VNZ-ROAD
NEXTVNZ
Lượng người dùng Mobile Money tại Việt Nam tăng nhanh
Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), đến cuối tháng 12/2022, Việt Nam hiện có gần 3 triệu người sử dụng dịch vụ dùng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ (Mobile Money).
Lượng người dùng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với tháng 6/2022 và gần gấp 7 lần so với thời điểm đầu năm 2022. Trong đó, số lượng khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa là hơn 2 triệu tài khoản, chiếm 70% lượng người sử dụng Mobile Money.
Khác với các ví điện tử thông thường, dịch vụ Mobile Money cung cấp cho người dùng một tài khoản Mobile Money gắn liền với thuê bao di động mà không cần đến tài khoản ngân hàng. Tài khoản này tương tự như tài khoản viễn thông, nhưng được phép sử dụng để chuyển tiền, thanh toán dịch vụ, hàng hoá hợp pháp tại Việt Nam.
Mobile Money là dịch vụ dùng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ. Ảnh: Trọng Đạt
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, dịch vụ Mobile Money đã giúp mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân và xã hội.
Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp thực hiện thí điểm Mobile Money nhìn chung được đảm bảo, chưa phát sinh các rủi ro, sự cố lớn trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Quan trọng hơn cả, dịch vụ Mobile Money đã tạo được niềm tin cho khách hàng và mở rộng việc tiếp cận dịch vụ tài chính tới nhóm khách hàng mới chưa có tài khoản ngân hàng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa khó tiếp cận hạ tầng thanh toán, mạng lưới ngân hàng.
Cục Viễn thông nhìn nhận: Dịch vụ Mobile Money đã đạt được mục tiêu về góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Quá trình triển khai dịch vụ của các doanh nghiệp đã tuân thủ đúng quy định về việc thí điểm và đảm bảo an toàn, không để xảy ra rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ.
Phủ “tấm áo 4.0” lên các khu chợ truyền thống
Nhiều doanh nghiệp viễn thông cũng đang coi Mobile Money là cơ hội để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời phổ cập thanh toán số tới toàn dân, tận dụng được hạ tầng dữ liệu, mạng lưới và điểm kinh doanh của các nhà mạng trên cả nước.
Theo ông Nguyễn Văn Tấn - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone, để phổ cập Mobile Money, cần phải làm sao để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ nhất.
Điểm bán kem, trà đá chấp nhận thanh toán không tiền mặt. Ảnh: Trọng Đạt
“Nói về chuyển đổi số thì rất cao xa với người dân. Cần làm sao để việc sử dụng dịch vụ Mobile Money thật đơn giản, chỉ cần một hai nút bấm là có thể sử dụng ngay được dịch vụ. Cần tìm ra điểm rơi phù hợp dựa 2 góc độ tiếp cận, sao cho giải quyết được vấn đề mâu thuẫn giữa việc phải chặt chẽ trong quản lý nhưng lại đơn giản khi sử dụng”, ông Tấn nói.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện Tổng công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) cho biết, sau một thời gian triển khai, Viettel hiện có gần 1.6 triệu khách hàng đang có tài khoản Mobile Money trong tổng số 24 triệu người sử dụng Viettel Money. Trong đó, hơn 70% lượng thuê bao sinh sống tại nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.
Tại chợ 4.0, các chủ cửa hàng đều đã chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán số. Ảnh: Trọng Đạt
Hướng tới phổ cập tài chính số, thanh toán số tới mọi người dân, Viettel Money bắt đầu với những thói quen hàng ngày nhất của mỗi gia đình, là đi chợ, mua con cá mớ rau.
Theo đó, những khu chợ truyền thống giờ đây được phủ lên một tấm áo mới, hiện đại hơn, cấp tiến hơn thông qua mô hình chợ 4.0. Tính đến nay, đã có hơn 500 chợ 4.0 của Viettel Money được đưa vào triển khai, phủ rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.
“Người dân giờ đây khi tham gia mua bán tại các khu chợ 4.0 không cần mang theo ví hay tiền mặt, chỉ với 1 chiếc điện thoại di động, họ đã có thể thanh toán tiền chợ 1 cách dễ dàng bằng cách quét mã QR thuận tiện hoặc cú pháp *998#”, đại diện Viettel Digital chia sẻ.
Đối với Viettel, Mobile Money nói riêng hay Viettel Money nói chung đang trở thành chất xúc tác, thúc đẩy quá trình thanh toán phi tiền mặt. Đây là là nền tảng cho sự bùng nổ của thanh toán số, hiện thực hóa nền tài chính số toàn diện tại Việt Nam, và rộng hơn là “kích hoạt” nền kinh tế số.
Xem tiếp...
Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), đến cuối tháng 12/2022, Việt Nam hiện có gần 3 triệu người sử dụng dịch vụ dùng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ (Mobile Money).
Lượng người dùng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với tháng 6/2022 và gần gấp 7 lần so với thời điểm đầu năm 2022. Trong đó, số lượng khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa là hơn 2 triệu tài khoản, chiếm 70% lượng người sử dụng Mobile Money.
Khác với các ví điện tử thông thường, dịch vụ Mobile Money cung cấp cho người dùng một tài khoản Mobile Money gắn liền với thuê bao di động mà không cần đến tài khoản ngân hàng. Tài khoản này tương tự như tài khoản viễn thông, nhưng được phép sử dụng để chuyển tiền, thanh toán dịch vụ, hàng hoá hợp pháp tại Việt Nam.
Mobile Money là dịch vụ dùng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ. Ảnh: Trọng Đạt
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, dịch vụ Mobile Money đã giúp mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân và xã hội.
Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp thực hiện thí điểm Mobile Money nhìn chung được đảm bảo, chưa phát sinh các rủi ro, sự cố lớn trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Quan trọng hơn cả, dịch vụ Mobile Money đã tạo được niềm tin cho khách hàng và mở rộng việc tiếp cận dịch vụ tài chính tới nhóm khách hàng mới chưa có tài khoản ngân hàng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa khó tiếp cận hạ tầng thanh toán, mạng lưới ngân hàng.
Cục Viễn thông nhìn nhận: Dịch vụ Mobile Money đã đạt được mục tiêu về góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Quá trình triển khai dịch vụ của các doanh nghiệp đã tuân thủ đúng quy định về việc thí điểm và đảm bảo an toàn, không để xảy ra rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ.
Phủ “tấm áo 4.0” lên các khu chợ truyền thống
Nhiều doanh nghiệp viễn thông cũng đang coi Mobile Money là cơ hội để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời phổ cập thanh toán số tới toàn dân, tận dụng được hạ tầng dữ liệu, mạng lưới và điểm kinh doanh của các nhà mạng trên cả nước.
Theo ông Nguyễn Văn Tấn - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone, để phổ cập Mobile Money, cần phải làm sao để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ nhất.
Điểm bán kem, trà đá chấp nhận thanh toán không tiền mặt. Ảnh: Trọng Đạt
“Nói về chuyển đổi số thì rất cao xa với người dân. Cần làm sao để việc sử dụng dịch vụ Mobile Money thật đơn giản, chỉ cần một hai nút bấm là có thể sử dụng ngay được dịch vụ. Cần tìm ra điểm rơi phù hợp dựa 2 góc độ tiếp cận, sao cho giải quyết được vấn đề mâu thuẫn giữa việc phải chặt chẽ trong quản lý nhưng lại đơn giản khi sử dụng”, ông Tấn nói.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện Tổng công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) cho biết, sau một thời gian triển khai, Viettel hiện có gần 1.6 triệu khách hàng đang có tài khoản Mobile Money trong tổng số 24 triệu người sử dụng Viettel Money. Trong đó, hơn 70% lượng thuê bao sinh sống tại nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.
Tại chợ 4.0, các chủ cửa hàng đều đã chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán số. Ảnh: Trọng Đạt
Hướng tới phổ cập tài chính số, thanh toán số tới mọi người dân, Viettel Money bắt đầu với những thói quen hàng ngày nhất của mỗi gia đình, là đi chợ, mua con cá mớ rau.
Theo đó, những khu chợ truyền thống giờ đây được phủ lên một tấm áo mới, hiện đại hơn, cấp tiến hơn thông qua mô hình chợ 4.0. Tính đến nay, đã có hơn 500 chợ 4.0 của Viettel Money được đưa vào triển khai, phủ rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.
“Người dân giờ đây khi tham gia mua bán tại các khu chợ 4.0 không cần mang theo ví hay tiền mặt, chỉ với 1 chiếc điện thoại di động, họ đã có thể thanh toán tiền chợ 1 cách dễ dàng bằng cách quét mã QR thuận tiện hoặc cú pháp *998#”, đại diện Viettel Digital chia sẻ.
Đối với Viettel, Mobile Money nói riêng hay Viettel Money nói chung đang trở thành chất xúc tác, thúc đẩy quá trình thanh toán phi tiền mặt. Đây là là nền tảng cho sự bùng nổ của thanh toán số, hiện thực hóa nền tài chính số toàn diện tại Việt Nam, và rộng hơn là “kích hoạt” nền kinh tế số.
Xem tiếp...