Yêu bản thân để hết "nóng trong người" | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Yêu bản thân để hết "nóng trong người"

Manila1996

Búa Đá
Cuộc sống công sở luôn luôn tồn tại xung khắc, công kích. Hiểu rằng bản thân xứng đáng được yêu thương, sẽ giúp bạn đối mặt với chúng một cách bình tĩnh và rồi giải quyết thật cao tay.

Nói ra cảm giác của chính mình

Môi trường công sở Việt Nam thường xảy ra tình trạng “dĩ hòa vi quý” để rồi phần lớn mọi người “bằng mặt nhưng không bằng lòng” với ai đó. Nếu bạn cũng là một người như vậy, bạn sẽ ôm sự ấm ức trong lòng và đến một lúc nào đó sẽ ‘bùng nổ’, mất kiểm soát.

Đã đến lúc bạn cần hành động ngược lại: Nói ra điều mà bạn không hài lòng. Bởi nếu ai đó làm điều gì đó khiến bạn tổn thương và bạn không phản ứng, họ có thể không nhận ra.

Tuy nhiên, việc cần thiết là nói ra đúng lý do khiến bạn tổn thương, chứ không phải là thể hiện cảm xúc của bạn một cách ồn ào.

yeu-ban-than-de-het-careerbuilder(1).jpg

Hôm nay bạn đã trung thực với cảm giác của bản thân chưa?

Ví dụ: khi bạn là người quản lý truyền thông chiến dịch, bạn đề nghị đồng nghiệp hỗ trợ bạn viết “brief” để đối tác thực hiện nội dung. Đồng nghiệp làm sai ý của bạn, thậm chí đi quá xa so với yêu cầu. Việc bạn cần làm là nói rõ bạn kỳ vọng điều khác, thay vì la hét rằng họ đã không tôn trọng yêu cầu của bạn hoặc im lặng và khó chịu ngấm ngầm vì nghĩ họ cố tình phá phần việc của bạn.

Nếu bạn không nói ra, bạn sẽ tiếp tục bị tổn thương vì cảm giác “bị phản bội” bởi đồng nghiệp. Còn đồng nghiệp thì bối rối vì tại sao họ làm trên mức yêu cầu, mà bạn lại có vẻ không hài lòng.

Con người thường không dám thừa nhận cảm giác tiêu cực của bản thân vì không muốn xấu hổ, thấy mình yếu đuối, hoặc sợ phải đối mặt với tình huống phản ứng không mong muốn từ đối phương. Cách nói hiệu quả trong tình huống này là: “Tôi cảm thấy… về việc này” thay vì cáo buộc đối phương cố tình làm gì đó theo suy diễn của bạn. Hiệu quả sau khi 2 bên hiểu nhau hơn sẽ là: thù địch ít hơn và rút kinh nghiệm được nhiều hơn.

Thanh lọc vòng tròn xã hội
Các nhà hiền triết, và giáo lý Phật giáo dạy chúng ta rằng: hạnh phúc đến từ nội tâm mỗi người, và bạn có thể tạo ra hạnh phúc cho chính mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều này thường đúng, nhưng không dễ dàng với tất cả. Như một con cá nước ngọt phải sống ở môi trường nước mặn, tất cả chúng ta đều chật vật nếu phải phát triển ở môi trường xã hội không phù hợp.

Thanh-loc-vong-tron-xa-hoi-careerbuilder.jpg

Không ai hạnh phúc khi chịu đựng người không phù hợp

Khoa học đã chứng minh rằng chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ những người xung quanh. Việc bạn ở cạnh một người căng thẳng có thể làm tăng mức độ căng thẳng của bạn. Tương tự với cảm giác chán nản, tức giận, đau đớn, buồn bã… Sự lây lan cảm xúc này thậm chí có thể lan nhanh hơn cảm lạnh.

Vì vậy, có thể ai đó trong vòng quan hệ đồng nghiệp, bạn bè liên tục “dìm hàng” bạn vì lý do nào đó. Thay vì ôm lấy cục tức nhiều lần, bạn hãy “giải độc” vòng tròn xã hội của mình.

Điều này có thể rất khó thực hiện, nhất là khi bạn phải làm việc cùng họ hàng ngày. Giải pháp là: đặt ra ranh giới về thời gian bạn dành cho họ và phạm vi đề tài mà bạn nói chuyện với họ. Đặt ra phạm vi đề tài cũng có nghĩa là nhắc nhở họ không vượt qua giới hạn “lịch sự nơi công sở”.

Tập trung vào sự tích cực
Tập trung vào sự tích cực có thể làm giảm lo lắng và giúp chính bạn cũng cảm thấy tích cực hơn. Thay vì nhìn nhận mọi thứ một cách tiêu cực và cá nhân rồi cho phép chúng khiến bạn cảm thấy thất vọng, hãy tập trung vào sức mạnh của việc suy nghĩ tích cực.

Nếu đồng nghiệp nào đó nhìn bạn một cách kỳ lạ hoặc khó chịu, hãy nghĩ về lần cuối cùng một người lạ mỉm cười với bạn. Hoặc nếu ai đó hạ thấp bạn, hãy nghĩ về lần cuối cùng ai đó nâng đỡ bạn.

Bạn cũng có thể tác động tích cực đến người khác. Phản ứng lại cái nhìn không mong muốn hoặc nhận xét gây tổn thương đó bằng một cái nhìn chào đón hoặc nhận xét có lợi cho người khác. Tính tiêu cực có thể lây lan, tính tích cực cũng vậy.

Yêu bản thân
“Tôi sẽ không để bất cứ ai bước qua tâm trí tôi bằng đôi chân bẩn của họ” - Gandhi

Yeu-ban-than-careerbuilder.jpg

Dành thời gian lắng nghe nội tâm

Cuối cùng, dù chuyện gì xảy ra, bạn càng yêu bản thân thì lòng tự trọng của bạn càng cao, bạn càng dễ dàng nắm vững cách nhìn nhận sự việc một cách khách quan.

Khi bạn tự tin vào bản thân, bạn biết điều gì là mà ai đó nói hoặc làm với bạn là không đúng, và sai sót nhỏ đó không thể kìm hãm con người bạn hoặc đó là một vấn đề mà bạn có thể giải quyết. Không có ích gì khi chỉ tập trung vào việc “ôm hận”.

Và để làm được việc yêu thương bản thân, bạn phải dành thời gian cho chính mình, để tìm hiểu chính nhu cầu của mình. Bạn thích vận động như thế nào, cách yêu thích để vận động trí óc của bạn là gì, làm cách nào để bạn thỏa sức sáng tạo?...

Tìm hiểu bản thân ở mức độ sâu sắc cũng có nghĩa là bạn cho phép những bất an và khiếm khuyết nổi lên bề mặt, và từ từ chấp nhận rằng: bạn cũng không hoàn hảo giống như bao người khác, nhưng luôn xứng đáng được yêu thương.

Tất nhiên, đây không phải là quá trình một sớm một chiều mà làm được, nhưng khi bạn yêu bản thân và ngừng cá nhân hóa mọi thứ, bạn sẽ mở đường cho chính mình được phát triển, hạnh phúc và tự do.

CareerBuilder
 


Top