Type chuẩn? Trong thiết kế đồ hoạ | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Type chuẩn? Trong thiết kế đồ hoạ

hr.trung

Rìu Sắt Đôi
Có rất nhiều typeface (kiểu chữ) đẹp ở khắp mọi nợi, nhưng không phải typeface nào cũng hợp với dự án của bạn. Trong trường hợp bạn là một web designer, chắc hẳn bạn đã nghe đến rất nhiều về điều sau: "Quan tâm đến nội dung trước tiên và tạo ra một website mà không phải hy sinh tính dễ đọc (legibility) và tính dễ chịu của việc dùng hoa văn trang trí nho nhỏ. Tìm hiểu loại content đang dùng là điều quan trọng nhất trong dự án của bạn (không phải chỉ đơn thuần là đi copy đoạn văn lại) và chọn các typeface thỏa mãn yêu cầu của nội dung đó. Typeface đầu tiên bạn chọn là mỏ neo cho bạn. Tất cả các typeface theo sau đều phải vượt qua bài test "liệu con type này có hợp với mỏ neo không?". Nên nhớ rằng, chỉ vì tiêu đề (headline) to đùng là thứ dễ dàng đập vào mắt người đọc, điều đó không có nghĩa là nó nên là typeface đầu tiên mà bạn chọn.
Có rất nhiều thứ mà bạn nên để tâm tới khi chọn một type cho đoạn văn đã giúp tôi thu hẹp lại những lựa chọn của mình. Dưới đây là một bài test mà một typeface phải vượt qua để tôi chọn nó cho đoạn văn:

1. Độ dày (weight) đa dạng​

2. X-height tiêu chuẩn​

3. Góc nghiêng​

4. Typeface phù hợp​

5. Spacing​

6. Visual​

7. Độ rộng (Width)​

8. San-serif hay Serif?​



zKxE0bX.jpg

1. Độ dày (weight) đa dạng

Việc có thể chơi đùa với những độ dày khác nhau là điều quan trọng đối với tôi khi tôi thiết kế. Tôi không hài lòng với cái tiêu chuẩn chỉ có 3 độ dày: light, regular và bold. Tôi lại thích sử dụng những typeface mà có những độ dày lỡ cỡ và nếu có thể thì một khoảng đầy đủ từ 100 đến 900 chỉ để tôi có nhiều sự linh hoạt hơn trong lúc thiết kế. Thi thoảng tôi muốn đoạn văn có một tí đậm hơn hoặc được nhấn mạnh hơn., nhưng tôi lại không nó ở mức độ dày "bold". Thi thoảng tôi muốn thiết lập đoạn văn ở nhiều size khác nhau nhưng vẫn duy trì màu của đoạn văn được đồng đều. Càng có nhiều độ dày, bạn càng có nhiều sự linh hoạt hơn trong việc chọn màu cho đoạn văn cũng như chuyển type sang hình ảnh - bạn sẽ không gặp nhiều vấn đề về khử răng cưa (anti-aliasing) ảnh hưởng đến việc nhìn nhận độ dày của type. Tôi biết rằng dùng nhiều font (mỗi một độ dày của typeface được tính là một font) có thể ảnh hưởng đến việc tải trang - hãy trao đổi với bên dịch vụ font cho website về làm thế nào bạn có thể sắp xếp địa chỉ của bạn để việc sử dụng nhiều font không làm chậm mọi thứ xuống


dw1ivSe.jpg



2. X-height tiêu chuẩn

Một x-height (chiều cao của các kì tự thường, lowercase) rộng rãi thì rất quan trọng khi chọn type cho đoạn văn. Nếu x-height quá thấp, typeface sẽ trong nhỏ hơn và những từ in hoa sẽ mang lại nhiều điểm nhấn gây nên gián đoạn trong việc đọc. Nếu x-height quá cao, mắt bạn sẽ không thể nào phân biệt nhanh chóng giữa chữ in và chữ thường, điều này làm bạn mất phương hướng khi đọc. Một x-height đủ rộng là khi nó cho phép bạn dùng type ở size nhỏ (caption cho hình ảnh và những thứ tương tự thế) và nó vẫn rất dễ đọc.

Mr. Eaves trông nhỏ hơn khi so sánh dù cả 2 đều có cùng cap height.


UpVcQMU.jpg



3. Góc nghiêng

Có một điểm khác nhau giữa kiểu roman nghiêng và kiểu nghiêng italic, và sự khác biệt ấy là cả thế giới với tôi. Tôi yêu thích những typeface có kiểu nghiêng italic vừa đẹp vừa đúng nghĩa khi nó dễ dàng nhận biết trong khối đoạn văn. Điều làm nên kiểu italic là cấu tạo của nó gần giống với kiểu chữ script hoặc dạng viết tay hơn là roman (kiểu đứng) - nó có nét đi vào và thoát ra dễ nhận thấy hơn là nét serif đối xứng một cách hoàn hảo và nó có chữ a và chữ g chỉ có 1 tầng. Kiểu italic đúng nghĩa cũng đảm bảo màu sắc đồng đều (độ dày giống nhau) trong đoạn văn khi được sử dụng chung với kiểu roman. Tôi yêu kiểu italic. Kiểu Italic của typeface Georgia là một trong những lý do mà tôi yêu thích typeface này hơn nhiểu typeface serif tiêu chuẩn khác


2PtLhO1.jpg

Cc39IXu.jpg



4. Typeface phù hợp

Typeface chắc chắn có một cá tính riêng và tôi sẽ đi vào những cách để brainstorm về type. Khi bàn đến type cho đoạn văn, tôi thường muốn thứ gì đó điểm đạm và trung tính nhưng vẫn có cá tính. Tìm ra một typeface với một sự cân bằng cá tính phù hợp là một chuyện cực kỳ khó, bởi vì nếu bạn thêm một chút xíu một đường cong dù chỉ là nhỏ nhất - nó có thể làm cho typeface cảm giác như là nó đang chưng diện một kiểu tóc mohawk quái dị khi đặt nó trong một đoạn văn bản. Thỉnh thoảng, bạn muốn typeface của bạn chưng diện kiểu tóc như thế, nhưng tôi có thể tự tin nói rằng những ý định như thế hiếm khi xảy ra. Tôi muốn lưu ý rằng điều đó chỉ là tương đối. Bạn có thể cân nhắc tế nhị nhất gần như không có sự thây đổi trong sắc. Bạn là người chồng không để ý rằng tôi đã cắt tóc trừ phi tôi cắt tỉa nó hết và nhuộm vàng lên.

oPKtGTM.jpg



5. Spacing

Type cho đoạn văn cần khoảng cách rộng rãi. Type dành cho trưng bày thì khoảng cách chật hơn. Một lý do mà Helvetica không sử dụng tốt cho đoạn văn là khoảng cách giữa các kí tự lại quá chật. Nếu bạn cảm giác như bạn phải tăng khoảng cách giữa các kí tự (letter-spacing) cho một đoạn văn size 16px, tức là bạn đang sử dụng một typeface có khoảng cách chật về bản chất. Không gian trắng (white space) nằm trong và xung quanh một kí tự thì cực kì quan trọng đối với thiết kế tổng thể của một type, quan trọng không kém gì phần thiết kế của nó. Khoảng cách có thể hoàn toàn tạo ra hoặc phá đi một typeface. Cyrus Highsmith có đề cập đến vấn đề làm sao để thiết lập khoảng cách tốt bên trong và xung quanh type trong cuốn sách của anh ấy Inside Paragraphs, một cuốn sách rất dễ đọc và một sự nhập môn tuyệt vời vào các quy luật typography.


qSswSPO.jpg



6. Visual

Đôi lúc khi bạn nhìn vào một khối đoạn văn, một vài ký tự đập vào mắt bạn hơn những ký tự khác bởi vì ký tự trông có sức nặng ở nơi các thành phần riêng biệt (như stem và leg) nối lại với nhau. Điều này làm cho typeface cảm giác lốm đốm và bất cứ type designer giỏi nào cũng sẽ ngăn chuyện này xảy ra bằng cách tạo ra những tinh chỉnh siêu nhỏ vào các ký tự để đảm bảo nó không còn cảm thấy nặng nề ở phần nối về mặt thị giác. Đa phần những chỉnh sửa này đều không thể thấy được bởi mắt người đọc bình thường - nhưng nó tạo ra một thế giới của sự khác biệt cho type.

hRhh9Wi.jpg



7. Độ rộng (Width)

Một số typefaces có nhiều độ rộng khác nhau (Narrow, Condensed, Regular, Extended,...) nhưng khi tôi đề cập về độ rộng của type tôi không chỉ nói về sự khác biệt lớn trong một họ chữ - Tôi đồng thời nói về sự khác nhau trong độ rộng ký tự giữa các typeface khác nhau khi ở kiểu regular. Bạn có thể có sự ưu ái nhất định với một số độ rộng nhất định (Tôi thích chữ có độ rộng lớn hơn chữ có độ rộng hẹp), nhưng có những dịp phù hợp để sử dụng tất cả các độ rộng. Nếu bạn đang phải thiết kế một website với các cột text hẹp, bạn chắc hẳn sẽ dùng một typeface có độ rộng ở kiểu Regular hơi hẹp một chút, vì thế bạn có thể bỏ vào thêm nhiều từ trên một dòng mà không phải thu nhỏ đoạn văn lại, điều này giúp cho dấu nối dòng hợp lý hơn và type dễ đọc hơn. Nếu bạn có một trang có một cột đoạn chữ có độ rộng khác nhau, việc tìm một typeface có sự đa dạng trong độ rộng sẽ trở nên hữu ích cực kì, bạn có thể ứng dụng kiểu narrow hoặc regular cho những cột nội dung hẹp và kiểu extended cho cột rộng hơn. Mục tiêu khi thiết lập type là làm cho nó thẩm mỹ và dễ đọc, và một trong những điều cải thiện tính dễ đọc là số lượng từ trên một dòng. Hãy chọn một typeface giúp đặt được một lượng từ phù hợp trên một dòng.

TdLMJbK.jpg



8. San-serif hay Serif?

Sử dụng Sans-Serif cho thân một đoạn văn có thể hơi gian xảo một chút, vì nếu không có phần serif, thật khó để cho mắt nhanh chóng phân biệt giữa hai kí tự có hình dáng giống nhau. Tôi đã nhấn mạnh cụm từ "tính dễ đọc" (legibility) hơn một lần rồi, và tôi sẽ không bắt đầu nói về điều gì làm cho typeface tăng hoặc giảm đi tính dễ đọc, tôi có thể nói quy chung là về vấn đề nhận dạng mẫu. Trong bài báo năm 2009 "On Web Typography" cho A list Apart, Jason Santa Maria đã trích câu nói của Zuzana Licko rằng: "Chúng ta đọc tốt nhất khi chúng ta đọc được nhiều nhất". Có lẽ 50 năm tới, Helvetica sẽ được coi là typeface dễ đọc nhất thế giới bởi vì sự tôn sùng Helvetica một cách điên cuồng mà chúng ta đã chứng kiến qua nhiều năm vừa qua, nhưng cho đến bây giờ con mắt và não chúng ta được huấn luyện để đọc lướt nhanh và không tốn sức bằng typeface Serif và nhận ra các kiểu mẫu và hình dạng trong các kí tự.

Tôi đã cố gắng tìm typeface san serif để vượt qua bài test Il1. Gõ chữ I in hoa, chữ l in thường và một số 1 cạnh nhau. Nếu bạn không thể kể ra được sự khác nhau giữa các ký tự này, bạn có thể gặp vấn đề khi chọn type. Đã có một tài khoản giả mạo London2012 trên twitter chuyên post những bài viết kích động năm nay, điều này nhìn có vẻ hợp pháp bởi vì Sans Serif dùng ở đây là Helvetica Neue không đạt được bài test Il1. Tài khoản thực chất là London20l2, nhưng không ai thấy được sự khác nhau. Thêm vào đó hãy kiểm tra typeface có chữ a và g có 2 tầng hay không. Typeface Sans Serif nào có chữ a và g 2 tầng sẽ đọc nhanh hơn một chút so với chứ a và g chỉ có 1 tầng. Tất cả điều này đã nói lên, 90% khả năng tôi sẽ luôn chọn Serif cho thân đoạn văn.
_________________
Dịch: Vũ Chính
Nguồn: Jessicahische
 


Top