Quang Tuyến
Mọi vật đều phát sóng (tuyến, tia). Có nhiều loại tuyến (hình đen phía trên). Mỗi tuyến có bước sóng dài ngắn khác nhau. Ánh sáng đủ màu mà mắt chúng ta có thể ghi nhận được, còn gọi là quang phổ, là một phần rất nhỏ trong các tuyến. Còn các tuyến khác mắt chúng ta không thể ghi nhận được.
Quang phổ (phần màu hình phía dưới) là một giải ánh sáng liên tục, không ngắt quãng có bước song từ 300 nanometers (màu tím) tới 700 nanometers (màu đỏ). Bình dân Việt Nam thường hay nói các màu trong quan phổ như sau (đi từ bước sóng lớn tới bước song nhỏ, từ phải qua trái).
Đỏ Cam Vàng Lục Lam Chàm Tím
Tia kế tiếp tím, có bước sóng ngắn hơn tia tím < 300nm mà mắt chúng ta không thể nhìn thấy được, gọi là tia cực tím (Ultraviolet). Tia kế tiếp tia đỏ, có bước song dài hơn tia đỏ > 700nm mà mắt chúng ta không thể thấy được, gọi là tia hồng ngoại (hồng ngoại tuyến).
Mặc dầu chúng ta không nhìn thấy tia hồng ngoại nhưng chúng ta biết tia hồng ngoại ghi nhận các tia trong quang phổ như thế nào, nhờ có máy chụp ảnh bằng tia hồng ngoại, hoặc máy ảnh bình thường có gắn kính lọc (filter) hồng ngoại tuyến. Kính này sẽ chặn hết tất cả các tia trong quang phổ (ánh sáng mà mắt chúng ta có thể thấy được), ngoại trừ tia hồng ngoại.