Tại sao người châu Á thường giỏi Toán?

Business
Có một sự khác biệt lớn trong cách gọi những con số theo ngôn ngữ của các nước ở phương Tây và châu Á.

tong-hop-21-hinh-nen-powerpoint-ve-chu-de-toan-hoc-1489912051-12.jpg

LÝ DO THỨ NHẤT: VĂN HÓA NHÓM
Trong tiếng Anh, chúng tôi nói fourteen (mười bốn), sixteen (mười sáu), seventeen (mười bảy), eighteen (mười tám) và nineteen (mười chín). Vì vậy người ta có thể mong đợi chúng tôi cũng sẽ nói oneteen, twoteen, threeteen, và fiveteen. Nhưng chúng tôi không nói như vậy. Chúng tôi sử dụng một hình thức khác: eleven (mười một), twelve (mười hai), thirteen (mười ba) và fifteen (mười lăm). Tương tự như vậy, chúng tôi có forty và sixty (bốn mươi và sáu mươi), nghe giống như những từ mà chúng liên quan đến (bốn và sáu).

Nhưng chúng tôi cũng nói twenty, thirty và fifty (hai mươi, ba mươi và năm mươi) nghe như hai, ba và năm; nhưng thực sự không phải vậy. Đối với các số từ hai mươi trở lên, chúng tôi thêm từ "mươi" (decade) vào giữa chữ số hàng chục và hàng đơn vị (twenty-one: hai mươi mốt, twenty-two: hai mươi hai). Trong khi đó, với các từ kết thúc bằng đuôi –teen, chúng tôi lại làm theo cách khác (fourteen: mười bốn, seventeen: mười bảy, eighteen: mười tám).

Hệ thống đếm các chữ số trong tiếng Anh là hệ thống bất quy tắc. Không giống như ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Họ có một hệ thống đếm các con số rất logic. Mười một là mười một (eleven là ten-one). Mười hai là mười hai (twelve là ten-two). Hai mươi bốn là hai mươi bốn (twenty-four là two-tens-four) và cứ như thế.

Sự khác biệt này có nghĩa là trẻ em châu Á học đếm nhanh hơn nhiều so với trẻ em Mỹ. Trung bình một đứa trẻ Trung Quốc bốn tuổi có thể đếm đến bốn mươi. Nhưng ở cùng độ tuổi đó, đứa trẻ người Mỹ chỉ có thể đếm đến mười lăm. Và hầu hết bọn trẻ không đếm được đến bốn mươi cho đến khi chúng năm tuổi. Đến lúc năm tuổi, nói cách khác, trẻ em Mỹ đã chậm hơn một năm so với các bạn người châu Á về các kỹ năng toán học cơ bản nhất.

VÍ DỤ
Yêu cầu một đứa trẻ bảy tuổi nói tiếng Anh tính nhẩm ba mươi bảy (thirty-seven) cộng hai mươi hai (twenty-two), thì nó phải chuyển đổi các con chữ thành con số (37+22). Sau đó nó mới có thể làm toán: 2 cộng 7 là 9 và 30 cộng 20 là 50, rồi cho ra kết quả là 59.

Yêu cầu một đứa trẻ châu Á cộng ba mươi bảy (three-tens-seven) với hai mươi hai (two-tens-two) thì sự tương đương giữa từ ngữ và cách gọi con số được thể hiện ngay khi nói. Vì vậy nó không mất công đoạn dịch từ chữ ra số mà có thể tính luôn ra kết quả: năm mươi chín (five-tens-nine).

Hệ thống đếm các chữ số ở châu Á rất rõ ràng, điều đó khiến thái độ đối với môn Toán trở nên khác biệt.

LÝ DO THỨ 2: NỀN NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC
Đã bao giờ các bạn tự hỏi, 5 quốc gia này có điểm gì chung?
Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc (Đài Loan), Hồng Kông và Nhật Bản.
Câu trả lời tất cả các nền văn hóa của những quốc gia này được hình thành bởi truyền thống nông nghiệp lúa nước lâu đời. Đó là những nơi mà hàng trăm năm qua, những người nông dân không một xu dính túi, làm việc quần quật trên những cánh đồng lúa từ sáng tới đêm, từ ngày này qua ngày khác, nói với nhau rằng "Phải chăm chỉ làm việc thì mới có thể thành công, có thể đổi đời”.
“Người lười, đất không lười”.

LÝ DO THỨ 3: SỐ NGÀY ĐI HỌC NHIỀU HƠN
Ở hầu hết các nước châu Á, học sinh phải đến trường học 243 ngày một năm. Bạn sẽ có thời gian để học mọi thứ cần phải học.
Trong khi đó ở Mỹ, kỳ nghỉ hè kéo dài 2,5 - 3 tháng; còn các nước châu Á thì không có kỳ nghỉ nào quá một tháng cả. Mỹ hay các nước khác đều không có vấn đề gì về trường học. Họ chỉ có vấn đề duy nhất là thời gian nghỉ hè.

LÝ DO THỨ 4: GIỜ HỌC NHIỀU HƠN
Ở một số nước châu Á, thời gian học ở trường thường bắt đầu từ 7h25 sáng đến 5 giờ chiều. Sau khi tan học, bọn trẻ phải ở lại làm bài tập. Có những đứa trẻ ở trường từ 7h25 sáng đến 7 giờ tối.
Trẻ em châu Á đang dành thời gian học tập từ 50-60% so với học sinh tại các trường công truyền thống ở những nơi khác trên thế giới.
Và tất cả chỉ vì một điều đơn giản mà họ nói với nhau "Phải chăm chỉ làm việc thì mới có thể thành công, có thể đổi đời”.

Nguồn: Outliers của Malcolm gladwell
A: Garvit Chawla, Tài năng + Lòng hảo tâm = 50% Iron Man, Kỹ sư, Người đam mê khởi nghiệp
Link gốc: https://www.quora.com/Why-are-Asians-good-at-math
#asians #math
 
Trả lời

dungltcd

Lạt Ma
Nói người Châu Á giỏi Toán là ko đúng đâu, thực ra dân châu Á chỉ giỏi Toán lúc nhỏ cho đến giai đoạn phổ thông thôi do thời gian học nhiều và được dạy sớm.
Ko tin bạn thử thống kê xem có bao nhiêu nhà toán học, cũng như công trình Toán học nổi tiếng TG của người châu Á và phương Tây là sẽ ra ngay.
Bọn Tây lông khoa học cơ bản của nó lúc nào cũng dẫn đầu, Toán cũng ko ngoại lệ.
 

VoDanhPhD

Rìu Chiến
LÝ DO THỨ 4: GIỜ HỌC NHIỀU HƠN
Ở một số nước châu Á, thời gian học ở trường thường bắt đầu từ 7h25 sáng đến 5 giờ chiều. Sau khi tan học, bọn trẻ phải ở lại làm bài tập. Có những đứa trẻ ở trường từ 7h25 sáng đến 7 giờ tối.
Trẻ em châu Á đang dành thời gian học tập từ 50-60% so với học sinh tại các trường công truyền thống ở những nơi khác trên thế giới.
Và tất cả chỉ vì một điều đơn giản mà họ nói với nhau "Phải chăm chỉ làm việc thì mới có thể thành công, có thể đổi đời”.
Ở Nhật - Trung - Hàn :
có thể đến sớm trước từ 7-8h sáng để Trực nhật, dọn dẹp ...vvv!
thường từ 9h -15h là học chính trên lớp !
15h - 18h sinh hoạt CLB !
18h-24h-2h sáng : tự học ở nhà và đến các Trung tâm học thêm các kiểu !
.
- Má, nghĩ kiểu nó học và thi mà phát sợ !

Trung QuốcGaokao

5cf721b0a3105191900c56c6.jpeg
Hàn QuốcSuneung

1*dfrBnwO3mIEoPkdGhh8vBA.png
Nhật Bản
fullsizerender-1.jpg

Ở Việt Nam: "Tùy thuộc vào ý chí người cộng điểm ! Đi thi không có áp lực, chỉ cần đem theo bút - làm được thì làm, không làm được thì thôi - biết đâu thành Thủ khoa trong sự ngỡ ngàng của chính mình và mọi người !"

{EMO_022}{EMO_022}{EMO_022}{EMO_022}{EMO_022}
QHKNRaT.jpg
 

minato20119

Búa Gỗ
Ở Nhật - Trung - Hàn :
có thể đến sớm trước từ 7-8h sáng để Trực nhật, dọn dẹp ...vvv!
thường từ 9h -15h là học chính trên lớp !
15h - 18h sinh hoạt CLB !
18h-24h-2h sáng : tự học ở nhà và đến các Trung tâm học thêm các kiểu !
.
- Má, nghĩ kiểu nó học và thi mà phát sợ !

Trung QuốcGaokao
Hàn QuốcSuneung
Nhật Bản

Ở Việt Nam: "Tùy thuộc vào ý chí người cộng điểm ! Đi thi không có áp lực, chỉ cần đem theo bút - làm được thì làm, không làm được thì thôi - biết đâu thành Thủ khoa trong sự ngỡ ngàng của chính mình và mọi người !"
1+1 = 10 là chắc r :v
 

domanhhp

Búa Gỗ Đôi
Nói người Châu Á giỏi Toán là ko đúng đâu, thực ra dân châu Á chỉ giỏi Toán lúc nhỏ cho đến giai đoạn phổ thông thôi do thời gian học nhiều và được dạy sớm.
Ko tin bạn thử thống kê xem có bao nhiêu nhà toán học, cũng như công trình Toán học nổi tiếng TG của người châu Á và phương Tây là sẽ ra ngay.
Bọn Tây lông khoa học cơ bản của nó lúc nào cũng dẫn đầu, Toán cũng ko ngoại lệ.
đó là thành tựu của những người trc đây thôi , ý bài đăng nói là con cháu kế thừa và phát huy bây giờ chủ yếu là châu Á , các giải toán quốc tế hcv toàn vào trung quốc , nhật bản , vn rất nhiều . Trong khi đó Mỹ thì vị trí rất thấp nên đã có lần bộ trưởng bộ gd Mĩ phát biểu trc báo giới khi nhà báo hỏi gd như Mĩ liệu đang có vđ . Bộ trưởng nói nhìn vào thành tựu của Mĩ thì ko có vđ gì cả , chúng ta ko phải thay đổi gì cả . Vì kiến thức giúp phát triển XH nằm ở bậc ĐH chứ ở cấp phổ thông thì ko có gì giúp ích cho kinh tế xh . Vì vậy hs bên họ chỉ cần nắm rõ cơ bản bậc phổ thông , lên ĐH thích học ngành gì thì phát triển liên quan đến ngành đấy . Xu hướng giờ là còn bỏ học ĐH hay học nghề , hay làm ngôi sao nhg ko qua đào tạo trường lớp do có cơ hội thăng tiến sớm . Ncl ko nên đề cao quá các môn học phổ thông vì cuối cùng học ĐH xong ra trường làm đúng ngành hay ko và có cơ hội phát huy thì mới thể hiện khả năng của mình dc . Còn làm trái ngành thì coi như phí kiến thức , như vn ra đại đa số là làm trái ngành nên kinh tế ko phát triển dc do nhu cầu lđ thị trường cần thì ko có đủ sinh viên theo học , còn ngành ít người ngành nhàn thì theo học vô tội vạ , ra ko thất nghiệp cũng làm trái ngành .
 

cainslain

Búa Gỗ Đôi
Nói chung giáo dục của Mỹ có cái tốt cũng có cái hại. Họ không bắt ép học sinh học ở bậc phổ thông như bên vn, nên rất nhiều học sinh khi bước vô đại học sẽ bị hổng kiến thức rất là nặng nề. Kinh nghiệm từng đi dạy kèm trong đại học ở Mỹ. Không giống như ở Vietnam, kể cả việc không có bằng lớp 12, học sinh Mỹ vẫn có thể học đại học bình thường thông qua một kỳ thi GED (tương đối dễ). Với tư tưởng kể cả tôi không có bằng lớp 12 thì tôi vẫn có thể học đại học, có những người dành cả 7 - 8 năm chỉ để học 4 năm đại học như bao người khác và có những người còn học lâu hơn thế nữa, hoặc là không biết bao giời mới ra trường, có trường hợp bỏ luôn. Những học sinh ra trường và có công việc ổn định, có vị trí cao công ty, lương cao, vv. Theo tôi thấy đa phần là những người trú trọng vào bậc phổ thông, có thể những ví dụ của bản thân mình không thể phản ánh được nền giáo dục của Mỹ, nhưng mà những gì thằng mỹ nó nói chỉ là chuyện nó nói, còn hiện thực có phải như vậy hay không còn là chuyện khác.
 

meebo

Rìu Vàng Đôi
Về mặt toán học chúng ta đã thấy qua bài trên. Còn về tính sáng tạo thì sao :D rất mong tìm được 1 bài dịch hay như bài này
 

Swings Onlyone

Rìu Vàng Đôi
VIP User
hài hước là vậy, mình học căng hơn, khổ hơn.........nhưng công trình của mình chẳng có mấy cái.
lương lậu cũng không bằng người ta, tính sáng tạo cũng thua.
 

cainslain

Búa Gỗ Đôi
Mình thì mình thấy VN mình chỉ thua Mỹ ở chỗ là cơ hội, sự support chính phủ và xã hội, và theo đuổi đam mê. Nhiều khi niềm tin mù quáng vào một đam mê nào đó lại tạo ra đột phá. Thời còn học ở trường đại học Cộng Đồng, mình thấy có vài đứa muốn vào Berkeley University, một trường khá nổi tiếng ở California, Mỹ và một số trường đại học lớn khác, mà tụi nó thì học ôi thôi học be bét lắm, kiến thức căn bản thì không đủ, học một lớp toán Precalculus (không biết tiếng việt) mà rớt 3 lần. Hỏi muốn học ở đâu, thì kêu muốn vô toàn mấy trường đại học nổi tiếng. Tuy nhiên, có một số khác chấp nhận học lại từ đầu coi như là hầu như tất cả lớp vỡ lòng luôn, thế mà tụi nó học rồi transfer vô trường đại học nổi tiếng, rồi ra trường với bằng kỹ sư như ai, mà tụi này toàn vừa đi học vừa đi làm không nha, chứ không phải có bố mẹ nuôi đâu, nhưng được cái bằng 4 năm ở Mỹ được chính phủ chu cấp tiền học.
 

dammage

Rìu Chiến
nghĩ lại hồi xưa đi học tui thấy giáo dục VN đúng là thuần lý thuyết, cực ít thực hành, như môn vật lý, mỗi bài phần lý thuyết chỉ dạy 1 tiết thậm chí 30 phút, nhanh nhanh gấp gấp để chạy giáo án rồi sau đó cắm đầu giải bài tập, đọc đề, tìm từ khóa và số liệu, ráp công thức, lập phương trình rồi giải, bởi vậy mang tiếng là học vật lý nhưng thực chất chỉ là giải toán đố mà thôi, 1 trong những cái thể hiện rõ nhất tính kém thực tiễn chính là việc ra các "từ mẹo" trong đề bài để bẫy học sinh, tui nghe có người nói, ở nước ngoài học toán là học cách giải quyết vấn đề, ở VN, học toán là học cách giải bài tập

theo tui giáo dục phổ thông là giáo dục cơ bản cho mọi người trong xã hội, mà phổ thông thì phải cân bằng và hài hòa bởi vì mỗi người mỗi năng lực khác nhau, hồi đó mấy môn văn toán là hệ số 2 (không biết bây giờ còn hông), đứa nào muốn điểm cao buộc phải cố gắng học tốt 2 môn này, như vậy, ai có khiếu thì điểm trung bình thường rất cao, ai không có khiếu thì điểm trung bình sẽ thấp, nền giáo dục đánh giá con người chỉ dựa vào vài môn chính như vậy rõ ràng là khiếm khuyết, cái này đã từng có rất nhiều người nói rồi

.............. precalculus.............
theo tui biết thì calculus trong tiếng việt có nghĩa là giải tích (đạo hàm, tích phân...), precalculus đoán bừa là... mấy cái cần học trước để chuẩn bị cho phần giải thích, có thể tạm dịch là cơ sở giải tích chăng

search thử có cuốn cơ sở giải tích nè, bạn coi đúng hông
Giới thiệu về số thực, hàm một biến, hàm nhiều biến, lý thuyết giới hạn ... Trình bày về tích phân: Nguyên hàm, tích phân định hạn, tích phân suy rộng, tích phân đường ... Chuỗi: chuỗi số, chuỗi hàm, chuỗi Fourier.
https://www.worldcat.org/title/c-s-giai-tich-toan-hoc-tap-1/oclc/951278612
 
Sửa lần cuối: