Giới thiệu phim  TỔNG HỢP PHIM VỀ THẦN THOẠI HY LẠP

huynhminhtriet
Troy-01-800x445.png
A-AKG187268_extended_zmowl9.jpg

Giới thiệu:
Thần Thoại Hy Lạp đã sản xuất nhiều tuyển tập, có biến thể nhiều, nhưng lên phim vẫn có những điểm thú vị và hấp dẫn riêng của nó, do có quá nhiều truyền thuyết và cốt truyện dài, các nhà biên kịch, sản xuất và đạo diễn chỉ chọn những câu chuyện nổi tiếng và hay để làm thành phim, mình xin tổng hợp, giới thiệu sơ lược cho các bạn biết, không đi chi tiết nhiều ( do nhiều phim quá ), rãnh rỗi sưu tầm xem giải trí dịp tết về là ngon lành!
12 vị thần cai trị trên đỉnh Olympus, luôn có mặt trong các phim về thần thoại Hy Lạp.
1- Zeus: Thần bầu trời và sấm sét, trong chuyện là cha già dê, đi phối giống khắp nơi, lên phim thì trở thành người cha tốt bụng nhưng nhu nhược, toàn nhờ con cái giúp đở... xuất hiện nhiều trong các tập phim.
2- Hera: Thần hôn nhân và gia đình, vợ của Zeus, ghen dữ tợn, hậu quả để lại nhiều câu chuyện thương tâm.
3- Poseidon: Thần biển cả, cai quản mọi thứ về biển.
4- Dionysus: Thần rượu ( chuyên lo ăn nhậu, tiệc tùng ) là con của Zeus và công chúa Thebe Semele.
5- Artemis: Nữ thần săn bắn, trinh nữ, trẻ sơ sinh, là con của Zeus và Leto
6- Apollo: Thần ánh sáng, là con của Zeus và Leto ( anh trai của Artemis )
7- Hermes: Thần đưa tin, là con của Zeus và tiên nữ Maia
8- Athena: Nữ thần trí tuệ, chiến tranh chính nghĩa, là con của Zeus và Metis
9- Ares: Thần chiến tranh, bạo lực, là con của Zeus và Hera ( con trai trưởng )
10- Aphrodite ( Vernus ): Nữ thần tình yêu, sắc đẹp và dục vọng. là con của Zeus và Dione
11- Hephaestus: Thần thợ rèn và thủ công, là con của Zeus và Hera
12- Demeter: Nữ thần nông nghiệp, là con của Cronus và Rhea.
Hades: Thần cai quản địa ngục, anh cả của Zeus và Poseidon, bị lừa khi anh em chia nhau nhận địa bàn quản lý, nên nổi điên hay lên trần gian gây tại họa...

Nội dung: Sắp xếp theo năm sản xuất. Mình giải thích cơ bản, còn nội dung để cảm nhận rõ hơn, các bạn nên xem phim nhé.
1963 - Jason and the Argonauts ( Jason và bộ lông cừu vàng ) Phim được biên kịch và sửa lại nội dung so với truyền thuyết, có cái kết hậu và giàu tính nhân văn, tình cảm hơn.

jason.jpg


087b0de598285475d347a9e9bb1a22d3.jpg

Một vài hình kỹ xảo ảnh đẹp trong phim​
Sự ra đời của bộ lông cừu vàng:
Vua Afamant có 2 con Gell và Frix, vợ mất sớm, nên Afamant lấy vợ kế là Ino, dù xinh đẹp nhưng độc ác, tìm cách muốn giết 2 con của chồng, khi đất nước bị hạn hán, mất mùa, Ino mua chuộc các nhà tiên tri và vị tư tế, phải giết Gell và Frix, 2 anh đang ở đồng cỏ xem cừu thì xuất hiện 1 con cừu có bộ lông bằng vàng, yêu cầu 2 anh em leo lên lưng để trốn chạy không bị giết chết, trên đường bay qua eo biển, Frix mệt mỏi mà té xuống éo biển, Gell không thể cứu được em, Gell đến miền bắc Colchis, được vua Eet chờ đợi, nuôi dưỡng và gả con gái cho anh.
Sau khi biến mất, còn lại bộ lông cừu vàng, được đặt trên cây sồi già để bảo vệ vương quốc không bị ngoại xâm, luôn phồn thịnh.
Kỹ xảo 1963 sử dụng hình nộm và quay phim ghép nối tuy xem hơi thô nhưng vẫn là kiệt tác về kỹ xảo điện ảnh thời điểm ra mắt, về người khổng lồ, rắn nhiều đầu, bộ xương chiến đấu sẽ làm các bạn bất ngờ vô cùng.

1981, 2010 - Clash of the Titans ( Cuộc chiến các vị thần )

2n-4jAxd6sYW3DNcwG4VmzPgkKwNnsO78lO2w_JG4k93T1rGkaupNCQdFQRD_LCiBSBn0lV83CXs0ghqLlQENsRzwxJWyLsRIS58WXMP1QBRhJEv9WVyTSTENXHvkziBHDmnUGg

Sự thay đổi rõ nét về công nghệ CGI trong việc tạo hình ảnh 1981 và 2010
Nguồn gốc của Perseus:
Perseus là con trai của Thần Zeus và công chúa Danae, con gái duy nhất của vua Acrisius, xứ Argos. Thất vọng vì suốt một thời gian dài không có lấy 1 đứa con trai, nhà vua Acrisius đã xin ý kiến của các nhà tiên tri tại Delphi, và nhận được lời cảnh báo rằng 1 ngày sắp tới, ông sẽ bị giết bởi đứa con trai duy nhất do con gái mình sinh ra. Bởi Danaë vẫn còn là một cô gái ngây thơ, nhà vua đã quyết định giam con gái mình vào 1 căn phòng bằng đồng với mái vòm có thể nhìn lên trời, nơi giam giữ được xây trong khu vườn tại cung điện của nhà vua. Và rồi Thần Zeus đã đến với cô gái trong bồn tắm vàng, và đã làm nàng mang thai. Không lâu sau đó, đứa trẻ đã được sinh ra; bà đặt tên con là Perseus Eurymedon. Sợ hãi trước số phận định sẵn của mình, nhưng để tránh gây kích động Thần Zeus vì tội giết đứa con của Thần và con gái ruột của mình, vua Acrisius đã nhốt cả hai mẹ con vào chiếc quan tài gỗ thả trôi xuống biển.
Kỹ xảo 1981 thì giống với 1963, vẫn mô hình và ghép nối, nhưng câu chuyện phim thì theo sát với truyền thuyết, riêng bản 2010 làm lại thì quá đỉnh với phân cảnh hành động, chiến đấu với quái vật khổng lồ Kraken! khác biệt khó chịu nhất là con ngựa có cánh bay bản 1981 là màu trắng tuyệt đẹp, còn bản 2010 thì đen thùi lùi, nhìn chán!

1994 - The Odysseus ( Sự trở về của Odysseus )

MV5BYTI4NWZmZmQtNDY3OC00ZWQ3LWE4NjgtOGY0N2JiZTQ5YTNhXkEyXkFqcGdeQXVyMTQxNzMzNDI@._V1_.jpg


bb7967f321a2a8422a9560bc09327b5e.jpg


Set-up%2Bof%2Baxes%2B-%2BOdyssey%2B1997b.jpg

Thử thách cuối cùng của Odysseus: ( Trong phim không có nói đến )
Odysseus là Vua xứ Ithaca, chồng của Penelope, cha của Telemachus và Acusilaus. Sau khi cuộc chiến thành Troy kết thúc, như bao đoạn quân khác, kéo nhau quay về quê hương, Odysseus phải mất 10 năm mới quay được về nhà, tiêu diệt 117 tên phá hại, đến đòi cưới Penelope trong suốt 10 năm chung thủy, chờ chồng quay về ( vui lòng xem phim mới thấy nó hay đến mức nào, dù sao này có nhiều bản làm lại, bản 1997 với mình là tuyệt nhất ), kết phim Penelope ôm lấy chồng trong niềm hạnh phúc...nhưng thực tế, do quá lâu và bị lừa gạt bởi những thông tin về chồng mình đã chết, Penelope không vội mừng khi gặp chồng mà đã hỏi 1 câu hỏi thử thách có phải là Odysseus thật sự hay không? Thời còn trẻ, Odysseus đã cho xây dựng phòng ngủ của mình xung quanh một cây ô liu vĩ đại, tráng lệ mọc trong cung điện. Tận dụng gỗ của thân cây, Odysseus cho làm một chiếc giường từ chính gốc cây đó. Việc chiếc giường không thể di chuyển chính là bí mật chỉ mình Odysseus và Penelope biết.
Kỹ xảo 1997 được cải thiện rõ nét, những phân cảnh về biển, địa ngục, đồi núi, người khổng lồ, quái vật, chiến tích bắn mũi tên đi xuyên qua 12 chui lười rìu...vô cùng sinh động, đặc sắc và đã mắt!

2004 - The Troy ( Cuộc chiến thành Troy )

wEmexPKgF2sgYvvl6MxI5rTn2qM-scaled.jpg


51.-BKH3D2-5ef1f90-e1574436043662.jpg

Sự thật về nguyên nhân cuộc chiến thành Troy: ( Trong phim thể hiện khác tí )
Chuyện bắt đầu bằng tiệc cưới của vua Hy Lạp Peleus và Thetis. Tất cả các thần được mời tới dự tiệc, trừ ra Eris (Nữ thần Bất hòa, Xung đột, Lừa dối, Già nua, Buồn phiền). Tức giận, Eris bèn thả một quả táo vàng giữa bàn tiệc, có khắc chữ: "Cho người đẹp nhất!" Ba nữ thần Athena, Aphrodite và Hera tranh nhau quả táo. Zeus không thể phân xử được quả táo dành cho ai nên Thần đã trao lại trọng trách này cho Paris, chàng trai đẹp nhất châu Á và là hoàng tử thứ hai của thành Troy Cả ba nữ thần đều hứa hẹn ban cho Paris những đặc ân nhưng cuối cùng Paris đã chọn Aphrodite, vì Aphrodite hứa sẽ ban cho chàng người phụ nữ đẹp nhất thế gian. Một thời gian sau đó, Paris tới viếng thành Sparta, được vua Sparta là Menelaus trọng đãi, và đã gặp Henlen, vợ của Menelaus, một người quả có sắc đẹp tuyệt vời. Được nữ thần Aphrodite giúp đỡ, Paris đã chiếm được trái tim của Helen, và khi Paris rời Sparta, Helen đã bỏ Menelaus trốn theo Paris. Menelaus vô cùng tức giận, bèn tìm cách trả thù Paris, gây ra cuộc chiến thành Troy.
Kỹ xảo 2004 thì không bàn cãi với nam diễn viên Brad Pitt vai Achilles quá tuyệt vời, tiếc là nữ diễn viên vào vai Henlen chưa phải là tuyệt đẹp nên thằng dụ vợ người ta, thằng mất vợ đánh nhau có vẻ chưa hợp lý cho lắm!

2011 - Immortals ( Chiến binh bất tử )

1554b3af4abb19849fd2652c57fa1a3d.jpg


EB20111109REVIEWS111119998AR.jpg

Truyền thuyết về Theseus: ( Phim này là ngoại truyện tiếp theo về cuộc chiến giữa các vị thần Hy Lạp đầu tiên, hổng có gì liên quan nhiều đến truyền thuyết gốc )
Theseus là con trai của Vua Aegeus và Aathra, khi còn nhỏ Theseus không được gặp cha, khi 17 tuổi, mẹ anh dẫn đến 1 hòn đá, nơi cha anh để lại 1 đôi dép ( dép Lào sản xuất giành riêng cho hoàng tử Hy Lạp đó mà ) và 1 thanh kiếm quý, anh lên đường đến thành Athens để gặp cha và vượt qua chặn đường với 6 thử thách lớn:
1. Giết tên cướp Periphetes
2. Giết tên khổng lồ Sinis
3. Giết con lợn khổng lồ
4. Giết tên cướp Sciron
5. Giết Cercyon
6. Giết tên khổng lồ Procrustes
Nhưng để ghi danh vào huyền thoại, Theseus đi giết chết quái vật nữa người nữa bò Minotaur trong mê cung Daedalus mới nổi tiếng nhất, trong phim thì trở nên rất bình thường.
Kỹ xảo 2011 thì chuẩn mực, cảnh chiến đấu máu me, bạo lực, cảnh 18+ không giành cho trẻ em và phụ nữ yếu tim, nhìn chung tạm được, chứ không quá dữ dội, vì nó cải biên hoàn toàn khác truyền thuyết, được cái anh Henry Cavill vai Theseus diễn chuẩn, có body ngon lành tạo tiền đề thành công cho Man of Steel 2013 sau này.

2012 - Wrath of the Titans ( Sự phẫn nộ của các vị thần )

wrath3.jpg


a39eaae5f1477d80a064cc1a7edaf7b1.jpg

Perseus đã kết thúc trong truyền thuyết khá buồn tẻ, còn các nhà đầu tư thì muốn kiếm thêm tiền nên cho ra đời phần tiếp theo của Clash of the Titans 2011, nên các bạn xem vui thôi, chứ nó chẳng theo hệ thống logic gì cả đâu nha!

2014 - Hercules: The Thracian Wars ( Dũng sĩ Hercules )

maxresdefault.jpg


hercules-2014.jpg

Người anh hùng này quá nổi tiếng rồi, seri truyền hình nhiều tập về Hercules - The Legendary Journeys từ năm 1995 - 1999 với diễn viên Kevin Sorbo ( Hercules ) và Michael Hurst ( Iolaus ) quá phê, còn về điện ảnh, cũng khá nhiều phiên bản hoạt hình, người đóng, nhưng đến 2014 với diễn viên The Rock - Dwayne Johnson thì quá hay, đáng tiếc truyền thuyết về Hercules có cái kết rất buồn, anh chỉ được sức mạnh mà ngu hơn bò, còn lên phim thì đẹp trai, cơ bắp, bụng 6 múi, thông minh....kaka!

Cảm nhận:
Thần thoại Hy Lạp rất nhiều truyền thuyết hấp dẫn được chuyển thể thành phim là một thành công cho khán giả khắp nơi, mỗi câu chuyện đều mang sắc thái huyền bí, phép màu, chiến đấu dữ dội, có quái vật dữ tợn, mang đến những chuyến phiêu lưu mạo hiểm lôi cuốn, thú vị, hồi hợp, kịch tính cho mọi người, nên các bạn giành thời gian xem qua...
 
Sửa lần cuối:
Trả lời

duongtuanCT

Búa Gỗ Đôi
Các phim này khá hay, nếu có thêm link nữa thì ok- tuyệt
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thần thoại Hy Lạp là kiệt tác của văn học cổ điển (classical) tại Âu Mỹ, vượt không gian và thời gian, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nhiều từ ngữ tiếng anh xuất phát từ các nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp được cho vào chương trình giáo dục của các nước Âu Mỹ.
Tôi thích đọc thần thoại Hy lạp, thích nhất chuyện (và phim the Troy). Bratt Pit đóng vai Brad Pitt vai Achilles rất hay. Tôi thích nhân vật Hector vì lòng quả cảm và cái chết thương tâm của nhân vật đó,
Chuyện chàng Narcissus và nàng Echo (đã được dựng thành phim: 'The Story of Echo and Narcissus' năm 2011) tôi cũng thích. Mỗi lần đọc chuyện này tôi nhớ đến 4 câu thơ của Du Tử Lê trong bài Khúc Thụy Du. Có lẽ Du Tử Lê lấy ý từ chuyện thần thoại này chăng? Và ngược lại, mỗi lần nghe bài hát này tôi lại liên tưởng đến chuyện thần thoại trên.

"Thụy bây giờ về đâu
Anh là chim bói cá
Em là bóng trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa
."