Thế giới động vật  Nỗi oan ức của " Kiến Ba Khoang"

bdkhuong
SỰ THẬT VỀ KIẾN BA KHOANG NỖI OAN ỨC BÂY LÂU NAY

Kiến ba khoang (Paederus fuscipes) - một loài côn trùng độc đáo với nhiều đặc điểm đáng chú ý.
Kiến ba khoang (P. fuscipes) là một loài côn trùng có kích thước từ 4 đến 10 mm và có màu đen. Chúng phân bố rộng rãi trên toàn cầu, từ châu Phi đến châu Á, Úc và châu Mỹ. Kiến ba khoang thường sống trong các vùng đất ẩm ướt, đầm lầy và các khu vực bãi cỏ.
Mặc dù nhỏ bé, Kiến ba khoang có một sức mạnh đáng kinh ngạc. Chúng chứa một loại chất độc gọi là pederin, có thể gây ra phản ứng da và kích ứng mạnh tới con người khi tiếp xúc với chúng. Tuy nhiên, không giống như nhiều loài côn trùng khác, Kiến ba khoang không cắn hoặc châm vào người để tấn công, mà thường gây hại khi bị nghiền hoặc bị ép vào da. Do đó, chúng còn được gọi là "kiến nghiền".
Ngoài khả năng chứa pederin, Kiến ba khoang còn có nhiều đặc điểm đáng chú ý khác. Chúng là một trong những loài kiến duy nhất có khả năng bay, và thường được tìm thấy xung quanh các nguồn ánh sáng vào ban đêm. Chúng cũng là loài kiến sống đàn và thường xây dựng tổ của mình trong các khe hoặc rạn đá, trong các chỗ trống trên đất hoặc trong các khe giữa vỏ cây.
Kiến ba khoang cũng có tầm quan trọng sinh học đáng kể. Chúng là một phần trong chuỗi thức ăn của nhiều loài động vật khác nhau, từ chim ăn côn trùng đến một số loài động vật lớn hơn như gấu. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các vật liệu rắn tự nhiên và các sản phẩm nhựa.
Tuy nhiên, Kiến ba khoang có thể gây khó chịu cho con người và động vật khác khi chúng mất môi trường sống phải vào các khu dân cư. . Do đó, việc nghiên cứu và bảo vệ loài này là rất cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho con người và duy trì sự cân bằng sinh thái của các khu vực chúng sống.
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2–3 mm), có hai màu đỏ và đen. Về mặt khoa học thì kiến ba khoang không thuộc họ kiến, nhưng vì nhìn giống con kiến nên người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong...

Loại kiến này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của nó có chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, và Paederus dermatitis, một loại viêm da khi bị côn trùng đốt. Loài này là một loài côn trùng ăn thịt côn trùng khác, chuyên săn rầy trên đồng ruộng.

Khi bị kiến ba khoang bám trên da, không nên dùng tay giết kiến mà khuyến cáo nên chỉ thổi kiến đi. Khi bị giết dịch trong cơ thể kiến sẽ gây rộp, phỏng da.

Viêm da tiếp xúc là tác phẩm chính của pederin, rải dần với các triệu chứng đỏ da, phồng rộp, mụn nước, mụn bỏng, đau rát, để lâu tiến tới loét da, nhiễm trùng nếu... Hầu hết nhẹ, biết cách xử trí thì thương tổn sớm giới hạn. Không may trở nặng, phải trao cho tay chuyên, có thể cần tới kháng độc, corticoid, kháng sinh...

Nội dung dưới đây là phần minh oan cho Kiến Ba Khoang được chia sẻ trên mạng xã hội bởi Ma Bu

Chào các bạn tôi là Kiến Ba Khoang Đây . Tôi ngày nào cũng bị bà con chửi quá trời quá đất vì những vết phỏng trên da các bạn. Vừa nhìn thấy tôi, chả cần biết đúng sai, mọi người đã cầm cái dép to tổ bố nện vào đâu tôi một cách ko thương tiếc trong khi tôi thì đang tìm chỗ lẩn trốn.
Thông qua các tay phóng viên báo chí rởm mà tôi hiện lên trong mắt các bạn là một loài sinh vật nhỏ bé vô cùng đáng sợ.
Nay tôi nhờ anh bạn này mà gửi một thông điệp đến thế giới loài người, với mong muốn dc nói nhiều hơn về mình, còn sau đó tùy các bạn có cách hành xử cho riêng mình.

kien-ba-khoang-1.jpg

TÔI KHÔNG PHẢI LÀ KIẾN
Bản thân các bạn căm ghét tôi đến như vậy nhưng lại chẳng biết gì về đời tôi. Tôi ko phải là kiến như các bạn nghĩ. Tôi là một con bọ cánh cứng chính hiệu nhé. Tôi có tên quốc tế là Rover beetle, tạm dịch là Bọ lang thang, thuộc Họ Cánh Cộc Staphylinidae, Bộ Cánh Cứng Coleoptera.
Vì cánh của bọn tôi rất ngắn, ko che hết vòng eo 56 nên gọi là Cánh Cộc (hoặc Cánh Cụt).
Bên dưới 2 cánh cánh cộc (elytra) đó là hai cánh thật (hindwing) của chúng tôi, chuyên dùng để bay. Khi không cần thiết, chúng tôi xếp chúng gọn gẽ bên dưới đôi cánh cứng.

Họ Staphylinidae là họ sinh vật lớn nhất thế giới còn tồn tại, với hơn 63.000 loài được mô tả, và người ta còn ước lượng đâu đó ngoài kia còn hơn 30% các người anh em khác của chúng tôi vẫn chưa được khoa học ghi nhận. Tổ tiên chúng tôi xuất hiện từ trái đất rất sớm, khoảng 200 triệu năm trước, cùng thời với khủng long, lúc đó các bạn vẫn còn ko bằng tụi trẻ trâu, có khi vẫn đang trong hình hài một con chuột nào đó lang thang chui rúc kiếm ăn cuối bìa rừng.


kien-ba-khoang-2.png


Không phải tất cả thành viên trong Cánh Cộc đều có cánh cụt. Một số loài có cánh không cụt lắm đâu, nhưng bọn tôi chiếm đa số hơn nên gọi chung là vậy.
Kích thước bọn tôi chỉ khoảng vài milimet, dao động trung bình từ 2-8mm, trừ một số loài cá biệt có thể lên đến 40mm. Tôi nằm trong nhóm Paederus, có khoảng hơn 400 loài. Đây là nhóm có chứa chất độc trong cơ thể.

Cơ thể bọn tôi chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Có sự phân bố màu sắc rõ rệt thành 3 khoang, chủ yếu gồm đỏ và đen. Bọn tôi hay đi lang thang khắp nơi giống như một con kiến. Chính vì vậy người ta nhìn nhầm (hoặc cố tình) gọi là Kiến ba khoang. Một cái tên đúng kiểu trông mặt mà bắt hình dong. XIN NHẮC LẠI, TÔI LÀ MỘT CON BỌ CÁNH CỨNG CHÍNH HIỆU.

kien-ba-khoang-3.jpg


Màu sắc đỏ và đen là hai gam màu nổi bật trong tự nhiên, nó là một tín hiệu cảnh báo đến những loài ăn thịt khác rằng, bọn tao rất nguy hiểm, đừng có dại mà đụng vào. Các bạn để ý, ong bắp cày, rắn độc san hô... cũng đều có hai gam màu này.
Ít ra bọn tôi còn thể hiện sự cảnh báo ra màu sắc bên ngoài, nhìn phát mà né ra, chứ hooman các người nhìn thì đẹp trai xinh gái lắm, cho tới khi phun ra nhưng lời nói miệt thị, đay nghiến người khác thì mới thấy các bạn còn độc hơn cả tôi. Cho tôi làm người cũng méo thèm.

À, nhân đây nói luôn là Họ Cánh Cộc bọn tôi cũng nhiều loài màu sắc đa dạng lắm nha, đen, xanh, cam, vàng đỏ... đều có hết nhé. Ví dụ ẻm trong hình nè, xuất xứ Venezula có khác, đến cả con bọ cánh cứng cũng có thể làm hoa hậu
🙂


kien-ba-khoang-4.png


VÌ SAO CHÚNG TÔI VÀO NHÀ CÁC BẠN?
Haiz... đó là một câu chuyện dài.
Kể từ khi thuốc bảo vệ thực vật xuất hiện, nhiều ae chúng tôi đã bị tiêu diệt một cách không thương tiếc, môi trường sống bị thu hẹp dần. Bọn tôi phải bỏ nhà tìm đến nơi khác.
Đặc điểm của bọ cánh cứng nói riêng và côn trùng nói chung, là rất dễ bị thu hút bởi ánh đèn điện. Do vậy, trong môi trường tràn ngập ánh sáng hiện nay, khi mà nhà cửa, đô thị còn nhiều hơn cả ruộng đồng, thì việc bọn tôi bị thu hút bởi căn phòng ấm áp của các bạn cũng là việc rất bình thường.

Khi vào được trong nhà, bản năng lang thang khiến chúng tôi chứng kiến được rất nhiều điều trong tổ ấm của các bạn. Thấy chồng đánh vợ huỳnh huỵch, thấy con mắng mẹ như osin. Đám trẻ con thấy tôi thì thờ ơ, chả thèm liếc mắt vì chúng mải dán mắt vào mấy cái màn hình điện thoại. Thế nên tôi chui vào một góc để ẩn nấp.

Khi các bạn vô tình đạp hoặc nằm đè trúng tôi. Một tiếng Pẹp khô khốc vang lên... thì tôi xin lỗi vì đó cũng là lúc túi Pederin vỡ toang, dính vào da các bạn. Đó là điều mà bọn tôi ko hề mong muốn. I'm so sorry.

kien-ba-khoang-5.png


VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG
Đó là các bạn. Bọn tôi thề trước vong linh của những con khủng long cùng thời đã hóa thạch rằng chúng tôi chưa bao giờ phun chất độc lên người các bạn. Nhóm tôi là Paederus, trong cơ thể có chứa một loại độc tố gọi là Pederin, vốn là một hoạt chất phòng vệ chống lại các loài côn trùng ăn thịt như Nhện, bọ ngựa, bò sát, ếch nhái....

Pederin là một chất ức chế DNA và độc tố mạnh lưu hành trong huyết cầu của tất cả các giai đoạn phát triển của bọn tôi. Tức là trong ấu trùng cũng có, mà khi trưởng thành cũng có luôn, "xung quanh anh toàn là độc êyyy"
Pederin có thể xem là một trong những độc tố mạnh nhất của giới tự nhiên. Khi chúng tôi bị tấn công, tuyến này vỡ ra giải phóng độc tố lên kẻ thù.

Chúng tôi thề, cam kết và đảm bảo rằng, dù có muốn bọn tôi cũng ko thể cách nào phun ra được chất này. Nên đừng bảo bọn tôi phun vào người khác bạn nhé. Kẻ ngậm trà sữa phun người là các bạn mới đúng.

Khi gặp chúng tôi, các bạn đập ko thương tiếc, kết quả độc tố phun khắp nơi dính lên da, lên mắt các bạn, gây ra các vết bỏng và phồng rộp. Nghe nói đó là quả báo.

Bản thân bọn tôi ko thể cắn, ko thể phun độc nhưng cứ lên báo thì lại bị gọi là: kiến ba khoang cắn, kiến ba khoang đốt, kiến ba khoang bla bla... như thể tôi là một con chốt thí khi bị lôi ra chỉ trích một điều gì đó.
Hựn!!!

kien-ba-khoang-6.jpg


VAI TRÒ CỦA CHÚNG TÔI
Bọn tôi yêu thích cuộc sống tự do tự tại, chủ yếu thích nghi ở khu vực nhiệt đới. Môi trường sống là gần các khu vực ẩm ướt, có ao hồ, tán cây mục... Nên từ hàng trăm năm trước, bọn tôi yêu thích những cánh đồng nông nghiệp màu mỡ được tưới tiêu, làm bạn với tổ tiên ông bà các bạn, cùng họ chăm bẵm những ruộng lúa, những mảnh vườn trĩu quả. Nhớ lại hồi đó, ko dùng thuốc trừ sâu, ko thuốc bảo vệ gì cả mà vụ mùa vẫn bội thu, vui vãi. Đó là nhờ chúng tôi và nhiều loài thiên địch khác.

Xin lỗi, chúng tôi ghét rau và ko thích "chăn rau" như một số hooman. Ấu trùng hay bọ trưởng thành cũng rất thích ăn thịt, ghét ăn chay, yêu màu hường, ghét giả trân. Món best ngon bọn tôi hay gọi trên Now là các loài rệp, sâu rầy hại mùa màng. Mỗi khi bọn tôi xuất hiện, bọn đó sợ xanh mặt mà bay mất, con nào chậm chạp sẽ trở thành bữa trưa thịnh soạn cho anh em chúng tôi.

Bọn tôi trú ngụ dưới các gốc cây lúa, bờ cỏ, đám rơm mục... Ngày qua ngày, đám chúng tôi lang thang, luồn lách khắp đồng ruộng để xơi tái lũ rầy nâu, rầy sáp và ấu trùng các loài gây hại khác.
Nếu trong vườn có sâu cuốn lá thì bọn tôi xộc thẳng vào tổ, làm thịt những kẻ phá hoại đó mà bọn chúng còn chả hiểu vì sao: wth, sao bọn mày mò tới đây????

kien-ba-khoang-7.png

Nếu đưa a Wick một cây bút chì, anh ấy có thể xiên chết vài tay sát thủ. Bọn tôi chẳng cần bút chì, hãy đưa bọn tôi đến khu vườn mà xem bọn tôi làm gỏi lũ sâu bọ ấy ra sao.

Thiên nhiên vốn là vậy, luôn có sự cân bằng, loài gây hại quá nhiều sẽ xuất hiện thiên địch, vả cho nó mấy cái bạt tai để bọn chúng biết dc cảm giác của Cơ Thiếu Hoàng ra sao nhé.

Trải qua hàng thập kỷ, bọn tôi trở thành người bạn thân thiết của ông bà các bạn. Người xưa sống thuận theo tự nhiên nên mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ... Cho đến khi thực dân Pháp mang thứ gọi là "thuốc bảo vệ thực vật" đến, và kết quả ra sao thì thực tế đã trả lời.

Có rất nhiều dự án lớn được triển khai trong nông nghiệp về sử dụng vài trò của chúng tôi kiểm soát dịch bệnh tự nhiên. Cho đến nay, mặc dù chưa có dự án nào thành công vang dội, và nhiều dự án vẫn đang triển khai chưa có kết quả nhưng dùng thiên địch để kiểm soát sinh học vẫn là một hướng đi đúng đắn của loài người trong việc loại bỏ dần sự phụ thuộc vào các sản phẩm thuốc hóa học.

kien-ba-khoang-8.jpg


LÀM GÌ KHI GẶP CHÚNG TÔI?
"Manners maketh man". Các bạn có nhiều lựa chọn cho việc này.
1. Có thể gạt tôi ra khỏi nhà mà ko làm tôi tổn thương
2. Có thể làm lưới chống côn trùng, dọn quang vườn tược... hạn chế côn trùng
3. Sử dụng ánh sáng đèn điện vàng để giảm bớt sự thu hút côn trùng.
4. Tắt bớt đèn ko cần thiết, tắt luôn càng tốt. Nhưng tôi e ngại dân số sẽ bùng phát khó kiểm soát.
5. v.v...

Tôi biết ở đây có nhiều bạn ko thích đạo đức giả. Thấy tôi là giết, thà bảo vệ bản thân và gia đình còn hơn để lo cho số phận một con côn trùng bé nhỏ. OK, suy nghĩ của hooman là bình thường, tôi ko trách. Chỉ xin nhấn mạnh:

Nếu thấy tôi bò trên người thì làm ơn đừng dùng tay đập, cứ ném tôi ra ngoài hoặc một cách xử lý khác tùy bạn, nhưng nguyên tắc là ĐỪNG ĐỂ DA CÁC BẠN TIẾP XÚC VỚI CƠ THỀ NHẦY NHỤA CỦA TÔI.

Sau đó thì trời đất tối đen, tôi gặp lại những thằng bạn khủng long...


CÓ NÊN TÌM CÁCH DIỆT TRỪ CHÚNG TÔI?
"Manners maketh man".
Có rất nhiều người kiên quyết phải loại trừ "kiến ba khoang" ra khỏi môi trường sống dù bằng cách này hay cách khác. Điều đó thật đáng buồn, trong khi Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp thì vai trò thiên địch của chúng tôi đáng ra cần phải được xem trọng thì lại trở thành kẻ thù trong mắt một số người.
Bên cạnh đó, độc tố Pederin có thể khai thác phục vụ cho y học, như cách nọc rắn hổ mang đã mang lại cho con người, mọi vấn đề đều cần nhìn ở hai mặt.

Ở phạm vi nhỏ trong môi trường gia đình, việc diệt chúng tôi có thể tạm chấp nhận được vì nhiều lý do, nhưng xin đừng biến nó thành một chiến dịch với quy mô lớn. Tôi và hơn 63.000 anh em khác vẫn ngày đêm bảo vệ mùa màng cho các bạn. Khi chúng tôi ko còn nữa, sẽ tạo điều kiện bùng phát sâu bệnh, đe dọa đến lương thực hàng tỷ người trên hành tinh này.

Dẫu biết hooman còn nhiều khó khăn, nhưng nếu biết áp dụng các biện pháp canh tác tự nhiên, giảm thiểu thuốc hóa học, không những tạo môi trường tốt cho chúng tôi sinh trưởng mà còn mang đến những lợi ích to lớn cho chính các bạn. Còn việc thực hiện chúng ra sao, hoặc có phương pháp nào khác tốt hơn thì xin nhường lại cho các fuckbucker cào phím và các chuyên gia đầu ngành.
----------
Nguồn Bọ Cánh Cứng Việt Nam
 
Trả lời

VNZ-NEWS

Administrator
Thành viên BQT
Kiến ba khoang không cắn người như người ta vẫn nghĩ, mà chúng gây hại thông qua tiếp xúc trực tiếp với da. Chất độc pederin có trong cơ thể của kiến ba khoang có thể gây kích ứng và phản ứng da nghiêm trọng, khi tiếp xúc trực tiếp với da của con người hoặc động vật khác. Tuy nhiên, kiến ba khoang không chủ động tấn công con người, mà thường gây hại khi bị nghiền hoặc bị ép vào da. Do đó, chúng còn được gọi là "kiến nghiền". Nếu bạn bị tiếp xúc với kiến ba khoang và có các triệu chứng như ngứa, đỏ hoặc phồng da, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ y tế để được điều trị.
 

Swings Onlyone

Rìu Chiến
VIP User
aizzzz nói thấm thía hơn cả mấy con ba khía.
tôi đại diện cho số "cực ít" hooman chưa bị tiktok tẩy não gửi lời xin lỗi chân thành đến bạn.
đồng thời thay mặt cha ông cảm ơn sự cống hiến, sự đồng hành của các bạn trong suốt những năm khai hoang, mở cõi cho đến tận giờ.
giphy.gif
 

assasin13890


Junior Moderator
Thành viên BQT
aizzzz nói thấm thía hơn cả mấy con ba khía.
tôi đại diện cho số "cực ít" hooman chưa bị tiktok tẩy não gửi lời xin lỗi chân thành đến bạn.
đồng thời thay mặt cha ông cảm ơn sự cống hiến, sự đồng hành của các bạn trong suốt những năm khai hoang, mở cõi cho đến tận giờ.
giphy.gif
Khổ thân bị giết oan bao lâu :((
 

Kaiser2190

Rìu Bạc Đôi
Trời, vậy mà hồi còn cấp 3 tôi và đứa bạn cùng đôi co với thầy dạy Sinh chỉ vì con này.{ah} Thầy bảo "kiến ba khoang không cắn và đã ai thấy nó cắn chưa?" Trong khi thằng bạn tôi bị vết trên da do ba khoang và nó bảo với tôi nó bị ba khoang cắn. Tôi thì tin nó và 2 đứa nhất quyết bảo thầy là ba khoang có cắn (do có nhân chứng chính là nạn nhân {big_smile}).
Sau khi đọc bài này tôi đã biết tôi sai rồi {beat_shot}
Xin lỗi thầy vì sự vô tri của em {burn_joss_stick}
 

naroto

Chỉ cần nhấn like khi muốn cảm ơn!
Thành viên BQT
Trời, vậy mà hồi còn cấp 3 tôi và đứa bạn cùng đôi co với thầy dạy Sinh chỉ vì con này.{ah} Thầy bảo "kiến ba khoang không cắn và đã ai thấy nó cắn chưa?" Trong khi thằng bạn tôi bị vết trên da do ba khoang và nó bảo với tôi nó bị ba khoang cắn. Tôi thì tin nó và 2 đứa nhất quyết bảo thầy là ba khoang có cắn (do có nhân chứng chính là nạn nhân {big_smile}).
Sau khi đọc bài này tôi đã biết tôi sai rồi {beat_shot}
Xin lỗi thầy vì sự vô tri của em {burn_joss_stick}
Thầy đã đọc và không thể không tha thứ cho em.
Kí tên​
 

Long Sao


Junior Moderator
Kiến thức hữu ích đã được tiếp thu. Lâu nay cũng bị truyền thông dắt mũi. Hi
Chính xác là truyền thông dắt mũi cho cả virus hát ê vê và cả cô vít 19 luôn ấy mà. đến cả bệnh AIDS cũng là giả và bị dắt mũi.
 

hcvqb

Búa Gỗ Đôi
hồi nhỏ vẫn thấy loại này, phủi cải là bay mà gần đây thấy truyền thông làm rầm rộ quá cũng hoang mang {angry}