Vì sao phải "Make in Vietnam" thay vì "Made in Vietnam"? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Vì sao phải "Make in Vietnam" thay vì "Made in Vietnam"?

VNZ-ROAD

NEXTVNZ
"Make in Vietnam" là một cách chơi chữ so với cụm từ “Made in Viet Nam” nhằm nhấn mạnh vào sự chủ động sáng tạo, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao của người Việt.



Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc khi đọc dòng chữ “Make in Vietnam”. Đây là slogan được Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tạo ra với mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước. Do đó, có rất nhiều thông điệp được ẩn giấu trong slogan này.

Nếu “Made in Vietnam" gắn liền với nội hàm chỉ nơi xuất xứ, tỷ lệ nội địa hóa, thuế quan, xuất nhập khẩu thì slogan “Make in Vietnam" do Bộ TT&TT khởi xướng lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác.

“Make in Vietnam” là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

{keywords}
Nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng lời hiệu triệu "Make in Vietnam" của Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt

Giống với ý nghĩa của cụm từ này, “Made in Vietnam” không quan tâm tới công nghệ được nhập khẩu từ đâu, việc sản xuất là lắp ráp hay nghiên cứu chế tạo, miễn các giá trị đó sản sinh tại Việt Nam càng nhiều càng tốt.

Còn với “Make in Vietnam", Bộ TT&TT muốn có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động, để từ đó cho ra đời các sản phẩm công nghệ số Việt Nam.

Khi thực hiện chiến lược “Make in Vietnam", các doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy phát huy động trí tuệ Việt Nam, giải quyết được bài toán Việt Nam. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn so với việc chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp.

{keywords}
Thông qua chiến lược "Make in Vietnam", Bộ TT&TT muốn định hướng các doanh nghiệp công nghệ số trong nước tập trung nhiều hơn vào thiết kế, sáng tạo các sản phẩm giải quyết được bài toán Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Thông qua chiến lược “Make in Vietnam", Việt Nam sẽ cải thiện được chất lượng tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế tự chủ và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cách làm này sẽ giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

Nếu không “Make in Vietnam”, nước ta khó có thể trở thành một nước phát triển. Nếu không Make in Vietnam, chúng ta sẽ không thể đi ra nước ngoài, không thể có những đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.

Trọng Đạt

Continue reading...
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
"Make in Vietnam" là một cách chơi chữ so với cụm từ “Made in Viet Nam” nhằm nhấn mạnh vào sự chủ động sáng tạo, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao của người Việt.



Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc khi đọc dòng chữ “Make in Vietnam”. Đây là slogan được Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tạo ra với mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước. Do đó, có rất nhiều thông điệp được ẩn giấu trong slogan này.

Nếu “Made in Vietnam" gắn liền với nội hàm chỉ nơi xuất xứ, tỷ lệ nội địa hóa, thuế quan, xuất nhập khẩu thì slogan “Make in Vietnam" do Bộ TT&TT khởi xướng lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác.

“Make in Vietnam” là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

{keywords}
Nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng lời hiệu triệu "Make in Vietnam" của Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt

Giống với ý nghĩa của cụm từ này, “Made in Vietnam” không quan tâm tới công nghệ được nhập khẩu từ đâu, việc sản xuất là lắp ráp hay nghiên cứu chế tạo, miễn các giá trị đó sản sinh tại Việt Nam càng nhiều càng tốt.

Còn với “Make in Vietnam", Bộ TT&TT muốn có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động, để từ đó cho ra đời các sản phẩm công nghệ số Việt Nam.

Khi thực hiện chiến lược “Make in Vietnam", các doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy phát huy động trí tuệ Việt Nam, giải quyết được bài toán Việt Nam. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn so với việc chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp.

{keywords}
Thông qua chiến lược "Make in Vietnam", Bộ TT&TT muốn định hướng các doanh nghiệp công nghệ số trong nước tập trung nhiều hơn vào thiết kế, sáng tạo các sản phẩm giải quyết được bài toán Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Thông qua chiến lược “Make in Vietnam", Việt Nam sẽ cải thiện được chất lượng tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế tự chủ và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cách làm này sẽ giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

Nếu không “Make in Vietnam”, nước ta khó có thể trở thành một nước phát triển. Nếu không Make in Vietnam, chúng ta sẽ không thể đi ra nước ngoài, không thể có những đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.

Trọng Đạt

Continue reading...
“Make in Vietnam" cũng chỉ bao quát như "Made in Việt Nam", vì cả hai cụm từ đều không nêu rõ sản phẩm do nước nào thiết kế, sản xuất. Cả hai đều hàm chứa ý nghĩa sản phẩm có thể do người Việt, có thể do người ngoại quốc thiết kế, phát minh.
Khi chọn "Make in Vietnam" bộ TT&TT có thể nghĩ, trên phương diện văn phạm Anh Ngữ, "Make in Việt" nam thuộc thể chủ động (active voice), "Made in Vietnam" thuộc thể bị động (passive voice), sẽ gây ấn tượng nơi người đọc mặc dầu văn phạm không chuẩn.
"Make in Vietnam" thuần túy chỉ là "Câu Thần Chú" không hiệu quả.
Điều cốt lõi là nuôi dưỡng, và giữ gìn "chất xám" của Việt Nam. Trong việc giữ gìn chất xám, Việt Nam không giữ được mặc dầu có nhiều.
Đào tạo chất xám là một diễn trình lâu năm và rất tốn kém. Rất nhiều học sinh đã, đang và sẽ du học tại Âu Mỹ. Nhưng sau khi học xong, có bao nhiêu người trở lại Việt Nam xây dựng đất nước? Họ tìm cách ở lại ngoại quốc. Lý do là môi trường dụng người, chất xám, không thu hút họ như ở những nước Âu Mỹ. Việt Nam cần tìm giải pháp lôi những chất xám đó về bằng cách tạo môi trường hấp dẫn cho họ.
 


Top