Thảo luận - Vì sao máy tính Windows giờ khởi động rất nhanh | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thảo luận Vì sao máy tính Windows giờ khởi động rất nhanh

Nguyễn Đức Đông

Rìu Sắt Đôi
Vì sao máy tính Windows giờ khởi động rất nhanh


Nếu bạn còn nghĩ rằng những chiếc máy tính Windows phải mất thời gian rất lâu để khởi động lên thì bạn đã sai. Sự phổ biến của SSD cộng với tính năng Fast Startup giúp những chiếc laptop, desktop chạy Windows 10, Windows 11 có thời gian boot lên chỉ chừng 15-20 giây trở xuống, có khi còn nhanh hơn.

Fast Startup

Mình nói về Fast Startup trước, vì đây là vũ khí lợi hại nhất mà Microsoft trang bị cho Windows để giúp cắt thời gian khởi động xuống đáng kể. Từ Windows 8.x, tính năng này đã xuất hiện rồi chứ không phải mới đây, và nó là tính năng mặc định khi bạn nhấn nút Shutdown trong hệ điều hành.

Khi bạn nhấn nút shutdown, máy sẽ khởi động quy trình shutdown giống như bình thường, tuy nhiên Windows cũng sẽ ghi một số dữ liệu xuống thành file lưu trên ổ đĩa của bạn hơi giống như lúc hibernate. Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng đó là phiên làm việc của bạn (session) đã bị đăng xuất, tất cả các app đang mở sẽ bị đóng lại trước khi dữ liệu được nén và ghi xuống hibernate file. Trong khi đó, ở chế độ hibernate thì những app, phần mềm, file bạn đang mở đều sẽ được giữ nguyên khi ghi vào hibernate file.

Lúc này, hibernate file sẽ chứa những dữ liệu cần thiết để hệ điều hành hoạt động như kernel, driver, và một số dịch vụ quan trọng cần để khởi chạy hệ thống. Lần kế tiếp khi bạn nhấn nút nguồn để bật máy lên, Windows sẽ lấy các kernel, driver và service này từ hibernate file, bung ra và chuyển lại vào RAM là xong, thay vì phải load mọi thứ từ đầu ở nhiều nơi khác nhau như lúc “full shutdown”. Thế nên thời gian boot sẽ ngắn hơn đáng kể, thời gian bạn thấy màn hình Start hoặc màn hình login sẽ được cắt giảm rất nhiều.

cold_boot_vs_fast_startup.jpg


Bởi vì chỉ có dữ liệu hệ thống (system data) được lưu vào hibernate file, nên file này nhỏ hơn nhiều so với khi chạy chế độ hibernate. Nhờ vậy mà dung lượng ổ đĩa ít bị chiếm hơn, và thời gian để bung dữ liệu ra sử dụng cũng ngắn hơn so với khi dùng hibernate.

Tuy nhiên, theo như lời Microsoft, thì các nhà phát triển khi làm ra driver phần cứng hoặc các dịch vụ hệ thống sẽ phải giám sát chất lượng driver nhằm đảm bảo không có lỗi, không bị memory leak. Lý do là khi người dùng shutdown ở chế độ Fast Startup thì driver thật ra không bị tắt đi, nó chỉ bị tạm ngừng rồi lần sau load lên chạy tiếp. Nếu có lỗi hay bị memory leak, driver có thể bị treo sau một thời gian dài hoạt động.

Fast Startup có thể được kích hoạt từ Control Panel của Windows.
[IMG]


Và đây là thời gian khuyến nghị của Microsoft trong các tình huống khởi động máy khác nhau (không tính thời gian khởi chạy BIOS)
resume_sleep.jpg

Ổ SSD

Ở trên mình đã đề cập đến việc Windows ghi hibernate file xuống ổ đĩa khi shutdown, và đó là lý do vì sao sử dụng ổ SSD càng giúp đẩy nhanh quá trình này. Tốc độ đọc, ghi của ổ SSD cao hơn nhiều so với ổ HDD truyền thống, thế nên máy cần ít thời gian hơn để hoàn thành việc ghi hibernate file, và khi hệ điều hành giải nén hibernate file thì cũng nhanh hơn nhờ tốc độ đọc cao.

Ngay cả khi bạn đã tắt chế độ Fast Startup của Windows, việc khởi động máy tính chạy ổ SSD cũng nhanh hơn HDD do dữ liệu về kernel, về các dịch vụ của hệ thống khi đó sẽ cần được load lại từ ổ đĩa, mà tốc độ SSD cao hơn nên quá trình boot cũng diễn ra nhanh hơn.

Chế độ Fast Boot trên mainboard

Một số máy tính còn có thêm chức năng Fast Boot trên bo mạch chủ. Tính năng này không phải Fast Startup của Windows nhé.

Fast Boot khi được kích hoạt sẽ bỏ qua một số bước kiểm tra phần cứng ban đầu, nhờ đó thời gian để Windows bắt đầu chạy lên được giảm đi. Nếu bạn không thường xuyên đụng vào phần cứng của máy thì cứ bật Fast Boot để hưởng lợi.

Fast Boot này thường nằm trong UEFI/BIOS của máy tính, bạn cần truy cập vào trong đó để tắt bật nhé.

20200916_171544.jpg

Nguồn: Microsoft
 

zArtemis

Rìu Sắt
Vì sao máy tính Windows giờ khởi động rất nhanh


Nếu bạn còn nghĩ rằng những chiếc máy tính Windows phải mất thời gian rất lâu để khởi động lên thì bạn đã sai. Sự phổ biến của SSD cộng với tính năng Fast Startup giúp những chiếc laptop, desktop chạy Windows 10, Windows 11 có thời gian boot lên chỉ chừng 15-20 giây trở xuống, có khi còn nhanh hơn.

Fast Startup


Mình nói về Fast Startup trước, vì đây là vũ khí lợi hại nhất mà Microsoft trang bị cho Windows để giúp cắt thời gian khởi động xuống đáng kể. Từ Windows 8.x, tính năng này đã xuất hiện rồi chứ không phải mới đây, và nó là tính năng mặc định khi bạn nhấn nút Shutdown trong hệ điều hành.

Khi bạn nhấn nút shutdown, máy sẽ khởi động quy trình shutdown giống như bình thường, tuy nhiên Windows cũng sẽ ghi một số dữ liệu xuống thành file lưu trên ổ đĩa của bạn hơi giống như lúc hibernate. Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng đó là phiên làm việc của bạn (session) đã bị đăng xuất, tất cả các app đang mở sẽ bị đóng lại trước khi dữ liệu được nén và ghi xuống hibernate file. Trong khi đó, ở chế độ hibernate thì những app, phần mềm, file bạn đang mở đều sẽ được giữ nguyên khi ghi vào hibernate file.

Lúc này, hibernate file sẽ chứa những dữ liệu cần thiết để hệ điều hành hoạt động như kernel, driver, và một số dịch vụ quan trọng cần để khởi chạy hệ thống. Lần kế tiếp khi bạn nhấn nút nguồn để bật máy lên, Windows sẽ lấy các kernel, driver và service này từ hibernate file, bung ra và chuyển lại vào RAM là xong, thay vì phải load mọi thứ từ đầu ở nhiều nơi khác nhau như lúc “full shutdown”. Thế nên thời gian boot sẽ ngắn hơn đáng kể, thời gian bạn thấy màn hình Start hoặc màn hình login sẽ được cắt giảm rất nhiều.

cold_boot_vs_fast_startup.jpg


Bởi vì chỉ có dữ liệu hệ thống (system data) được lưu vào hibernate file, nên file này nhỏ hơn nhiều so với khi chạy chế độ hibernate. Nhờ vậy mà dung lượng ổ đĩa ít bị chiếm hơn, và thời gian để bung dữ liệu ra sử dụng cũng ngắn hơn so với khi dùng hibernate.

Tuy nhiên, theo như lời Microsoft, thì các nhà phát triển khi làm ra driver phần cứng hoặc các dịch vụ hệ thống sẽ phải giám sát chất lượng driver nhằm đảm bảo không có lỗi, không bị memory leak. Lý do là khi người dùng shutdown ở chế độ Fast Startup thì driver thật ra không bị tắt đi, nó chỉ bị tạm ngừng rồi lần sau load lên chạy tiếp. Nếu có lỗi hay bị memory leak, driver có thể bị treo sau một thời gian dài hoạt động.

Fast Startup có thể được kích hoạt từ Control Panel của Windows.
[IMG]


Và đây là thời gian khuyến nghị của Microsoft trong các tình huống khởi động máy khác nhau (không tính thời gian khởi chạy BIOS)
resume_sleep.jpg

Ổ SSD


Ở trên mình đã đề cập đến việc Windows ghi hibernate file xuống ổ đĩa khi shutdown, và đó là lý do vì sao sử dụng ổ SSD càng giúp đẩy nhanh quá trình này. Tốc độ đọc, ghi của ổ SSD cao hơn nhiều so với ổ HDD truyền thống, thế nên máy cần ít thời gian hơn để hoàn thành việc ghi hibernate file, và khi hệ điều hành giải nén hibernate file thì cũng nhanh hơn nhờ tốc độ đọc cao.

Ngay cả khi bạn đã tắt chế độ Fast Startup của Windows, việc khởi động máy tính chạy ổ SSD cũng nhanh hơn HDD do dữ liệu về kernel, về các dịch vụ của hệ thống khi đó sẽ cần được load lại từ ổ đĩa, mà tốc độ SSD cao hơn nên quá trình boot cũng diễn ra nhanh hơn.

Chế độ Fast Boot trên mainboard


Một số máy tính còn có thêm chức năng Fast Boot trên bo mạch chủ. Tính năng này không phải Fast Startup của Windows nhé.

Fast Boot khi được kích hoạt sẽ bỏ qua một số bước kiểm tra phần cứng ban đầu, nhờ đó thời gian để Windows bắt đầu chạy lên được giảm đi. Nếu bạn không thường xuyên đụng vào phần cứng của máy thì cứ bật Fast Boot để hưởng lợi.

Fast Boot này thường nằm trong UEFI/BIOS của máy tính, bạn cần truy cập vào trong đó để tắt bật nhé.

20200916_171544.jpg

Nguồn: Microsoft
Và đâu đó muốn xài boot menu hay vô bios được thì phải tắt fast startup này {big_smile}
 

Artursan

Gà con
Chủ yếu là tôi sử dụng chế độ ngủ và nếu tôi khởi động lại nó hoàn toàn. Điều này đôi khi giúp loại bỏ một số lỗi.
 


Top