This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Gia đình và cây đàn violin đã góp phần tạo nên thiên tài Albert Einstein

VNZ-ROAD

NEXTVNZ
Giáo dục gia đình đã định hình phần lớn thành công của nhà bác học Albert Einstein. Người mẹ nghệ sĩ đưa ông đến với cây đàn violin, và âm nhạc đã mang lại cho ông sự tập trung trong nghiên cứu.

Theo giáo sư Ronald Ferguson của Trường Harvard Kennedy, bố mẹ của Albert Einstein đã tạo ra một môi trường giáo dục gia đình phong phú và hiệu quả để nuôi dạy Einstein phát triển từ nhỏ.

Người phát hiện

Hồi nhỏ, Einstein không phải là một người quá nổi bật, thậm chí còn bị coi là chậm phát triển. Mãi đến năm 3 tuổi, cậu mới biết nói.

Và mẹ ông, bà Pauline Einstein đã sớm phát hiện việc con trai hay lơ đãng và khó tập trung trong việc học.


Mẹ Albert Einstein cho con học violin để tăng cường sự tập trung.

Rất may mắn, là một nghệ sĩ violin tài năng, bà hiểu việc học nhạc rất hữu ích trong sự phát triển tính kỷ luật và sự tập trung của trẻ.

Chính vì vậy, bà Pauline đã cho con theo học violin để gia tăng sự tập trung.

Cậu bé Einstein nhỏ tuổi và cáu kỉnh đã nổi cơn thịnh nộ và ném một chiếc ghế vào gia sư dạy violin lúc đó. Thay vì la mắng con, bà Pauline đã quyết định thuê một gia sư khác và Einstein sẽ phải tiếp tục học đàn.

Sự tập trung của Einstein đã được cải thiện rất nhiều với gia sư mới. Cậu bé đã khám phá ra và thấy rất thích thú với những bản sonata của thiên tài soạn nhạc Mozart.

Albert Einstein chơi violin thành thạo và đây cũng trở thành niềm đam mê cả đời của ông. Nhà bác học từng chia sẻ rằng một số ý tưởng lý thuyết vật lý đã xuất hiện trong đầu ông khi ông chơi nhạc, trong đó có "Thuyết tương đối".

“Âm nhạc giúp ích cho Einstein khi ông ấy suy nghĩ về các lý thuyết của mình. Ông ấy đến phòng làm việc, rồi trở ra ngoài, đánh một vài hợp âm trên cây đàn, ghi lại điều gì đó, rồi lại quay lại phòng làm việc”, người vợ thứ hai của ông, bà Elsa Einstein cho biết.

Rất có thể Thuyết tương đối sẽ xuất hiện muộn hơn nếu năm đó, bà Pauline không kiên trì cho con trai học violin.

Định hướng gia đình chính là nền tảng

Albert Einstein không thích đến trường và cha mẹ ông biết nguyên nhân đơn giản là môi trường học tập trên lớp không phù hợp với con.


Einstein được cha mẹ giáo dục tại nhà.

Họ đã tạo ra môi trường giáo dục tại nhà, cung cấp sách và đồ chơi theo sở thích của Einstein.

Khi Eistein lớn lên, cậu được phép tham dự các bữa ăn cùng với bạn bè của cha mẹ là những nhà khoa học.

Trên bàn ăn, họ đưa ra những câu hỏi đại số phức tạp cho Einstein và cậu bé lúc đó rất phấn khích mỗi khi trả lời đúng.

Những buổi thảo luận vào giờ ăn trưa này cho Einstein cơ hội tiếp xúc với những người có học thức và thách thức trí não với những ý tưởng, khái niệm mới về toán học, khoa học và công nghệ.

Một trong những người tham dự bữa trưa sau đó đã trở thành gia sư toán học cho Albert Einstein. Nhưng khi Albert Einstein 13 tuổi, vị gia sư này đã nhận xét rằng Einstein đã có kỹ năng toán học vượt bậc và thật khó để gia sư theo kịp.

Có thể thấy, sự giáo dục và định hướng từ gia đình đã là nền tảng tạo nên một nhà vật lý có sức ảnh hưởng mọi thời đại Albert Einstein.

Nuôi dưỡng con cái là một điều không dễ dàng. Việc dạy dỗ, phát triển một thiên tài thực sự là một thách thức. Mọi cá nhân thành công đều được nuôi dưỡng bằng những cách độc đáo, và việc cha mẹ có những lựa chọn nuôi dạy con có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của con. Và gia đình A.Einstein là một minh chứng thuyết phục.


Hơn 100 năm kể từ khi Thuyết tương đối ra đời, chưa một thí nghiệm nào phát hiện, chứng minh được sai sót hay thậm chí điểm yếu trong lập luận của Albert Einstein. Thuyết này đã làm thay đổi căn bản hiểu biết của con người về vũ trụ, và những hiện tượng khoa học kỳ bí nhất.

Bảo Huy (Tổng hợp)


Bài học sâu sắc mà GS Phan Đình Diệu dạy con gái
Trong ký ức của nhà toán học Phan Thị Hà Dương, chỉ có một lần duy nhất GS Phan Đình Diệu - can thiệp vào việc học văn của con gái: “Bố muốn con hiểu rằng con chỉ nên viết ra những gì mà con thực sự nghĩ là đúng”.

Continue reading...