iPhone 14 là sản phẩm do Trung Quốc và Mỹ cùng chế tạo. Rất khó để Apple rời Trung Quốc
Vn-Z.vn Ngày 07 tháng 09 năm 2022, Mùa thu năm 2022, Apple lần đầu tiên sẽ sản xuất một số dòng flagship iPhone bên ngoài Trung Quốc. Đó là sự thay đổi nhỏ trong chiến lược nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với Apple khi họ đã xây dựng một trong những chuỗi cung ứng phức tạp nhất thế giới ở Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình phát triển iPhone 14 sắp tới cho thấy nếu Apple muốn thực sự rời Trung Quốc sẽ phức tạp như thế nào. Đây là những nhận định và phân tích mà giới truyền thông Trung Quốc đang công bố trên mạng xã hội thời gian qua.
Hợp tác sản phẩm Trung - Mỹ
iPhone đã tồn tại được 15 năm. Ngày nay, các nhân viên và nhà cung cấp Trung Quốc của Apple đang đóng góp rất nhiều vào các công đoạn , công việc phức tạp, các bộ phận chính xác cho việc chế tạo sản xuất chiếc điện thoại hàng đầu hơn bao giờ hết. Quá trình này bao gồm thiết kế sản xuất, loa , pin,.v..v Kết quả là iPhone đã thành một sản phẩm "thiết kế tại California, sản xuất tại Trung Quốc" và trở thành một sản phẩm do hai quốc gia cùng tham gia chế tạo.
Những công đoạn và công việc quan trọng mà Trung Quốc cung cấp trong quá trình phát triển iPhone phản ánh sự tiến bộ của Trung Quốc trong thập kỷ qua . Mức độ tham gia vào quá trình phát triển iPhone của các kỹ sư Trung Quốc ngày càng nhiều hơn. Trung Quốc đã thu hút nhiều công ty cùng nhà máy của họ với nhân công lao động tương đối rẻ, năng lực vô song. Các kỹ sư và nhà cung cấp của Trung Quốc đã tăng cường chuỗi cung ứng, giúp cắt giảm những gì mà các công ty Mỹ phải bỏ ra cho các sản phẩm công nghệ cao.
Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển iPhone, vài trò này có thể tạo ra những thách thức trước nỗ lực của Apple nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trước những ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
Sản xuất đa dạng vẫn cần Trung Quốc
Apple hiện đang có kế hoạch sản xuất một số dòng iPhone của mình ở Ấn Độ, nhưng có nhiều công ty Trung Quốc cũng đang hoạt động tại Ấn Độ , những công ty Trung Quốc này vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng.
Tại Chennai, Ấn Độ, nhà cung cấp Đài Loan Foxconn sẽ điều động nhân công Ấn Độ lắp ráp iPhone dưới sự hỗ trợ của các nhà cung cấp lân cận ở Trung Quốc đại lục như Lingyi, đây là công ty con chuyên cung cấp bộ sạc và các linh kiện khác cho iPhone. Công ty BYD của Trung Quốc cũng đang xây dựng các doanh nghiệp chuyên cắt mặt kính và sản phẩm của họ đang được trưng bày ở Ấn Độ.
Theo Gene Munster, đối tác quản lý của công ty đầu tư mạo hiểm Loup Ventures cho biết: “Họ (Apple) muốn đa dạng hóa sản xuất, đó là một con đường đầy khó khăn.
Hiện Apple từ chối bình luận. Foxconn, BYD và Lingyi Zhizao cũng không trả lời các câu hỏi liên quan.
Kỹ sư Trung Quốc ngày càng phát triển
Sự gián đoạn của ngành du lịch do đại dịch Covid-19 gây ra đã làm trầm trọng thêm các vấn đề của Apple. Vào năm 2020, Apple buộc phải thực hiện các cuộc đại tu lớn đối với hoạt động kinh doanh của mình, họ từ bỏ thông lệ cử đội quân các kỹ sư từ California đến Trung Quốc để thiết kế quy trình lắp ráp cho chiếc iPhone hàng đầu của mình.
Thay vì để nhân viên bị cách ly và làm việc tại nhà , cô lập kéo dài, Apple đã bắt đầu phân quyền, thuê thêm các kỹ sư Trung Quốc ở Thâm Quyến và Thượng Hải để tham gia dẫn dắt các yếu tố thiết kế chính đối với các sản phẩm bán chạy nhất của Apple.
Các đội sản xuất và thiết kế sản phẩm của Apple đã bắt đầu các cuộc gọi video vào đêm khuya với các đối tác châu Á của họ. Sau khi ngành du lịch được nối lại, Apple đã cố gắng khuyến khích nhân viên của mình quay trở lại Trung Quốc, cung cấp cho họ những khoản phụ cấp 1.000 USD một ngày trong hai tuần cách ly và bốn tuần làm việc. Tuy nhiên những người này cho biết, bất chấp khoản tiền trợ cấp lên tới 50.000 USD, nhiều kỹ sư Hoa Kỳ không muốn qua Trung Quốc vì họ không chắc mình sẽ cần cách ly trong bao lâu.
Với việc nhân viên Apple tại Hoa Kỳ không thể đi Trung Quốc, Apple đã khuyến khích nhân viên ở châu Á tổ chức các cuộc họp mà trước đây từng được tổ chức bởi các đồng nghiệp ở California. Các nhân viên ở Châu Á cũng chịu trách nhiệm lựa chọn một số nhà cung cấp châu Á cho các linh kiện iPhone trong tương lai.
Như vậy có thể thấy, Apple hiện đang ngày càng dựa vào Trung Quốc . Theo dữ liệu của GlobalData, công ty theo dõi xu hướng tuyển dụng trong ngành công nghệ cao, năm nay, Apple đã đăng tuyển nhiều vị trí hơn 50% ở Trung Quốc so với cả năm 2020. Nhiều người trong số những người được tuyển dụng mới này là công dân Trung Quốc được giáo dục ở phương Tây.
Giá trị của các nhà cung cấp Trung Quốc được gia tăng.
Khi Apple điều chỉnh cách thức hoạt động, họ sử dụng ngày càng nhiều nhà cung cấp Trung Quốc. Hơn một thập kỷ trước, Trung Quốc chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào giá trị sản xuất iPhone, chủ yếu là cung cấp nhân công tương đối rẻ tha gia vào việc lắp ráp thiết bị bằng cách sử dụng các linh kiện được vận chuyển từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo một nghiên cứu của Yuqing Xing, giáo sư kinh tế tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia ở Tokyo, các công đoạn Trung Quốc có giá trị khoảng 6 USD, tương đương 3,6% giá trị của một chiếc iPhone.
Dần dần, Trung Quốc phát triển các nhà cung cấp địa phương và bắt đầu thay thế các nhà cung cấp của Apple trên khắp thế giới. Các công ty Trung Quốc bắt đầu sản xuất loa, cắt kính, cung cấp pin, chế tạo mô-đun camera. Xing Yuqing nói rằng các nhà cung cấp Trung Quốc hiện đã chiếm hơn 25% giá trị của iPhone.
Wang Dan, chuyên gia phân tích công nghệ tại Longzhou Economics, là công ty nghiên cứu kinh tế độc lập, tin rằng sự tăng trưởng này là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang mở rộng quyền kiểm soát đối với chuỗi cung ứng điện thoại thông minh. Ông nói rằng: “Xu hướng này không hề chậm lại".
Sản xuất tại Trung Quốc giúp iPhone bán chạy hơn.
Khi đại dịch xảy ra , sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc trong quá trình sản xuất rất rõ ràng . Các nhà phân tích cho biết, trong khi các quốc gia khác đã ngừng sản xuất một thời gian vào năm 2020 và 2021, sản lượng ổn định ở Trung Quốc đã giúp Apple tăng thị phần điện thoại thông minh, bán được nhiều iPhone nhất từ trước đến nay. Đó là thành tích đáng nể đối với một chiếc iPhone đã tồn tại hơn một thập kỷ. Giờ đây, iPhone đã chuyển từ việc cung cấp những đổi mới mang tính cách mạng sang những cải tiến gia tăng.
Các nhà phân tích dự đoán Apple sẽ tung ra 4 mẫu iPhone 14 trong năm nay, sớm hơn một tuần so với trước đây, điều này có thể thúc đẩy doanh số bán hàng trong quý hiện tại bằng cách tăng thêm một tuần vào doanh số bán hàng. Apple cũng dự kiến sẽ tăng giá của các mẫu iPhone 14 Pro thêm 100 USD lên hơn 1.600 USD để bù đắp chi phí linh kiện cao hơn.
Theo công ty tài chính Heina International Group, trong khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác cắt giảm sản lượng do suy thoái kinh tế toàn cầu, Apple đang yêu cầu các nhà cung cấp sản xuất nhiều điện thoại hơn so với năm trước. Sự gia tăng trong các đơn đặt hàng sản xuất là minh chứng cho khả năng phục hồi của các khách hàng giàu có của Apple, những người có túi tiền rủng rỉnh cho phép họ mua điện thoại thông minh giá cao trong bối cảnh lạm phát gia tăng và suy thoái.
Wayne Lam, nhà phân tích công nghệ từ công ty nghiên cứu CCS Insight cho biết: “Có một khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo trong chi tiêu của người tiêu dùng trong ngành điện thoại thông minh”.
Khi giới phương tiện truyền thông báo chí và các nhân viên của Apple tập trung tại trụ sở chính của Apple ở California cho sự kiện iPhone 14 vào sáng sớm thứ Năm, theo giờ Việt Nam , Apple sẽ nhấn mạnh những gì điện thoại làm được, hơn là cách nó được tạo ra. Sự kiện này đang thu hút được giới truyền thông công nghệ trên toàn thế giới, có rất nhiều luồng các chuyến bay đến và đi từ Sân bay Quốc tế San Francisco gần đó.
Trong biểu ngữ quảng cáo cho hãng hàng không Mỹ United cho thấy Apple đã từng chi 150 triệu USD mỗi năm cho các chuyến bay của United. Nhiều cựu nhân viên của Apple kể lại rằng trước khi dịch bệnh bùng phát, các ghế hạng thương gia đã chật kín nhân viên Apple trên các chuyến bay của họ đến Thượng Hải và Hồng Kông.
Giờ đây, United không còn cung cấp các chuyến bay thẳng từ San Francisco đến Hồng Kông. Mà họ có các chuyến bay trực tiếp đến Thượng Hải bốn ngày một tuần.
Trên đây là những nhận định mà giới truyền thông Trung Quốc đang thảo luận những ngày qua ! Theo bạn liệu Apple có thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong quá trình sản xuất các sản phẩm chính của họ không ?
Vn-Z.vn team tổng hợp tham khảo Weibo, Wechat..v.v.v
Hợp tác sản phẩm Trung - Mỹ
iPhone đã tồn tại được 15 năm. Ngày nay, các nhân viên và nhà cung cấp Trung Quốc của Apple đang đóng góp rất nhiều vào các công đoạn , công việc phức tạp, các bộ phận chính xác cho việc chế tạo sản xuất chiếc điện thoại hàng đầu hơn bao giờ hết. Quá trình này bao gồm thiết kế sản xuất, loa , pin,.v..v Kết quả là iPhone đã thành một sản phẩm "thiết kế tại California, sản xuất tại Trung Quốc" và trở thành một sản phẩm do hai quốc gia cùng tham gia chế tạo.
Những công đoạn và công việc quan trọng mà Trung Quốc cung cấp trong quá trình phát triển iPhone phản ánh sự tiến bộ của Trung Quốc trong thập kỷ qua . Mức độ tham gia vào quá trình phát triển iPhone của các kỹ sư Trung Quốc ngày càng nhiều hơn. Trung Quốc đã thu hút nhiều công ty cùng nhà máy của họ với nhân công lao động tương đối rẻ, năng lực vô song. Các kỹ sư và nhà cung cấp của Trung Quốc đã tăng cường chuỗi cung ứng, giúp cắt giảm những gì mà các công ty Mỹ phải bỏ ra cho các sản phẩm công nghệ cao.
Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển iPhone, vài trò này có thể tạo ra những thách thức trước nỗ lực của Apple nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trước những ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
Sản xuất đa dạng vẫn cần Trung Quốc
Apple hiện đang có kế hoạch sản xuất một số dòng iPhone của mình ở Ấn Độ, nhưng có nhiều công ty Trung Quốc cũng đang hoạt động tại Ấn Độ , những công ty Trung Quốc này vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng.
Tại Chennai, Ấn Độ, nhà cung cấp Đài Loan Foxconn sẽ điều động nhân công Ấn Độ lắp ráp iPhone dưới sự hỗ trợ của các nhà cung cấp lân cận ở Trung Quốc đại lục như Lingyi, đây là công ty con chuyên cung cấp bộ sạc và các linh kiện khác cho iPhone. Công ty BYD của Trung Quốc cũng đang xây dựng các doanh nghiệp chuyên cắt mặt kính và sản phẩm của họ đang được trưng bày ở Ấn Độ.
Theo Gene Munster, đối tác quản lý của công ty đầu tư mạo hiểm Loup Ventures cho biết: “Họ (Apple) muốn đa dạng hóa sản xuất, đó là một con đường đầy khó khăn.
Hiện Apple từ chối bình luận. Foxconn, BYD và Lingyi Zhizao cũng không trả lời các câu hỏi liên quan.
Kỹ sư Trung Quốc ngày càng phát triển
Sự gián đoạn của ngành du lịch do đại dịch Covid-19 gây ra đã làm trầm trọng thêm các vấn đề của Apple. Vào năm 2020, Apple buộc phải thực hiện các cuộc đại tu lớn đối với hoạt động kinh doanh của mình, họ từ bỏ thông lệ cử đội quân các kỹ sư từ California đến Trung Quốc để thiết kế quy trình lắp ráp cho chiếc iPhone hàng đầu của mình.
Thay vì để nhân viên bị cách ly và làm việc tại nhà , cô lập kéo dài, Apple đã bắt đầu phân quyền, thuê thêm các kỹ sư Trung Quốc ở Thâm Quyến và Thượng Hải để tham gia dẫn dắt các yếu tố thiết kế chính đối với các sản phẩm bán chạy nhất của Apple.
Với việc nhân viên Apple tại Hoa Kỳ không thể đi Trung Quốc, Apple đã khuyến khích nhân viên ở châu Á tổ chức các cuộc họp mà trước đây từng được tổ chức bởi các đồng nghiệp ở California. Các nhân viên ở Châu Á cũng chịu trách nhiệm lựa chọn một số nhà cung cấp châu Á cho các linh kiện iPhone trong tương lai.
Như vậy có thể thấy, Apple hiện đang ngày càng dựa vào Trung Quốc . Theo dữ liệu của GlobalData, công ty theo dõi xu hướng tuyển dụng trong ngành công nghệ cao, năm nay, Apple đã đăng tuyển nhiều vị trí hơn 50% ở Trung Quốc so với cả năm 2020. Nhiều người trong số những người được tuyển dụng mới này là công dân Trung Quốc được giáo dục ở phương Tây.
Giá trị của các nhà cung cấp Trung Quốc được gia tăng.
Khi Apple điều chỉnh cách thức hoạt động, họ sử dụng ngày càng nhiều nhà cung cấp Trung Quốc. Hơn một thập kỷ trước, Trung Quốc chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào giá trị sản xuất iPhone, chủ yếu là cung cấp nhân công tương đối rẻ tha gia vào việc lắp ráp thiết bị bằng cách sử dụng các linh kiện được vận chuyển từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo một nghiên cứu của Yuqing Xing, giáo sư kinh tế tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia ở Tokyo, các công đoạn Trung Quốc có giá trị khoảng 6 USD, tương đương 3,6% giá trị của một chiếc iPhone.
Dần dần, Trung Quốc phát triển các nhà cung cấp địa phương và bắt đầu thay thế các nhà cung cấp của Apple trên khắp thế giới. Các công ty Trung Quốc bắt đầu sản xuất loa, cắt kính, cung cấp pin, chế tạo mô-đun camera. Xing Yuqing nói rằng các nhà cung cấp Trung Quốc hiện đã chiếm hơn 25% giá trị của iPhone.
Wang Dan, chuyên gia phân tích công nghệ tại Longzhou Economics, là công ty nghiên cứu kinh tế độc lập, tin rằng sự tăng trưởng này là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang mở rộng quyền kiểm soát đối với chuỗi cung ứng điện thoại thông minh. Ông nói rằng: “Xu hướng này không hề chậm lại".
Sản xuất tại Trung Quốc giúp iPhone bán chạy hơn.
Khi đại dịch xảy ra , sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc trong quá trình sản xuất rất rõ ràng . Các nhà phân tích cho biết, trong khi các quốc gia khác đã ngừng sản xuất một thời gian vào năm 2020 và 2021, sản lượng ổn định ở Trung Quốc đã giúp Apple tăng thị phần điện thoại thông minh, bán được nhiều iPhone nhất từ trước đến nay. Đó là thành tích đáng nể đối với một chiếc iPhone đã tồn tại hơn một thập kỷ. Giờ đây, iPhone đã chuyển từ việc cung cấp những đổi mới mang tính cách mạng sang những cải tiến gia tăng.
Các nhà phân tích dự đoán Apple sẽ tung ra 4 mẫu iPhone 14 trong năm nay, sớm hơn một tuần so với trước đây, điều này có thể thúc đẩy doanh số bán hàng trong quý hiện tại bằng cách tăng thêm một tuần vào doanh số bán hàng. Apple cũng dự kiến sẽ tăng giá của các mẫu iPhone 14 Pro thêm 100 USD lên hơn 1.600 USD để bù đắp chi phí linh kiện cao hơn.
Theo công ty tài chính Heina International Group, trong khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác cắt giảm sản lượng do suy thoái kinh tế toàn cầu, Apple đang yêu cầu các nhà cung cấp sản xuất nhiều điện thoại hơn so với năm trước. Sự gia tăng trong các đơn đặt hàng sản xuất là minh chứng cho khả năng phục hồi của các khách hàng giàu có của Apple, những người có túi tiền rủng rỉnh cho phép họ mua điện thoại thông minh giá cao trong bối cảnh lạm phát gia tăng và suy thoái.
Wayne Lam, nhà phân tích công nghệ từ công ty nghiên cứu CCS Insight cho biết: “Có một khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo trong chi tiêu của người tiêu dùng trong ngành điện thoại thông minh”.
Khi giới phương tiện truyền thông báo chí và các nhân viên của Apple tập trung tại trụ sở chính của Apple ở California cho sự kiện iPhone 14 vào sáng sớm thứ Năm, theo giờ Việt Nam , Apple sẽ nhấn mạnh những gì điện thoại làm được, hơn là cách nó được tạo ra. Sự kiện này đang thu hút được giới truyền thông công nghệ trên toàn thế giới, có rất nhiều luồng các chuyến bay đến và đi từ Sân bay Quốc tế San Francisco gần đó.
Trong biểu ngữ quảng cáo cho hãng hàng không Mỹ United cho thấy Apple đã từng chi 150 triệu USD mỗi năm cho các chuyến bay của United. Nhiều cựu nhân viên của Apple kể lại rằng trước khi dịch bệnh bùng phát, các ghế hạng thương gia đã chật kín nhân viên Apple trên các chuyến bay của họ đến Thượng Hải và Hồng Kông.
Giờ đây, United không còn cung cấp các chuyến bay thẳng từ San Francisco đến Hồng Kông. Mà họ có các chuyến bay trực tiếp đến Thượng Hải bốn ngày một tuần.
Trên đây là những nhận định mà giới truyền thông Trung Quốc đang thảo luận những ngày qua ! Theo bạn liệu Apple có thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong quá trình sản xuất các sản phẩm chính của họ không ?
Vn-Z.vn team tổng hợp tham khảo Weibo, Wechat..v.v.v
BÀI MỚI ĐANG THẢO LUẬN