Vì sao các bảo tàng thường cấm chụp ảnh , cấm bật đèn flash.

VNZ-NEWS
Bảo tàng là nơi tuyệt vời để khám phá và trải nghiệm văn hóa, lịch sử và nghệ thuật của nhân loại. Đây là không gian mở cửa cho mọi người đến để tìm hiểu về các hiện vật quý giá, từ những di sản lịch sử đến những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.

Tại bảo tàng, khách thăm quan có cơ hội tiếp cận với những câu chuyện đầy màu sắc về quá khứ, hiểu rõ về văn hóa của các dân tộc khác nhau và nhận thức sâu hơn về sự phong phú và đa dạng của thế giới chúng ta sống.

Bảo tàng không chỉ là nơi lưu trữ di sản lịch sử và nghệ thuật, mà còn là một trung tâm giáo dục quan trọng. Các triển lãm đa dạng và các chương trình giáo dục tạo cơ hội cho mọi người, đặc biệt là sinh viên và trẻ em, để học hỏi và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.

Với sự đa dạng của các bảo tàng từ bảo tàng nghệ thuật, bảo tàng lịch sử, đến bảo tàng khoa học và công nghệ, mỗi bảo tàng đều mang đến một trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn. Bảo tàng đã trở thành địa điểm lý tưởng để khám phá văn hóa, nhưng du khách khi thăm bảo tàng họ thường nhận thấy một số phòng trưng bày có quy định không được chụp ảnh, hoặc không được bật đèn flash khi chụp ảnh !


Vậy "Tại sao bảo tàng lại cấm sử dụng đèn flash khi chụp ảnh?"
Các nhà khoa học đã giải đáp câu hỏi này dưới góc độ khoa học vật lý, quy định cấm chụp ảnh các hiện vật là một vấn đề về lượng tử.

Các nhà khoa học giải thích rằng ánh sáng được tạo thành từ các hạt photon, trong khi các hiện vật văn hóa thường rất cổ và tinh tế. Dưới ánh sáng mạnh, năng lượng của các hạt photon có thể gây tổn thương nhỏ cho các hiện vật nhưng về dài hạn các thương tổn này sẽ được trên bề mặt của hiện vật, đặc biệt là đối với những hiện vật nhạy cảm với một số loại màu nhuộm và sơn.

Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy, hành động chụp ảnh đơn thuần không gây tổn thương cho hiện vật, nhưng việc sử dụng đèn flash khi chụp ảnh vẫn mang đến một số rủi ro đối với các bộ sưu tập quý giá.

Về lý thuyết, gần như tất cả các loại ánh sáng đều có thể gây tổn thương cho hiện vật , đặc biệt là tia cực tím và hồng ngoại, có thể gây tổn thương cấu trúc bề mặt vật dụng, thúc đẩy quá trình lão hóa.

David Saunders, một chuyên gia bảo tồn tại Phòng trưng bày , đã tiến hành một thí nghiệm trong đó ông cho năm nhóm sơn tiếp xúc với đèn flash và ánh sáng triển lãm bình thường.

Kết quả cho thấy , nhóm màu sơn được chiếu sáng bảy giây một lần trong suốt cuộc thử nghiệm, tổng cộng hơn 400.000 lần trong ba năm, không bị hư hại gì khác so với sơn được đặt dưới ánh sáng triển lãm thông thường.

Từ đó, Saunders tin rằng mức độ tổn hại do ánh sáng gây ra đối với các sắc tố phụ thuộc vào sự kết hợp giữa cường độ ánh sáng và thời gian tiếp xúc. Thực tế, ánh đèn flash từ điện thoại của du khách chỉ là ánh sáng với cường độ nhỏ, được chớp ở cách xa tác phẩm vài mét, thì cần đến hàng tỷ lần mới có thể gây tổn hại đến các tác phẩm.
 
Trả lời