Review Phim  Ròm - Kiệt tác điện ảnh Việt hay được truyền thông thổi phồng quá mức?

Ủa, hết rồi hả?

Có lẽ đó là câu mà nhiều người sẽ hụt hẫng thốt lên khi chữ RÒM ending hiện ra. Bởi không như những phim điện ảnh khác, xuyên suốt 79 phút của RÒM chẳng có cao trào hay bất kì nút thắt nào thực sự rõ rệt.


Nội dung bộ phim này không có gì phức tạp và đã gói gọn trong lời kể của nhân vật chính Ròm ngay từ đoạn mở đầu.

Chuyện phim kể về những con đề trong khu chung cư tồi tàn ở TP. HCM khoảng 10 năm trước. Trong đó, những người lao động nghèo vì bị lòng tham làm mờ mắt, họ đã bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần, tan cửa nát nhà và trở thành những con mồi ngon của chủ lô và cũng là những tên cho vay nặng lãi. Trong thế giới đỏ đen ấy, nhân vật chính của bộ phim chính là cậu bé mồ côi tên Ròm, đóng vai trò trung gian giữa chủ lô và những con đề khốn khổ.

Bị cha mẹ bỏ rơi từ bé, cậu bé Ròm có vóc dáng y như tên cúng cơm của mình đã nương nhờ nơi khu chung cư cũ kĩ và làm công việc chạy đề, bán vé dò và tư vấn số cho những con đề. Tuy vậy, việc này cũng ngập tràn rủi ro khi may mắn tư vấn trúng thì được thưởng còn lỡ xui xúi dại thì bị đuổi đánh không thương tiếc. Không những thế, Ròm không phải đứa trẻ không may duy nhất, cậu cũng vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ Phúc.

Xuyên suốt bộ phim đó là vòng lẩn quẩn của những con đề với chủ lô và hai cậu bé mồ côi cạnh tranh sứt đầu mẻ trán cũng không nằm ngoài vòng lẩn quẩn đó. Những con đề khốn khổ vừa phó thác cho vận may vừa nơm nớp với câu hỏi “bắc thang lên hỏi ông trời, lấy tiền cho cái có đòi được không?” Còn Ròm và Phúc thì vừa quần nhau vừa tự hỏi “bao giờ hết khổ?” Và hai câu hỏi đó khán giả tự rút ra câu trả lời cho mình.


Bộ phim được đánh giá cao bởi góc quay đẹp, đặc tả chân thực cuộc sống của những con người thuộc tầng lớp khốn cùng của xã hội. Việc tận dụng footage của phim ngắn ra mắt cách đây 8 năm dù không công phu được như Boyhood nhưng cũng giúp phim mô tả xuyên suốt quá trình lớn lên đầy cơ cực của nhân vật chính.

Tuy vậy, bộ phim dường như đã bị thổi phồng một cách quá đáng, như cách tác giả thổi bộ phim ngắn 17 phút thành phim điện ảnh 79 phút. Bởi thời lượng có tăng lên nhiều lần, nhưng nội dung cũng không được đầu tư tương xứng với thời lượng của một phim chiếu rạp.

Không hiểu bộ phim có bị kiểm duyệt cắt xén gì hay không nhưng tình tiết có phần rời rạc, khiến người xem không khỏi hụt hẫng...
 
Sửa lần cuối:
Trả lời

hieuvnz

Búa Đá
A/c tìm được bản quốc tế ở lễ trao giải Busan không nhỉ?