THÔNG TIN:
- Nước sản xuất: Mỹ
- Đạo diễn: Mary Harron
- Diễn viên: Vui lòng xem thêm trên trang IMDB
- Thời lượng: 1 giờ 42 phút
ĐÁNH GIÁ:
- Nội dung:
Dựa trên tiểu thuyết cùng tên xuất bản 1991 của tác giả Ellis...
Mở đầu phim là tâm sự về cuộc sống hằng ngày của Patrick Bateman, 1 người sống trên phố Wall rất thành công và giàu có, anh chăm sóc da mặt rất kỹ, để có khuôn mặt cực đẹp, mang những bộ vest sang trọng.
Trong cuộc trò chuyện hằng ngày nơi làm việc, anh nhân viên xuất sắt Paul Allen đã giành được 1 hợp đồng lớn với cty Fisher, khiến ai cũng ghen tỵ.
Paul để lại tấm danh thiếp của mình rồi rời đi, lần lượt các đồng nghiệp đưa tấm danh thiếp ra để so sánh độ tinh xảo, thiết kế ấn tượng ( đây là phân cảnh đơn giãn nhưng rất hấp dẫn về mức độ so sánh tinh tế về các tấm danh thiếp, đẳng cấp của người sử dụng nó )...Bateman hoàn toàn thua cuộc.
Những mẫu danh thiếp được so sánh với nhau
Bực tức trong lòng, Bateman đã đâm chết 1 người da đen vô gia cư trên đường đi về.
Hằng ngày, Bateman và các đồng nghiệp theo dõi tin tức để chuẩn bị đeo đuổi những hợp đồng lớn, buổi tối họ hẹn nhau đi ăn ở những nhà hàng sang trọng, trong đó nhà hàng Dosira rất khó đặc được bàn, chỉ mỗi Paul Allen đặt được.
Không nhẫn nhịn được nữa, Bateman hẹn Paul đi nhậu, mời về căn hộ sang trọng của mình và ra tay giết Paul bằng chiếc rìa sắc bén, sau đó mang xác đi phi tang, Bateman đến căn hộ của Paul, lấy hành lý, tạo chứng cứ giả rằng Paul đi công tác ở London.
Bateman ra tay giết Paul
Kế đến trong mối quan hệ phức tạp với gái điếm, vợ của bạn...Bateman càng lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi bị thám tử Kimball đang điều tra về sự mất tích đột ngột của Paul...
Sự việc diễn biến ra sao? Cuộc sống của Bateman như thế nào?
Mời các bạn xem phim nhé.
Bateman giải tỏa áp lực
- Kỹ xảo: Bộ phim mang đến 1 lượng lớn kiến thức về các băng đĩa nhạc, cùng các lời bình phẩm được Bateman học thuộc khi đọc trên báo.
Những lời thoại sâu sắc về cuộc sống cũng như áp lực trong ngành đầu tư tài chính ở phố Wall, khiến người xem bị hấp dẫn, lôi cuốn đến tận phút cuối cùng.
Hình ảnh Bateman trần như nhộng cầm cưa máy giết người
Phần còn lại là sự tàn bạo, dã man, ghê tỏm khi Bateman thể hiện mặt tối trong tâm hồn khi giết người không hề để lộ cảm xúc!
Bateman đạt đến đỉnh điểm của sự hoang tưởng
- Thông điệp: " Phê phán phong cách độc tính nam giới! "
Trong cuộc trò chuyện giữa Bateman và thám tử Kimball có nhắc đến văn hóa "yuppie" - văn hóa của những những trẻ tuổi, thành công, ham muốn vật chất, đầy tham vọng hay phô trương! Tất cả đồng nghiệp nam của Bateman đều như vậy, nổi trội hơn chính là Bateman, khi anh thích thể hiện hiểu biết về chính trị, đưa ra chủ đề quan trọng cho nước Mỹ về đạo đức, chống phân biệt, cùng với cách sống kỹ lưỡng khoe đồ nhưng không thích người khác đụng chạm vào nó, không có kiến thức về âm nhạc, chỉ biết nghe cho vui nhưng học thuộc lòng các bình luận, bình phẩm về những ca khúc nổi tiếng, áp lực ngày càng nhiều, Bateman càng điên loạn!
Những nạn nhân của Bateman
Trong phân đoạn rút tiền từ máy ATM, hiện lên dòng chữ: " FEED ME A STRAY CAT" tạm hiểu " CHO TA ĂN CON MÈO HOANG ", Bateman đã định bắn con mèo trên khe rút tiền của máy ATM, nhưng bị 1 phụ nữ phát hiện, hắn giết bà ta, bỏ chạy, bắn chết thêm vài người, gọi điện thoại thú tội cho luật sư vì đã giết đến 40 người, đặc biệt là Paul Allen.
Ngày hôm sau, khi Bateman thú tội với luật sư, anh mới biết Paul còn sống vẫn ở London, cùng lúc đó Jean - trợ lý của Bateman đọc cuốn nhật ký các cuộc hẹn, trong đó toàn là trang vẽ giết người dã man...thì Bateman tuyệt vọng khi lời thú tội không bị trừng phạt cùng với nổi tuyệt vọng không phân biệt được đâu là hoang tưởng và thực tế!
Bateman định giết thư ký Jean
Bản thân Bateman đã bị bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ ( khi yêu bản thân tuyệt đối, không quan tâm đến người khác ), đến rối loại nhân cách ranh giới ( không rõ bản thân đang làm gì với những việc anh đang vẽ ra giấy hay thật sự đã ra tay giết người ), cuối cùng là tâm thần phân liệt ( không phân biệt rõ hiện thực và ảo giác ), nói cho người khác biết nhưng họ vô cảm, để mặt Bateman chịu đựng nổi khốn khổ này!
Phân cảnh cuối hơi khó hiểu với lời thú tội của Bateman
Bên lề chút xíu, ngay từ đầu bộ phim chuyển thể được nhắm cho đạo diễn Oliver Stone và Leonardo DiCaprio trong vai Bateman, nhưng sau đó bị thay đổi, đến Jonhny Deep cũng muốn vào vai chính, nhưng cuối cùng nữ đạo diễn Mary Harron đảm nhiệm, Bateman được giao cho Bale...và khán giả phải thán phục tài năng diễn xuất của anh khi thể hiện xuất sắc con người của Bateman.
Nhiều nhà phê bình, cho rằng nếu Oliver Stone đạo diễn bộ phim thì nó chỉ là bộ phim kinh dị, chặt chém bình thường gây hoảng loạn cho khán giả, nhưng Mary Harron đã để lại ấn tượng sâu sắc khi đưa ra cái kết bá đạo, để bộ phim được xem là nguồn cảm hứng cho dòng phim tâm lý biến thái, một chuẩn mực mới trong thể loại kinh dị...
Giải thích sự hoang tưởng trong đầu của Bateman: Nếu các bạn chú ý sẽ thấy rõ vài điểm phi lý trong thực tại và ảo tưởng do Bateman tạo ra...
1 - Khi lôi cái xác Paul trong túi đồ ngủ đi ngang qua lễ tân, khi mới rời thang máy sẽ thấy vệt máu chảy dài trên sàn nhưng khi ra cửa thì vệt máu biến mất.
2 - Khi Bateman cầm cưa máy giết cô gái điếm, cô ta may mắn thoát khỏi căn phòng và chạy về phía cầu thang bộ, ở 1 chung cư đông người mà không hề ai phát hiện, cửa các căn hộ đều đóng kín.
3 - Khi Bateman quay lại căn hộ của Paul tìm mấy cái xác, nó thực tế là căn hộ đang được sữa chửa mới để bán...không hề có cái xác nào hết.
4 - Bateman cầm súng bắn chính xác giết từng người với 1 lần bóp cò, đến khi bắn nổ tung xe cảnh sát, hắn còn ngạc nhiên với trình độ bắn súng của mình!
5 - Lời nói của luật sư, khẳng định Paul còn sống, đang công tác ở London khiến Bateman sửng sốt về sự hoang tưởng trong đầu mình.
6 - Thư ký Jean xem những trang vẽ rất điên loạn trong cuộc sổ nhật ký hẹn làm việc của Bateman.
Toàn bộ các vụ sát hại người khác, chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của Bateman
CẢM NHẬN:
Mình xem đi, xem lại vài lần để cảm nhận được nổi sợ hãi và bi kịch của nhân vật, cùng ý nghĩa của cái kết khó lý giải được trọn vẹn, mình cho bộ phim 8/10 điểm.
Sửa lần cuối: