This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
Cụm từ "tụi phát triển" của bạn dammage theo tôi hiểu có nghĩa là , các quốc gia (tiền tiến) công nghiệp phát triển mạnh, nhờ cuộc cách mạng kỹ nghệ, chẳng hạn như các nước Âu, Mỹ, Úc, Nhật (developed countries) ... sau thế chiến thứ hai, đối nghịch với các nước chậm tiến (developing countries). Về sau một số nước chậm tiến bắt kịp các nước tiền tiến như Nam Hàn (Nam Triều Tiên), Singapore, Taiwan, Hongkong...

Mật độ dân số (dân số / diện tích) của Paris khoảng 20460 người / km^2.



 

guest11

Rìu Chiến Chấm
@guest11,

Tình hình thế giới hôm nay:


Trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua số tử vong tại Mỹ lên đến 1497 người, trong đó gần một nửa tại New York City.




Một vài hình ảnh từ bệnh viện tại New York City










Giường bệnh khẩn cấp cho bệnh nhận tại New Orleans, Louisiana


Tại Detroit


Nhân viên thiện nguyện đang hướng dẫn các xe cứu trợ khẩn cất tại bãi đậu xe của một trường trung học tại Austin, Texas
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tôi thấy không có gì kết dính hai đầu khăn gấp vào thì dần dần nó sẽ tuột ra bạn ơi.
Cách trên cũng tương tự như cách vị Trưởng của Bộ Phẫu Thuật của Tổng Y Sĩ Mỹ hướng dẫn.
Tôi không biết bao lâu nó sẽ lỏng ra vì chưa bao giờ thử. Nhưng tôi đoán thời gian giữ chặt cũng được lâu do lực ma sát giữa khăn, giây cao su, và khuôn mặt của người đeo, cộng thêm sức đàn hồi (co giãn của giây cao su.)
 
Sửa lần cuối:

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Bữa nào thử là biết liền đó bạn, khăn vuông thì tôi ít có chứ áo thun cotton cũ thì có nhiều.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Số tử vong tại Mỹ trong 24 giờ qua giảm chút ít: 363 ít hơn ngày trước.



Tại Ecuador, một quốc gia nghèo tại Nam Mỹ, tình trạng rất thương tâm: Xác chết trên đường, quan tài bằng thùng carton.



















 

guest11

Rìu Chiến Chấm
From Johns Hopkins website:





Dưới đây là hình ngày hôm qua:


Tôi để ý nhiều đến tỷ lệ tử vong tăng hay giảm hơn là số tử vong. Trong 24 giờ qua tỷ lệ tử vong có giảm, mặc dầu không nhiều tại Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Ý. Tuy nhiên trong vòng 10 ngày tới tỷ lệ tử vong có thể tăng đột ngột vì thời gian ủ bệnh trung bình là 14 ngày.

Phải chăng chúng ta đang nhìn thấy ánh sáng tại cuối nẻo đường hầm?

Hy vọng ánh sáng tại cuối nẻo đường hầm không phải là....ánh đèn của đầu tầu xe lửa.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Sáng nay đi chợ thấy vui và an tâm hơn mấy lần trước, bởi vì bà con đã bắt đầu đeo khẩu trang nhiều hơn rồi, mấy bữa nay tôi cứ lo lắng trong lòng, giờ mới nghe thư thái một chút, người ta ở đây bây giờ đã biết tự bảo vệ mình và cộng đồng, đó chính là điều tốt, hy vọng sẽ bớt đi nhiều ca nhiễm bệnh.
Chợ thì giờ có giấy nhưng chỉ là giấy sử dụng cho nhà bếp, còn giấy vệ sinh thì hoàn toàn không. Nghe tin từ video tin tức thì có người phải trả $11,000 để sửa chữa hầm cầu vì sử dụng giấy không đúng loại nên đường ống bị nghẹt. Cô Vy hành hạ đủ kiểu, nhiều chuyện tréo nghoe không ai ngờ được.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Giấy toilet hiện thời khan hiếm không phải vì mỗi người đi cầu nhiều hơn bình thường, mà vì quá nhiều người dự trữ quá nhiều. Theo tôi nghĩ sự khan hiếm này chỉ có tính cách ngắn hạn.

Giới tiêu thụ giấy toilet gồm hai loại chính: Commercial và Consumers.
Giới tiêu thụ commercial bao gồm: hãng xưởng, trường học, nhà hàng, cửa tiệm, trạm xe lửa, công viên........và còn nhiều nữa.
Giới tiêu thụ consumers bao gồm giới tiêu thụ cá nhân và gia đình.

Từ khi có việc cách ly, giới commercial bị đóng, nên việc tiêu dùng của giới này hầu như trở thành số 0. Còn giới tiêu thụ consumers tiêu dùng nhiều hơn vì ở nhà, không đi làm, nhưng không đáng kể so với tổng sản lượng.
Tự động các công ty làm giấy toilet ngừng hoặc giảm thiểu tối đa việc sản xuất cho giới commercial và gia tăng tối đa cho giới consumers.

Định luật cung-cầu trong kinh tế học được áp dụng triệt để.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Nói về giấy VS thì gia đình tôi ko cần , do sau năm 1975 lúc đó kinh tế khó khăn và gia đình lại sống vùng ngoại thành (rất là nông thôn ) thiếu đủ mọi thứ .
Mỗi lần đại tiện thì mang theo 1 CA NƯỚC , lâu dần thành thói quen , thế rồi thế sau trong gia đình cũng sinh hoạt theo cách thế hệ trước .
Nhìn chung vệ sinh bằng nước rõ là tốt hơn là giấy rất nhiều lần , bởi giấy thì ko thể sạch = nước được . Đồ mặc sẽ ít bị hôi
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
VN mình sau này xây bồn cầu có thêm vòi nước xịt rất thuận tiên, bên đây chắc người ta chưa làm kiểu đó đại trà, nếu có chắc là ít vì tôi cũng đã đi nhiều nơi nhưng không thấy, toàn là sử dụng giấy, người kỹ tính thì dùng giấy trước, sau đó dùng nước mới sạch sẽ hoàn toàn. Nghĩ tới dân Ấn Độ, họ ăn bằng tay, còn sinh hoạt thì một con sông Hằng dùng cho đủ thứ. Nghĩ mà ngán thật, dân VN mình dù nghèo dẫu sao vẫn hơn họ phải không?
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Trò bẩn của Tàu
Ém nhẹm và giấu kín dữ liệu Covid-19, Tàu đã làm cho cả thế giới không chuẩn bị phòng và chống dịch Cov-19. Hậu quả là trên một triệu người nhiễm bệnh, chục ngàn người chết trên thế giới, chưa kể kinh tế toàn cầu sụp đổ…..
Tới giờ này số ca nhiễm bệnh và chết tại Ý (và nhiều quốc gia khác) tăng khủng khiếp. Tàu tuyên bố đã cứu trợ Ý bằng cách gởi nhiều dụng cụ y khoa để phòng chống Cov-19 tới Ý.
Nhưng vài ngày gần đây, sự thực được phơi bày. Những dụng cụ mà Tàu gởi cứu trợ (free) tới Ý lại là những dụng cụ Ý cứu trợ (free) giúp Tàu hồi đầu năm. Tệ hơn nữa, Tàu ép Ý phải mua lại những dụng cụ đó chứ không phải cho không.
Ngoài ra Tàu còn sản xuất và bán những dụng cụ đó (đặc biệt là máy dò Covid-19) cho nhiều nước Âu Châu. Kết quả là khoảng một nửa số lượng không đạt tiêu chuẩn an toàn. Tây Ban Nha và Hòa Lan đã gởi trả lại Tàu tất cả những dụng cụ mua mà chưa dùng. Kết quả là số dụng cụ hư hỏng khi dò vì trùng Covid-19 không cho biết kết quả đúng làm cho những người nhiễm bệnh tưởng mình không bị và vô tình truyền bệnh cho người khác.
Một vài chính trị gia Âu Mỹ dự tính đưa Tàu ra Tòa Án Quốc Tế tại Den Haag (Hòa Lan), đòi Tàu phải bồi thường thiệt hại cho nhân loại.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Mỹ bị vố đau
Các công ty Mỹ có hãng xưởng sản xuất dụng cụ y Khoa phòng chống đại dịch bên Tàu bị ép bán các dụng cụ đó cho chính quyền Tàu với giá chỉ định của chính quyền Tàu. Và các công ty đó bị cấm không được xuất cảng ra ngoài lục địa Tàu, kể cả Mỹ. Đồng thời trong khoảng thời gian từ ngày tháng 1 tới ngày 29 tháng 2, Tàu đã nhập cảng khoảng 2 tỷ 460 triệu dụng cụ phòng chống dịch, làm thiếu hụt dụng cụ trầm trọng tại Âu, Mỹ, và các nước khác trên thế giới.

 
Sửa lần cuối: