Anh vuhahuydan có thể cho em biết thêm ưu điểm chính của 2 loại Windows 10 Enterprise LTSC 2019 và Windows® 10 IoT Enterprise 2019 LTSC (ESD). Với chúng có lấy được BQKTS không? Nếu có xin Anh hướng dẫn nhé!
Qua thời gian với những phiên bản LTSB 2015, LTSB 2016 và bây giờ đến LTSC 2019, Microsoft đưa ra những phiên bản này cho người dùng lựa chọn vì KHÔNG cập nhật nhiều tính năng mới, đỡ gây phiền phức. Nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy Enterprise có nghĩa lá các doanh nghiệp. Thử tưởng tượng xem: Các doanh nghiệp có vô số các loại máy tính để làm việc mà cứ cập nhật (có khi rất lâu) rồi Restart thì lấy máy tính đâu mà làm việc? Ngoài ra, những phiên bản trên cũng không kèm theo những Apps mà chẳng khi nào chúng sờ tới. Hãy mở Settings của các phiên bản Windows 10 Pro, Enterprise, Edu và so sánh với sự đơn giản của LTSB hay LTSC.
Nghĩa của 2 từ này cũng đủ để nói lên phiên bản của nó.
LTSB: Long-Term Service Branch: Nhánh (Windows) Dịch Vụ Dài Hạn
LTSC: Long-Term Service Channel: Kênh (Windows) Dịch Vụ Dài Hạn
Microsoft cố tình đổi tên cho nó khác với 2 phiên bản trước.
Windows 10 LTSB 2015 chỉ cần nhập 1 key Online là có KTS. Windows 10 LTSB thì cực khó và cần phải có key nhiều lượt Online rồi dùng công cụ Backup. Có rất nhiều công đoạn mới lấy số được. bây giờ chỉ cần Tool của sa1ve777 là kích hoạt KTS được.
Windows 10 Enter LTSC 2019 KHÔNG lấy số được. Chỉ kích hoạt bằng key thông thường.
Còn Windows® 10 IoT Enterprise 2019 LTSC là Internet of Things thì không phổ biến.
ESD là File tên File Windows để tải xuống vì nó có dung lượng thấp hơn ISO nên tải nhanh hơn, nhưng không dùng để cài được. Phải dùng Tool chuyển File ESD sang ISO mới cài Win được.