malemkhoang
Rìu Chiến
Việc cài đặt Windows 11 hoặc nâng cấp lên Windows 11 đã có nhiều bài đề cập, nhưng cài đặt Windows 11 lên ổ đĩa USB để khởi động máy với khả năng Multiboot thì chưa được ai đề cập. Việc tạo USB Multiboot hiện tại thì có nhiều công cụ. Tuy nhiên, các công cụ này chủ yếu tạo ra USB cứu hộ. Do đó, nó không hoàn toàn phù hợp với việc cài đặt Windows ở chỗ là nó triển khai luôn thành phần của các đĩa cứu hộ, trong khi việc cài đặt Windows thì không cần việc đó. Khi tạo USB cài đặt Windows 11 Multiboot thì chỉ cần tạo 2 phân vùng, sau đó là việc "triển khai tệp hình ảnh" (tệp .esd/.wim chứa hình ảnh phù hợp). Như vậy, việc cài đặt Windows 11 lên USB và Multiboot sẽ phải sử dụng các công cụ khác, gồm một số thao tác và công cụ như sau:
1. Tạo USB Multiboot:USB sử dụng vào việc này nên là USB chuẩn 3.0, dung lượng từ 32 Gb đến 120 Gb. Nhưng nên có dung lượng là 120 Gb. Tôi dùng USB Sandisk CZ73 128Gb Stick Disk USB 3.0.
USB Multiboot phải có 2 phân vùng. Phân vùng thứ nhất là phân vùng FAT32, Primary, Active, ẩn, dung lượng 100 Mb. Phân vùng thứ hai là phân vùng NTFS, Primary, no Active.
Tiến hành phân vùng cho USB bằng công cụ DiskPart của windows hoặc BootICE, Partition Wizard... để có được 2 phân vùng như trên. Nên dùng BootICE vì còn phải nạp MBR và PBR cho USB.
Kết quả USB này là USB theo định dạng MBR có 2 phân vùng: FAT32 và NTFS. Trong hệ thống của tôi phân vùng FAT32 được gán tên ổ đĩa là G:, phân vùng NTFS được gán tên ổ đĩa là H:.
2. Triển khai hình ảnh windows và thành phần khởi động windows lên USB:USB Multiboot phải có 2 phân vùng. Phân vùng thứ nhất là phân vùng FAT32, Primary, Active, ẩn, dung lượng 100 Mb. Phân vùng thứ hai là phân vùng NTFS, Primary, no Active.
Tiến hành phân vùng cho USB bằng công cụ DiskPart của windows hoặc BootICE, Partition Wizard... để có được 2 phân vùng như trên. Nên dùng BootICE vì còn phải nạp MBR và PBR cho USB.
Kết quả USB này là USB theo định dạng MBR có 2 phân vùng: FAT32 và NTFS. Trong hệ thống của tôi phân vùng FAT32 được gán tên ổ đĩa là G:, phân vùng NTFS được gán tên ổ đĩa là H:.
Phân vùng NTFS (ổ đĩa H: ) là vị trí triển khai hình ảnh windows. Trong môi trường WinPE, anh Mai cho phép triển khai hình ảnh windows bằng công cụ DISM. Trong môi trường Windows, sử dụng công cụ của bên thứ ba: DISM GUI, DISM++, wimlib...
Tệp .iso cài đặt windows 11 chứa tệp install.esd. Đó chính là tệp hình ảnh của windows dùng để cài đặt windows trong mọi trường hợp. Tệp install.esd của windows 11 chứa 7 phiên bản khác nhau của windows 11 và được đánh chỉ số như sau:
(1). Windows 11 HomeTệp .iso cài đặt windows 11 chứa tệp install.esd. Đó chính là tệp hình ảnh của windows dùng để cài đặt windows trong mọi trường hợp. Tệp install.esd của windows 11 chứa 7 phiên bản khác nhau của windows 11 và được đánh chỉ số như sau:
(2). Home N
(3). Home SL
(4). Windows 11 Education
(5). Education N
(6). Windows 11 Pro
(7). Pro N
Đường dẫn của tệp install.esd là D:\win11\Install.esd; ổ đĩa H: là ổ đĩa sẽ cài đặt windows và phiên bản cài đặt là Windows 11 Pro (6), thì câu lệnh cmd trong môi trường WinPE để triển khai hình ảnh windows là:
DISM /Apply-Image /ImageFile: D :\win11\Install.esd /Index:6 /ApplyDir:H:
Tôi dùng wimlib trong môi trường windows. Tôi đặt các tệp tin của wimlib trong thư mục D:\win11\ (cùng với tệp install.esd). Như vậy, câu lệnh triển khai hình ảnh windows sử dụng wimlib trong cửa số cmd quyền Administrator là:
D:\win11\>wimextract.cmd install.esd 6 --dest-dir=H:
Sau khi hoàn thành triển khai hình ảnh windows, tiếp theo là thiết lập thành phần khởi động windows cho USB.
Thành phần khởi động windows được đặt trên phân vùng FAT32 của USB (ổ đĩa G: ). Trong môi trường WinPE hay môi trường windows đều thực hiện như nhau trong cửa sổ cmd quyền Administrator với 1 câu lệnh sau:
Thành phần khởi động windows được đặt trên phân vùng FAT32 của USB (ổ đĩa G: ). Trong môi trường WinPE hay môi trường windows đều thực hiện như nhau trong cửa sổ cmd quyền Administrator với 1 câu lệnh sau:
bcdbooot.exe H:\windows /s G: /f ALL
Cuối cùng là ẩn phân vùng FAT32. Tôi dùng BootICE để thực hiện việc này. Partition Wizard cũng được, nhưng không nhất thiết phải dùng công cụ này.
3. Kết luận:
Việc tạo lập USB chứa Windows 11 sau khi cài đặt có khả năng Multiboot là đơn giản, được thực hiện bằng các công cụ có sẵn và dễ tìm, hầu hết đã nằm sẵn trong các đĩa cứu hộ hoặc win10.
Hậu quả của việc này là tôi có thêm account và bản quyền số của windows 11. Do vậy, tôi sẽ không đưa ra hình ảnh của windows 11 mà tôi đã cài đặt trên USB, các bạn tự trải nghiệm.
Qua đây, tôi nắm chắc hơn về UEFI, LEGACY, GPT, MBR và mối liên hệ của chúng trong việc hoạch định các phân vùng. Tuy nhiên, tạm thời tôi sẽ không trình bày điều này ở đây.
Hậu quả của việc này là tôi có thêm account và bản quyền số của windows 11. Do vậy, tôi sẽ không đưa ra hình ảnh của windows 11 mà tôi đã cài đặt trên USB, các bạn tự trải nghiệm.
Qua đây, tôi nắm chắc hơn về UEFI, LEGACY, GPT, MBR và mối liên hệ của chúng trong việc hoạch định các phân vùng. Tuy nhiên, tạm thời tôi sẽ không trình bày điều này ở đây.
Sửa lần cuối: