Xã hội internet càng phát triển , mạng xã hội cũng phát triển phục vụ cho lợi ích của người dùng. Nhưng sự phát triển này cũng gia tăng các mặt xấu . Nhiều hình thức lừa đảo mới xuất hiện từ mạng xã hội. Như lừa đảo chiếm đoạt tài khoản facebook , lừa đảo qua Western Union , giả làm Việt Kiều mua hàng, vờ mua hàng chiếm đoạt tài khoản ngân hàng....
Hôm nay tôi sẽ tổng hợp các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội hiện nay. Các bạn hãy chia sẻ cho người thân để cảnh giác.
1. Người nước ngoài gửi tiền về Việt Nam( Bọn này chuyên nghiệp, đánh vào những Bà mẹ cô đơn, tán tỉnh thời gian dài)
2. Bọn bán số lô đề: “mình có quen một anh làm bên xổ số miền Bắc”… (Cả họ nó giàu không đến lượt mình)
3. Phòng khám đông y: Tổ chức khám miễn phí, đến khám trung tâm phân cho đủ thứ bệnh chữa một đống tiền mua 1001 loại thuốc. Yêu cầu tái khám 3 bữa một lần.
4. Bọn thanh lý xe Hải Quan, nhận tiền cọc (tham rẻ, mua bán vi phạm)
5. Bọn xem Youtube có tiền, tải app về theo dõi mất m* tiền luôn. (chẳng nhẽ họ nó mù hết)
6. Bọn kinh doanh tiền ảo/ cổ phiếu đa cấp ponzi (lấy tiền người sau trả người trước, lợi nhuận tháng lãi suất 30%- Siêu lừa có tổ chức Quốc tế bọn này có học thức và trình độ am hiểu pháp luật). Bọn này nguy hiểm nhất, vì bọn bị lừa thường rất bảo thủ đã bị lũ đầu sỏ tẩy não, với số đông,sẵn sàng chửi bới và rất hung hãn.
7. Bọn giao hàng về nhà làm giúp các Bà Mẹ bỉm sữa (Hàng không có chuyển tiền nhận cọc cũng mất hút)
8. Bọn comment từ 1-20 tặng IPhone cái này mới hay (Các mẹ tranh nhau một hồi, rồi thôi nhường nhau từng người một comment từ 1-20 để được tặng Iphone. Cuối cùng bảo chuyển phí ship, những cái ngu này thì không cản nổi)
9. Bọn bán hàng đểu tổ chức các Cụ đi du lịch Chùa miễn phí (tầm 11-12h trưa, lôi vào một địa điểm đã chờ sẵn bán hàng gia dụng với giá cắt cổ các Cụ. Đói lả thôi mua cho xong để nó kết thúc chương trình còn đi ăn) với giá tiền như du lịch Châu Âu.
10. Hiện nay trò mới bọn sắp chết có tài sản nước ngoài nhờ người Việt Nam nhận để từ thiện (Mất phí tiền nhận ở Hải Quan).
11. Mang hàng về các xã làng bán mua 1 giá tăng lên 20 lần lừa đảo dân không hiểu biết.
12. Lừa tiền cọc . Một số đối tượng chuyên lấy ảnh của người khác đăng bán với giá cực rẻ, dụ con mồi lấy tiền đặt cọc xong khóa fb cái này ae buôn bán âm thanh, đồ điện tử rõ nhất.
13. Lừa người bán. Đối tượng hiểu biết công nghệ hơn với chiêu bài mua hàng nhưng không có ở nhà nhận được, vì lý do đang ở nước ngoài, chúng tạo ra thông báo đã chuyển tiền giả kèm theo đường dẫn để các shop vào xác nhận nhận tiền- mục đích là lấy mã OTP và chỉ sau vài giây toàn bộ số tiền trong tài khoản bay hơi mất
14. Page bán một số loại thảo dược khó chữa. . đặc biệt các bệnh tế nhị (phụ khoa, nam khoa ) xin lỗi các bạn, bệnh viện lớn, y học hiện đại còn chưa làm ăn đc gì chứ mấy cái page chả tên tuổi nguồn gốc gì …em nói vậy thôi
15. Bọn giả bị đần: thường đi 2 đứa, một đứa đóng vai con một nhà siêu giàu mắc bệnh down( mặt nhìn rất ngu, luôn nghiêng đầu sang một bên như dị tật) Đứa kia là đứa khôn chăn dắt, vô tư hồn nhiên.
Đứa khôn kể: em chơi với thằng này vì tiền thôi. Em nói gì nó cũng nghe. Bảo cọ nhà xí cho em cũng cọ. Chỉ cần xoa đầu khen giỏi là nó vui rồi, còn lè lưỡi như con chó vậy.
Em toàn bắt nó cầm tờ 500k đi mua trà sữa, xíu về nó trả gấp đôi là 2 tờ 500k + trà sữa lun, 2 hộp là đưa 2 tờ, về nó trả lại 4 tờ. Khen nó giỏi nó mừng lắm. Như đứa trẻ lên 3 vậy. Mà nó làm gì xong nó quên ngay, chỉ nhớ giỏi nhất đường về nhà.
Nó trông ngu ngu vậy chứ nhà giàu lắm, bố mẹ buôn gỗ ở Nam Phi về. Mỗi ngày ông bà già nó cho nó mấy triệu để tiêu.
Chị không tin chị thử bảo nó vô dọn nhà xí rửa bát coi đi rồi biết. Nó cái gì cũng biết, chỉ không biết giữ tiền thôi.
Rồi xíu đứa khôn đi về trước. Thằng kia ra năn nỉ xin được làm việc để được khen, được xoa đầu, lè lưỡi như con chó. Nếu chỉ khen nó không chịu, mè nheo như trẻ con, nó yêu cầu được làm việc rồi mới nhận lời khen và xoa đầu.
Tiếp sau nó hỏi có muốn mua Trà sữa hay mua gì không nó mua giùm cho, … Thường lừa được mỗi lần 500k – 1tr
Bọn này đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, thường ở quê nông thôn.
16. ĐA CẤP BÁN HÀNG MỸ PHẨM giả
Đầu tiên họ sẽ cho nhân viên mời chào bạn làm cộng tác viên bằng cách chỉ cần đăng bài lên trang cá nhân và khi có khách OD hàng họ sẽ gửi hàng cho bạn và bạn được cắt 10%.
Sau khi bạn đăng lên sẽ có tầm vài chục con chim lợn từ từ và dần dần đặt hàng của bạn (toàn khách lạ nhé) có thể 1 -2 tuần đầu bạn bán đc 30-50t doanh thu nhưng thực chất đó là người của chúng gài vào để lấy hàng của bạn.
Sau đó chúng mời bạn đi dự hội nghị abcd, ở khách sạn này nọ thật hoành tráng, rồi tôn vinh trao thưởng cho những đại lý xuất sắc, tháng vừa rồi đoạt doanh thu vài trăm đến cả tỷ, rồi lên chia sẻ nào là trước cũng không biết gì từ khi vào đây chịu khó đăng bán hàng lên trang cá nhân và cứ thế bán đc rồi abc các kiểu khiến cho mấy bạn cộng tác viên ảo tưởng.
Khi con mồi đã say, và mắc bẫy, chúng mới tiếp cận bảo làm đại lý cho chúng và ra những gói OP ví dụ lấy 100 triệu thì đc cắt 30% lấy 200t thì đc cắt 35%…
Các con mồi thường sập bẫy vì trước đó các con mồi nghĩ, mình mới đăng bán mà 1-2 tuần đã bán đc 30-50t rồi, được có 10% giờ bỏ 100t ra đc hẳn 30% lãi suất thì sao mà không bán được, vậy là các con mồi thi nhau lấy về bán.
Chúng sẽ xem điều kiện của từng con mồi để bắt, ví dụ con mồi A có thể mua được cả tỷ tiền hàng thì chúng sẽ thả cho những đơn đầu nhập về bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
Khi con mồi đang say trong chiến thắng, chúng ra 1 OP mới là lấy 1 tỷ được cắt 55-60%. khi đó con mồi tưởng ngon, dồn hết tiền vào lấy, và từ khi lấy đơn 1 tỷ về thì gần như không bán được cái gì cả, và thế là chúng nhẹ nhàng làm của con mồi 500 triệu, trừ hết mấy lần thả câu chũng vẫn kiếm được của bạn 400 triệu.
17. Bọn ship hàng cây, hoa cảnh. Thường lấy tên fanpage bắt tai: Hiệp Hội giống cây trồng, Trường ĐH Nông nghiệp, Viện Nghiên Cứu Quốc Gia.
Chạy quảng cáo bán hình ảnh những cây Cherry, táo lùn, dâu Hàn Quốc, Nho Mỹ sai trĩu trịt quả.
Cho một đống cò mồi bình luận đã mua hàng, cây dễ trồng ra hoa/ cây đẹp lắm, nhiều quả lắm, mình lấy thêm 3 cây cho chị mình anh mình mẹ mình, bố mình ông nội mình… Blabla…
Ship đến thì toàn mấy củ hành cành lá vớ vẩn thu 200- 300k/ cành, hoặc củ. Cam kết trồng 3 tháng ra hoa quả như hình. Trong khi sự thật trồng đến 3000 năm tuổi cũng chỉ là que củi có chăng bonus thêm xíu lá.
18. Bọn fake tài khoản bán chó mèo cảnh.
Thường là tai khoản bị hack, profile xịn đã dùng lâu năm nhiều bạn bè trông khá uy tín. Bọn này thường đổi địa chỉ sang các vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi Như Kon Tum đắk Lắk, Quảng, Bình Quảng Ngãi vân vân và mây mây… Tuyên ngôn rằng mèo cảnh nhà đẻ, không kinh doanh gì , không biết gia’ nên bán rẻ ( giá thị trường 8tr họ đăng bán 3,5tr)
Địa chỉ xa nên phải ship, yêu cầu cọc 1tr rồi sẽ gửi chó mèo ra xe. Yên tâm, chuyển khoản xong mất hút con mẹ hàng lươn.
19. Bọn bán tiền giả, nhận tiền cọc (lừa không biết kiện ai vì bản thân vi phạm Pháp luật)
20. Xin tài trợ giúp đỡ ảo: bọn này thường đăng những hình ảnh có sẵn trên mạng rồi tự nhận có người thân bị ốm yếu hoặc chó mèo bị bại liệt sắp chết hoặc cần cứu chữa.Một số tiền không quá lớn (5-10tr) nhưng nghèo quá không đủ chữa.
Cầu xin cộng đồng mạng giúp đỡ mỗi người chỉ cần vài chục hoặc vài trăm ngàn và đăng số tài khoản lên.
Search cái thấy đăng chục nhóm, 1 cái ảnh dùng đi dùng lại vài năm đi xin tiền.
21. Bọn tặng quà tri ân. Gọi điện thoại nhân ngày abcxyz Tặng dây lưng, kính mắt, nước hoa hàng hiệu… trị giá 1tr- 2tr.
Chỉ cần trả phí ship 120- 199k. Nhận hàng fake lòi luôn check net chắc chỉ 20k/ cái.
22. Lừa đảo trúng thưởng https://vn-z.vn/threads/nhom-lua-dao-nhan-tin-trung-thuong-bang-facebook-bi-bat.17065/
Hình thức này có nhiều cách lừa đảo: Như trên là một dạng lừa đảo bằng tin nhắn trúng thưởng qua facebook . Bọn chúng yêu cầu con mồi gửi phí làm hồ sơ nhận thưởng .
Một kiểu lừa đảo nữa là lấy thông tin gọi thông báo trúng thưởng , gửi quà về yêu cầu thanh toán phí nhận quà .v.v.v. trong khi nhận được hàng giả hoặc không có giá trị
23. Giả làm công an, hoặc chính quyền dọa nạt, yêu cầu chuyển tiền... ..v.v.thậm chí tinh vi chúng còn giả mạo làm tổng đài cskh https://vn-z.vn/threads/canh-giac-v...mao-lenh-bat-tam-giam-mot-cach-tinh-vi.16376/
24. Cảnh giác lừa đảo hack tài khoản ngân hàng https://vn-z.vn/threads/canh-giac-voi-thu-doan-hack-tai-khoan-ngan-hang-trong-chop-mat.27581/
25. Cảnh giác lừa đảo qua Western Union https://vn-z.vn/threads/canh-giac-lua-dao-qua-western-union.22582/
26. Giả làm Việt kiều mua hàng và lừa gửi tiền https://vn-z.vn/threads/canh-giac-h...uoi-nuoc-ngoai-khi-kinh-doanh-qua-mang.24776/
27. Cảnh giác khi mua hàng online https://vn-z.vn/threads/canh-bao-ch...an-duoc-sua-rua-mat-chu-y-gap-shop-scam.27678
28 . Cảnh giác giả danh ứng dụng điện thoại (App) mang tên “Bộ Công an”
29 . CẢNH BÁO HÌNH THỨC THỨC LỪA ĐẢO MỚI “TẢI APP NHẬN TIỀN HOẶC SHARE ẢNH NHẬN QUÀ ĐỂ LỪA LẤY TIỀN CỦA NẠN NHÂN THÔNG QUA VÍ ĐIỆN TỬ"
30. Nhận thưởng theo tin báo Zalo, Facebook: Bay tiền trong tài khoản ngân hàng
31. Lừa đảo trực tuyến thời COVID-19
Các bạn biết thêm hình thức nào cập nhật để ngăn chặn bọn lừa đảo này nhé !
Hôm nay tôi sẽ tổng hợp các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội hiện nay. Các bạn hãy chia sẻ cho người thân để cảnh giác.
1. Người nước ngoài gửi tiền về Việt Nam( Bọn này chuyên nghiệp, đánh vào những Bà mẹ cô đơn, tán tỉnh thời gian dài)
2. Bọn bán số lô đề: “mình có quen một anh làm bên xổ số miền Bắc”… (Cả họ nó giàu không đến lượt mình)
3. Phòng khám đông y: Tổ chức khám miễn phí, đến khám trung tâm phân cho đủ thứ bệnh chữa một đống tiền mua 1001 loại thuốc. Yêu cầu tái khám 3 bữa một lần.
4. Bọn thanh lý xe Hải Quan, nhận tiền cọc (tham rẻ, mua bán vi phạm)
5. Bọn xem Youtube có tiền, tải app về theo dõi mất m* tiền luôn. (chẳng nhẽ họ nó mù hết)
6. Bọn kinh doanh tiền ảo/ cổ phiếu đa cấp ponzi (lấy tiền người sau trả người trước, lợi nhuận tháng lãi suất 30%- Siêu lừa có tổ chức Quốc tế bọn này có học thức và trình độ am hiểu pháp luật). Bọn này nguy hiểm nhất, vì bọn bị lừa thường rất bảo thủ đã bị lũ đầu sỏ tẩy não, với số đông,sẵn sàng chửi bới và rất hung hãn.
7. Bọn giao hàng về nhà làm giúp các Bà Mẹ bỉm sữa (Hàng không có chuyển tiền nhận cọc cũng mất hút)
8. Bọn comment từ 1-20 tặng IPhone cái này mới hay (Các mẹ tranh nhau một hồi, rồi thôi nhường nhau từng người một comment từ 1-20 để được tặng Iphone. Cuối cùng bảo chuyển phí ship, những cái ngu này thì không cản nổi)
9. Bọn bán hàng đểu tổ chức các Cụ đi du lịch Chùa miễn phí (tầm 11-12h trưa, lôi vào một địa điểm đã chờ sẵn bán hàng gia dụng với giá cắt cổ các Cụ. Đói lả thôi mua cho xong để nó kết thúc chương trình còn đi ăn) với giá tiền như du lịch Châu Âu.
10. Hiện nay trò mới bọn sắp chết có tài sản nước ngoài nhờ người Việt Nam nhận để từ thiện (Mất phí tiền nhận ở Hải Quan).
11. Mang hàng về các xã làng bán mua 1 giá tăng lên 20 lần lừa đảo dân không hiểu biết.
12. Lừa tiền cọc . Một số đối tượng chuyên lấy ảnh của người khác đăng bán với giá cực rẻ, dụ con mồi lấy tiền đặt cọc xong khóa fb cái này ae buôn bán âm thanh, đồ điện tử rõ nhất.
13. Lừa người bán. Đối tượng hiểu biết công nghệ hơn với chiêu bài mua hàng nhưng không có ở nhà nhận được, vì lý do đang ở nước ngoài, chúng tạo ra thông báo đã chuyển tiền giả kèm theo đường dẫn để các shop vào xác nhận nhận tiền- mục đích là lấy mã OTP và chỉ sau vài giây toàn bộ số tiền trong tài khoản bay hơi mất
14. Page bán một số loại thảo dược khó chữa. . đặc biệt các bệnh tế nhị (phụ khoa, nam khoa ) xin lỗi các bạn, bệnh viện lớn, y học hiện đại còn chưa làm ăn đc gì chứ mấy cái page chả tên tuổi nguồn gốc gì …em nói vậy thôi
15. Bọn giả bị đần: thường đi 2 đứa, một đứa đóng vai con một nhà siêu giàu mắc bệnh down( mặt nhìn rất ngu, luôn nghiêng đầu sang một bên như dị tật) Đứa kia là đứa khôn chăn dắt, vô tư hồn nhiên.
Đứa khôn kể: em chơi với thằng này vì tiền thôi. Em nói gì nó cũng nghe. Bảo cọ nhà xí cho em cũng cọ. Chỉ cần xoa đầu khen giỏi là nó vui rồi, còn lè lưỡi như con chó vậy.
Em toàn bắt nó cầm tờ 500k đi mua trà sữa, xíu về nó trả gấp đôi là 2 tờ 500k + trà sữa lun, 2 hộp là đưa 2 tờ, về nó trả lại 4 tờ. Khen nó giỏi nó mừng lắm. Như đứa trẻ lên 3 vậy. Mà nó làm gì xong nó quên ngay, chỉ nhớ giỏi nhất đường về nhà.
Nó trông ngu ngu vậy chứ nhà giàu lắm, bố mẹ buôn gỗ ở Nam Phi về. Mỗi ngày ông bà già nó cho nó mấy triệu để tiêu.
Chị không tin chị thử bảo nó vô dọn nhà xí rửa bát coi đi rồi biết. Nó cái gì cũng biết, chỉ không biết giữ tiền thôi.
Rồi xíu đứa khôn đi về trước. Thằng kia ra năn nỉ xin được làm việc để được khen, được xoa đầu, lè lưỡi như con chó. Nếu chỉ khen nó không chịu, mè nheo như trẻ con, nó yêu cầu được làm việc rồi mới nhận lời khen và xoa đầu.
Tiếp sau nó hỏi có muốn mua Trà sữa hay mua gì không nó mua giùm cho, … Thường lừa được mỗi lần 500k – 1tr
Bọn này đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, thường ở quê nông thôn.
16. ĐA CẤP BÁN HÀNG MỸ PHẨM giả
Đầu tiên họ sẽ cho nhân viên mời chào bạn làm cộng tác viên bằng cách chỉ cần đăng bài lên trang cá nhân và khi có khách OD hàng họ sẽ gửi hàng cho bạn và bạn được cắt 10%.
Sau khi bạn đăng lên sẽ có tầm vài chục con chim lợn từ từ và dần dần đặt hàng của bạn (toàn khách lạ nhé) có thể 1 -2 tuần đầu bạn bán đc 30-50t doanh thu nhưng thực chất đó là người của chúng gài vào để lấy hàng của bạn.
Sau đó chúng mời bạn đi dự hội nghị abcd, ở khách sạn này nọ thật hoành tráng, rồi tôn vinh trao thưởng cho những đại lý xuất sắc, tháng vừa rồi đoạt doanh thu vài trăm đến cả tỷ, rồi lên chia sẻ nào là trước cũng không biết gì từ khi vào đây chịu khó đăng bán hàng lên trang cá nhân và cứ thế bán đc rồi abc các kiểu khiến cho mấy bạn cộng tác viên ảo tưởng.
Khi con mồi đã say, và mắc bẫy, chúng mới tiếp cận bảo làm đại lý cho chúng và ra những gói OP ví dụ lấy 100 triệu thì đc cắt 30% lấy 200t thì đc cắt 35%…
Các con mồi thường sập bẫy vì trước đó các con mồi nghĩ, mình mới đăng bán mà 1-2 tuần đã bán đc 30-50t rồi, được có 10% giờ bỏ 100t ra đc hẳn 30% lãi suất thì sao mà không bán được, vậy là các con mồi thi nhau lấy về bán.
Chúng sẽ xem điều kiện của từng con mồi để bắt, ví dụ con mồi A có thể mua được cả tỷ tiền hàng thì chúng sẽ thả cho những đơn đầu nhập về bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
Khi con mồi đang say trong chiến thắng, chúng ra 1 OP mới là lấy 1 tỷ được cắt 55-60%. khi đó con mồi tưởng ngon, dồn hết tiền vào lấy, và từ khi lấy đơn 1 tỷ về thì gần như không bán được cái gì cả, và thế là chúng nhẹ nhàng làm của con mồi 500 triệu, trừ hết mấy lần thả câu chũng vẫn kiếm được của bạn 400 triệu.
17. Bọn ship hàng cây, hoa cảnh. Thường lấy tên fanpage bắt tai: Hiệp Hội giống cây trồng, Trường ĐH Nông nghiệp, Viện Nghiên Cứu Quốc Gia.
Chạy quảng cáo bán hình ảnh những cây Cherry, táo lùn, dâu Hàn Quốc, Nho Mỹ sai trĩu trịt quả.
Cho một đống cò mồi bình luận đã mua hàng, cây dễ trồng ra hoa/ cây đẹp lắm, nhiều quả lắm, mình lấy thêm 3 cây cho chị mình anh mình mẹ mình, bố mình ông nội mình… Blabla…
Ship đến thì toàn mấy củ hành cành lá vớ vẩn thu 200- 300k/ cành, hoặc củ. Cam kết trồng 3 tháng ra hoa quả như hình. Trong khi sự thật trồng đến 3000 năm tuổi cũng chỉ là que củi có chăng bonus thêm xíu lá.
18. Bọn fake tài khoản bán chó mèo cảnh.
Thường là tai khoản bị hack, profile xịn đã dùng lâu năm nhiều bạn bè trông khá uy tín. Bọn này thường đổi địa chỉ sang các vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi Như Kon Tum đắk Lắk, Quảng, Bình Quảng Ngãi vân vân và mây mây… Tuyên ngôn rằng mèo cảnh nhà đẻ, không kinh doanh gì , không biết gia’ nên bán rẻ ( giá thị trường 8tr họ đăng bán 3,5tr)
Địa chỉ xa nên phải ship, yêu cầu cọc 1tr rồi sẽ gửi chó mèo ra xe. Yên tâm, chuyển khoản xong mất hút con mẹ hàng lươn.
19. Bọn bán tiền giả, nhận tiền cọc (lừa không biết kiện ai vì bản thân vi phạm Pháp luật)
20. Xin tài trợ giúp đỡ ảo: bọn này thường đăng những hình ảnh có sẵn trên mạng rồi tự nhận có người thân bị ốm yếu hoặc chó mèo bị bại liệt sắp chết hoặc cần cứu chữa.Một số tiền không quá lớn (5-10tr) nhưng nghèo quá không đủ chữa.
Cầu xin cộng đồng mạng giúp đỡ mỗi người chỉ cần vài chục hoặc vài trăm ngàn và đăng số tài khoản lên.
Search cái thấy đăng chục nhóm, 1 cái ảnh dùng đi dùng lại vài năm đi xin tiền.
21. Bọn tặng quà tri ân. Gọi điện thoại nhân ngày abcxyz Tặng dây lưng, kính mắt, nước hoa hàng hiệu… trị giá 1tr- 2tr.
Chỉ cần trả phí ship 120- 199k. Nhận hàng fake lòi luôn check net chắc chỉ 20k/ cái.
22. Lừa đảo trúng thưởng https://vn-z.vn/threads/nhom-lua-dao-nhan-tin-trung-thuong-bang-facebook-bi-bat.17065/
Hình thức này có nhiều cách lừa đảo: Như trên là một dạng lừa đảo bằng tin nhắn trúng thưởng qua facebook . Bọn chúng yêu cầu con mồi gửi phí làm hồ sơ nhận thưởng .
Một kiểu lừa đảo nữa là lấy thông tin gọi thông báo trúng thưởng , gửi quà về yêu cầu thanh toán phí nhận quà .v.v.v. trong khi nhận được hàng giả hoặc không có giá trị
23. Giả làm công an, hoặc chính quyền dọa nạt, yêu cầu chuyển tiền... ..v.v.thậm chí tinh vi chúng còn giả mạo làm tổng đài cskh https://vn-z.vn/threads/canh-giac-v...mao-lenh-bat-tam-giam-mot-cach-tinh-vi.16376/
24. Cảnh giác lừa đảo hack tài khoản ngân hàng https://vn-z.vn/threads/canh-giac-voi-thu-doan-hack-tai-khoan-ngan-hang-trong-chop-mat.27581/
25. Cảnh giác lừa đảo qua Western Union https://vn-z.vn/threads/canh-giac-lua-dao-qua-western-union.22582/
26. Giả làm Việt kiều mua hàng và lừa gửi tiền https://vn-z.vn/threads/canh-giac-h...uoi-nuoc-ngoai-khi-kinh-doanh-qua-mang.24776/
27. Cảnh giác khi mua hàng online https://vn-z.vn/threads/canh-bao-ch...an-duoc-sua-rua-mat-chu-y-gap-shop-scam.27678
28 . Cảnh giác giả danh ứng dụng điện thoại (App) mang tên “Bộ Công an”
NGƯỜI DÂN CẢNH GIÁC
---
Từ tháng 10/2020 trở lại đây, qua công tác bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lực lượng Công an phát hiện một phần mềm gián điệp, được các đối tượng sử dụng nhằm lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người dùng điện thoại hệ điều hành Android.
Theo đó, phần mềm gián điệp này được các đối tượng ngụy tạo, giả danh ứng dụng điện thoại (App) mang tên “Bộ Công an”. Đây là thủ đoạn sử dụng phần mềm gián điệp để lừa đảo, trộm cắp tài sản, chiếm đoạt tài sản đặc biệt nguy hiểm. Nếu người dùng cài đặt ứng dụng này trên điện thoại sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại.
Thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là: Các đối tượng sử dụng công nghệ VOIP tạo lập các số điện thoại ảo, giả mạo số điện thoại công khai của cơ quan thực thi pháp luật (chỉ khác ở đầu số như +0096, +884), để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị điều tra vì có liên quan đến một vụ án, chuyên án, nếu không hợp tác sẽ bị bắt giữ, khởi tố. Đồng thời yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Chúng làm giả các lệnh bắt, khởi tố, giấy triệu tập của cơ quan Công an để đe dọa, sau đó yêu cầu nạn nhân thay đổi điện thoại đang dùng sang sử dụng điện thoại hệ điều hành Android.
Sau đó, lấy lý do “nhằm bảo mật thông tin tài khoản, bảo vệ các nạn nhân bởi các đối tượng lừa đảo”, các đối tượng yêu cầu nạn nhân tải và cài đặt ứng dụng mạo danh phần mềm do Bộ Công an cung cấp có hình ảnh hiển thị là Công an hiệu và mang tên “Bộ Công an”.
Sau khi nạn nhân cài đặt App mang tên “Bộ Công an” nói trên, theo hướng dẫn của các đối tượng, nạn nhân sẽ phải điền thêm các trường thông tin hiển thị trên App giả mạo này như: tên đăng nhập, mật khẩu, tài khoản ngân hàng, họ tên, số chứng minh nhân dân (căn cước công dân)... Các thông tin này sẽ được chuyển về máy chủ do các đối tượng quản lý.
Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được phần mềm gián điệp kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng còn có thể điều khiển điện thoại di động của người dùng từ xa như: soạn, gửi tin nhắn SMS; mở khóa thiết bị di động; bật tắt mạng internet, truy cập wifi; đọc, ghi danh bạ; đọc, ghi lịch sử cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi mà chủ điện thoại không hề hay biết.
Điển hình đã có vụ việc, các đối tượng âm thầm theo dõi nội dung tin nhắn, tự thực hiện khôi phục mật khẩu tài khoản, tự đăng ký các dịch vụ Internet Banking, Smart Banking, thay đổi hạn mức giao dịch của tài khoản, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại ra nước ngoài. Các tin nhắn chứa mã OTP, các cuộc điện thoại xác nhận của nhân viên ngân hàng đều bị phần mềm gián điệp chuyển trực tiếp cho các đối tượng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc cấc đối tượng rút tiền của chủ thẻ mà nạn nhân không nhận ra.
Qua điều tra, lực lượng Công an phát hiện đã có hàng chục bị hại tại các tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Huế, Tuyên Quang, Nghệ An, An Giang, Đắk Lắk... bị các đối tượng trộm cắp, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.
Bộ Công an khuyến cáo đến người dân về thủ đoạn nguy hiểm nói trên của các đối tượng; đây là hoạt động mạo danh “Bộ Công an” để nhằm mục đích lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người dùng phần mềm điện thoại Android.
Bộ Công an khẳng định, hiện nay, Bộ Công an chưa xây dựng và triển khai hệ thống App trên ứng dụng điện thoại thông minh. Trang thông tin chính thức của Bộ Công an là Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an chỉ sử dụng 2 tên miền chính thức là: mps.gov.vn và bocongan.gov.vn, mọi tên miền khác nhân danh Bộ Công an đều là giả mạo.
Đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo mới của tội phạm mạng; tuyệt đối không truy cập các trang tin không chính thống; không cài đặt các phần mềm, ứng dụng từ các nguồn không chính thống. Không cung cấp thông tin nhân thân, tài khoản ngân hàng, tài khoản thư điện tử, mạng xã hội của mình cho bất kỳ ai qua điện thoại, mạng xã hội và các kênh trực tuyến khác nếu chưa xác minh chính xác thông tin người nhận.
Nếu người dùng điện thoại hệ điều hành Android đã cài đặt App giả mạo “Bộ Công an” nêu trên, cần nhanh chóng kiểm tra, thông báo ngay cho ngân hàng qua tổng đài hỗ trợ 24/7 và trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, xử lý.
Thời gian tới, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an các đơn vị, địa phương sẽ mở rộng điều tra các hành vi giả mạo hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức để tán phát mã độc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhằm xử lý nghiêm minh các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Nguồn:
Thông tin Chính phủ
.
29 . CẢNH BÁO HÌNH THỨC THỨC LỪA ĐẢO MỚI “TẢI APP NHẬN TIỀN HOẶC SHARE ẢNH NHẬN QUÀ ĐỂ LỪA LẤY TIỀN CỦA NẠN NHÂN THÔNG QUA VÍ ĐIỆN TỬ"
Gần đây nhiều người dùng Facebook phản ánh rằng, họ bị trừ hết sạch tiền trong tài khoản MoMo. Cụ thể đó là các kẻ lừa đảo lợi dụng lòng tham để đánh vào thị hiếu của nạn nhân rằng là:
Bọn chúng sẽ bảo nạn nhân chia sẻ “Một bức hình nhận tiền trúng thưởng nào đó” --- “Hoặc chia sẽ những cách kiếm tiền online qua app” sẽ được 20k. Sau khi làm xong chúng sẽ bảo nạn nhân chụp ảnh lại cho họ xác nhận. Sau khi xác nhận xong họ sẽ chuyển tiền cho nạn nhân ngay. Nhưng đó là mồi nhử sau khi bạn nhận được tiền. Kẻ xấu sẽ kêu bạn tiếp tục tải thêm ứng dụng điện thoại (app) làm một số nhiệm vụ đơn giản để nhận thêm 50k.
Nhưng đằng sau cái ứng dụng điện thoại (app) của kẻ xấu đó có chứa mã độc - nó có gắn những phương thức thanh toán tự động ẩn đằng sau những điều khoản dài dòng (hoặc không có điều khoản) mà các bạn không hề để ý tới. Sau khi tải ứng dụng điện thoại (app) về nó sẽ bắt bạn liên kết với MoMo để khi làm xong nhiệm vụ sẽ được cộng tiền tự động vào Momo.
Nhưng sau khi tải ứng dụng điện thoại (app) của kẻ xấu về bạn không để ý tới nó hoặc chưa kịp xóa nó đã trừ tiền sạch sẽ trong tài khoản MoMo đã liên kết.
Ngoài những cách lừa đảo như thế này các Hacker còn mạo danh tổng đài gọi về các số điện thoại MoMo đã thanh toán lần đầu để truy cập vào MoMo và sau đó hậu quả như thế nào mọi người cũng đã hiểu rõ.
1/ Không tin tưởng những lời dụ dỗ của kẻ xấu, như đánh vào lòng tham, sự sợ hãi…Không có gì là hoàn toàn miễn phí (free) cả. Tất cả những hình thức lừa đảo, thả mã độc hay virus hiện nay đều đánh vào tâm lý của con người nhé các bạn.Để phòng tránh điều này mọi người lưu ý :
2/ Không tải và cài đặt những ứng dụng lạ, không có nguồn gốc. Chỉ nên tải những ứng dụng điện thoại (app) trên Apple App Store và Google Play Store.
3/ Luôn cập nhật phần mềm và hệ điều hành của điện thoại.
4/ Đặt mật khẩu dài và khó đoán. Nên xài thêm trình quản lý mật khẩu, chẳng hạn như DashLane hay LastPass.
5/ Đặt bảo mật hai bước (2 steps) qua ứng dụng như Google Authenticator - cho những ứng dụng điện thoại (app), mạng xã hội hay hệ thống online nào mà bạn đang sử dụng.
30. Nhận thưởng theo tin báo Zalo, Facebook: Bay tiền trong tài khoản ngân hàng
Lừa đảo ăn cắp tài khoản ngân hàng qua Zalo, Facebook bùng nổ
Thủ đoạn phổ biến hiện nay là kẻ gian gửi tin nhắn SMS, tin nhắn Zalo, tin nhắn Facebook…có thông báo trúng thưởng, lấy tên chương trình trùng với các chương trình của ngân hàng kèm theo một đường link yêu cầu khách hàng truy cập, đăng nhập để “lĩnh thưởng”.
Đại diện Agribank cho biết: "Gần đây xảy ra các vụ lừa đảo thông qua các website, trang điện tử giả mạo lợi dụng uy tín, thương hiệu của Agribank để chiếm đoạt thông tin về tài khoản cá nhân tại ngân hàng, ứng dụng ngân hàng điện tử, mã OTP xác nhận giao dịch…
Kẻ gian gửi thông báo trúng thưởng giả mạo ngân hàng Agribank
Thủ đoạn này tinh vi ở chỗ, các website được kẻ gian gửi tới cho khách hàng có giao diện gần giống với website, ứng dụng Agribank E-Mobile, Internet banking chính thức của các Agribank, khiến người dùng rất khó phân biệt".
Trước đó, ngân hàng PVcomBank cũng lên tiếng cảnh báo về việc một số đối tượng xấu, mạo danh nhân viên ngân hàng để gọi điện thoại, nhắn tin, gửi email lừa đảo thu phí mở thẻ tín dụng giả nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Các đối tượng mập mờ trong việc sử dụng tên đơn vị tài chính như: Ngân hàng Đại chúng, Tập đoàn Cổ phần ECredit Đại chúng…, gây hiểu lầm, khiến khách hàng nghĩ đó là PVcomBank.
Các đối tượng dùng website, thư điện tử gắn với tên thương hiệu Ngân hàng Đại chúng Bank, gọi điện thoại, gửi tin nhắn, email tự xưng là cán bộ kinh doanh của ngân hàng để chào mời khách hàng vay gói tín dụng.
Thẻ tín dụng giả mạo sử dụng mập mờ tên Ngân hàng Đại chúng Bank, dễ gây nhầm lẫn với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank). Ảnh PVcomBank cung cấp
Sau đó, khách hàng nhận 1 tấm thẻ nhựa qua đường bưu điện và bị yêu cầu phải nộp tiền bảo hiểm thẻ là 1.650.000 VND.
Điều đáng nói, sau khi chuyển tiền, khách hàng không thể liên hệ với số điện thoại đã gọi mời vay tín dụng, cũng không thể sử dụng chiếc thẻ giả này để rút tiền tại các điểm giao dịch của PVcomBank.
Cảnh báo từ ngân hàng
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tổn thất, rủi ro có thể xảy ra, Agribank lưu ý khách hàng không nhập mật khẩu đăng nhập, mã OTP trên các trang mạng không rõ nguồn gốc, hoặc đường link không rõ nguồn gốc; không cung cấp thông tin bảo mậtnhư tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập, mã OTP và nội dung các tin nhắn thông báo từ ngân hàng cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng, hoặc yêu cầu từ email, SMS, mạng xã hội…
Đại diện Agribank cho biết ngân hàng không bao giờ gửi đường link, tin nhắn bằng bất kỳ hình thức nào hoặc liên hệ khách hàng để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đăng nhập dịch vụ, mã xác thực giao dịch, hoặc bất kỳ thông tin cá nhân của khách hàng dưới mọi hình thức.
Vì vậy, các yêu cầu cung cấp thông tin như trên (nếu có) đều là giả mạo.
Để bảo mật thông tin và tài sản cá nhân, các ngân hàng thương mại đề nghị khách hàng của mình tuyệt đối không đăng nhập dịch vụ ngân hàng từ các website lạ; thường xuyên thay đổi mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng trực tuyến; đồng thời khuyến khích khách hàng nên thực hiện giao dịch điện tử trên các website mua bán hàng hóa chính thức, có độ bảo mật cao.
https://laodong.vn/kinh-te/nhan-thu...bay-tien-trong-tai-khoan-ngan-hang-859981.ldo Hương Nguyễn
31. Lừa đảo trực tuyến thời COVID-19
Tại diễn đàn Vn-Zoom mình tìm thấy các bài viết hướng dẫn phòng tránh rất cơ bản , các bạn chú ý nhécó bốn nhóm lừa đảo có thể phân loại số tiền bị lừa như sau: nhóm 1 từ 50-70 triệu, nhóm 2 bị lừa 500tr đến 1 tỷ, nhóm 3 bị lừa 5 tỷ đến 11 tỷ, nhóm 4 bị lừa 500.000 USD đến hàng triệu USD. Tương ứng với mỗi nhóm lừa đảo sẽ có các loại đối tượng đi kèm và cách thức thủ đoạn riêng biệt.
Nhóm 1: Lừa đảo 50-70 triệu
Chủ yếu là số tiền sẵn có trong tài khoản của cá nhân, nhóm đối tượng lừa đảo thường là người Việt, nhắm đến những người bán hàng trực tuyến không chuyên trên các trang mạng xã hội facebook, zalo. Khi đăng quảng cáo bán một món hàng thường có giá trị một vài triệu đồng. Nhóm đối tượng này thường tương tác với khách hàng và đặt mua hàng với lý do đang sinh sống ở nước ngoài muốn mua hàng làm quà tặng cho người thân trong nước nên chúng sẽ dùng dịch vụ chuyển tiền quốc tế như Western Union, Money Gram.
Sau khi hỏi được thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng thanh toán, số tiền cần phải thanh toán, chúng báo người bán muốn nhận tiền phải truy cập vào đường dẫn chúng lập sẵn giả mạo trang nhận tiền của ngân hàng có mục nhập mã số nhận tiền cấp cho người bán. Người bán hàng nhập vào mã số thì trang web chuyển sang cửa số mới yêu cầu nhập tên truy cập và mật khẩu ngân hàng để thực hiện bước tiếp theo nhập mã OTP để hoàn thành thủ tục nhận tiền.
Liền trước bước này, nhóm lừa đảo đã có tên truy cập và mật khẩu tạo ra một giao dịch một lệnh chuyển khoản tương ứng nên mã OTP chuyển khoản gửi về số điện thoại của người bán hàng, người bán hàng không nghi ngờ gì nhập mã OTP vào giao diện tiếp theo thì nhóm đối tượng đã có OTP cho chuyển khoản lần 1. Người bán hàng không nhận được tiền, nghĩ mình nhập sai OTP, nhóm lừa đảo đã kịp tạo một giao dịch chuyển khoản mới nếu người bán hàng tiếp tục nhập mã OTP thì bị mất thêm tiền. Vòng lặp tiếp diễn cho đến khi số dư tiền trong tài khoản hết hoặc người bán hàng kịp nhận ra bị lừa đã bị nhóm lừa đảo chuyển tiền trên hai ba lần trở lên.
Do hạn mức chuyển tiền mỗi giao dịch chỉ 50 triệu đồng, số dư tài khoản của người bán cũng ở mức đó nên số tiền nhóm đối tượng chiếm đoạt thường khoản từ 50-70 triệu đồng. Để rửa tiền chúng mua lại tài khoản ngân hàng của người khác, sử dụng CMND, CCCD của người khác dán ảnh của cá nhân mình ra ngân hàng làm các thủ tục mở tài khoản thẻ. Để rút tiền mặt, bọn chúng sẽ thuê lại các đối tượng khác ra ATM rút tiền với số chiết khấu lên 20-30% trên tổng số tiền mà chúng chiếm đoạt được.
Một vụ lừa đảo mua hàng trực tuyến, giả trang web ngân hàng.
Nhóm 2: Lừa đảo từ 500 triệu - 1 tỷ
Nhóm đối tượng lừa đảo chủ yếu là người Nigeria, được chia thành 3 nhóm nhỏ: Một ở Việt Nam để liên hệ với người Việt Nam nhờ mở thẻ Visa, Master thanh toán quốc tế của các ngân hàng trong nước, hỗ trợ gọi điện khi cần thiết chuyển cho nhóm hai ở Campuchia sẵn sàng rút tiền khi thẻ có số dư; nhóm thứ 3 ở tại Thái Lan đóng vai trò chính lập các facebook giả mạo lính Mỹ ở Afghanistan hoặc chiến đấu ở nước ngoài.
Nhóm 3 này sử dụng facebook kết bạn với rất nhiều người khác giới Việt Nam. Chúng nhắn tin trao đổi làm quen kết bạn. Thường tâm sự xa nhà thiếu thốn tình cảm cần có người bạn làm quen. Chúng rất am hiểu tâm lý đối tượng sau một thời gian dài nói chuyện, có khi là hàng năm chúng bắt đầu mở lời tình cảm muốn sang Việt Nam sinh sống.
Quá trình làm việc ở nước ngoài, chúng kiếm được một lượng tiền mặt, vật chất có giá trị khoảng 500.000 USD đến 1 triệu USD nhưng theo quy định quân đội Mỹ không được mang theo tài sản khi về nước chúng muốn gửi sang Việt Nam để sau đấy chúng sẽ sang thăm đối tượng và nhận lại quà. Kịch bản lúc đầu chúng đưa ra rất bình thường, khi nắm được tình cảm đối tượng, việc nhờ giúp đỡ này không gây nghi ngờ. Chúng sẽ gửi hình ảnh gói quà, địa chỉ nhận và ngày gửi cho mục tiêu.
Sau đấy một vài ngày sẽ có người Việt Nam gọi điện cho người nhận bảo là người chuyển phát nhanh có nhận được một bưu phẩm có thông tin của người nhận yêu cầu người nhận xác nhận có phải là món quà của mình hay không, sau khi người nhận xác thực thì báo là bên nhân viên hải quan Việt Nam có yêu cầu đóng phí 10-15 triệu tiền phí Hải quan. Người nhận dễ dàng chuyển tiền đóng phí. Nhưng chúng lại đưa ra các kịch bản tiếp theo trong túi quà có tiền mặt, cần số tiền đóng tiếp theo tăng dần.
Tâm lý của người nhận quà sau khi mất một số tiền nhỏ lúc đầu thì hơi lơ mơ nghi hoặc nhưng rơi vào một trạng thái tâm lý bất ổn rất dễ dẫn dụ. Tâm lý đấy cảm thấy sắp mất tiền nếu không đóng khoản phí khác nên sẽ làm theo các yêu cầu kịch bản các đối tượng đưa ra đến khi thức tỉnh thì số tiền bị lừa lên đến 500-700tr, hết số tiền mặt của mình còn vay mượn của người khác, thậm chí là vay lãi nóng.
Nhóm đối tượng đóng vai lừa đảo tiếp tục lừa phỉnh nạn nhân tiếp tục đóng phí cố gắng để nhận được quà nếu nhận được chúng sẽ bù trừ chi phí. Nạn nhân sẽ bị sốc tâm lý rất nặng vì mất tiền, bị chồng vợ nghi ngờ tình cảm, sợ bị xã hội phản ánh.
Nhóm 3: Lừa đảo 5-11 tỷ
Nhóm lừa đảo VOIP chủ yếu là người Đài Loan, Trung Quốc liên kết một số đối tượng người cùng quốc tịch với mục tiêu. Chúng hoạt động ở nước thứ ba. Để lừa người Việt Nam chúng có thể hoạt động tại Malaysia, để lừa người Đài Loan, Trung Quốc chúng hoạt động tại Việt Nam, chúng lập một hệ thống viễn thông riêng gọi VOIP, bằng các thức nào đấy chúng có được số điện thoại, một số thông tin cá nhân của mục tiêu.
Chúng phân vai là người bưu điện gọi điện hỏi nạn nhân là có bưu phẩm yêu cầu nạn nhân cung cấp số chứng minh nhân dân để chúng kiểm tra xác thực vì sợ có nhiều người cùng tên. Nạn nhân thường là những người dễ tin cung cấp số CMND, CCCD chúng sẽ đưa ra kịch bản là trong bưu phẩm có hàng hóa nghi ngờ nên phải gặp cán bộ điều tra Công an để giải trình và chúng cho nối máy.
Khi gặp người phân vai cán bộ điều tra sẽ bảo hiện đang điều tra liên quan đến một đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền lớn. Hiện đã có lệnh bắt của cơ quan điều tra có phê chuẩn của Viện Kiểm sát. Chúng sẵn sang gửi ảnh chụp quyết định khởi tố bị can cho nạn nhân xem. Nhưng chúng lấy lý do vì vụ án đang điều tra xác minh, yêu cầu nạn nhân phải chứng minh mình không vi phạm bằng cách chuyển tiền vào một tài khoản tạm giữ nếu quá trình điều tra chứng minh không có tội thì sẽ chuyển trả lại cho nạn nhân. Nếu nạn nhân không chứng minh bằng chuyển tiền bảo lãnh thì đối tượng dọa cơ quan Công an điều tra sẽ cho công bố, tống đạt quyết định khởi tố bị can sẽ ảnh hưởng tới uy tính, danh dự của cá nhân, gia đình của người đó.
Kết quả, nạn nhân bị sức ép tâm lý ra ngân hàng mang theo tiền mặt, rút sổ tiết kiệm hoặc số dư để chuyển tiền bảo lãnh vào tài khoản của chúng. Chúng uy hiếp nạn nhân phải giữ im lặng không được báo cho người nhà nạn nhân biết. Để rửa tiền, chúng thường sử dụng tài khoản nhận là của các dịch vụ chuyển tiền ở Việt Nam về Đài Loan, Trung Quốc.
Nhóm 4: Lừa đảo 500.000 đến hàng triệu USD
Nhóm đối tượng chủ yếu là người châu Phi bằng cách nào đấy chúng biết được email trao đổi giữa các đối tác A,B đang trao đổi thông tin giao dịch hợp đồng mua bán hàng hóa. Chúng trung gian ở giữa các cuộc trao đổi bằng cách khi nói chuyện với A chúng là B tự nhận mình là B, khi nói chuyện với B chúng là A tự nhận mình là A cuối cùng, trao đổi giữa A,B thành cuộc trao đổi A,B và A,B.
Để mạo nhận thành công, chúng sửa địa chỉ email của A,B rất tinh vi bằng cách thêm một số ký tự lặp lại hoặc đánh tráo ký tự (ký tự i, j thường sử dụng nhất). Bản chất A,B là cùng 1 nhóm đối tượng nên nắm bắt được hết các thông tin trao đổi qua lại hai bên, đến khi hai bên thống nhất ký kết hợp đồng và chuyển khoản tiền thanh toán.
Nếu A mua hàng hóa của B và B phải thanh toán tiền cho A thay vì chuyển tiền vào tài khoản cho A chúng đã chỉnh sửa số tài khoản nhận tiền. Chúng không thể nhận tiền vào tài khoản của nhóm mình nên chúng đã chủ động có một bộ phận công ty về xuất nhập khẩu nhận mua hàng hóa của bên thứ ba sử dụng tiền lừa đảo để thanh toán.
Các hình thức lừa đảo ở trên điều được xếp là loại hình lừa đảo xã hội sử dụng không gian mạng tương tác giữa nhóm đối tượng và nạn nhân. Ba nhóm đầu nạn nhân là các cá nhân, nhóm thứ 4 nạn nhân là các tổ chức doanh nghiệp Việt Nam.
Quá trình phân tích các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng của các nhóm đối tượng rất tinh vi và rất khó khăn trong việc điều tra khám phá các vụ án. Để phân tích các khó khăn vướng mắc trong điều tra cần phải một bài chuyên luận khác.
Quá trình lừa đảo các nhóm đối tượng nắm bắt tâm lý bị hại rất tốt, Thủ đoạn lừa đảo của các nhóm đối tượng sẽ thay đổi theo các kịch bản rất khác nhau. Qua bài viết này, như đã nêu ở trên, số lượng bạn đọc trực tuyến nắm được thông tin thủ đoạn lừa đảo này rất nhiều nhưng vẫn luôn có một “vùng xám” mà báo chí, hệ thống thông tin không phủ đến được, tôi xin phép được gọi là “vùng xám thông tin”.
Để đề ra một giải pháp hiệu quả nhất, cơ quan chức năng cần xem xét, phối hợp Bộ Thông tin truyền thông có bản thông báo ngắn gọn khi người dân nghe, gọi các cuộc điện thoại sẽ có cảnh báo: “Người dân hãy cảnh giác bị lừa đảo khi nghe điện thoại từ số lạ tự nhận là cơ quan thực thi công quyền đang điều tra vụ án, đảm bảo an toàn khi giao dịch trực tuyến trên không gian mạng, không cung cấp mã OTP cho giao dịch mình không thực hiện”. Thời lượng phát cảnh báo trong thời gian nhất định.
Nguyễn Sỹ Quang
"Điểm mặt" và cách phòng 4 kiểu lừa đảo trực tuyến thời COVID-19
"Điểm mặt" và cách phòng 4 kiểu lừa đảo trực tuyến thời COVID-19cand.com.vn
Hướng dẫn - 10 gạch đầu dòng bạn cần làm để An toàn và bảo vệ An ninh internet
Với sự phát triển ồ ạt của Internet, kèm theo sự gia tăng là mặt xấu của nó. Rất rất nhiều chiêu trò lừa đảo, tổn hại đến người dùng internet. Một nghiên cứu cho thấy 91% người dùng internet không nhận thấy các nguy cơ trong thế giới online và lo lắng không biết làm thế nào để được an toàn khi...
vn-z.vn
Hướng dẫn - Những cách phổ biến nhất mà Hacker dùng để hack tài khoản Facebook của bạn - Cách phòng tránh
Vấn đề bảo mật , an toàn thông tin trên mạng internet luôn luôn là vấn đề nóng được nhiều người quan tâm. Để bảo vệ tài khoản của mình trên internet bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản như: 10 gạch đầu dòng cơ bản nhất giúp bạn an toàn trên internet. Facebook là mạng xã hội lớn...
vn-z.vn