, trên cả chặng đường 13 km, ngoài lực lượng trực tiếp tham gia dẫn giải, lực lượng trực tiếp bảo vệ thì còn bao nhiêu điểm cần lực lượng ứng trực để làm sao đảm bảo nếu có sự cố thì công tác tương trợ, phối hợp sẽ nhanh nhất, chuẩn nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
Nhưng căng thẳng nhất có lẽ là kế hoạch để ứng phó với các tình huống phát sinh. Kế hoạch này cũng đã được các cán bộ công an giỏi nghiệp vụ và dày kinh nghiệm lường trước cùng với những phương án xử lý hết sức cụ thể. Đó là các phương án xử lý khi đoàn xe chuyển phạm đang di chuyển mà gặp ùn tắc giao thông; khi xe đột ngột chết máy trên đường; khi mất điện và phạm nhân gây lộn xộn; khi phạm nhân gây rối và tập kích cướp phạm.
Một kế hoạch chuyển tù lớn, cho đến thời điểm này là duy nhất trong lịch sử Công an TP Hà Nội, bốc 1.800 phạm nhân ở Trại giam Hòa Lò đến Trại giam mới được Công an TP Hà Nội chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng và khoa học. Kỹ lưỡng đến cả tình huống sẽ phải đặt xe chữa cháy ở những điểm nào để nếu có sự cố cháy xảy ra ở bất cứ điểm nào trên cả đoạn đường 13 km này thì xe cứu hỏa sẽ đến được chỉ sau… 3 phút.
Đúng 19 giờ 30 phút ngày 16/3/1994, toàn bộ các phương tiện vận chuyển và các lực lượng bảo vệ phục vụ cuộc chuyển tù lớn nhất trong lịch sử Công an Hà Nội, đã tập kết đầy đủ ở Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô. Cùng thời điểm đó, tại cả hai đầu Trại Hỏa Lò cũ và Hỏa Lò mới cùng tất cả các điểm chốt trên tuyến đường 13 km và những vùng lân cận, tất cả các lực lượng đều đã sẵn sàng.
21 giờ, Đại tá Vũ Đình Hoành - lúc đó là Phó giám đốc Công an TP Hà Nội - ra lệnh kiểm tra tổng thể lần cuối cùng.
Đúng 22 giờ, cuộc chuyển tù lớn nhất trong lịch sử Công an Hà Nội bắt đầu.
Đêm buông xuống nhưng trước cổng nhà số 1 phố Hỏa Lò sáng rực bởi những chiếc đèn pha mới được Phòng Hậu cần Công an TP lắp thêm hồi sáng mà những người dân vô tình đi qua đây hoặc tới thăm, gặp người nhà cứ ngỡ là của một đoàn làm phim nào đó.
Rời Hỏa Lò cũ trong chuyến đầu tiên là 6 bị án tử hình. Chuyến xe đầu tiên chuyển bánh là lúc 22 giờ 15 phút.
Đúng 5 giờ kém 15 phút ngày 17/3, phạm nhân cuối cùng của Hỏa Lò cũ "nhập" Hỏa Lò mới an toàn. Thời gian sớm hơn kế hoạch ít phút.
Nhà số 1 phố Hỏa Lò, khi ấy, lần đầu tiên trong lịch sử gần 100 năm tồn tại bỗng trở nên vắng vẻ đến lạ kỳ. Bên ngoài cánh cổng sắt, vẫn im ỉm khóa, người ta thấy có 1 tấm biển thông báo trại đã chuyển xuống địa điểm mới tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Để rồi, chỉ ít lâu sau, trên nền của phần lớn Hỏa Lò cũ, một liên doanh nước ngoài đã cho khởi công một tòa tháp mang tên Tháp Hà Nội (HaNoi Tower). Nhà số 1 Hỏa Lò chỉ còn nguyên trạng một góc phía đông nam, nơi là cổng chính ngay từ thời Pháp thuộc, được giữ lại và trở thành di tích lịch sử và Đài tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng bị tù đày, mở cửa suốt ngày cho khách vào thăm quan, để hiểu thêm và tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của các chiến sĩ cách mạng.
Khu trại giam mới ở xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, được gọi tên trong các văn bản, giấy tờ là Trại tạm giam Công an TP Hà Nội. Nhưng người dân thì vẫn quen miệng gọi đó là Hỏa Lò.
Thế nên, 6 năm sau đó, vào đêm 28/10/2001, khi xảy ra vụ trốn tù của 2 bị án tử hình ở đây thì người dân vẫn truyền nhau thông tin rằng tù Hỏa Lò, trốn trại.
Và, chiến dịch truy lùng 2 tử tù trốn trại ròng rã suốt 17 ngày đêm, chiến dịch mà khi thành công, Công an TP Hà Nội không dám nhận đó là chiến công mà chỉ coi là việc phải làm vì danh dự của Công an Thủ đô và vì sự nghiêm minh của pháp luật.

Nguồn : Internet
 

thuyanbui

Rìu Chiến Vàng Chấm
Cảm ơn chủ thớt, bài, hình trích đăng rất công phu, giúp cho nhiều em có thêm kiến thức về lịch sử Việt. Tôi nhớ có 1 bài viết về Nữ thần Tư do đã từng có ở Hà Nội (thời Pháp thuộc), bạn xem có thể tìm hiểu và trích đăng cho mọi người hồi tưởng lại cũng hay. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Cảm ơn chủ thớt, bài, hình trích đăng rất công phu, giúp cho nhiều em có thêm kiến thức về lịch sử Việt. Tôi nhớ có 1 bài viết về Nữ thần Tư do đã từng có ở Hà Nội (thời Pháp thuộc), bạn xem có thể tìm hiểu và trích đăng cho mọi người hồi tưởng lại cũng hay. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Vâng bác, mình sẽ cố gắng tìm thêm các tư liệu về trại giam Hỏa Lò này để post ạ, nó sẽ giúp cho chúng ta, những người chưa biết được hiểu thêm về trại giam lịch sử một thời này ạ :)
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Chuyện ăn chuyện mặc trong Nhà pha Hỏa Lò (phần 1)


“... Tôi đang đứng phía xa nhìn thấy một anh tù thường phạm do đói quá, đang rửa tay trong vòi nước, thấy một con chuột chết, anh ta đã cầm con chuột lên xé ra ăn ngấu nghiến như đang ăn một con gà thơm ngon. Có người, vì đói quá, khi địch đưa bát cháo vào, cháo vẫn nóng đến 70, 80 độ mà vẫn húp ăn ngon lành mà không hề thấy bỏng lưỡi... Thực sự, ở nhà tù đó coi con người như súc vật”.
Đó là những lời tự thuật đầy xót xa của bác Lê Thành là tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò từ 7/1942 đến tháng 2/1944.
Những qui định về việc giam giữ, chế độ sinh hoạt, khẩu phần ăn đối với tù nhân đều do phủ Thống sứ Bắc kỳ quyết định. Việc ăn của tù nhân Nhà tù Hỏa Lò sẽ được Giám ngục nhà tù thực hiện theo cách đấu thầu trong thời hạn một hoặc vài năm, người trúng thầu sẽ đứng ra tổ chức bữa ăn cho tù nhân theo điều khoán đã ký kết.
20203b975816-7b5c-46dd-b5b4-aa1a89c72786.jpg

Công văn của Phủ Toàn quyền Đông Dương về khẩu phần ăn
của tù nhân châu Á, ngày 24/1/1986

Ngay từ năm 1896, Phó Toàn quyền Đông Dương J. Fourès đã có những quy định chung đối với khẩu phần ăn hàng ngày của tù nhân người Á gồm 2 bữa như sau: “700gr gạo: loại 3; 40gr cá khô hay 60gr cá muối. Thay cho cá, mỗi tuần, có 3 bữa ăn được 60gr thịt (lợn, bò hay trâu); 40gr rau chín; 10gr muối An Nam; Tương đủ lượng; Chè An Nam, tùy sức”.
Trong tập điều kiện đấu thầu cung cấp lương thực thực phẩm để nuôi tù nhân bị giam tại nhà tù Trung ương Hà Nội từ ngày 01/01 đến 31/12/1922 quy định: “Thực phẩm nhà thầu cung cấp sẽ được Hội đồng nghiệm thu công nhận, hội đồng này gồm có Trưởng Giám thị, Lục sự, Kế toán và Tổng Giám thị hoặc một Giám thị. Gạo phải là gạo Bắc kỳ. Gạo của các vùng hoặc các nước khác đều bị từ chối. Các thực phẩm cung cấp phải được nấu chín. Thức ăn phải do nhà thầu nấu nướng tại bếp nhà tù Trung ương Hà Nội, người làm bếp phải do nhà thầu chọn. Nhà tù cung cấp tù nhân làm phụ bếp cho nhà thầu. Nếu người nấu bếp có ý đồ thông đồng với tù nhân thì Giám thị trưởng có quyền bắt phải thay vì không để vi phạm trật tự của nhà tù Trung ương Hà Nội”.
2020682094d5-746f-4316-b7bb-735903bf9e4b.jpg

Tập điều kiện đấu thầu cung cấp lương thực thực phẩm cho tù nhân
tại nhà tù Trung ương Hà Nội từ ngày 01/01 đến 31/12/1922

Qua quy định khẩu phần ăn của tù nhân ta có thể thấy rằng nhà tù thực dân đã đảm bảo đời sống cho người tù. Những không phải như vậy, để thu lợi nhuận, bọn chủ thầu thường thông đồng với Hội đồng nghiệm thu để bớt xén tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của tù nhân. Những trang hồi ký, nhưng vần thơ của các cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò đã phản ánh thực tế đó:
“Mỗi tuần, thức ăn của tù thay đổi trong quy định: chủ nhật được ăn một bữa thịt lợn, thường lợn sề hay thịt bạc nhạc, ba bữa thịt trâu già luộc quá lửa dai như quai guốc, còn lại là những bữa cá mè ranh, cá dầu để cả ruột luộc với tương, đậu phụ luộc, cá khô đã bị ép hết dầu, phần nhiều còn bị mốc có dòi. Rau thì tùy theo mùa, rau cần, cải củ, bầu bí luộc hay rau muống già dài như dải rút là chủ lực. Mỗi lập là cơm có một miếng cháy đựng muối cùng với thức ăn để trên mặt cơm. Cơm thường là cơm gạo tấm trắng của miền Nam để lâu có sâu có mọt ăn vừa nhạt vừa đắng. Những tuần được ăn gạo đỏ dù họ thổi nát để cân cho nặng, chúng tôi rất mừng mặc dù cơm rất ít” (Trích hồi ký: Năm tháng không thể nào quên của nữ tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò, giai đoạn 1939 - 1945).
“Chỉ qua một tuần lễ là nhận dạng ngay được chế độ sinh hoạt của Hòa Lò: gạo 750gr/người/ngày. Cá mắm, cá mè, thịt trâu quai guốc, đậu phụ, rau muống giải rút quần (dài quá) chủ nhật được bữa thịt lợn da dày hơn da trâu, nhai gẫy răng, sái quai hàm. Tất cả là luộc và luộc…tóm lại là: mắm, mè, trâu, đậu, luân chuyển vòng tròn” (Theo hồi ký của đồng chí Đào An Thái, tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò năm 1942 - 1944).

Nguồn : Internet
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Chuyện ăn chuyện mặc trong Nhà pha Hỏa Lò (phần 2)

Trong Nhà tù Hỏa Lò, thức ăn dành cho tù nhân đã thiếu lượng, thiếu chất, đồ dùng trong bữa ăn càng tồi tệ hơn. Bọn giám thị, giám ngục luôn lo sợ, đề phòng trước tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của tập thể tù chính trị. Chúng sợ tù nhân dùng bát, đũa, thìa... làm vũ khí gây sát thương nên cơm được đựng trong những máng gỗ, thức ăn trong các thùng tôn, anh em gọi những đồ dùng này là “Lập là”.
2020e7e449b5-618e-4bc9-8869-435c53ccfb24.jpg

“Lập là” trưng bày tại Phòng nối giữa Trại giam D và E

Vào giờ ăn, các “lập là” được đặt ở hành lang nhà bếp hoặc sân trại, cứ 6 đến 10 người dùng chung một “Lập là”. Thời gian quy định cho mỗi bữa ăn là 7 - 10 phút, quá thời gian trên cơm và thức ăn bị đổ bỏ. Những chiếc “Lập là” đựng thức ăn luôn hoen gỉ cùng với chất lượng thực phẩm kém nhưng người tù vẫn phải cố ăn để đảm bảo tính mạng.
Cuộc sống nơi ngục tù tuy thiếu thốn, khổ cực nhưng các chiến sỹ cách mạng luôn nhìn nhận cuộc sống bằng sự lạc quan, hóm hỉnh như trong bài thơ “Lập là”:
Lập thì là, lập thì là
Chúng ta ở đây chốn lập thì là
Ngày ngày hai bữa tôi ra lại vào
… Bữa ăn nào có chút gì
Sáng thì mắm thối, tối thì mè ươn
Rau thì sâu nó gặm cả lườn
Cố nhai cho được, nó dưỡi dười cổ ra
Thịt trâu những da là da
Trẻ nhai chẳng được, người già nhai nuốt làm sao
Lại còn đậu phụ nhạt phèo
Chủ nhật vài miếng thịt heo lẫn bì
Dai dai như thịt lợn sề…
Chế độ ăn uống cực khổ, giam cầm hà khắc đã vắt kiệt sức tù nhân. Năm 1942, chỉ trong vòng ba tháng đã có hàng trăm người chết do mắc các loại bệnh như: kiết lỵ, thương hàn, tê phù, sưng phổi... Lúc đầu số người chết còn ít, anh em làm lễ truy điệu ngay. Càng về sau, số lượng người chết tăng cao vì thế phải một tháng mới làm lễ truy điệu 1 lần.
2020f8d41da0-672d-472c-bf28-5417935be26e.jpg

20202aafc868-8b94-4074-aa89-ae895bb46fef.jpg

Du khách tham quan phần trưng bày về cuộc sống của tù nhân
tại Phòng nối giữa Trại giam D và E

Để khắc phục sự thiếu thốn trong chế độ ăn uống và đồ dùng sinh hoạt, tù nhân phải nhờ người nhà gửi đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng... giúp bồi bổ sức khỏe, tăng thêm sức đề kháng. Các vật dụng do gia đình gửi vào được anh em khéo léo gia công thành những đồ dùng hữu ích. Vỏ hộp sữa được đục lỗ để trồng giá đỗ từ đậu xanh, đậu tương, ngăn cặp lồng trở thành bát ăn cơm, ca uống nước. Ngoài ra, anh em còn lén nhặt những cành bàng thẳng hoặc cạp rá, cạp rổ bỏ đi, làm thành những đôi đũa ăn. Đặc biệt là sáng kiến nhặt vỏ quả dừa do nhà bếp vứt bỏ, mài xuống sàn xi măng làm thành bộ bát, thìa để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
202087d05e6a-9da0-4404-a961-397bddee3db7.jpg

Vật dụng tù nhân dùng trong các bữa ăn tại Nhà tù Hỏa Lò

Vì vậy, rong suốt quá trình thực dân Pháp quản lý nhà tù, nhiều cuộc đấu tranh tuyệt thực đòi cải thiện chế độ sinh hoạt đã diễn ra. Ông Vũ Xuân Áng, bị giam từ 1951 - 1954, kể lại cuộc đấu tranh vào ngày 03/01/1952:
“Vào giờ cơm buổi trưa, khi nhà bếp bưng các “Lập là” cơm đặt vào sân trước các buồng giam nhưng tất cả các anh chị em tù đều không ăn. Đại diện của tù nhân tuyên bố phản đối giám thị thông đồng với nhà cung cấp thực phẩm, bớt xén khẩu phần ăn của tù nhân, đòi cải thiện sinh hoạt, tăng tiền ăn ... Các buồng giam đều vang lên khẩu hiệu: “Đả đảo chế độ nhà tù”, “Đả đảo giám thị ăn bớt khẩu phần ăn của tù nhân”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”. Tôi đã ghi lại không khí cuộc đấu tranh tuyệt thực bằng mấy câu thơ sau:
“Buổi hôm ấy người như lớp sóng
Lòng căm thù họ quyết chí không ăn
Quyết không ăn để giành lấy quyền ăn
Tha thiết sống, họ quyết giành quyền sống”

Nguồn: Internet
 
Sửa lần cuối:

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Chuyện ăn chuyện mặc trong Nhà pha Hỏa Lò (phần 3)

Chế độ ăn tại địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội đã làm hao tổn sức khỏe của tù nhân cộng thêm sự thiếu thốn nước uống và nước sinh hoạt khiến sức khỏe của họ càng suy kiệt.
Nước uống dành cho tù nhân được lấy trực tiếp từ vòi sắt vào các thùng phi lớn đặt ở đầu hành lang các khu trại giam. Thi thoảng, để giảm mùi tanh nhà bếp cho thêm lá vối già vào thùng nước uống cho anh em. Mùa hè, nước dùng để uống vô cùng thiếu thốn nên một số tù nhân đã nảy ra sáng kiến mặc thêm bên trong bộ quần áo tù nhân một chiếc áo bông mỏng để thấm mồ hôi, vắt ra làm nước uống. Đôi khi, những tù nhân án nhẹ làm công việc dọn vệ sinh trong các phòng giam thương anh em tù chính trị đã bớt lại một ít nước trong thùng vệ sinh mang về phòng cho anh em.
Việc ăn, uống đã vậy, việc mặc trong Nhà tù Hỏa Lò cũng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của tù nhân.
2020ffb5c175-1036-46d4-b1d2-bf39046fddf8.jpg

Hai chị, em bà Nguyễn Thị Hồng (bên phải) và Nguyễn Thị Cốm,
cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò

Bước qua cánh cổng chính của Hỏa Lò tù nhân đều phải cởi bỏ quần áo để khám xét bởi chúng lo tù nhân sẽ giấu tài liệu, vũ khí trong người. Bà Nguyễn Thị Hồng - cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò đã viết những vần thơ miêu tả cuộc khám xét trước khi đưa vào phòng giam:
… Ai đem tôi đến chốn này
Bên kia tòa án, bên này đề lao
Thoạt vào đeo số, chụp hình
Giang tay, xõa tóc phát kinh cả người
Chụp đứng rồi lại chụp ngồi
Đo chân, đo mắt, đo mười ngón tay…
202007528695-bc63-4e18-8172-53bf4bca2ec5.jpg

Quần, áo tù chính trị được cấp trong Nhà tù Hỏa Lò

Sau đó, mỗi tù chính trị được cấp 2 bộ quần, áo bằng vải thô trắng: bộ cộc dùng cho mùa hè, bộ dài dùng cho mùa đông trên có in chữ MC màu đen (viết tắt của chữ Maison Centrale). Quần áo sử dụng vải kém chất lượng, lại thường ngắn và chật so với khổ người nên chỉ qua vài lần mặc đã bục chỉ. Hàng năm lại đổi cho mỗi người hai bộ nhưng quần áo đều cũ mục, có cái đã rách vá. Đồng chí Chu Hà (Lã Xuân Choát) đã có những vần thơ tả thực trong bài “Thượng khách M.C”:
Đời lắm sự lạ lùng trái ngược
Pháp thực dân định bôi nhuốc mấy ông tù.
Nhưng ta vãn ung dung thượng khách Hỏa Lò
Giữa tường đá, xà lim, rào khóa kín
Áo quần trắng lại in luôn hắc ín
Dấu M.C như hoa gấm thêu đen
Người mặc vào kiêu hãnh, tự hào thêm
Đúng “Chiến sỹ hiên ngang -censor-”.
20207ab81e96-8830-445c-b94c-57b9fc22f403.jpg

Đồng chí Chu Hà (Lã Xuân Choát) (ảnh do mật thám Pháp chụp)

Bằng sự khéo léo, chị em đã sửa lại quần, áo để giữ được lâu và lành lặn. Quần được nối dài thêm, áo mở khuy, khâu lại đường may và thêm túi. Vào mùa đông, thời tiết lạnh buốt, ban ngày có quần áo mặc được, chị em mặc hết vào người nhưng cũng không đủ ấm. Ban đêm chị em nằm xít và ôm chặt lấy nhau, lồng chăn chiếu đắp hết lên người.
Có thời gian chị em còn thuyết phục được đầm gác cho mang áo rét vào hoặc tự tạo ra những đồ chống rét như: đi nhà thuốc xin bông về, mỗi lần một ít, khâu lại thành tấm nệm ủ trước ngực, hoặc khi giám ngục đưa quần áo tù cho chị em khâu cúc, chị em đã dùng những con dao tự tạo cắt những rẻo thừa quá rộng ở đường may phía trong (những rẻo thừa đó thường rộng 1cm dài khoảng 10cm) để sau đó gỡ ra lấy những sợi vải dài nối lại rồi chập năm đến bẩy sợi lại với nhau và đan thành áo ghi lê, tất chân, khăn đội đầu, khăn rửa mặt……
Nhưng đối với anh em thì vô cùng khó khăn, quần áo cũ mục nát không mấy lúc mà rách vì thế phần đông tù nam phải ở trần. Mùa hè đã khổ, mùa đông đến luôn phải nghĩ cách để chống chọi với cái lạnh thấu da, cắt thịt trong nhà tù, sao cho không bị cảm lạnh, không bị sưng phổi. Ông Đào An Thái, tù chính trị Hỏa Lò những năm 1942 - 1944 kể về cuộc đấu tranh đòi cải thiện việc mặc của anh em.
202058ac509c-dc16-4673-8388-342e8811994d.jpg

Phù điêu mô tả cảnh đấu tranh của tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò

Năm 1942, lấy lý do kinh tế khó khăn mỗi tù nhân chỉ được phát 1 bộ quần áo thay vì 2 bộ như thường lệ. Ban sinh hoạt Nhà tù Hỏa Lò đã tiến hành họp và đưa ra quyết định: vẫn nhận quần áo nhưng không mặc. Mọi sinh hoạt trong các phòng giam đều diễn ra bình thường, anh em tù nhân vẫn khiêng nước rửa trại, làm vệ sinh, bê cơm, tắm rửa nhưng không ai mặc quần áo.
Thấy sự việc bất thường, lính canh hỏi đều nhận được câu trả lời: “Chỉ có một bộ, cởi ra giặt thì không có quần áo mặc”. Cuộc đấu tranh kéo dài tới ngày thứ ba thì Thống sứ Bắc Kỳ đã xuống Nhà tù Hỏa Lò để làm việc với đại diện tù nhân. Ông Bùi Lâm là một người tù có tính cách ôn hòa, nói được tiếng Pháp, được anh em cử làm đại diện trao đổi với Thống sứ Bắc Kỳ. Với phong thái đĩnh đạc, giọng nói to rõ ràng đồng chí đã nói lên nguyện vọng của anh em với Thống sứ Bắc Kỳ. Ngày hôm sau, tại Nhà tù Hỏa Lò mỗi tù nhân được phát thêm một chiếc quần, vậy là mỗi người được 2 quần, 1 áo.
Sức mạnh đoàn kết, sự linh hoạt trong tổ chức đấu tranh và ý chí kiên trung, bất khuất của tập thể tù chính trị tại Nhà tù Hỏa Lò đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù, biến nhà tù thực dân thành trường học cách mạng, tổ chức cuộc sống trong tù đầy lạc quan, giữ vững niềm tin tất thắng của cách mạng.

Nguồn : Internet
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Nữ sinh Hà Nội trong phòng biệt giam của nhà tù khét tiếng ghê rợn

Sau khi bị tra tấn, đánh đập dã man tại sở Mật thám, bà Phấn quyết định cắt mạch máu tay phản kháng. Sau đó, bà bị đưa về nhà tù Hỏa Lò và tiếp tục chịu đựng những thử thách khác…

Khoảng thời gian cuối tháng 10, đầu tháng 11 với bà Đỗ Hồng Phấn (SN 1933, Đống Đa, Hà Nội) luôn là khoảng thời gian đặc biệt.

Nó gợi nhớ cho bà những kỷ niệm về quãng đời học sinh, bà tham gia hoạt động kháng chiến và bị bắt nhốt tại nhà tù Hỏa Lò.
2020f792711d-34f4-4b8d-813b-484355b0deed.jpg

Bà Đỗ Hồng Phấn thăm lại nhà tù Hỏa Lò vào một buổi sáng cuối tháng 10.

Bà Phấn bị bắt giam ngày 7/11/1950, cách đây hơn 68 năm. Khi đó, bà đang là học sinh lớp 2B đệ nhị chuyên khoa toán trường Chu Văn An, Hà Nội (lớp 11 trung học phổ thông ngày nay).

Nhớ về khoảng thời gian này, bà Phấn cho biết, Hà Nội khi đó đang bị chiếm đóng bởi thực dân Pháp. Bà là học sinh trường Chu Văn An nhưng được Thành đoàn phân công làm bí thư chi đoàn học sinh kháng chiến trường Trưng Vương. “Vì trường Trưng Vương lúc ấy chỉ có cấp cơ sở, học sinh còn ít tuổi”, bà Phấn nói.

Đầu năm học 1950 - 1951, thấy chiến thắng biên giới đang vang dội, chi đoàn Học sinh Kháng chiến Trưng Vương của bà Phấn hân hoan đưa ra kế hoạch mừng chiến thắng bằng các hoạt động: Treo lá cờ đỏ sao vàng bằng vải, đốt pháo, rải truyền đơn… vào ngày 7/11/1950. Cuộc chào mừng đã thành công trọn vẹn nhưng hàng loạt học sinh Trưng Vương đã bị bắt ngay tại trường.

“Tôi học bên trường Chu Văn An nên không biết. Tan học, tôi đạp xe đến nhà một ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn trường Trưng Vương để hỏi tình hình. Chưa chuyện trò được gì nhiều thì mật thám xuất hiện.

Họ khám nhà người bạn này, phát hiện mớ vải đỏ và vàng còn nguyên vết cắt sao vàng năm cánh nên bắt cả hai về sở Mật thám.

Tại sở Mật thám, chúng khám cặp sách của tôi và phát hiện trong cặp tôi có một hộp ảnh chiến thắng biên giới. Chúng tát tôi tối tăm mặt mũi. Sau đó, chúng dồn chúng tôi xuống nhà giam”, bà Phấn nhớ lại.
2020f294fc66-0471-4f53-9faa-0d2a3b0d5b67.jpg

Bà Phấn (đứng thứ 4 hàng trên từ phải qua) chụp cùng Lớp 3B trường Nữ trung học Trưng Vương năm học 1948-1949 (ảnh tư liệu).

Trong nhà giam của sở Mật thám, bà Phấn cũng như nhiều người bị bắt giam khác phải trải qua những cuộc tra tấn. “Chúng tra máy điện vào người và đánh tôi búi bụi, bắt tôi phải khai ra cấp trên của mình… Tôi không thể làm việc đó nên sẵn bát cơm, tôi đập vỡ ra, cắt mạch máu tay để kết thúc việc bắt bớ…”, người phụ nữ sinh năm 1933 nhớ lại. Sau khi phát hiện sự việc, sở Mật thám đưa bà Phấn vào bệnh viện Phủ Doãn. Tại đây, bà Phấn được bố trí nằm phòng riêng, có hai nhân viên canh gác ngày đêm. Mẹ bà Phấn vào cũng chỉ nói được vài câu thăm hỏi. “Sau đó, trong tình trạng tôi nửa tỉnh nửa mê, một nhân viên đưa cho tôi tờ giấy gì đó, bảo tôi ký thì được thả ngay. Tôi gạt đi. Rồi một nhân viên khác lại tiếp cận tôi, to nhỏ với tôi mấy tiếng đồng hồ như thể anh ta là cán bộ nằm vùng được cấp trên của tôi giao cho việc liên lạc . Nhưng sau đó, chỉ một câu nói: “Có nhắn gì anh Thủy (cấp trên của tôi) thì tôi sẵn sàng giúp”. Tôi choàng tỉnh ra, nhẹ nhàng cảm ơn”, bà Phấn nhớ về những ngày nằm trong bệnh viện nhưng liên tục phải đối phó với kẻ địch. Sau đó, bà bị đưa sang nhà tù Hỏa Lò (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
2020e6d8a4a1-5f13-431e-b53c-0f745e37b097.jpg

Toàn cảnh nhà tù Hỏa Lò nhìn từ trên cao. (Ảnh tư liệu)

Tại nhà tù Hỏa Lò, bà Phấn được đưa vào trại phụ nữ. “Tôi nhớ, trại dài hun hút, ở giữa là lối đi, hai bên là hai dãy bệ xi măng đầy tù nhân. Mọi tù nhân phải nằm sát vào nhau mới đủ chỗ. Cuối dãy, chúng để một thùng đựng nước tiểu. Tất cả mọi người trong dãy xi măng đều đi tiểu ở đó nên rất hôi hám”, bà Phấn kể.


Ở trại giam này được một thời gian thì bà Phấn lại bị chuyển vào buồng biệt giam.

“Trong buồng, chúng tra tấn tù nhân bằng cách thắp đèn cả ngày cả đêm. Thứ ánh sáng này khiến đầu tôi ong ong khốn khổ, hai mắt thì nhức nhối mà không thể ngủ được. Tôi phải đậy cả mớ quần áo lên mắt, mãi mới tạm quen.
2020830248a3-e5e6-4a48-8a9a-624df7152b78.jpg

Máy quay điện nhà tù thực dân dùng để tra tấn bà Phấn và các tù nhân nữ khác.

Thế rồi một hôm, tên chúa ngục người Pháp đi qua buồng giam hỏi tôi: “Có biết tiếng Pháp không”. “Biết”, tôi trả lời.

Hắn lại hỏi: “Có muốn đọc truyện không?". "Có", tôi nói.

Thế là ông ta đưa cho tôi mấy tờ báo và quyển truyện “Cuốn theo chiều gió”. Truyện hay, tôi đọc liền một mạch cả ngày lẫn đêm, cũng là nhờ thứ ánh sáng khủng khiếp kia”, bà Phấn kể tiếp.

Hôm trả sách, chúa ngục hỏi bà Phấn: “Truyện thế nào?”, “Hay”, bà Phấn trả lời, “Hay thế nào?”, gã hỏi tiếp.

“Thứ nhất, nhân vật chính trong truyện là người phụ nữ can trường đầy bản lĩnh, vượt lên mọi cái thường tình để theo đuổi ước mơ của mình. Thứ hai, chế độ nô lệ ở Mỹ đã tan rã, không sao cứu vớt được thì chế độ nô lệ nào rồi cũng thế”, bà Phấn trả lời dõng dạc, ánh mắt đầy tự tin.

Gã chúa ngục lặng bỏ đi. Hôm sau, gã đưa cho bà Phấn 3 quyển truyện khác.“Tôi hí hửng mở ra xem, nào ngờ toàn truyện khiêu dâm. Tôi trả lại ngay”, người phụ nữ sinh năm1933 nhớ về những ngày đã cũ nhưng khiến bà không thể nào quên.

Ngày 21/1/1951, địch thả bà Phấn. 8/1952, Thành đoàn gọi bà ra vùng tự do.

“Lúc đó ở nội thành, phong trào học sinh kháng chiến tuy bị khủng bố hết đợt này đến đợt khác nhưng không hề tan vỡ. Nhiều đoàn viên nối tiếp nhau vào Sở Mật Thám và Hỏa Lò nhưng phong trào vẫn lan rộng khắp các trường, liên tục cho đến ngày 10/10/1954, Thủ đô được hoàn toàn giải phóng”, bà kể lại.

Câu chuyện sau đó được khép lại vì đã quá trưa, tuy nhiên trước khi chia tay, bà nhắc lại câu hỏi mà trong một lần giao lưu với thanh niên Hà Nội bà đã đặt ra khiến nhiều người trong số chúng tôi bối rối.

Bà bảo: "Ngày nay, nước nhà độc lập rồi, động lực vươn lên của các bạn là gì? Là cuộc sống ổn định, là âm nhạc, là du lịch… hay còn điều gì nữa cho đất nước mình?".

Nguồn: Internet
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Rùng mình nghe chuyện làm báo trong nhà tù Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò là một nhà tù lớn do thực Pháp xây dựng từ cuối thế kỉ XIX để giam cầm các chiến sĩ yêu nước và cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, ở cái nơi hà khắc được ví như “địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” ấy, các chiến sĩ cách mạng trung kiên vẫn cho ra đời nhiều tờ báo - một việc làm nguy hiểm, nếu lộ ra là có thể mất cả mạng sống.
202002f488d4-fc75-4aa7-8b98-bbbdbd195342.jpg


Làm báo dưới làn roi gân bò

Để có được những tờ báo, tạp chí, “êkíp” làm báo phải trải qua những công việc rất công phu và nguy hiểm tột cùng. Một số đồng chí thanh niên tin cậy, chữ đẹp nhất được chọn lựa như chiếc máy “photocopy”. Họ phải viết trên giấy thuốc lá bằng bút chì niger đen để lưu hành nội bộ và khi có những chuyến phát vãng đi Sơn La, Côn Đảo…, các đồng chí mang theo để tuyên truyền vận động cách mạng.

Giấy để viết được cung cấp từ hai nguồn: Từ ngoài vào như giấy thuốc lá, giấy bạch hoặc anh em trong tù tự kiếm lấy bằng cách dùng ngay các quyển kinh do cố đạo Đrônây mang vào. Anh em viết bằng bút chì đen hoặc bằng một thứ nước đặc biệt trên các khoảng trống giữa hai dòng chữ in. Khi nào đọc thì dùng một thứ hóa chất (tích trữ được) bôi lên, chữ sẽ hiện rõ. Bút viết thời kỳ này cũng hết sức đặc biệt, thuốc đỏ, thuốc xanh methylen được dùng làm mực, ngòi bút làm bằng nụ hoa ăngtigôn, quản bút làm bằng cành bàng.

Các “nhà báo” thời kỳ này làm việc trong điều kiện hết sức vất vả vì phải bí mật che mắt kẻ địch. Họ phải chui xuống gầm sàn để viết, ban ngày nhờ ánh sáng lọt qua các lỗ châu mai, ban đêm nhờ ánh đèn điện hoặc đèn dầu. Việc biên soạn tài liệu đã khó, việc cất giấu tài liệu lại càng khó hơn, sao cho tài liệu không lọt vào tay địch. Anh em phải tạo ra các “kho” bí mật để giữ gìn tài liệu. Đó là một kỳ công. Các đồng chí đục tường, rút gạch, làm thành kho để tài liệu rồi trát ximăng, quét hắc ín lại như cũ. Trong khi một số đồng chí đục tường, một số đồng chí khác phải giả vờ vật lộn nhau, làm ồn ào để át tiếng động, làm cho địch không phát hiện được. Tài liệu còn được bỏ vào hộp sữa, bọc kín lại, dòng dây thả xuống thùng phân. Ở trại nữ, chị em cũng đục tường làm chỗ cất tài liệu hoặc giấu tài liệu trong khố. Khâu lưu giữ kì công là thế nhưng nhiều khi cũng không tránh khỏi được “tai mắt” của kẻ thù. Khi phát hiện ra, chúng tìm mọi cách phá bỏ, rồi uy hiếp người cách mạng bằng đòn roi, lưu đày, thậm chí là thủ tiêu.

Khâu “phát hành” báo cũng phải tính toán rất kĩ lưỡng. Để đảm bảo việc liên lạc được bí mật, chi bộ chọn những đồng chí có tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng bảo vệ tài liệu. Tài liệu cần chuyển thường được dựng trong túi vải con, đến giờ ra chơi, địch khó kiểm soát, các đồng chí đến nơi giao hẹn cho nhau. Địa điểm giao hẹn thường là hai bên bức tường ngăn khu xà lim với các trại nhất, nhì, ba. Hai bên ném đá để ra hiệu rồi sau đó ném túi tài liệu cho nhau. Phòng thuốc cũng là nơi liên lạc. Thông qua một số giám thị có cảm tình với tù chính trị, anh em tù cũng có thể liên lạc với nhau; ngoài ra, một số nhân viên phòng lục sự được cảm hóa cũng trở thành đường dây liên lạc, phát hành của ta.

Có thể nói rằng, vào thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, những tờ báo của người -censor- vốn đã khó phát hành, việc xuất bản và tuyên truyền trong nhà tù càng khó hơn gấp bội. Nhưng chính sự khó khăn, nguy hiểm đó càng thể hiện được ý chí sắt đá của những người cách mạng kiên trung. Và khi những tờ báo đó đến tay người đọc, nó có một “sức mạnh” vô cùng lớn, giúp họ vững tin hơn vào lí tưởng để tranh đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
2020c018c4c6-9ada-4956-a66b-dea6baf9a17d.jpg

“Đồ nghề tác nghiệp” của các nhà báo cách mạng.

“Làng báo” sôi động

Một điều đáng khâm phục là mặc dù làm báo trong thời kỳ gian khổ, nguy hiểm là thế nhưng “làng báo” vẫn rất sôi động và đa dạng. Vào những năm 1930 - 1931, hàng trăm người Việt Nam yêu nước và chiến sĩ cách mạng bị bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò. Vào khoảng cuối năm 1931, sau nhiều thời gian bàn bạc, Chi bộ Đảng ở nhà tù Hỏa Lò được thành lập, do đồng chí Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) làm Bí thư.

Sau khi ra đời, Chi bộ Đảng đã chủ trương cho ra Báo “Lao tù đỏ”. Vào ngày 4.1.1932, báo “Lao tù đỏ” số đầu tiên đã chính thức ra mắt (sau đổi tên là Lao tù Tạp chí). Ấn phẩm này xuất bản 1 tuần/lần. Nội dung của tờ báo chủ yếu đăng những bài vận động tù nhân tham gia Lao tù hội (hội quần chúng của Chi bộ Đảng), nêu lên các cuộc đấu tranh phản đối việc ngược đãi tù nhân, kêu gọi tù nhân đoàn kết, đấu tranh đòi thực dân Pháp cải thiện đời sống, hỏi và đáp về chủ nghĩa -censor-; vận động, tuyên truyền lính người Việt, lính người Pháp, một số cai, đội ngả về phe cách mạng…

Cùng với tờ Lao tù Tạp chí, Lao tù hội cũng cho ra đời báo “Đời tù”, ra mỗi tháng 2 kỳ, vào ngày 7 và 24 hàng tháng. Nội dung của báo nhằm tuyên truyền, liên lạc giữa các tù nhân, giữa trại giam nam và nữ. Đồng thời, hướng dẫn, giáo dục phương pháp công tác, các hình thức đấu tranh cho tù nhân. Báo cũng nhằm trao đổi ý kiến, kinh nghiệm chống bọn -censor-.

Cũng trong thời gian này, tù chính trị ở Hỏa Lò chủ yếu là -censor- và Việt Nam Quốc dân đảng. Cùng bị giam chung trong một nơi nhưng do sự khác nhau về thế giới quan, quan điểm nên 2 bên đã có nhiều cuộc “bút chiến” trên báo chí. Quốc Dân đảng cho ra tờ “Bút tiêu sầu” để tiêu khiển với nhau trong những ngày tuyệt vọng và nói xấu những người -censor-.

Những người -censor- cũng cho ra đời tờ “Đuốc đưa đường” (do đồng chí Lê Duẩn làm chủ bút), tờ “Con đường chính”, “Đuốc Việt Nam” (do đồng chí Trường Chinh làm chủ bút); tờ “Thế giới” (do đồng chí Giáo Thẩm, Nguyễn Văn Chi biên soạn) để đấu tranh với những luận điệu sai trái, lạc hậu của Quốc Dân đảng và tuyên truyền vận động họ. Bằng những lý luận sắc bén, phù hợp với thời cuộc, báo chí của những người -censor- đã góp phần làm phân hóa hàng ngũ Việt Nam Quốc dân Đảng, cô lập bọn cầm đầu -censor-, tranh thủ những anh em có cảm tình với Đảng -censor-, rất nhiều người đã từ bỏ hàng ngũ Quốc dân Đảng chuyển sang Đảng CS.

Nguồn : Internet
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Chuyện vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng kiên trung

Không chịu chết mòn nơi ngục tù thực dân, đế quốc, những chiến sĩ cách mạng kiên trung quyết tâm trở về với cách mạng, với nhân dân. Các cuộc vượt ngục của những người con ưu tú yêu nước năm xưa được chuyển tải sinh động qua trưng bày chuyên đề “Khát vọng tự do” do Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa lò thực hiện nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.


Phần đầu tiên của triển lãm có chủ đề “Xiềng xích”, giới thiệu các tư liệu, hình ảnh phản ánh cuộc sống cùng cực của người Việt Nam dưới chế độ thực dân, đế quốc. Trong màn đêm tăm tối, dân tộc Việt Nam phải gồng mình chống đỡ những chính sách bóc lột, nô dịch, khủng bố nặng nề. Hệ thống công cụ đàn áp liên hoàn gồm: Tòa án, Sở mật thám, Nhà tù được chính quyền thực dân, đế quốc thiết lập khắp các địa phương.

20209fbd7ab2-9fb6-47e1-862c-45d6f699068d.jpg

Thiết kế không gian trưng bày "Khát vọng tự do"

Giữa chốn “địa ngục trần gian” Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo, Trại giam Tù binh Phú Quốc, kẻ thù cho thi hành chế độ sinh hoạt và lao dịch hà khắc, với mục đích dùng sự khổ ải để khuất phục ý chí những người Việt Nam yêu nước. Nhưng, các chiến sĩ cách mạng vẫn như những cánh chim khao khát tự do, quyết tâm thực hiện những cuộc vượt ngục táo bạo.

Hàng loạt hành trình vượt ngục đặc biệt của các chiến sĩ cách mạng kiên trung được tái hiện lại trong phần 2, chủ đề “Tung cánh giữa màn đêm”. Tại đây, người xem sẽ có dịp tìm hiểu về những cuộc vượt ngục “thần kỳ” của các chiến sĩ cách mạng tại Nhà tù Hỏa Lò năm 1932, 1945, 1951 bằng các hình thức: Thăng thiên (trèo tường), Độn thổ (chui cống ngầm) và Vuốt râu hùm (đi qua cửa ngục).

2020b41a4695-b089-4ef5-b468-fec26a395f30.png

Trưng bày "Khát vọng tự do"

Với nhà tù Sơn La, Ban Quản lý Di tích Hỏa Lò đặc biệt tập trung giới thiệu hai cuộc vượt ngục vào năm 1941 và năm 1943. Hàng loạt các cuộc vượt ngục giữa khơi xa của các chiến sĩ -censor- tại Nhà tù Côn Đảo, Trại Giam Tù binh Phú Quốc cũng được “kể” một cách sinh động, không chỉ qua các tư liệu, hình ảnh, hiện vật mà còn là những chia sẻ cụ thể của nhiều nhân chứng lịch sử.

Tại triển lãm, người xem còn có dịp tìm hiểu về rất nhiều cuộc vượt ngục khác của các chiến sĩ cách mạng tại các nhà tù địa phương như Bắc Ninh, Chợ Chu (Thái Nguyên), Nhà đày Buôn Ma Thuột, Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt… Trong đó, có những cuộc vượt ngục không thành công, nhiều đồng chí đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi, nơi rừng sâu, núi thẳm, bị bắt và bị địch giết hại ngay sau đó. Nhưng, cũng có không ít người đã trở về với cách mạng, với nhân dân, tiếp tục tham gia chiến đấu, góp phần giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
2020fbeb0dfa-d4ff-45ea-a41c-5c641c65317b.png

Pano về nhà tù Côn Đảo - một trong những "địa ngục trần gian" năm xưa

Dịp này, nhiều tài liệu liên quan đến các cuộc vượt ngục và những kỷ vật của các chiến sĩ cách mạng tham gia vượt ngục năm xưa được giới thiệu đến đông đảo công chúng. Trong đó có thanh kiếm mà bộ đội Quân giới tặng đồng chí Nguyễn Văn Trân (tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò năm 1940) khi đồng chí giữ cương vị Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hà Nội; ghi chép của đồng chí Nguyễn Hà Long và đồng đội trong thời gian hoạt động tại Phú Quốc từ năm 1969 - 1972.

Tại phần cuối của triển lãm – “Khúc ca hòa bình”, người xem “gặp lại” 12 nhân vật, 12 cựu tù chính trị năm xưa đã vượt ngục thành công trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sau đó tiếp tục đóng góp sức lực vào các phong trào cách mạng. Trong đó, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là Tổng giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của nước ta tại Liên Xô cũ, Tổng Thanh tra Chính phủ và Phó Chủ tịch nước.
2020b3f57425-d410-4eb2-8b69-3afff130fd7b.jpg

Thanh kiếm do bộ đội Quân giới tặng bác Nguyễn Văn Trân - người bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò năm 1940

Đồng chí Đỗ Mười từng đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí Nguyễn Văn Trân được cử giữ các chức vụ Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, Bí thư Trung ương Đảng khoá III, Đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá VII, Bí thư Thành ủy Hà Nội (1946 - 1947; 1965 - 1974).

Đồng chí Lê Trọng Nghĩa từng “một mình vào Dinh Khâm sai” gặp Khâm sai Bắc bộ Phan Kế Toại để nắm bắt tư tưởng và vận động ủng hộ Mặt trận Việt Minh, từng giữ cương vị Cục trưởng Cục tình báo, Bộ Quốc phòng (1952-1968). Ngoài ra còn có Bí thư Trung ương lâm thời Đoàn Phụ nữ cứu quốc Việt Nam – đồng chí Hoàng Ngân, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Văn Tiến Dũng,Thượng tướng Song Hào, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương.
2020677c702f-7c4b-4d10-bedf-70cfc9492a62.png

Pano về nhà tù Phú Quốc tại triển lãm

Tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, khách tham quan có dịp gặp và giao lưu với khá nhiều nhân chứng lịch sử, đã trực tiếp tham gia vào các cuộc vượt ngục và thân nhân của những chiến sĩ cách mạng từng đã tham gia vượt ngục năm xưa: Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, người phá ngục Trại giam Phú Bài tháng 3-1945; ông Nguyễn Hà Long, thương binh 2/4, người khởi xướng phong trào đào hầm vượt ngục tại phân khu A2, Trại giam tù binh Phú Quốc đêm 19-1-1969; ông Đỗ Trọng Dư, “chuyên gia” làm xẻng, nắp hầm tại Trại giam tù binh Phú Quốc…

Nguồn: Internet
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
70 năm cuộc “Đại vượt ngục Hỏa Lò” và cuộc hội ngộ các cựu tù Hỏa Lò với các thế hệ con em
2020f80827d3-7f91-4bfb-b676-97d96e0da354.jpg

Cựu tù Hỏa Lò thắp hương tưởng niệm.

Cho đến tháng 3 năm nay, cuộc vượt ngục lịch sử ấy vừa tròn 70 năm. Gần 150 tù chính trị đã vượt ngục thắng lợi, trở về với phong trào và là những cán bộ lãnh đạo cốt cán cho Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 ở Hà Nội và 10 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Hà Nội, những ngày sát Tết Nguyên đán 2015.

Con em cựu tù Hỏa Lò (1930-1945) nhóm họp. Anh Trần Kháng Chiến (con trưởng Thiếu tướng Trần Tử Bình – “Trưởng Ban sinh hoạt” tù chính trị, người tổ chức cuộc “đại vượt ngục” tháng 3-1945) tình nguyện chủ trì.

Sáng thứ bảy, 7-2-2015. Trời rét ngọt. Tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, có cuộc hội ngộ của các cựu tù còn sống với thế hệ con em cựu tù.

* Anh Trần Kháng Chiến nhớ lại: “Năm 1997, anh em tôi đến thăm Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ. Nhắc đến cuộc vượt ngục Hỏa Lò năm ấy, ông nhớ ngay: “Hai xứ uỷ viên Trần Đăng Ninh và Trần Tử Bình đã cùng anh em tù chính trị dùng phép “thăng thiên” và “độn thổ” để vượt ngục…”.

Câu chuyện từ Đại tá Lê Trọng Nghĩa, nguyên Cục trưởng Cục Quân báo

Ông Nghĩa cùng ông Nguyễn Đình Thi bị bắt khi đang rải truyền đơn mừng ngày thành lập Đảng đầu năm 1942. Sau đó, ông bị tống giam Hỏa Lò…

Năm nay, tuy đã 94 nhưng ông vẫn rành mạch hồi tưởng: “Anh Trần Tử Bình bị mật thám bắt cuối năm 1943, rồi bị tạm giam ở Phủ Lý, Hà Nam. Anh bị đánh rất đau. Chúng phải đưa ra Nhà thương Phủ Lý và giám sát chặt chẽ. Anh Vũ Lăng lúc bấy giờ là một y tá trẻ, được các cụ Mai Lập Đôn, Mai Thị Vũ Trang giác ngộ, trong ca trực đã cố tình bỏ đi đánh tennis. Lợi dụng sơ hở, anh Bình đã bẻ song sắt, trốn ra ngoài nhưng bị lộ. Chúng tống anh về Ninh Bình rồi kết án anh 20 năm khổ sai. Đầu năm 1944 thì anh bị đưa về giam tại nhà tù Hỏa Lò”. Mới kể chuyện, thế mà giờ ông đã đi xa.

Thấy ông Bình là người từng trải, tính tình cởi mở, lại cùng là dân Công giáo nên hai anh em kết thân. Trong tù lúc đó có ông Trần Đăng Ninh, nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, cùng hai Xứ uỷ viên Trần Tử Bình, Lê Tất Đắc.

Ông Bình được tập thể tù chính trị bầu làm “Trưởng Ban sinh hoạt”. “Ban” chăm lo đời sống cho anh em, giao dịch với giám thị nhằm bảo đảm chế độ cho tù nhân. (Thực chất là một tổ chức đấu tranh công khai). Anh em được học tập nâng cao trình độ lý luận, nâng cao khả năng tuyên truyền, diễn thuyết, công tác bí mật, lý luận quân sự, thảo luận về tình hình quốc tế, về Liên Xô, Trung Quốc…

Trước khi bị bắt, ông Bình đã dự họp Xứ ủy (vào ngày 13-11-1943), triển khai nghị quyết Thường vụ Trung ương: “Toàn bộ công tác của Đảng phải nhằm vào việc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, để khi cơ hội đến sẽ đưa quần chúng nhân dân ra chiến đấu”. Khi về Hoả Lò, ông phổ biến lại nghị quyết cho anh em. Vấn đề vượt ngục vốn đã nung nấu, nay càng trở nên cấp bách.

Tại Hỏa Lò, các tù chính trị nam và nữ bị giam riêng biệt. Bộ phận nữ tù chính trị là một tập thể kiên cường, có tổ chức, chị em cũng đã sẵn sàng.

Một sáng tháng 5-1944, quân thù đưa anh Hoàng Văn Thụ ra pháp trường. Anh em tù chính trị hô lớn: “Phản đối án tử hình! Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm! Tinh thần Hoàng Văn Thụ bất diệt!”. Và, Hoàng Văn Thụ đã dõng dạc hô: “Việt Nam độc lập muôn năm! Đảng -censor- Đông Dương muôn năm! Chào các anh ở lại, tôi đi”. Tinh thần bất khuất của Hoàng Văn Thụ là tấm gương cho mỗi tù chính trị, thúc giục sự khát khao tự do, hiến dâng sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Cũng trong thời gian 1943-44, Trung ương có chủ trương “tổ chức vượt ngục cho tù chính trị”. Tin về cuộc vượt ngục thành công của nhóm tù chính trị Sơn La (trong đó có ông Nguyễn Lương Bằng) vào tháng 8-1943 và cuộc vượt ngục của đồng chí Văn Tiến Dũng ở nhà tù Bắc Ninh (tháng 12-1944) càng động viên anh em.

Tối mùng 9-3-1945, quân Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Việt Nam và Đông Dương. Ngay tối đó, anh em tù chính trị đã thống nhất: 1, Kiên quyết giữ vững lập trường, khí tiết của người -censor-, không để bọn Nhật lợi dụng. 2, Triệt để tranh thủ tình hình rối ren, khi bọn Nhật chưa vững chân, tổ chức của địch còn lỏng lẻo để khẩn trương tạo cơ hội vượt ngục.

Thời cơ quý báu đã đến!”.

Sự nhanh trí, sáng tạo của tù chính trị

Lão đồng chí Nguyễn Tuân, nguyên thứ trưởng Bộ Điện -Than, trong lễ tưởng niệm đồng chí Trần Tử Bình (tháng 8-2004), kể về cuộc vượt ngục thần kỳ này: “Nửa đêm 9-3-1945, một sĩ quan Nhật dẫn một tiểu đội lính chiến với súng ống, lưỡi lê vào nhà tù tìm bọn tay sai bị giam tại đây. Viên sĩ quan lừa phỉnh: “Người Nhật đã đánh bại quân Pháp, giúp Việt Nam độc lập. Ngày mai sẽ thả các anh ra”. Vừa nghe hắn nói, tôi tranh thủ đề đạt: “Các ông nói ngày mai thả chúng tôi. Vậy đề nghị mở cửa các trại để chúng tôi được gặp nhau, chia tay trước khi về quê!”. Hắn gật đầu. Vậy là anh em tù chính trị qua lại gặp nhau, trao đổi kế hoạch vượt ngục.

Ngày 10-3, mọi kỷ cương của nhà tù bỗng chốc bị đảo lộn. Các giám thị và quan chức Pháp cùng gia đình bị dồn vào trong một phòng. Giám thị người Việt không còn dám nghênh ngang. Ông Bình thống nhất: Ai có điều kiện trốn vào lúc nào thì chủ động trốn, các đồng chí bị án nặng được ưu tiên đi trước. Quỹ tài chính do anh em đóng góp được chia cho mọi người.

Trong Ban sinh hoạt, ông Nghĩa phụ trách “đối ngoại” nên có điều kiện đi lại tự do giữa các khám.Lợi dụng lộn xộn về quản lý, đồng chí Trần Đăng Ninh bị biệt giam ở xà lim tử tù trà trộn sang khu giam thường phạm. Sáng 10-3, nhiều tù thường phạm đột nhập vào nhà kho lấy đi một số đồ dùng: quần áo, chăn chiên, thang, xà beng, cuốc chim…

Ngày 11-3, không khí trong tù sôi sùng sục. Toán thường phạm thử dùng xà beng đục tường, phá nền xi-măng, đào hầm chui ra nhưng không thành”.

Phép “thăng thiên” thoát ngục

Ngày 11-3, ông Trần Đăng Ninh cùng anh em tù chính trị tập trung bàn kế hoạch vượt ngục. Theo chỉ thị của ban lãnh đạo, ông Nghĩa sang báo cho bà Trương Thị Mỹ về chủ trương vượt ngục, kịp phổ biến cho nữ tù chính trị.

Trước tình hình thực tế ở Trại thường phạm, ông Nghĩa được cử đi gặp Cầm Văn Dung - nguyên Tri châu Mường La. Ông ta bị kết án khổ sai vì liên đới đến vụ đầu độc Công sứ Sơn La Xanh Pu-lốp.

Cầm Văn Dung vốn là người có học, ghét Pháp, trong nhiều năm là thủ lĩnh của cánh thường phạm nhưng rất trọng anh em tù chính trị từ ngày còn ở Sơn La. Cầm Văn Dung nhất trí kế hoạch vượt ngục qua tường rào. Chăn chiên được xé ra, bện thành những dây dài, to, chắc. Tù nhân sẽ leo lên mái nhà rồi bắc thang qua bờ tường. Dây to được buộc cố định vào trụ điện trên bờ tường, thả ra ngoài. Đi lần lượt, cứ một tù chính trị thì đến một thường phạm. Anh em tù chính trị có sáng kiến lấy chăn chiên trùm lên mảnh chai cắm trên bờ tường - phòng đứt tay chân và trùm lên dây điện - tránh bị giật.

Sau khi thỏa thuận được với Cầm Văn Dung, danh sách vượt ngục được lên. Ông Bình giao nhiệm vụ cho ông Nghĩa bảo vệ “thượng cấp” Trần Đăng Ninh...

Trong đêm 11-3, các đồng chí Trần Đăng Ninh, Vũ Kỳ, Lê Trọng Nghĩa, Vũ Tuân, Lê Tất Đắc, Nguyễn Văn Kha, Châu Ký, Nguyễn Chương, Hoàng Minh Chính… đã thoát ra ngoài từ trại thường phạm.

Sau khi Cầm Văn Dung đã thoát ra ngoài, cánh thường phạm không còn giữ được trật tự, tranh nhau trèo lên mái nhà làm ngói vỡ. Quân Nhật phát hiện,nổ súng. Lối đi này bị lộ…

Đợt vượt ngục đầu tiên tuy chưa giải thoát được nhiều nhưng có tác dụng động viên anh em tiếp tục vượt ngục.

Riêng ông Cầm Văn Dung, theo hồi ký của đồng chí Văn Tiến Dũng, chính là người chuyển thông tin rất quan trọng của đồng chí khi bị giam ở Hỏa Lò ra cho Xứ ủy Bắc Kỳ (tháng 8-1944). Năm 1945, Cầm Văn Dung vào Việt Minh. Rồi ông là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Khu tự trị Tây Bắc.

Tìm đường “độn thổ”

Ngày 12-3, tù chính trị tiếp tục bàn các phương án vượt ngục.

Khi còn học ở Chủng viện Hoàng Nguyên, ông Bình đọc nhiều sách kiếm hiệp Tàu, trong đó có kể các hiệp khách tung hoành trong các đường hầm dưới lòng đất. Lúc bị giam ở Ninh Bình, ông từng có ý định vượt ngục theo đường cống ngầm. Ý nghĩ này chợt đến khi ông đang lang thang trong sân nhà tù và nhìn thấy cái nắp cống bê-tông có treo vòng thép…

Khi còn sống, ông Nguyễn Huy Hòa, nguyên Hiệu phó Trường Tuyên huấn Trung ương, từng kể: “Anh Trần Văn Cử thì ở tù Sơn La về Hỏa Lò. Còn tôi bị bắt từ lúc còn ở tuổi thiếu niên, từng bị giam ở Trại J. Lúc bấy giờ có ông mãnh nghịch ngợm, thử mở nắp cống, chui xuống xem “âm phủ” ra làm sao. Lần mò một lúc phải chui lên vì dưới đó tối om, ẩm thấp, bẩn thỉu, hôi hám”.

Khi anh Bình và một số anh em đưa ra ý tưởng vượt ngục theo đường cống ngầm, có anh băn khoăn: “Đường cống hẹp quá, khó chui lọt lắm!”.Anh Bình nói gần như chỉ thị: “Đừng đoán mò như thế, cứ đi xem thử rồi về báo cáo lại. Không được bàn chùn!”. Vậy là tôi bàn với Vân và Cử, đi thử một lần.

Tôi và Cử nhỏ người nên xung phong chui cống, còn Vân ở lại đậy nắp cống, canh chừng. Sau chừng tiếng đồng hồ bò, trườn trong lòng cống, đã tới được hố ga, thấy được ánh sáng, đó là cửa cống. Ghé mắt qua khe, thấy chân người, bánh xe đạp lăn qua và tiếng động của đường phố. Thử lấy đầu đội lên thì thấy nắp cống chuyển dịch. Cả hai khẳng định đường cống từ nhà tù Hỏa Lò dẫn ra đường cái, rồi quay trở lại. Vân thấy ám hiệu, chạy ra mở nắp cống. Thời gian cả đi và về hết chừng 2 tiếng…”.

Ba đồng chí Hòa, Vân, Cử báo cáo với ông Bình: đã tìm ra lối đi tại Trại J.

Ông Trần Văn Cử, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ, trẻ em; năm nay đã 94 còn nhớ: “Sau ngày 9-3, mọi trật tự bị đảo lộn. Những quy định hà khắc xưa bị bãi bỏ, chính trị phạm có thể trà trộn với thường phạm. Nhờ thế, tôi thoát được sang pha nữ…

Anh em đã suy nghĩ về phương án chui cống với phỏng đoán: nước thải phải chảy xuôi, thoát ra một hồ lớn hay ra sông Hồng; vậy cứ theo đường nước thải là có thể thoát… Phải chuẩn bị một bao diêm và một thanh sắt để mỗi khi đến chỗ giao nhau của đường cống thì bật diêm nhìn dòng nước chảy mà đi, còn gặp rào cản thì dùng thanh sắt mà phá. Khi bật nắp cống lên thì phải dùng đến xà beng. Xà beng là thanh sắt dày 3cm, dài 40cm, nhờ giao dịch với cánh thường phạm mà có.

Đúng dự kiến, từ cống cái, tôi và anh Hòa gặp đoạn cống nhỏ, ngập đầy phân, phải trườn bằng cùi tay và đẩy bằng gót chân. May nhất là không gặp rào cản… Khi chui lên khỏi cống, một số tù nhân nhìn thấy, xô lại hỏi nhưng cả hai lắc đầu: “Gay go lắm. Tắc. Chả ăn thua”. Chờ mọi người tản ra, chúng tôi mới nháy mắt báo Vân: “Đi được rồi! Thấy cả xe đạp trên đường…”.

Ban lãnh đạo lập kế họach vượt ngục: Tù chính trị chia thành từng nhóm nhỏ, lần lượt theo đường cống ngầm ra ngoài trong nhiều tối. Ngay đêm 12-3, 29 đồng chí đi trước tập trung ở Trại J. Danh sách các nhóm đi sau được ông Bình bàn giao lại cho ông Nguyễn Lam.

Tối 12-3, khoảng 8 giờ, ông Bình phát lệnh: “Mở nắp cống!”. Nhóm đi đầu “lĩnh ấn tiên phong” có bốn người: Trần Tử Bình, Phan Vân, Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Hòa. Trước giây phút làm phép “độn thổ”, ông Bình còn đùa: “Sống thì nhớ, chết thì giỗ giờ phút này!”…

Khi bật nắp cống chui lên mới thấy phía bên kia là vườn hoa Mê Linh; sau lưng là bức tường cao 5m cắm đầy mảnh chai,căng dây thép gai dọc theo đường Rue Richaud (nay là Quán Sứ) cùng hai tháp canh ở hai góc nhà tù có lính Nhật đứng gác.

Ngay trong đêm, nhóm đầu tiên về đến làng Vạn Phúc, Hà Đông nơi cơ quan Thường vụ Xứ ủy đóng. Nhóm thứ hai có Trần Văn Cử, Nguyễn Cao Đàm, Đỗ Mười…

Như vậy tổng số tù chính trị vượt ngục theo đường cống ngầm, trong các đêm từ 12 đến 20-3, hơn 100 người. Mọi người khẩn trương lao vào chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa…

20205a663aac-0f61-4343-9d3e-e0e59721db8c.jpg

Trước cổng Hỏa Lò.

Và câu chuyện của ngày hôm nay
Hà Nội đầu năm 2015. Anh Trần Kháng Chiến thu xếp đến thăm những cựu tù Hỏa Lò còn sống đến ngày hôm nay.
Cụ Đỗ Mười (98 tuổi), đi trong toán thứ 2 trong đêm 12-3-1945, đã yếu. Cụ Lê Trọng Nghĩa (94 tuổi – mới mất ngày 22-2-2015) và cụ Trần Văn Cử (93 tuổi) mấy ngày này đang bệnh vì tiết trời giá lạnh. Các cụ không thể đến được Hỏa Lò.
Đúng 8 giờ sáng 7-2-2015, các cựu tù cùng con em cựu tù vượt ngục ra trong các đêm từ 11-3 đến 20-3-1945 (Trần Đăng Ninh, Lê Tất Đắc, Trần Tử Bình, Trần Độ, Trương Thị Mỹ, Trần Văn Cử) và gia đình cụ Nguyễn Tạo (vượt ngục cùng cụ Nguyễn Lương Bằng, năm 1932) có mặt, thắp hương tại Đài tưởng niệm của Khu di tích. Sau đó, các cựu tù rành mạch kể lại những câu chuyện vượt ngục cho thế hệ sau.
Cụ Tạ Quốc Bảo năm nay 89 tuổi, Trưởng Ban Liên lạc cựu tù Hỏa Lò (1930-1945), sôi nổi: “Khi đó, vì còn trẻ nên tôi được giao ở lại nhà tù. Đến tháng 8-1945,dưới sức ép của xu thế cách mạng mà chính quyền Trần Trọng Kim phải phóng thích nhiều tù chính trị, trong đó có tôi”.
Cụ bà Nguyễn Thị Phúc Hằng năm nay đã 94, được con trai chở đến. Vì trời quá lạnh, cụ không được ra thắp hương, cảm động góp chuyện: “Bà Trương Thị Mỹ được người nhà vào thăm và đưa cho bộ quần áo, đã trà trộn cùng thăm thân trốn ra. Còn tôi được ra theo đường hợp pháp. Nhà tôi có chồng là ông Trần Độ và chị chồng là bà Tạ Thị Câu cũng là cựu tù Hỏa Lò…”.
Quay về TP Hồ Chí Minh, anh Trần Kháng Chiến đến thăm cụ Nguyễn Thọ Chân. Cụ năm nay vừa tròn 95, nhưng vẫn tinh tường: “Tôi cũng là cựu tù Hỏa Lò, sau đó bị đày ra Côn Đảo đến tận 1945. Nhà tôi có bà chị ruột – chị Tam và cháu ruột Đỗ Mười cũng là cựu tù… Các anh vừa tổ chức cuộc gặp mặt tại Hỏa Lò hôm rồi thật ý nghĩa”.
Khâm phục trước sự táo bạo, dũng cảm của thế hệ đi trước, thế hệ con cháu nhớ mãi lão đồng chí Nguyễn Huy Hoà khi còn sống từng kết thế này: “Cuộc vượt ngục đã thành công một cách thần kì nhờ “ba cái có” của anh em tù chính trị: có lòng dũng cảm, có mưu trí, sáng tạo và còn có cả máu mạo hiểm”. Ngẫm lại thấy, nếu không dám mạo hiểm có lẽ sẽ mất thời cơ!
Xin thành tâm kính chúc các lão đồng chí, các cựu tù chính trị Hỏa Lò, đã tham gia cuộc vượt ngục Hỏa Lò lịch sử dồi dào sức khỏe, sống lâu để cùng con cháu chứng kiến sự đổi thay của đất nước!

Nguồn : Internet
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Hồ sơ một cuộc chuyển tù: Vì sao phải xây “Hoả Lò mới”?

Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và TP Hà Nội thấy rất rõ là không thể để Hoả Lò, một khu trại giam lớn, giữa Thủ đô. Lý do đầu tiên để dẫn đến việc chuyển trại “chính trị” như vậy. Còn lý do thứ hai đó chính là sự xuống cấp trầm trọng của trại giam.

Đi thăm một số buồng giam và đồng chí Phạm Thế Duyệt, Bí thư Thành ủy Hà Nội thấy điều kiện sống của phạm nhân cũng như điều kiện sinh hoạt làm việc của cán bộ, chiến sĩ CA là không thể nào... tồi tệ hơn thế. Đồng chí Bí thư ra lệnh ngay các sở, ban, ngành phải “xắn tay áo” vào để cải tạo khẩn cấp Trại Hỏa Lò.

Để thực hiện cuộc chuyển tù có một không hai này, cả Ban Giám đốc CA TP Hà Nội, chỉ huy một số phòng nghiệp vụ, chỉ huy CA các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, CA huyện Từ Liêm, dưới sự chỉ huy của Đại tá Nguyễn Đình Thành, Giám đốc CATP đã vào cuộc với tất cả tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Tuy nhiên, khi biết tôi có ý định viết về cuộc chuyển tù này, một số anh em CA “mách” cho tôi phải gặp được ba nhân chứng quan trọng. Đó là Đại tá Vũ Đình Hoành, nguyên Phó giám đốc CATP Hà Nội, Thượng tá Nguyễn Văn Hoắc nguyên Giám thị Trại giam Hà Nội suốt từ năm 1992 đến năm 2003 và Trung tá Vũ Xuân Hồng, Đội trưởng Đội Tham mưu Tổng hợp của Trại giam Hỏa Lò (cũ) và Trại giam Hà Nội mới xây dựng từ năm 1993 cho tới nay.

Sở dĩ phải gặp bộ ba “xe - pháo - mã” này bởi vì họ là những người trực tiếp vạch kế hoạch, trực tiếp điều hành, riêng Đại tá Vũ Đình Hoành còn trực tiếp đi chọn đất xây dựng trại giam mới.

Trong quá trình đi tìm tài liệu, tôi đã gặp may.

Số là chẳng hiểu do đâu mà toàn bộ tài liệu liên quan đến cuộc chuyển tù này bị mất sạch. Các cán bộ của Văn phòng Công an TP, của Phòng Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát mất rất nhiều thời gian lục tìm nhưng không thấy. Đang không biết tìm kiếm ở đâu nữa thì tôi đến gặp Trung tá Hồng.

Trời ạ, hóa ra anh vẫn còn giữ được những bản kế hoạch viết tay, những bản mệnh lệnh, chỉ thị, những bản danh sách phạm nhân chuyển trại trên từng chuyến xe... tất cả đã ố vàng và những dòng chữ đánh bằng máy chữ Optima đã có chỗ mất nét. Quả thật, nếu không có bộ tài liệu này thì dù có tin vào trí nhớ của các anh đến mấy, tôi cũng không dám viết. Đại tá Hoành và Trung tá Hồng thì dễ gặp, nhưng anh Hoắc thì khó bởi anh đã chuyển vào Nha Trang ở từ sau khi về hưu.

Tôi gặp Đại tá Hoành và thật bất ngờ khi thấy ông vẫn đi rất nhanh nhẹn và giọng nói sang sảng. Nhìn ông, không mấy ai nghĩ năm nay đã vào tuổi 71, mà tưởng chỉ ngoài 60. Trong những năm anh công tác, tôi đã được theo anh đi điều tra một số vụ án lớn. Tôi rất nhớ câu nói của anh khi đến một đơn vị CA: "Làm lãnh đạo phải bằng năng lực chứ không bằng uy lực. Phải bằng uy tín chứ không bằng uy quyền. Phải tuân theo pháp lý nhưng phải nhớ đạo lý".

Bằng trí nhớ tuyệt vời, Đại tá Hoành giúp tôi dựng lại bối cảnh của trại giam vào thời điểm cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Và việc di chuyển trại giam cũng chỉ được nghĩ đến sau khi Đảng, Nhà nước bắt đầu công cuộc đổi mới, Hà Nội cũng như cả nước thay da đổi thịt từng ngày.

Ngày ấy, có một bức tranh không đẹp là ngay giữa trung tâm thủ đô lại có một khu nhà giam xám xịt. Hằng ngày, không thể tính được có bao nhiêu chuyến xe chở phạm nhân từ các quận, huyện đến “nhập kho”, rồi xe chở phạm từ “kho” đi xét xử ở các cấp tòa án, rồi bao nhiêu lượt phạm nhân ra, vào...

Đoạn phố Hỏa Lò có một ngôi nhà mang số 1 này lúc nào cũng nườm nượp phạm nhân, công an, người nhà phạm nhân đến chờ tiếp tế... "Ai đưa tôi đến chốn này. Bên kia tòa án, bên này nhà giam", đã có không ít phạm nhân nghêu ngao như vậy khi phải “nhập kho" Hỏa Lò. Rồi suốt ngày đêm, lúc nào cũng nhộn nhạo tiếng còi xe ưu tiên, tiếng quát hét, và tất nhiên không hiếm những tiếng gào khóc, của phạm nhân và người thân của họ.

Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và TP Hà Nội cũng thấy rất rõ là không thể để một khu trại giam lớn đến như vậy giữa Thủ đô. Lý do đầu tiên để dẫn đến việc chuyển trại “chính trị” như vậy.

Còn lý do thứ hai đó chính là sự xuống cấp trầm trọng của trại giam.

Vào những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, tôi cũng đã nhiều lần vào Trại giam Hỏa Lò lấy tài liệu viết bài, thậm chí còn được vào tận từng buồng giam... Ấn tượng nhất đối với tôi ở trại giam này, đầu tiên là giàn nho rất lớn ở ngoài sân. Không hiểu giàn nho này được trồng từ bao giờ nhưng gốc cây nho to như bắp chân và luôn tươi tốt. Có người nói là giàn nho này được trồng ngay sau khi nhà tù Hỏa Lò được xây xong. Thép làm giàn nho là loại thép cùng loại với thép chấn song nhà tù. Mặc dù phơi mưa nắng như vậy nhưng nước thép cứ đen bóng, không thấy có rỉ sét.--PageBreak--

Vào mùa hè, giàn nho luôn xanh mướt, che rợp cả một khoảng sân rộng và trĩu quả. Nho ở đây quả nhỏ và chua gắt. Mặc dù giàn nho luôn được những phạm nhân tự giác chăm chút nhưng không bao giờ thiếu những con sâu nho to như ngón tay và cũng xanh như lá, nom gớm chết.

Cũng phải nói thêm rằng, vào thời Pháp thì chỉ những phạm nhân đã thành án hoặc loại tù thường phạm mới đi qua cổng chính có đề chữ Maison Centrale, còn tù nhân là các nhà yêu nước, các chiến sĩ cách mạng thì phải đi cổng nhỏ cách cổng chính hơn chục mét.

Ấn tượng thứ hai là bầu không khí ở đây. Chỉ cần bước qua cánh cổng sắt vào khu giam giữ thì ngay lập tức, tôi như bị vấp phải bức tường... vô hình. Đó là mùi hơi người nồng nặc; mùi từ hệ thống cống thoát nước bẩn, từ các hầm hố xí tự hoại đã bị hở, bị bục vì thời gian bốc lên ngùn ngụt; mùi ẩm mốc từ những bức tường thấp... tất cả đã tạo nên một bầu không gian ngột ngạt đến tức ngực.

Cũng vào những năm từ giữa thập niên 80 đến đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Trại giam Hỏa Lò đã xuống cấp một cách thảm hại. Hệ thống cấp thoát nước hư hỏng nặng nề, số lượng phạm nhân luôn quá tải ...

Vào những năm từ 1980 đến 1990, do đời sống khó khăn cho nên nạn trộm cắp vặt ở Hà Nội gia tăng đến mức chóng mặt. Ví dụ như năm 1981, có đến 11.000 vụ trộm cắp... Mà ngày đó, có khi chỉ cần lấy một chiếc xe đạp, một chiếc ví có vài đồng, lấy một chiếc mũ cối... là phải vào nhà giam và đưa ra tòa xét xử rồi.

Tội phạm vào Hỏa Lò chủ yếu là thường phạm nghĩa là phạm các loại tội mà có mức án dưới 3 năm tù. Trọng án xảy ra rất ít, và án kinh tế thì cũng chẳng đáng kể. Như vậy, so với bây giờ thì tính chất phạm tội đã thay đổi cơ bản về “chất”. Tội phạm trộm cắp hiện nay ít hơn nhiều so với “ngày xưa”, nhưng tội phạm ma túy, giết, cướp lại tăng.

Do phạm nhân quá đông, nên có những buồng giam như B16, B9, B8, B14... phạm nhân phải nằm “úp thìa”. Mỗi buồng này có diện tích từ 120 đến 200m2 nhưng số lượng tù thì thường từ 150 đến 300. Buồng giam đông như vậy mà chỉ có 2 khu vệ sinh cho nên việc giải quyết “đầu ra” luôn luôn là một cực hình đối với phạm nhân. Đã vậy, hệ thống hố xí tự hoại được xây dựng từ thời Pháp bị hư hỏng nặng, vì vậy, nhiều lúc phân tươi tràn cả lên nền nhà.

Phạm nhân ở trong buồng bị “tra tấn” bởi thứ mùi này đã đành, nhưng cán bộ quản giáo cũng chịu khổ không kém. Mỗi lần vào buồng giam kiểm tra xong, khi ra ngoài, anh em phải đi tắm ngay, ấy thế mà vẫn bị “ám hơi”, về nhà, vợ con nhận ra mùi "trại giam". Hơn nữa, phạm nhân bị giam thì chỉ vài ba tháng, hoặc lâu lắm là nửa năm, khi có án xong được đi trại cải tạo, còn cán bộ quản giáo, ròng rã hết năm này qua năm khác...

Thế mới biết sức chịu đựng của những người quản giáo ở Trại giam Hỏa Lò thật phi thường và chắc chắn là chả mấy ai “yêu” cái nghề này. Chả thế mà anh em có câu: “Ai về nhắn nhủ mẹ cu. Nuôi con chóng lớn coi tù thay cha”. Nghe thật não lòng.

Vào những năm kinh tế khó khăn trước thời kỳ Đảng, Nhà nước bắt đầu công cuộc đổi mới, khi mà cán bộ công chức Nhà nước phải ăn cơm độn bo bo, độn khoai lang, khoai tây, thậm chí có nơi phải nhận phân... urê để trừ vào phần gạo bị thiếu, thì chuyện phạm nhân trong trại chết vì suy kiệt, vì bệnh tật cũng không hiếm. Ngay cán bộ quản giáo trong trại Hỏa Lò, khi khám bệnh cũng phát hiện ra hơn 30% bị nhiễm lao và có không ít cán bộ phải đi điều trị dài ngày ở bệnh viện.

Cộng vào đó là nạn đầu gấu, đại bàng hoành hành ở trong trại mà cán bộ quản giáo không làm cách nào dẹp hết được.

Có vô vàn những chuyện kể về các cách hành hạ bạn tù, cách kiếm tiền của bọn đầu gấu trong trại. Không thiếu những gã đầu gấu tuy nằm tù nhưng lại có... tiền gửi về giúp đỡ gia đình. Chính vì vậy có những gã đầu gấu đã tìm mọi cách để ở lại trại. Tôi đã được chứng kiến một gã đầu gấu có bắp chân bị lột hết lớp da ngoài trông gớm giếc.

Hỏi ra mới biết là gã đã lấy nilon, đốt chảy rồi... nhỏ giọt lên bắp chân để gây bỏng. Vì bắp chân cứ lở loét như vậy nên không trại cải tạo nào nhận, cho nên hắn được ở lại trại Hỏa Lò để... cải tạo. Khi hắn ở buồng giam, ngày cũng như đêm, luôn luôn có phạm nhân thay nhau... hầu quạt cái bắp chân của hắn. Thật ra, để chữa khỏi thì không khó, nhưng hắn lại... không muốn chữa. Vì nếu khỏi thì phải đi nơi khác... mà như thế, coi như mất nguồn “thu nhập chính”.--PageBreak--

Có lần, với mong muốn được thực mục sở thị cuộc sống trong tù, tôi đề xuất với Trung tá Nguyễn Đức Nhanh, Trưởng phòng CSĐT - nay là Giám đốc CA TP Hà Nội - một kế hoạch rất chi là “lãng mạn”. Theo kế hoạch này thì Phòng CSĐT lập cho tôi một bộ hồ sơ phạm pháp giả, rồi "tống" tôi vào trại ở chung với phạm nhân một ngày, một đêm. Việc này phải “tuyệt mật”, không để cho quản giáo biết...

Nghe tôi nói xong, anh Nhanh nhìn tôi bằng ánh mắt thương hại cho cái sự ngây thơ của nhà báo rồi buông một câu: "Vớ vẩn! Đêm, thằng nào nó cho chú một chiếc đũa từ lỗ tai nọ sang lỗ tai kia thì ai chịu tội cho”. Nhưng sau đó, tôi cũng được đi thực tế ở tất cả các buồng giam, tất nhiên là không được chụp ảnh và có hai quản giáo dẫn đi. Và tôi cứ hãi hùng mãi về tất cả mọi thứ ở đây.

Ngày ấy, có hai vụ phạm nhân trốn thoát khỏi Hỏa Lò và được coi là vào loại "kinh điển".

Vụ thứ nhất xảy ra vào đêm ngày 21/2/1990.

Phạm nhân Hoàng Văn Tiến có biệt danh là Tiến “phỉ”, quê ở Ái Mộ, Gia Lâm, phạm tội cướp, bị giam ở buồng số 8 khu 2, là nơi giam những kẻ phạm trọng tội. Tường nhà giam cao 4,7m, nhưng hắn đã cùng với một phạm nhân khác tên là Đỗ Văn Được dùng quần dài buộc vào song cửa sổ rồi đu lên và đục trần vôi rơm ra. Trần nhà được làm từ gần trăm năm trước đã mục, mọt gần hết cho nên hắn dỡ ra chẳng khó khăn gì.

Hắn dỡ mái ngói chui ra rồi chạy theo đường mái ngói từ buồng 8 sang khu bếp rồi ra chòi gác số 2. Hắn dùng chăn vắt qua đường dây điện 220vôn, vượt tường nhảy xuống đường đi tuần tra trong trại. Hắn ra ngoài vào khu nhà làm việc của Phòng CSĐT và lấy luôn một bộ quần áo cảnh sát của anh em phơi ngoài dây, “diện” vào. Tiện thể, hắn dắt luôn chiếc xe đạp của ai đó và lững thững đi ra cổng chính. Hắn bình tĩnh đứng lại xin thuốc lá của anh chàng cảnh sát bảo vệ gác cổng rồi thong thả lên xe đi mất hút.

Nhưng lại có một vụ mà nghe cứ như chuyện bịa.

Cũng tại buồng giam số 8, khi đó mới sửa lại bức tường ngoài. Trong khi vữa xây chưa kịp khô thì một gã phạm nhân đã khoét tường và rình cơ hội “bùng”. Đúng lúc ấy, anh quản giáo T. lững thững tới. Chờ cho quản giáo vừa đi qua, hắn liền chui ra và cũng thong thả đi sau lưng quản giáo. Người quản giáo liếc nhìn thì tưởng đó là phạm nhân tự giác và cũng chẳng hỏi thêm câu nào. Còn hắn thì cũng đủ khôn ngoan để giữ một khoảng cách “lễ độ” sau lưng quản giáo.

“Ông” đi trước, “cháu” đi sau, và cứ thế, hắn theo chân quản giáo ra hẳn khu ngoài, nơi có giàn nho. Mà ở đây, phạm tự giác cũng như công an, người dân đến khá đông, đi lại lộn xộn, nhốn nháo. Thế là hắn ra luôn ngoài phố rồi... biến.

Một lần đồng chí Phạm Thế Duyệt, Bí thư Thành ủy Hà Nội vào kiểm tra công tác ở Trại Hỏa Lò. Sau khi nghe Ban Giám đốc CA TP và đồng chí Nguyễn Văn Hoắc, Giám thị trại báo cáo về thực trạng của Trại Hỏa Lò, đồng chí hết sức ngỡ ngàng. Rồi đồng chí đi thăm một số buồng giam và thấy điều kiện sống của phạm nhân cũng như điều kiện sinh hoạt làm việc của cán bộ, chiến sĩ CA là không thể nào... tồi tệ hơn thế. Đồng chí Bí thư ra lệnh ngay các sở, ban, ngành phải “xắn tay áo” vào để cải tạo khẩn cấp Trại Hỏa Lò.

Ngay lập tức, Công ty Môi trường - Đô thị Hà Nội cử công nhân đến, hằng ngày... gánh phân đổ đi, cải tạo lại hệ thống hố xí tự hoại. Công ty Cấp nước Hà Nội cho công nhân đến thông đường ống nước cũ, chỗ nào hỏng quá thì lắp đường ống mới. Rồi một số buồng giam được lắp thêm quạt trần, bóng điện... Nhưng tất cả những cố gắng đó cũng chỉ giảm bớt một cách gọi là những khó khăn của trại.

Rồi bên cạnh sự xuống cấp, sự quá tải của Trại Hỏa Lò, lại còn thêm một khó khăn nữa đối với trại - đó là việc trại không có nơi để... thi hành án tử hình.

Suốt một thời gian dài, mỗi khi thi hành án tử hình, CA Hà Nội lại phải đến xin Bộ Chỉ huy quân sự TP cho “bắn nhờ” tại trường bắn Yên Sở. Mỗi lần đi “xin” như vậy cũng rất ngượng. Mà hơn nữa, dù có thông cảm đến mấy với anh em CA, thì rõ ràng Bộ Chỉ huy quân sự cũng chẳng thích thú gì.

Nơi bộ đội tập luyện hằng ngày mà lại mang phạm nhân đến đấy bắn, nghe không được. Mà mỗi khi thi hành án, có phải cứ lôi tử tù đến bắn “đòm” một phát là xong đâu? Phải chuẩn bị trước vài ba ngày, thế là có khi lại ảnh hưởng đến kế hoạch tập luyện của bộ đội.

Nhưng không bắn ở Yên Sở thì... bắn ở đâu? Có lần phải mang sang Đông Anh, lại có khi đi tận... Sóc Sơn. Nhưng dù ở chỗ nào thì cũng gặp sự phản đối của chính quyền và nhân dân địa phương.

Vì thế, khi đặt vấn đề xây dựng trại giam mới, thì có một yêu cầu đặt ra là nơi đó phải có trường bắn.

Từ năm 1989 kế hoạch xây dựng một trại giam mới thay thế cho Trại giam Hỏa Lò được gấp rút tiến hành. Nhưng lúc này, lại vấp phải một trở ngại mới - đó chính là từ những cán bộ đã từng bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò

Nguồn : Internet
 

Phi Long Phong Van

Vạn Lý Truy Phong Vạn Lý Sầu...! Xin Vĩnh Biệt Anh
Thành viên BQT
Hồ sơ một cuộc chuyển tù: Hành trình chọn đất xây trại mới

Có thể nói, công trình Trại giam Công an TP Hà Nội được xây dựng với tốc độ kỷ lục, bởi lẽ, Trại Hỏa Lò cũ phá đi sớm ngày nào thì công trình Hanoi Twer được động thổ sớm ngày ấy, mà với dân kinh doanh, thời gian là tiền bạc.

Phải xây dựng một trại giam mới hiện đại hơn, đảm bảo được điều kiện sinh hoạt cho phạm nhân và nơi ăn chốn ở của CBCS, đó là điều được nhất trí cao từ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ như Tổng Bí thư Đỗ Mười, Thủ tướng Võ Văn Kiệt...

Nhưng việc sử dụng khu Hỏa Lò cũ để liên doanh với nước ngoài xây dựng siêu thị, khách sạn... thì vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhiều cán bộ lão thành cách mạng, đặc biệt là từ các cán bộ đã từng bị thực dân Pháp bắt giam tại đây qua những thời kỳ của cách mạng.

Các vị lão thành cách mạng cho rằng, nhà tù Hỏa Lò phải được giữ nguyên bởi vì đó là chứng tích cho tội ác của thực dân Pháp, là nơi chứng kiến tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của các nhà yêu nước, các chiến sĩ cách mạng. Giữ lại nhà tù Hỏa Lò để làm nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau là việc làm rất nên. Và cũng có một ý kiến rất hay rằng nên xây dựng hoặc cải tạo Hỏa Lò thành một trường... đại học, mà mỗi buồng giam là một lớp học.

Tuy nhiên, Hà Nội khi đó mới bước vào thời kỳ mở cửa, rất cần có những liên doanh lớn để phát triển kinh tế, cho nên, mục tiêu “cơm áo, gạo tiền” đã được đưa lên hàng đầu. Nhưng cũng không thể san bằng Hỏa Lò đi mà xây khách sạn được, cho nên Chính phủ quyết định là giữ lại một phần Hỏa Lò làm khu di tích cách mạng còn lại thì để xây dựng tòa “Tháp Hà Nội” và đó là công trình nhà cao tầng quy mô nhất thủ đô vào thời điểm đó.

Thành ủy Hà Nội đã tổ chức gặp gỡ để “làm công tác tư tưởng” cho các đồng chí cựu tù chính trị Hỏa Lò, nhưng “không ăn thua”. Cuối cùng, chính đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười, cũng là một cựu tù chính trị ở Hỏa Lò đứng ra giải thích, lúc đó, các cụ mới “thông”.

Cũng trong thời gian vào cuối năm 1989, việc chọn đất xây dựng trại giam mới được gấp rút tiến hành.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội giao cho ông Trương Tùng, Phó Chủ tịch UBND cùng Ban Giám đốc Công an Hà Nội mà trực tiếp là Đại tá Vũ Đình Hoành đi chọn đất xây dựng trại giam, tất nhiên, còn có chỉ huy Phòng Hậu cần, Phòng Cảnh sát điều tra, Cảnh sát Hình sự và không thể thiếu được Thượng tá Nguyễn Văn Hoắc, Giám thị Trại giam Hỏa Lò.

Cấp trên yêu cầu nơi được chọn làm trại giam phải xa Hà Nội, phải rộng rãi, có đủ đất tăng gia, sản xuất, có điều kiện môi trường tốt và càng... xa dân càng hay. Từ suy nghĩ đó, nơi đầu tiên mà UBND thành phố giới thiệu lựa chọn là một khu đất rộng mênh mông thuộc huyện Sóc Sơn, gần giáp dãy núi Tam Đảo. Từ Hà Nội mà đến được nơi này, ôtô chạy hết gần... 2 giờ đồng hồ.

Nhìn khu đất cằn cỗi lại heo hút và không có... nước, hai người đầu tiên chán đến... tận cổ là Đại tá Hoành và Thượng tá Hoắc. Ông Trương Tùng ngẩn người trước những câu hỏi mà phía công an đặt ra: Nếu đặt trại giam ở đây thì việc dẫn giải phạm nhân đi xét xử, đi chuyển trại, việc đưa phạm nhân từ các quận, huyện của Hà Nội về đây sẽ như thế nào? Xăng dầu ở đâu ra để đi? Thời gian cho các việc khác ra sao?

Chả lẽ mỗi lần xử án lại dựng phạm nhân dậy từ... 5h sáng để “hành quân” về Hà Nội cho kịp buổi? Rồi cán bộ điều tra, kiểm sát viên, cán bộ tòa án... mỗi lần muốn gặp phạm nhân phải đi hàng chục cây số như thế, tiền đâu ra mà mua xăng? Chả lẽ bên cạnh việc xây dựng trại giam lại phải xây thêm một khu khách sạn “miễn phí” dành cho cán bộ các cơ quan tố tụng? Thấy rõ những điều quá bất hợp lý, ông Trương Tùng lại dẫn anh em đi chọn nơi khác.

Lần này, điểm được chọn là khu Nông trường Đông Anh 1.

Nhưng mới nhìn qua, các anh em công an cũng thấy không ổn. Nơi đây tuy có gần hơn Sóc Sơn nhưng cũng là hơn ba chục cây số. Đường sá đi vào khu này rất bất tiện và là cánh đồng chiêm trũng, cho nên nếu vào mùa mưa thì việc đi lại sẽ rất khó khăn. Địa điểm thứ hai này cũng bị gạt ra.

Cuối cùng, đoàn đến khu nuôi lợn của Sở Thương nghiệp thành phố bị bỏ hoang suốt từ năm 1986, nằm ở cuối xã Xuân Phương, cách bãi rác Cầu Ngà có hơn cây số. Khu đất này rộng hơn 10 hécta và có đầy đủ các điều kiện cho một trại giam mới. Nơi đây không quá xa thành phố, lại cũng không quá gần dân; có đủ đất xây nhà giam, lại cũng có đất để tăng gia sản xuất. Và một điều kiện "lý tưởng" nữa là nơi đây còn có... đất để làm... trường bắn.

Việc làm thủ tục cấp đất xây dựng trại, rồi duyệt thiết kế và trình Chính phủ phê duyệt, cấp vốn được tiến hành nhanh chóng. Chỉ một năm sau khi chọn đất, vào một ngày trung tuần tháng 10/1992, việc xây dựng được tiến hành. Sở Xây dựng Hà Nội được giao nhiệm vụ tổ chức thi công. Sở đã huy động 12 công ty xây dựng của Nhà nước và tư nhân tham gia xây dựng công trình. Tổng số vốn đầu tư được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt là 53 tỉ đồng.

Nhà giam Hà Nội được giao mặt bằng đúng 10 hécta, trong đó diện tích xây dựng là 16.000m2 (lấy tròn số). Nhà giam được cấu trúc như sau: Tầng 1 là dành cho các buồng giam riêng, tầng 2 là buồng giam chung. Có 88 buồng giam chung với diện tích mỗi buồng là ngót 80m2, 136 buồng giam riêng có diện tích 12m2; có 13 buồng dành cho phạm tự giác... Ngoài ra còn có khu bệnh xá, nhà hỏi cung (65 buồng); hội trường, nhà làm việc của CBCS, nhà tiếp gia đình phạm nhân, khu nhà ăn, ở của CBCS...

Nói tóm lại là nếu so với trại Hỏa Lò cũ thì đúng là cách nhau một trời một vực. Khu trại mới hoàn thành sẽ chấm dứt cảnh chật chội, khổ sở của phạm nhân trong các buồng giam, chấm dứt cảnh CBCS ở khổ... như phạm; chấm dứt tình trạng suy giảm sức khỏe do ô nhiễm môi trường trong trại.

Nhưng lại có một thực tế khách quan khác, đó là trại ở “hơi" gần bãi rác Cầu Ngà. Ban đêm, xe chở rác chạy nườm nượp vào đổ rác và mùi của bãi rác theo gió tống vào trại đến ngột ngạt.--PageBreak--

Về khu đổ rác này, trước đây, trong phóng sự “Nghề coi tù” in trên ANTG năm 1998, tôi cũng đã mô tả khá kỹ. Xin mạn phép bạn đọc trích lại một đoạn:

Đêm. Mưa phùn bay mờ trời đất. Ánh trăng suông tỏa nhợt nhạt trên khu trường bắn.

Nếu không có tiếng ì ầm của xe chở rác thì ta dễ nghĩ nơi này là ở vùng rừng núi nào đó. Chúng tôi ngồi trong căn nhà nhỏ nằm cách nơi tử tù phải đứng dựa cột chỉ vài chục bước chân với chai rượu “cuốc lủi” nồng hơi cồn và đĩa lạc rang.

- Uống đi anh. Thú thật, bọn tôi ở đây thỉnh thoảng cũng phải làm vài chén rượu cho vui và cũng phải dùng rượu để chống lại sự ô nhiễm ở đây - Đại úy Hòa, một người có gương mặt khắc khổ nói.

Và như để chứng minh cho lời anh, một cơn gió thốc tới, hắt vào mũi tôi cái mùi... cái mùi... không thể tả được. Đó là mùi xú uế bốc lên từ hàng trăm ngàn tấn rác đang chất như núi phía bên kia trường bắn. Đống rác đó đang bốc hơi ngùn ngụt như sương mù và bị rách ra bởi những luồng đèn pha của dòng xe chở rác đang nối đuôi nhau vào bãi.

Tợp một hơi rượu để chặn lại cái mùi khủng khiếp kia, tôi nhăn nhó hỏi anh:

- Ngày nào cũng thế này à?

- Hôm nào có gió đông nam thì đỡ. Khổ nhất là khi có gió tây hay trời im gió. Nhưng khi ấy, dù có phi hành mỡ cho cháy cạnh đổ vào bát cơm cũng không át được mùi rác. Về nhà tắm kỹ rồi mà vợ còn khiếp không dám nằm gần. Anh tính, ngày nào cũng coi như được “ướp hương” thì còn gì là người nữa.

Ngừng một lát, anh thở dài:

- Vậy mà hàng ngày vẫn có một trăm năm chục con người đang lặn ngụp trong đống rác đó để bới từng cái vỏ lon bia, từng mảnh nilon. Ờ mà lạ thật, trẻ con phải sinh ra và lớn lên ở bãi rác cứ phải lăn vào để sống mà tồn tại mà đứa nào cũng béo trùng trục...



...Tôi hỏi anh Tuấn:

- Sao các anh không nuôi con gà, con chó cho vui?

Mọi người cười ồ lên. Hóa ra, khu trường bắn bị ô nhiễm đến mức chỉ có ruồi, lợn và... người sống nổi. Ruồi ở đây được anh em gọi là “ong nội”. Chúng phát triển nhiều đến mức không còn cách gì “kế hoạch hóa được”. Chuyện rằng, có anh đến đây ngồi uống bia với bạn. Một con ruồi sa vào cốc bia, anh ta mừng rú lên: “Có lộc rồi” và ngửa cổ uống cạn. Cốc bia sau được rót ra, anh ta chưa kịp uống thì cả một đàn ruồi dăm con lao vào... thế là anh ta ói luôn ra bia và cả con ruồi... lộc kia.

Ruồi ở đây lỳ lợm đến mức đuổi không thèm bay. Mùa hè, nhiều hôm anh em phải ăn cơm trong màn. Thỉnh thoảng, bên Công ty Môi trường phun thuốc khử trùng, ruồi chết như rắc đậu đen trên mặt đất. Gà ăn ruồi nhiều cũng phình diều lên mà... toi. Anh em cố nuôi chó cho đỡ quạnh nhà, nhưng con nào giỏi thì sống được ba tháng rồi cứ chảy nước mắt, chệnh choạng đi như gã say rượu và lao xuống hồ, lặn vài ngày mới thấy nổi phềnh lên.

Chó gà không nuôi được thì nuôi chim - nghĩ vậy, anh em mua khướu về nuôi. Nhưng cũng chỉ sau vài ngày hít... hương bãi rác, khướu ta cũng mỏi cổ, câm bặt rồi không ăn uống và rũ xuống
...”.

(Hiện nay, bãi rác đã bị đóng cửa, cho nên nạn ô nhiễm môi trường ở trại giam đã cơ bản chấm dứt).

Bao quanh trại là một bức tường bêtông cao ngót 5m và bên ngoài còn có một hào nước rộng 5m chạy quanh... Bên ngoài nữa là khu vườn rau, khu chăn nuôi và khu hồ thả cá. Do đất đai rộng rãi nên trong trại mới xây dựng còn có cả một khu vườn hoa khá đẹp. Vì nơi đây chưa có nguồn nước của thành phố cho nên phải sử dụng nước giếng khoan ở độ sâu 56m. Nước được bơm lên tháp ở độ cao 21m rồi được lọc qua để sử dụng. Viện Vệ sinh dịch tễ đã lấy nước ở đây đi xét nghiệm và khẳng định là đủ tiêu chuẩn để sinh hoạt.

Cũng phải nói thêm là sau này, vào năm 2001, khi xảy ra vụ hai gã tử tù là Nguyễn Văn Thân và Nguyễn Hải Nam dùng lưỡi dao lam cưa chấn song, dùng bánh răng bật lửa mài khóa chân trốn thoát thì có dư luận cho rằng sắt thép làm nhà giam, theo thiết kế là dùng sắt CT3 Thái Nguyên, đã bị tráo bằng sắt tái chế. Công an Hà Nội đã phải trưng cầu giám định và kết quả cho thấy không đúng như lời đồn đại.

Trong quá trình xây dựng trại giam mới, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, lãnh đạo Bộ Công an và các đơn vị nghiệp vụ đã nhiều lần đến kiểm tra. Có thể nói, công trình được xây dựng với tốc độ kỷ lục, bởi lẽ, Trại Hỏa Lò cũ phá đi sớm ngày nào thì công trình Hanoi Twer được động thổ sớm ngày ấy, mà với dân kinh doanh, thời gian là tiền bạc.

Khởi công giữa tháng 10/1992, nhưng đến cuối tháng 2/1994 thì cơ bản đã xong và có thể “đón” phạm nhân từ Hỏa Lò cũ về nơi ở mới. Tuy nhiên, trước ngày chuyển phạm nhân khoảng 20 ngày, Thượng tá Nguyễn Văn Hoắc cùng Ban Giám thị đi kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ công trình và phát hiện ra còn khoảng 20 phần việc cần phải giải quyết gấp như: Buồng giam tử tù chưa có bể nước, 600 chiếc khóa cửa chưa dùng được vì lỗ khóa nhỏ hơn móc khóa; buồng giam nữ khu vệ sinh còn trống trải, cần được xây cao; bàn để cơm canh khu bệnh xá, khu bếp chưa có; hệ thống cửa khu bệnh xá chưa đảm bảo an toàn vì bản lề chôn một chiều; chưa có biện pháp chống rét; trạm bơm điều hòa nước chưa có; kho lương thực không có hệ thống chống ẩm v.v... Nhưng quyết tâm của cấp trên là phải chuyển toàn bộ tù nhân về trại mới càng sớm càng tốt.

Ngày 28/2/1992, Đại tá Vũ Đình Hoành có công văn gửi Trung tướng Phạm Tâm Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội vụ báo cáo về việc xin đưa công trình trại giam mới vào sử dụng.

Công văn nêu rõ: Từ ngày 1/3 đến 12/3, bên B (Sở Xây dựng Hà Nội) bàn giao cho bên A (Công an thành phố) các hạng mục công trình. Từ 13/3 đến 30/4/1994, với thời gian thích hợp, Giám đốc Công an thành phố quyết định chuyển phạm nhân ở Trại giam Hỏa Lò đến trại giam mới.

Như vậy là ngày di chuyển được “du di” khá rộng, nhưng không ai biết được là trước đó khá lâu, đã có một người “định” sẵn ngày chuyển trại cho Thượng tá Nguyễn Văn Hoắc

Nguồn : Internet


 
Sửa lần cuối:


Top