Hỏi/ Thắc mắc - Anh em dùng máy tính Windows có thường xuyên tắt máy không? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hỏi/ Thắc mắc Anh em dùng máy tính Windows có thường xuyên tắt máy không?

dccuong

Búa Gỗ
Mình sử dụng máy tính Windows dù máy tính xách tay hay máy tính đề bàn khi kết thúc công việc trong ngày đều tắt máy, anh em dùng Macbook thì cho rằng việc này không cần thiết, người dùng Macbook thì hiếm khi tắt máy.
Không biết anh em đang dùng máy tính Windows thì thế nào?
 

kdcs391


Junior Moderator
Câu hỏi này khá hay, nhưng trước mắt bạn phải xác định được máy tính của bạn là dạng gì, dạng thường hay dạng máy chủ.

Máy dạng thường bạn có thể chạy liên tục nhưng nên khởi động lại hoặc tắt máy 1 lần trong tuần, việc làm này phù hợp khi công việc của bạn quá nhiều cần máy tính chạy liên tục nhưng mình không khuyên như thế vì máy thường không được thiết kế để chạy liên tục, chạy liên tục không nghỉ có thể gây hao điện, giảm tuổi thọ linh kiện và giảm hiệu suất trong một số trường hợp.

Máy dạng máy chủ thì vốn dược thiết kế để hoạt động bền bỉ 24/7 nên tắt hay không thì mình nghĩ không quan trọng, nào hư tắt cũng được :v ..
 

Kunga

Gà con
Mình đang xử dụng 2 em PC, 1 chạy Windows 11 . Thường thì vẫn phải tắt vì không tắt để đôi hôm cũng lag lắm . ! Còn lại 1 em để Win Server thì có khi 2 tháng mới tắt 1 tí . MacOS thì có khi cả năm không tắt cũng được chứ Windows thì nói thật ngoài SV ra thì bản nào cũng nên tắt hoặc chí ít restart lại tí chứ không cứ đơ đơ khó chịu cực.
 

plesiosaurus

Rìu Sắt Đôi
Máy móc mà để hoạt động suốt không cho tắt để nó nghỉ ngơi thì sau này rất dễ dẫn đến lỗi vặt và hỏng hóc linh kiện (trừ cái tủ lạnh vì thấy nhà nào cũng phải bật suốt) {nosebleed}
 

namvungonline

Rìu Sắt Đôi
Máy cá nhân thì 1 ngày nên tắt 1 lần vào lúc tối đi ngủ, vì để chạy thông vậy tốn điện, hao mòn linh kiện mà ồn nữa không ngủ được.
 

amio1st

Búa Gỗ
Dùng win hay mac t đều tắt khi thật sự ko dùng làm gì. Xem như reset mỗi khi mở lại ít lag hơn. Trừ những lúc tải file cần để treo mấy ngày lun.
 

nokia7650

Búa Đá
Ý kiến cá nhân: Giờ hầu như máy nào cũng xài SSD, tốc độ nhanh rồi nên nếu ko làm gì 1 thời gian thì tắt, có việc ko đụng tới 1h thì chuyển sang sleep.
 

Fusin

Rìu Sắt
Dân gian có câu nói: Của bền do người, cố quá thì quá cố. Phàm con người hay vật chất đều có mức giới hạn nhất định, tận dụng hết là hết phim. Nếu U20 một tuần vài chục lần thì U50 một tuần vài lần cũng ...không nổi. Còn cứ tà tà ... đến già cũng OK. Quy luật sống là vậy.

Còn nói về tiêu chuẩn kỹ thuật, Vật chất hư hay thay đổi cấu trúc do các nguyên nhân sau: Nhiệt năng, Động năng và ma tăng.

Nhiệt năng: Nhiệt độ vượt giới hạn bình thường về lâu dài cơm cũng cháy khét.
Động năng: Vật chất chịu tải nặng sẽ nhanh hư hỏng hơn bình thường.
Ma tăng: cắm đầu cắm cổ cài suốt ngày thì nơi hội ngộ là địa ngục.

Còn về so sánh lý do tại sao máy Mac không cần tắt còn Windows thì không?

Tuy là cùng phát triển lên từ hệ điều hành Unix, nhưng nhân của MacOS X và bắt đầu từ Windon NT lại có hai hướng hoạt động tương đối khác nhau.

MacOS X phát triển theo hướng (XNU) X được dịch nghĩa là "không xác định" Not Unit, tuy là nó nhưng không phải là nó. MacOS X phát triển tận dụng ưu thế hệ điều hành Unit tự điều chỉnh, làm mới nhưng với cơ chế Đóng. Nghĩa là gì, tất cả hệ điều hành chính do MacOS X phát triển hay từ bên thứ ba là hạt nhân lai nhưng là hạt nhân vi mô hơn, trong đó các dịch vụ riêng lẻ là mô-đun và có thể hoán đổi ngay lập tức. Và nó sẽ lập tức ngắt kết nối với nhau nếu hết tác vụ(nghĩa là không chạy ngầm). MacOS X (cùng với tất cả các hệ điều hành dựa trên Unix và giống Unix khác) thực hiện công việc quản lý tài nguyên tốt hơn. Ví dụ, khi một ứng dụng bị đóng, một số tài nguyên có thể vẫn nằm trong bộ nhớ trong trường hợp người dùng cần mở lại trong thời gian ngắn, nhưng nếu một ứng dụng khác cần các khối bộ nhớ đó thì nó sẽ bị xóa hoàn toàn khỏi bộ nhớ. Đây cũng là lý do tại sao macOS, Linux và Unix thực sự có thể có hiệu suất thực tế tốt hơn trên các máy có vẻ tệ hơn trên lý thuyết.

Hạt nhân Windows (NT) là khối đơn nhất, nghĩa là tất cả các dịch vụ của nó được kết hợp chặt chẽ và luôn chạy cùng nhau trong bộ nhớ. Mọi thứ có xu hướng bị kẹt trong bộ nhớcó các quy trình nền ngẫu nhiên tiếp tục chạy ngay cả sau khi ứng dụng đã đóng Windows không thể tìm ra cách xóa các tài nguyên đó mà không cần khởi động lại hoàn toàn... từ đây sinh ra Rác. Ngoài ra Nhân windows lại luôn mang "nhiệm vụ cao cả" tương thích ngược với tất cả các phần mềm, driver phần cứng mới cũ khác nhau một cách thường trực. Nên dẫn đến gánh vác quá nặng, luôn phải chạy ngầm để phản hồi, phân tích và tương thích.

Chỉ so sánh một cách đơn giản nhất, cùng bật hay hệ điều hành MacOs & Windows và cho chúng ngủ đông, nhưng lượng pin sụt giảm của Windows luôn nhiều hơn MacOs. Là vì tính "nhiều chuyện" của nó, thích bao đồng.

Không ôm đồm, không bao đồng, không nhiều chuyện...tất nhiên không có rác. Không có rác thì không nghẹt cống, không nghẹt cống thì không ngập nước, không ngập nước thì chỉ có thể ở khu sinh thái được quy hoạch đầy đủ giải quyết các vấn đề trên. Đó là lý do vì sao hệ sinh thái MacOs X không cần khởi động lại mà vẫn tà tà chạy. Bài viết đến đây tạm dừng, còn rất nhiều từ chuyên môn, nếu đi sâu vào giải thích ... nhức cái đầu, trong khi cv của Tôi chỉ là TX chạy Grab nên tạm viết vậy, ai hiểu thì hiểu, không hiểu lên tìm Chị GG mà hỏi.
 

Swings Onlyone

Rìu Chiến
VIP User
Dân gian có câu nói: Của bền do người, cố quá thì quá cố. Phàm con người hay vật chất đều có mức giới hạn nhất định, tận dụng hết là hết phim. Nếu U20 một tuần vài chục lần thì U50 một tuần vài lần cũng ...không nổi. Còn cứ tà tà ... đến già cũng OK. Quy luật sống là vậy.

Còn nói về tiêu chuẩn kỹ thuật, Vật chất hư hay thay đổi cấu trúc do các nguyên nhân sau: Nhiệt năng, Động năng và ma tăng.

Nhiệt năng: Nhiệt độ vượt giới hạn bình thường về lâu dài cơm cũng cháy khét.
Động năng: Vật chất chịu tải nặng sẽ nhanh hư hỏng hơn bình thường.
Ma tăng: cắm đầu cắm cổ cài suốt ngày thì nơi hội ngộ là địa ngục.

Còn về so sánh lý do tại sao máy Mac không cần tắt còn Windows thì không?

Tuy là cùng phát triển lên từ hệ điều hành Unix, nhưng nhân của MacOS X và bắt đầu từ Windon NT lại có hai hướng hoạt động tương đối khác nhau.

MacOS X phát triển theo hướng (XNU) X được dịch nghĩa là "không xác định" Not Unit, tuy là nó nhưng không phải là nó. MacOS X phát triển tận dụng ưu thế hệ điều hành Unit tự điều chỉnh, làm mới nhưng với cơ chế Đóng. Nghĩa là gì, tất cả hệ điều hành chính do MacOS X phát triển hay từ bên thứ ba là hạt nhân lai nhưng là hạt nhân vi mô hơn, trong đó các dịch vụ riêng lẻ là mô-đun và có thể hoán đổi ngay lập tức. Và nó sẽ lập tức ngắt kết nối với nhau nếu hết tác vụ(nghĩa là không chạy ngầm). MacOS X (cùng với tất cả các hệ điều hành dựa trên Unix và giống Unix khác) thực hiện công việc quản lý tài nguyên tốt hơn. Ví dụ, khi một ứng dụng bị đóng, một số tài nguyên có thể vẫn nằm trong bộ nhớ trong trường hợp người dùng cần mở lại trong thời gian ngắn, nhưng nếu một ứng dụng khác cần các khối bộ nhớ đó thì nó sẽ bị xóa hoàn toàn khỏi bộ nhớ. Đây cũng là lý do tại sao macOS, Linux và Unix thực sự có thể có hiệu suất thực tế tốt hơn trên các máy có vẻ tệ hơn trên lý thuyết.

Hạt nhân Windows (NT) là khối đơn nhất, nghĩa là tất cả các dịch vụ của nó được kết hợp chặt chẽ và luôn chạy cùng nhau trong bộ nhớ. Mọi thứ có xu hướng bị kẹt trong bộ nhớcó các quy trình nền ngẫu nhiên tiếp tục chạy ngay cả sau khi ứng dụng đã đóng Windows không thể tìm ra cách xóa các tài nguyên đó mà không cần khởi động lại hoàn toàn... từ đây sinh ra Rác. Ngoài ra Nhân windows lại luôn mang "nhiệm vụ cao cả" tương thích ngược với tất cả các phần mềm, driver phần cứng mới cũ khác nhau một cách thường trực. Nên dẫn đến gánh vác quá nặng, luôn phải chạy ngầm để phản hồi, phân tích và tương thích.

Chỉ so sánh một cách đơn giản nhất, cùng bật hay hệ điều hành MacOs & Windows và cho chúng ngủ đông, nhưng lượng pin sụt giảm của Windows luôn nhiều hơn MacOs. Là vì tính "nhiều chuyện" của nó, thích bao đồng.

Không ôm đồm, không bao đồng, không nhiều chuyện...tất nhiên không có rác. Không có rác thì không nghẹt cống, không nghẹt cống thì không ngập nước, không ngập nước thì chỉ có thể ở khu sinh thái được quy hoạch đầy đủ giải quyết các vấn đề trên. Đó là lý do vì sao hệ sinh thái MacOs X không cần khởi động lại mà vẫn tà tà chạy. Bài viết đến đây tạm dừng, còn rất nhiều từ chuyên môn, nếu đi sâu vào giải thích ... nhức cái đầu, trong khi cv của Tôi chỉ là TX chạy Grab nên tạm viết vậy, ai hiểu thì hiểu, không hiểu lên tìm Chị GG mà hỏi.
giphy.gif


giphy.gif
 

StarryNights

Búa Gỗ Đôi
Fun fact: Máy ai mà cài Windows 8 trở lên thì khi Shutdown PC thì PC nó không thực sự Shutdown, mà thay vào đó PC nó sẽ đi vào chế độ Hibernation, do tính năng Fast Startup được bật theo mặc định.
Muốn PC nó thực sự Shutdown ý... thì mấy bác phải tắt tính năng Fast Startup, nó ở trong Control Panel -> Power Options:
Clipboard_10-30-2024_01.png

win11_turn_off_fast_startup.jpeg

Cách khác nữa là tắt hẳn tính năng Hibernate luôn, vì khi tắt Hibernate thì nó cũng sẽ vô hiệu hóa cái Fast Startup. Cách tắt thì các bác vô Command Prompt/Powershell với quyền Administrator và nhập
Mã:
powercfg -h off
 

dexem

Búa Gỗ
VIP User
Đối với máy cá nhân, dù là PC hay laptop, khi kết thúc ngày làm việc thì mình tắt máy. Một phần cho máy "nghỉ ngơi", một phần để tiết kiệm điện.
 

hiennx2k4

Búa Đá Đôi
Ngoại trừ máy chủ phải hoạt động liên tục thì đối với máy tính để bàn hay máy tính xách tay thì việc tắt máy sẽ có một số lợi điểm sau:
1.- Tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho dù là rất nhỏ đối với máy tính xách tay.
2.- Tăng tuổi thọ pin cho máy tính xách tay do giảm số lần sạc.
3.- Khi tắt máy thì bộ nhớ RAM được giải phóng.
4.- Tắt máy sẽ hạ nhiệt độ cho máy và môi trường xung quanh.
5.- Việc không tắt máy khi không làm việc sẽ tăng nguy cơ bị tấn công mạng.
Lưu ý:
1.- Trước đây thì việc tắt máy sẽ làm giảm tuổi thọ của ổ cứng bằng cơ do động cơ phải tắt và mở liên tục như với ổ cứng thể rắn (SSD) thì ngược lại vì sẽ giảm số lượng đọc ghi không cần thiết.
2.- Windows có chế độ Hibernation thay cho Shutdown giúp thời gian khởi động nhanh hơn và bạn có thể tiếp tục làm việc dở dang trước đó tức thì mà không cần mở lại các ứng dụng.
 


Top