Nhờ giúp cân bằng PTHH (Bảo toàn electron) | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Nhờ giúp cân bằng PTHH (Bảo toàn electron)

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
hóa học lớp 8? cái này có 2 cách là cân bằng e và toán học, nếu em không hiểu gì về cân bằng e thì nên chơi lụi theo kiểu cân bằng toán học, nhưng cách nào cũng yêu cầu nhanh nhạy chút, thời gian làm mấy bài này khá ngắn (trắc nghiệm) nên phải có phương pháp thôi
em nên hỏi cô giáo về cách kiểm tra phương trình cân bằng, nghĩa là khi đã có phương trình đáp án thì cô kiểm tra thế nào để biết bạn làm đúng hay sai, từ cách kiểm tra của cô quy ngược ra là cách cân bằng toán học, còn trên lớp học là cân bằng hóa học
 

Quov Tsin

Dreamer
hóa học lớp 8? cái này có 2 cách là cân bằng e và toán học, nếu em không hiểu gì về cân bằng e thì nên chơi lụi theo kiểu cân bằng toán học, nhưng cách nào cũng yêu cầu nhanh nhạy chút, thời gian làm mấy bài này khá ngắn (trắc nghiệm) nên phải có phương pháp thôi
em nên hỏi cô giáo về cách kiểm tra phương trình cân bằng, nghĩa là khi đã có phương trình đáp án thì cô kiểm tra thế nào để biết bạn làm đúng hay sai, từ cách kiểm tra của cô quy ngược ra là cách cân bằng toán học, còn trên lớp học là cân bằng hóa học
dạ em học lớp 10 rồi ạ, em đang học đến phương pháp bảo toàn electron. Nhưng mấy phương trình này khá khó (có nhiều quá trình OXH-KHỬ, ngoài ra còn kèm hệ số) vì vậy em không biết trình bày và cân bằng như thế nào cả. Anh có thể viết cả quá trình OXH-Khử cho em được không ạ?
 
Sửa lần cuối:

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
mấy bài này thật ra anh google chứ chả có bảng hóa trị để xem, chỉ nhớ mấy cái như Cu hóa trị 2, Fe 2 hay 3, cách làm thì chỉ nhớ mang máng thôi. Nhưng anh hay làm theo kiểu toán học, đếm số lượng rồi cân bằng, mà cách đó phải nhạy về bội chung nhỏ nhất.
Em gõ công thức đó vào google. tìm mấy trang yahoo hỏi đáp, ngày xưa toàn yahoo chi tiết lắm
 

chuixoixa

Rìu Bạc
Ấy cha! phải hồi đó đề tài cuối năm môn .Net hay C++ mình viết chương trình cân bằng PTHH thì ngon cơm rồi! care luôn các dạng phải thông qua phản ứng phụ nữa! chuyển qua dạng web cho anh em giải bài luôn.
 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
Ấy cha! phải hồi đó đề tài cuối năm môn .Net hay C++ mình viết chương trình cân bằng PTHH thì ngon cơm rồi! care luôn các dạng phải thông qua phản ứng phụ nữa! chuyển qua dạng web cho anh em giải bài luôn.
cách đây vài năm có 1 ứng dụng chạy trên nền s60v3 giải được, nhưng lâu quá với lại nó chết rồi nên chả biết có gì mới không
 

Teplice

Offline
Thành viên BQT
Bạn nên nắm rõ số oxi hóa của từng kim loại và phi kim trong phản ứng.
Ví dụ: ?FeS2 + ?H2SO4 => ?Fe2(SO4)3 + ?SO2 + ?H2O?
FeS2 thì Fe có số oxi hóa (+2), S có số oxi hóa (-1)
H2SO4 thì S có số oxi hóa (+6), Fe2(SO4) thì Fe có số oxi hóa (+3)
SO2 thì S có số oxi hóa (+4)
PTHH ( bảo toàn electron)
.2| FeS2 ---> Fe(3+) + 2S(+4) + 11e (1)
11| S(+6) + 2e ---> S(+4) (2)
PTPƯ: 2FeS2 + 14H2SO4 => Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O

p/s: Lâu rồi làm lại hóa, ôi đau đầu {burn_joss_stick} bạn nên nắm rõ quy tắc, rồi tự làm mới hiểu được, chứ nhờ người làm hộ thì không hay, mình chỉ nêu cách làm.
 

Quov Tsin

Dreamer
Bạn nên nắm rõ số oxi hóa của từng kim loại và phi kim trong phản ứng.
Ví dụ: ?FeS2 + ?H2SO4 => ?Fe2(SO4)3 + ?SO2 + ?H2O?
FeS2 thì Fe có số oxi hóa (+2), S có số oxi hóa (-1)
H2SO4 thì S có số oxi hóa (+6), Fe2(SO4) thì Fe có số oxi hóa (+3)
SO2 thì S có số oxi hóa (+4)
Cho em hỏi số OXH hợp chất phức tạp ( ví dụ như FeS2, CuFeS2, Cr2S3 ... ) thì xác định như thế nào ạ? Đối với các hợp chất bình thường ( như HNO3, H2SO4, HClO4...) thì em chỉ cần theo quy tắc là được. Tuy nhiên những hợp chất phức tạp nguyên tố có rất nhiều hóa trị, số OXH khác nhau vì vậy khó có thể xác định được số OXH của từng nguyên tố ạ
 

Teplice

Offline
Thành viên BQT
Cho em hỏi số OXH hợp chất phức tạp ( ví dụ như FeS2, CuFeS2, Cr2S3 ... ) thì xác định như thế nào ạ? Đối với các hợp chất bình thường ( như HNO3, H2SO4, HClO4...) thì em chỉ cần theo quy tắc là được. Tuy nhiên những hợp chất phức tạp nguyên tố có rất nhiều hóa trị, số OXH khác nhau vì vậy khó có thể xác định được số OXH của từng nguyên tố ạ
Hóa trị của Fe là: 2, 3. Trong FeS2, thì thấy lưu huỳnh có chỉ số là 2 nên Fe có số oxi hóa: +2, S có số oxi hóa: -1
Trong CuFeS2: Cu số oxi hóa: +2, Fe số oxi hóa: +2, S số oxi hóa: -2, để điện tích của nó cân bằng
Cr2S3: Số oxi hóa Cr: +3, số oxi hóa S: -2
Bạn dựa vào hóa trị của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, đối với các hợp chất chứa nhiều kim loại, phi kim thì số oxi hóa phải để điện tích được cân bằng.
 


Top