Fake News và giá phải trả của giới truyền thông cánh tả hùng hậu.
Danh từ Fake News xuất phát từ giới truyền thông Mỹ buộc tội tất cả những gì Trump (và cánh hữu nói) là sai trái. Nhưng sau Trump lại dùng danh từ này để nói về giới truyền thông Mỹ. Một trong những Fake News làm thế giới chú ý năm 2018.
Vào tháng 1 năm 2018, một nhóm học sinh tại trường
trung học Covington Catholic High School junior đi biểu tình chống phá thai hằng năm tại Washington DC. Khi biểu tình kết thúc, học sinh đứng đợi xe buýt của trường đón về một người đàn ông tên Phillips tay đánh trống cổ truyền tiến về nhóm học sinh và dừng lại trước mặt một học sinh tên Sandmann, 26 tuổi. Học sinh này đội mũ Make America Great Again, và chỉ đứng nhìn vào mặt người đàn đàn ông với một nụ cười mỉm.
Học sinh tên
Sandmann và
Phillips. Tấm hình đã gây nhiều sôi nổi, nhiều tranh cãi
Vài ngày sau tấm hình trên và một video clip được lên youtube, truyền hình, truyền thanh, mạng xã hội, lên án người học sinh nặng nề và đòi trừng phạt người học sinh xứng đáng.
Giới truyền thông lớn của Mỹ: các đài truyền hình, truyền thanh, báo chí (New York Times, Washinton Post....), mạng xã hội (twitter, Facebook...) và
Phillips lên án
Sandman đã kỳ thị chủng tộc
, đặc biệt đối với một người dân bản xứ Mỹ (Indian), một người cực chiến binh Việt Nam (theo như Williams tự nhận không có kiểm chứng), và một người thuộc nhóm Mỹ Da Đen theo Do Thái Giáo.
Truyền hình, mạng xã hội, báo chí hầu như ngày nào cũng thuật lại sự kỳ thị chủng tộc của một học sinh da trắng, học trường đạo, đội nón Trump. Nhưng lý do chính là chiếc nón đỏ
Make America Great Again (logo của Trump) cộng với màu da trắng của người học.
Họ tố cáo Sandmann đã chặn đường không cho Williams đi và đã nói
"Build the Walls" (xây tường biên giới), và những lời nhục mạ khác.
Ngay sau khi tấm hình và clip video phổ biến rộng rãi, thậm chí Tòa Giám Mục cũng lên tiếng chỉ trích Sandmann đã hành động không đúng với giáo lý Công Giáo và tôn chỉ của trường. Trên mạng xã hội Sandmann và gia đình còn bị đe dọa hành hung, đe dọa tính mạng, đe dọa sự nghiệp học vấn...
Trong một số cuộc phỏng vấn, những lời tuyên bố của Philips có phần mâu thuẫn và Williams còn kêu gọi đại học không nhận Sandmand.
Sandman chỉ có thể tự bào chữa bằng cách thuật lại câu chuyện. Khi Sandmann và bạn học đứng đợi xe buýt của trường đón về nhà, một nhóm người Mỹ Da Đen theo nhóm Do Thái Giáo hướng về nhóm học sinh nói những lời thô tục kể cả "những đứa con của loạn luân".... Sandmann muốn các bạn học không còn phải nghe những chửi rủa thô tục của nhóm quá khích trên, nên yêu cầu người trưởng của nhóm (một giáo sư) hát nhạc trẻ cùng với học sinh. Khi nhạc và nhảy múa cất lên, những người của nhóm Phillips tiến về nhóm học sinh và dừng lại trước mặt Sandmann. Sandmann không hiểu tại sao Phillips lại tiến về mình và dừng lại ngay trước mặt mình. Phản ứng lúc đó của Sandmann là muốn bạn học của mình đừng gây sự hiểu lầm, gây cớ cho sự xáo trộn có thể xảy đến, bằng cách đứng lặng thinh, nở nụ cười, nhìn thẳng mặt Phillips cho tới khi xe buýt tới. Sandmann còn cho biết anh không hề nói gì, không có ý ngăn chặn Phillips, và Phillips không hề có dấu hiệu muốn tránh sandmann để tiếp tục đi.
Chỉ có bạn học, người dẫn đoàn học sinh, và Trump hiểu nỗi oan của Sandmann. Trump đã mời Sandmann đến tòa Bạch Ốc để an ủi, khích lệ, và trình bày sự thông cảm của Trump.
Lời tự biện của Sandmann và bào chữa của Trump chỉ là tiếng kêu vô vọng trong hoang địa so với đội quân hùng hậu của truyền thông, mạng xã hội, và đảng Dân Chủ.
Nhưng cánh tả mắc một lỗi lầm lớn thường hay gặp phải trong chiến thuật tấn công đối phương. Phe tả thường hay trích một câu hợp với mục đích của mình trong bài diễn văn, văn viết, hay một đoạn ngắn trong video clip mà bỏ phần còn lại trong đoạn văn hoặc trong một video clip. Lỗi lầm cố ý này được áp dụng cho Sandmann.
Sandmann và gia đình tìm một luật sư để biện hộ cho mình. Văn phòng luật sư liền kiếm bằng chứng để biện hộ cho thân chủ. Kết quả đoạn video clip tố cáo Sandman chỉ là một phần trong một clip dài.
Video Clip do văn phòng luật sư đúc kết để bào chữa cho Sandmann và tố cáo cánh tả.
Văn phòng luật sư liền liên lạc những người, những cơ quan đã tố cáo Sandmann phải đính chính, và ngừng việc thông tin thất thiệt nhưng vô hiệu.
Văn phòng luật sư đi bước thứ 2 vào ngày 1 tháng 2 năm 2019. Gởi tối hậu thư đến 54 cơ quan và cá nhân thông báo họ lo kiếm luật sư bào chữa trước tòa. Danh sách 54 cơ quan và cá nhân.
The Washington Post
The New York Times
Cable News Network, Inc. (CNN)
The Guardian
National Public Radio
TMZ
Atlantic Media Inc.
Capitol Hill Publishing Corp.
Diocese of Covington
Diocese of Lexington
Archdiocese of Louisville
Diocese of Baltimore
Ana Cabrera (CNN)
Sara Sidner (CNN)
Erin Burnett (CNN)
S.E. Cupp (CNN)
Elliot C. McLaughlin (CNN)
Amanda Watts (CNN)
Emanuella Grinberg (CNN)
Michelle Boorstein
(Washington Post)
Cleve R. Wootson Jr.
(Washington Post)
Antonio Olivo
(Washington Post)
Joe Heim
(Washington Post)
Michael E. Miller
(Washington Post)
Eli Rosenberg
(Washington Post)
Isaac Stanley-Becker
(Washington Post)
Kristine Phillips
(Washington Post)
Sarah Mervosh
(New York Times)
Emily S. Rueb
(New York Times)
Maggie Haberman
(New York Times)
David Brooks
(New York Times)
Shannon Doyne
Kurt Eichenwald
Andrea Mitchell (NBC/MSNBC)
Savannah Guthrie (NBC)
Joy Reid (MSNBC)
Chuck Todd (NBC)
Noah Berlatsky
Elisha Fieldstadt (NBC)
Eun Kyung Kim
HBO
Bill Maher (
here)
Warner Media
Conde Nast
GQ
Heavy.com
The Hill
The Atlantic
Bustle.com
Ilhan Omar (
here)
Elizabeth Warren (
here and
here)
Kathy Griffin (
here)
Alyssa Milano (
here,
here,
here,
here,
here,
here,
here, and
here)
Jim Carrey (
here,
here, and
here)
Một số ít trong danh sách trên không dám thông tin không xác thực nữa. Số còn lại vẫn cứng đầu.
Văn phòng luật sư đi bước thứ 3 thật táo bạo. Kiện 8 cơ quan truyền thông lớn đòi
mỗi bị cáo bồi thường thiệt hại $275.000.000 cho Sandmann vì đã cố tình thông tin thất thiệt làm hại đến danh tiếng, sự nghiệp, và đe dọa hảnh hung cho Sandman. Ngoài ra văn phòng còn yêu cầu tòa Giám Mục trưng bằng cớ chỉ trích Sandmann. Tòa Giám Mục trước đó có thuê một ban điều tra hư thực về sự việc nhưng không thấy bằng chứng kết tội. Sau đó chính Giám Mục viết thư xin lỗi Sandmann vì chỉ trích sai lầm vì ngay lúc đầu tòa Giám Mục bị áp lực mạnh của cánh tả nên kết án Sandmann một cách bừa bãi.
Ai cũng nghĩ đòi bồi thường mỗi bị cáo một số tiền khổng lồ như trên là một chuyện không tưởng. Cùng lắm là bị cáo nhận lỗi, đính chính và xin lỗi là xong.
Vào đầu tháng 1 năm 2020, CNN đã thương lượng với Sandmann và văn phòng luật sư, ngoài tòa án, nhận bồi thường một số tiền không được công bố và không ai được phép công bố nội dung thỏa thuận để tránh ra tòa.
Dĩ nhiên khi thương lượng ngoài tòa, Sandmann không nhận được số tiền khổng lồ trên, nhưng số tiền thỏa thuận bồi thường chắc chắn không ít.
Cách đây vài ngày, ngày sinh nhật Sandmann, tờ báo cực tả Washington Post thương lượng ngoài tòa với Sandmann và chịu bồi thường một số tiền không được công bố vào ngày sinh nhật 18 tuổi của Sandmann, để tránh ra tòa.
Sáng thứ bảy ngày 24 tháng 7 năm 2020, Sandmann thông báo:
"Chúng tôi đã thương lượng ngoài tòa với WAPO [Washington Post] và CNN.
Cuộc chiến chưa kết thúc. 2 cơ quan đã ngã gục. Còn 6 cơ quan nữa.
@jack [sáng lập viên Twitter] hãy đợi những gì sẽ xảy đến."