Thể thức tính phiếu bầu trong việc bầu tổng thống Mỹ. (Phần 1)
Phổ thông đầu phiếu: Mỗi người dân một lá phiếu.
Năm 2000, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa, George W Bush, với 500.000 phiếu phổ thông ít hơn ứng cử viên Đảng Dân Chủ, Al Gore, nhưng vẫn đắc cử tổng thống.
Năm 2016, ứng cử viên đảng Cộng Hòa, Donald Trump, 3 triệu phiếu phổ thông ít hơn ứng cử viên đảng Dân Chủ, nhưng vẫn đắc cử tổng thống.
Thế là thế nào? Nghe có vẻ không dân chủ, không công bằng. Đây là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiều biến động chính trị, xã hội, kinh tế… tại Mỹ từ khi Trump đắc cử. Câu trả lời là cách tính phiểu bầu cử tổng thống Mỹ, không như nhiều nước khác, không thuần túy dựa trên kết quả của phổ thông đầu phiếu (Popular Votes), mà dựa trên phiếu của hạt bầu cử (Electoral Votes).
Hơn 200 năm về trước, các nhà lập Hiến Pháp Mỹ đã có viễn tượng của kết quả bầu cử tổng thống như 2 năm nêu trên, nhưng họ vẫn làm luật như vậy.
Hai lý do quan trọng, nhưng không phải là chính yếu, là nước Mỹ quá lớn và việc truyền thông thời đó quá giới hạn (chỉ liên lạc bằng thư, hoặc trực tiếp mặt đối mặt). Hai lý do này làm việc bầu cử tổng thống trở thành bất khả thi.
Lý do quan trọng nhất khởi nguồn từ việc lập quốc và lập pháp của Mỹ.
Vào thế kỷ thứ 18, sau khi đánh bại đế quốc Anh, Mỹ lâm vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế sau cuộc chiến tranh giành độc lập, và vẫn lo sợ các đế quốc Âu Châu sẽ trở lại, nên đã quyết định thống nhất đất nước để chống lại. Thời đó dân ở Mỹ thành lập những khu vực định cư riêng (tiểu bang), có luật lệ riêng cho mỗi tiểu bang. Đại diện 13 tiểu bang vùng duyên hải phía đông của Mỹ (New Hampshire, Massachusetts, Connecticut, Rhode Island, New York, New Jersey, Pennsylvania, Delaware, Maryland, Virginia, North Carolina, South Carolina and Georgia) ngồi lại bàn luận thống nhất và lập hiến pháp. (Nghe giống như thời Thập Nhị Sứ Quân của Đinh Bộ Lĩnh.)
Việc thống nhất các tiểu bang thành một liên bang và lập hiến pháp cho liên bang gặp một số trắc trở. Trắc trở đầu tiên là đại biểu mỗi tiểu bang trong chính quyền liên bang, do sự khác biệt về lãnh thổ, dân số của mỗi tiểu bang. Tư tưởng đầu tiên là mỗi tiểu bang có số đại biểu bằng nhau trong chính quyền liên bang. Tuy nhiên tư tưởng này bị các đại diện tiểu bang Virgina phản bác với lập luận rằng tiểu bang Virgina lớn, dân cư đông gấp 4 lần tiểu bang Rhode Island (tiểu bang nhỏ nhất của Mỹ), thì tiểu bang của Virgina phải có số đại biểu nhiều hơn. Rhode Island phản bác và từ chối, lập luận rằng như vậy các tiểu bang nhỏ vì ít đại biểu, dần dần sẽ mất tiếng nói trong chính quyền liên bang. Cuối cùng một giải pháp trung dung đã được chấp thuận, mọi tiểu bang hài lòng: Mỗi tiểu bang có số đại biểu khác nhau, tùy theo dân số, tại Hạ Viện, và 2 đại biểu, không phân biệt dân số, tại Thượng Viện. Mỗi tiếu bang sẽ có ít nhất 2 đại biểu tại thượng viện và 1 đại biểu tại hạ viện.
Do đó tổng số ghế tại thượng viện Mỹ là 100 (50 tiểu bang nhân 2), và 435 ghế tại hạ viện. (Thủ Đô Washington D.C. không có đại biểu tại thượng viện cũng như hạ viện Mỹ, nhưng có 3 phiếu cho bầu tổng thống.)
Con số 435 ghế tại hạ viện là con số cố định, (còn gọi là hạt bầu cử) không thay đổi, và được chia cho mỗi tiểu bang tương ứng với số dân của tiểu bang. ) Mỗi tiểu bang sẽ được chia ra số hạt bầu cử (Congressional District) để bầu hạ viện (House of Representaves); và mỗi hạt bầu cử sẽ chọn một đại biểu cho hạ viện. Dĩ nhiên tỷ lệ dân số mỗi tiểu bang thay đổi theo dòng thời gian. Tiểu bang nào có số tỷ lệ dân số (phần trăm) giảm quá mức ấn định, sẽ bị giảm số ghế hạ viện. Và ngược lại tiểu bang nào có tỷ lệ tăng, số ghế hạ viện cho tiểu bang đó cũng tăng. Cứ 10 năm một lần, chính quyền liên bang làm cuộc kiểm tra dân số và chia lại số hạt bầu cử (ghế hạ viện) cho mỗi tiểu bang tùy theo tỷ lệ dân số tiểu bang tăng hoặc giảm. Và tiểu bang nào được tăng hoặc giảm số phiếu thì cũng sẽ chia lại hạt bầu cử trong tiểu bang để bầu hạ viện và tổng thống.
Nhiệm kỳ của dân biểu hạ viện là 2 năm, của thượng viện là 6 năm. Khoảng 1/3 của tổng số thượng nghị sĩ sẽ được bầu 2 năm một lần.