Jonas Salk nhà phát minh dũng cảm đã làm thay đổi cả thế giới

adapham86
Jonas Salk là một bác sĩ, nhà nghiên cứu virus, nhà khoa học người Mỹ. Ông là người đã chế tạo thành công vắc xin bại liệt đầu tiên trên thế giới. Vào giữa những năm 1900, khi đó bệnh bại liệt đang hoành hành mà không có một phương thuốc nào có thể cứu chữa được. Năm 1938, năm năm sau khi bắt đầu làm việc tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ President Franklin D. Roosevelt ông là nạn nhân nổi tiếng nhất thế giới của căn bệnh đã sáng lập Quỹ quốc gia dành cho trẻ em bại liệt March of Dimes Foundation, một tổ chức tài trợ cho việc phát triển một loại vắc-xin. Đây chính là nguồn tài chính cho những dự án nghiên cứu của tiến sĩ Salk sau này.

8-things-you-may-not-know-about-jonas-salk-and-the-polio-vaccines-featured-photo.jpg

Trong khi hầu hết các nhà khoa học tin rằng vắc-xin chỉ hiệu quả khi được phát triển với virut sống, Salk đã nghiên cứu ra một loại vắc-xin giết chết vi-rút bằng cách nuôi các mẫu vi-rút và sau đó vô hiệu hóa chúng bằng cách thêm formaldehyd để chúng không thể sinh sản nữa.

Tiếp đó mười bốn năm sau. Vào năm 1952, sau khi đã thử nghiệm thành công , Salk tin tưởng vào vắc xin do mình chế ra đến mức ông đã tự thí nghiệm trên chính cơ thể của mình. Chưa dừng lại tại đó, ông còn tiêm vắc xin của mình cho cả vợ và 3 đứa con của mình. Mọi thí nghiệm của ông đều thành công và ông công bố phát minh của mình thông qua đài phát thanh quốc gia vào ngày 26/3/1953.

Vào mùa hè năm 1954, nước Mỹ tiến hành Cuộc thực nghiệm để kiểm tra vắc-xin của Salk " đây là chương trình phức tạp nhất trong lịch sử các cuộc thử nghiệm y khoa, bao gồm 20.000 bác sĩ và nhân viên sức khỏe công cộng, 64.000 cán bộ trường học và 220.000 tình nguyện viên". Trên 1,8 triệu em học sinh đã tham gia vào cuộc thực nghiệm. Khi tin tức về sự thành công của vắc-xin được công bố vào ngày 12 tháng 4 năm 1955, Salk được ví như là "Người làm phép lạ" và ngày hôm đó trở thành một ngày lễ quốc gia. Trên thế giới, một nỗ lực tiêm chủng ngay lập tức bắt đầu, các quốc gia như Canada, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Tây Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ và Bỉ lên kế hoạch tiêm ngừa phòng sốt bại liệt bằng vắc-xin của Salk. Ngày 12/4/1955, vắc xin của Salk được chính thức tuyên bố là an toàn và hiệu quả với người sử dụng.

Mối quan tâm duy nhất của ông là phát triển một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả càng mau chóng càng tốt mà không cần để ý tới lợi ích cá nhân mình. Khi được hỏi rằng ai là người sở hữu bản quyền cho vắc-xin, Salk trả lời "Không có bản quyền nào cả. Ai giữ bản quyền của mặt trời chứ?"

Đã từng có câu chuyện nói rằng Jonas Salk đã từ chối lấy bằng sáng chế độc quyền cho vắc xin bại liệt của mình mà cung cấp công thức điều chế miễn phí. Người ta dự tính vì hành động này ông đã bỏ lỡ cơ hội kiếm về khoản tiền hơn 7 tỉ đô la Mỹ . Nhưng đã cứu hàng triệu người thoát chết , giúp hàng triệu người thoát khỏi căn bệnh bại liệt .

Ông tiếp tục tiến hành các nghiên cứu và dành tất cả những năm cuối đời của mình để nghiên cứu vắc-xin HIV. Những ghi chép cá nhân của ông hiện được lưu trữ tại thư viện Đại học California, San Diego.


VN-Zoom biên dịch và tổng hợp
 
Trả lời

royalcruiser2

Búa Đá Đôi
Có người không lấy tiền bản quyền vaxcin, có người vào giữa tâm dịch để cứu người và nghiên cứu cách chữa trị. Ấy vậy mà có đầy người bây giờ phủ nhận công lao của họ bằng cách anti-vaxcin
 

manhcuonghg

Búa Gỗ Đôi
Thật nể phục ông, ông thật là một con người vĩ đại. Thế giới biết ơn ông và cần những người như ông. Cám ơn ông
 
Có người không lấy tiền bản quyền vaxcin, có người vào giữa tâm dịch để cứu người và nghiên cứu cách chữa trị. Ấy vậy mà có đầy người bây giờ phủ nhận công lao của họ bằng cách anti-vaxcin
rặn một lũ tối cổ đi ngược với sự tiến hóa ấy mà .-.
 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
mình k hề đòi tiền bản quyền với cái thai trong bụng cô ta, nhưng cô ta lại bắt mình trả tiền cho việc có bản quyền của mình trong đó =)
đùa chứ ngưỡng mộ ông này thật, can đảm dám hy sinh thí nghiệm, gặp mình chưa chắc dám liều vậy