Hướng dẫn - Các tiêu cự của của ống kính (Lens) máy ảnh | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hướng dẫn Các tiêu cự của của ống kính (Lens) máy ảnh

adapham86

Rìu Sắt Đôi
Ống kính máy ảnh có nhiều dải tiêu cự khác nhau ,Tiêu cự là khoảng cách tính từ tâm ống kính đến cảm biến hình ảnh. Một cách ngắn gọn, tiêu cự của ống kính chỉ mức độ phóng đại mà ống kính đạt được. Ví dụ như với một ống kính 40mm, bạn có thể nhìn thấy cả một dãy núi, nhưng tiêu cự 400mm thì bạn chỉ có thể nhìn thấy cây cối ở trên dãy núi đó mà thôi.
Ở bài này chỉ bản về các loại tiêu cự và công dụng của tiêu cự đối với từng ống kính máy ảnh

- Lens góc siêu rộng: Có khoảng tiêu cự nhỏ hơn 21mm (mục đích để chụp thể loại ảnh kiến trúc hay phong cảnh, trong đó lens Fisheye có hiệu ứng mắt cá khá đẹp.)
- Lens góc rộng: Tiêu cự nằm trong khoảng 21-35mm ( mục đích để chụp ảnh phong cảnh thiên nhiên…)
- Lens tiêu cự tiêu chuẩn : Tiêu cự nằm trong khoảng từ 35-70mm ( mục đích thường để chụp đường phố, hay hình ảnh tư liệu, hay chụp chân dung ở những nơi không gian hẹp…)
- Lens tele trung trung bình: Có khoảng tiêu cự nằm trong khoảng 70-135mm (mục đích chủ yếu là chụp chân dung có hiệu ứng xóa phông khá đẹp.)
- Lens tele tầm xa: Khoảng tiêu cự nằm thường trong khoảng 135-500mm và có thể dài hơn (mục đích là chụp thể thao chụp những đối tượng ở xa như chim trời hay động vật hoang dã ngoài thiên nhiên mà không cần tiến lại gần, v.v…)
Chú ý: Các tiêu cự này thường lấy theo tiêu chuẩn của máy FullFrame trên máy ảnh toàn khổ 35mm. Ứng với trên các dòng máy Crop thì lấy tiêu cự này nhân cho hệ số Crop là 1.3, 1.5 hay 1.6….


* Một ống kính có tiêu cự 50mm sẽ có trường nhìn là 47 độ đối với một máy ảnh full-frame. Trường nhìn này có tầm nhìn tương đương với mắt người. Nhưng khi bạn gắn lens này trên máy ảnh Crop thì bạn sẽ phải nhân lên với hệ số Crop của nó, ở đây 50mm nhân với máy ảnh có hệ số crop là 1.6 thì nó sẽ tương đương 80mm trên máy FullFrame, và nó sẽ trở thành một ống kính tele tầm trung.


Về các nhu cầu phổ biến hiện nay thì mình chia gọn thành 3 loại tiêu cự như sau:


1. Lens góc rộng.


Các ống kính có trường nhìn nếu rộng hơn 63 độ thì đó là lens góc rộng. Nó thường là các lens có tiêu cự 35mm và có thể ngắn hơn trên máy ảnh Fullframe. Lens góc rộng có 2 đặc điểm tác động.


  • Góc nhìn rộng thì có nghĩa là bạ di chuyển tới thật gần chủ đề mà bạn muốn chụp để đưa chủ thể vào khung hình của bạn. Nếu lens của bạn không có zoom thì bạn phải di chuyển bằng chân nhiều khi nó hơi bất tiện. Thường thì tiêu cự ngắn thì độ sâu trường ảnh (DOF) sẽ dày nên sẽ lấy nhiều chi tiết cả chủ thể lẫn hậu cảnh, xóa phông không nhiều.
  • Các lens góc rộng thường sẽ có độ sâu trường ảnh tốt hơn các lens có tiêu cự tele hay trung bình ở bất kỳ thiết lập khẩu độ nào đi nữa.
    Khi hai yếu tố này hợp lại thì sẽ làm cho ống kính góc rộng thu nạp được thêm hình ảnh hơn vào khung hình của bạn. Bạn đưa được nhiều yếu tố hậu cảnh hơn vào bức hình vì DOF dày phần hậu kỳ đỡ bị xóa mờ. Phần hậu cảnh sẽ được lấy nét tốt hơn nhiều so với các tiêu cự dài hơn khi bạn sử dụng. Nó giúp nhấn mạnh được các đường nét, và tạo ra cảm giác tuyệt vời hơn về độ sâu của trường ảnh mà khi bạn chụp ở các khoảng tiêu cự dài hơn không thể làm được.
    Các bạn chú ý chỉ cần thay đổi một chút thôi về khoảng tiêu cự thì cũng sẽ tạo nên điểm khác biệt của khung hình Và nhược điểm của lens góc rộng là khi các lens góc rộng thu nạp được nhiều hậu cảnh vô tình nó sẽ tạo ra cảm giác thấy rối mắt mất tập trung vì dư thừa quá nhiều chi tiết thừa. Vì vậy bạn nhớ cần khắc phục và lựa chọn đúng mục đích sử dụng của lens góc rộng, ở những nơi có phong cảnh đẹp bạn có thể dùng lens này để lấy hậu cảnh phía sau. Các lens góc rộng phổ biến như 16-35mm, 24mm, 28mm, 16mm…

2. Lens tiêu chuẩn.


Các lens thông thường sẽ có góc nhìn khoảng 55 độ, nó giữ vị trí trung bình và nằm ở khoảng giữa so với lens góc rộng và lens tele. Nó không cho hình ảnh với góc nhìn lạ và ấn tượng so với lens góc rộng, và cũng không tạo ra hiệu ứng xóa phông mượt mà để loại trừ hậu cảnh phía sau chủ thể đến mức giống như lens tele.
Nếu bạn đang sở hữu một lens ở tiêu cự này và có khẩu độ lớn và bạn muốn xóa phông mù mịt như lens tele thì chỉ có một cách là mở khẩu tối đa và tiến sát chủ thể đến một mức mà vẫn có thể lấy nét được, thường thì chụp ở phần đầu và bán thân. Tuy vậy, việc lấy nét cũng khá khó khăn vì nếu quá gần thì bạn phải thường xuyên lùi lại để có thể lấy được nét. Các lens tiêu chuẩn phổ biến như 40F2.8, 50F1.8, 50F1.4, 60F2.8…


3. Lens tele


  • Lens tele là lens mà sẽ có góc nhìn nằm ở khoảng 30 độ và có thể thấp hơn, nó sẽ tương đương với khoảng tiêu cự 85mm và có thể dài hơn đối với máy ảnh Fullframe, hay lens 50mm trên máy ảnh dòng Crop.
  • Lens tele thường sẽ thu lại góc nhìn và sẽ khiến chủ thể tiến lại gần bạn hơn so với lens tầm trung. Vì thế nếu muốn chụp chân dung toàn thân nhiều khi bạn phải đứng ở một khoảng cách khá xa. Vì lens tele xóa phông mạnh nên khi chủ đề tiến vào khung hình của bạn thì hầu như bạn sẽ không còn nhìn thấy hậu cảnh ở đâu nữa. Và chúng sẽ khiến hậu cảnh ra khỏi vùng lấy nét nếu như bạn sử dụng khẩu lớn. Các lens Tele phổ biến như 85F1.8, 135F2, 200F2.8…
Tóm lại, việc nắm và hiểu rõ về góc nhìn của các tiêu cự trên máy ảnh sẽ giúp cho bạn nhiều kinh nghiệm hay trong quá trình để tạo ra các bức ảnh mang lại kỷ niệm hay niềm vui. Và sẽ giúp bạn biết dùng lens tiêu cự nào trong trường hợp nào và hợp với máy ảnh nào (FullFrame hay Crop).

nguồn Aphoto
 


Top