Gia Định Thành "Quy thành bát quái" | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Gia Định Thành "Quy thành bát quái"

Cloud

Administrator
Thành Vauban hay còn gọi là Thành Gia Định - một thời được coi là Kinh Đô của Nguyễn Vương trong những năm nằm gai nếm mật chống chọi với quân Tây Sơn, sau khi tái chiếm được kinh thành Phú Xuân sau 25 năm lưu lạc quê cha đất tổ... Nguyễn Vương vĩnh viễn rời xa thành Gia Định.

Tháng 2/1790, Nguyễn ánh cho xây thành Sài Gòn, theo hình bát quái (còn có tên là Quy Thành) kiểu thành Vauban của Pháp (do Olivier de Puymanel vẽ kiểu và coi xây cất). Đây là Gia Định kinh, Nguyễn ánh xem như kinh đô của mình, với thái độ tự tin. Từ thành này có đắp quan lộ lên Biên Hòa, và quan lộ xuống Trấn Định (Mỹ Tho) đến Cai Lậy, đường rộng 6 tầm, hai bên đường có trồng cây mù u và cây mít là thứ cây thổ nghi.
Nguyễn ánh tự tin là phải. Bấy giờ lúa gạo Gia Định có nhiều, quân sĩ đang thừa thắng, một số sĩ quan Pháp lại trực tiếp giúp đỡ. Ngài ra lịnh tấn công Quy Nhơn lần thứ nhất (1790). Nguyễn Huệ băng hà, lại có cuộc tấn công lần thứ hai, lần thứ ba để rồi năm 1801, đến Huế.

NUgHQ.png

Về sau, năm 1814, vua Gia Long còn nhắc nhở: "Gia Định là nơi trung hưng, ngày xưa chỉ có một đám đất và một toán quân mà khôi phục đất cũ".

Nên nói thêm rằng đó là "đám đất" tuy diện tích nhỏ hẹp nhưng tốt, gồm đất giồng và đất cù lao của Đồng Nai và Cửu Long, và "toán quân" không quá đông đảo nhưng gồm toàn những nông phu đã chịu cực khẩn hoang, đến khi đi lính cầm gươm rồi mà còn phải cày cấy, phải đóng thuế. Đó là hình ảnh của Võ Tánh với 10000 quân ở vựa lúa Gò Công xin theo chân ngài.

Nguyễn ánh vĩnh viễn rời đất Đồng Nai , Gia Định để về Huế đô, nhưng đất Đồng Nai, Gia Định vẫn còn giữ vai trò cũ: vai trò vựa lúa, vai trò tiền đồn của nước Việt. Vua Cao Miên và vua Xiêm càng thèm thuồng vùng đất phì nhiêu này.

Ngày 18 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Dấu tích duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son.

Cửa thành Gia Định còn tồn tại đến ngày nay, gần chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh
Các nhà nghiên cứu cho rằng chân thành vẫn còn nằm dưới lòng đất vài con đường của TP.HCM mà chỉ cần đào khoảng vài mét sẽ có thể phát hiện rất nhiều tư liệu quý. Nhưng do thiếu đầu tư kinh phí nên các nhà khảo cổ chưa thể nghiên cứu cụ thể.

Nguồn FB/Yêu sử việt
 


Top