Hướng dẫn  Update bài viết cài Windows 11-UEFI với WinNTsetup cho PC chưa có part EFI.

Hoang Duch2
UPDATE: Ngày 20/07/2021, theo góp ý của cháu @ndt2605 và bạn @anhtuan1967, tôi sẽ bổ sung lại bài viết hoàn chỉnh, một số hình ảnh cũ thì tôi sẽ gom vào mục ẩn bởi vì trước đây tôi dùng bản boot của @VuongNH vẫn thành công, nay tôi lại dùng bản Anhdvboot Free 216 để thực hành.



Thân chào các bạn, nhân thấy một số bạn thắc mắc về việc cài bản Win 11 này luôn bị thông báo máy không hợp lệ, lỗi không có TPM 2.0, đã có một số giải pháp khắc phục của các bạn khác cho file ISO cài Win11 ở các topic khác, ở đây tôi muốn sử dụng WinNTsetup để cài và dùng soft này thì tôi đã cài được trên rất nhiều máy khác nhau, đủ và không đủ tiêu chuẩn của MS đều thành công, riêng với máy có nhiều bản Win thì dùng tools này rất dễ dàng, nhưng có một số máy chỉ có một bản WIN và là MBR, giờ các bạn muốn xoá hết Windows rồi cài mới lại theo dạng UEFI thì hơi khó khăn. Các bạn hãy thử làm theo cách này, ở đây là máy ảo trống thành ra nó hơi khác với máy của các bạn đã có nhiều parts, part cài Win, part chứa Data. Nếu muốn cài theo UEFI thì bạn phải chắc chắn rằng Bios của bạn có hổ trợ UEFI, bạn vào BIOS chọn Enable cho UEFI, sau đó bạn boot vào WinPE, dùng soft MiniTool chọn convert từ MBR sang GPT, phần convert này thì theo tôi được biết nó không làm mất các part Data, nhưng các bạn nên chép riêng data quan trọng để phòng hờ sự cố. Có bạn nói khi convert như vậy thì part EFI nằm ở cuối ổ dĩa, bạn vẫn có thể tạo lại part EFI từ đầu ổ dĩa như cách tôi thực hiện trên máy ảo dưới đây.

1/ Chuẩn bị:

- 1 USBboot cứu hộ, tôi dùng bản anhdvboot-free-216, ở đây vì tôi cài trên máy ảo nên tôi chọn trực tiếp từ file ISO luôn
- 1 file ISO Win11, tôi dùng bản chưa chỉnh sửa , các bạn vào topic khác mà load về chép vào ổ dữ liệu, còn trên máy ảo thì tôi chép vào một ổ di động, sau khi chia ổ xong thì tôi mới kết nối với ổ di động. Tôi lấy link cho bản Win11-22000.71 từ ĐÂY



2/- Thực hành:

Các bạn xem tuần tự từng hình nhé.

Các thao tác chính khi tạo máy ảo:

Không chọn Secure Boot

2021-07-20-122905.png



2021-07-20-123003.png



2021-07-20-123115.png



Sau khi boot vào. mở MiniTool thấy Win ảo vẫn là MBR:

2021-07-20-123402.png


Right-click lên Disk 1 chọn convert như hình:

2021-07-20-123554.png


Kết quả:


2021-07-20-123634.png



Tạo part EFI, size 100MB trước:

2021-07-20-123833.png



2021-07-20-124039.png



Change Partition type ID cho part EFI như hình dưới:


2021-07-20-124255.png




Tiếp tục chọn như hình dưới:


2021-07-20-124614.png



Sau khi nhấn Yes ở hình trên, nhấn tiếp Apply có hình dưới:


2021-07-20-124850.png



Bước tiếp chuẩn bị cho partition C chứa Windows như hình dưới:



2021-07-20-125000.png



Nhấn OK, Apply và kết quả:


2021-07-20-125142.png



2021-07-20-125221.png




2021-07-20-125244.png



Kết nối ổ di động có chứa file ISO vào:


2021-07-20-134406.png



Chạy soft WINNTSETUP và lựa chọn như hình dưới:


2021-07-20-135338.png



Tôi chọn thêm từ mục Tweaks ở hình trên, các bạn nếu không thích thì khỏi làm bước này:


2021-07-20-135519.png




Tắt giao diện Tweaks, chọn Setup và tôi có hình dưới đây:


2021-07-20-135554.png




Ở giao diện trên, tôi để mặc định và nhấn OK thôi nha các bạn, lần trước có bạn hỏi phải chọn gì ở giao diện trên? Tôi đóng khung chữ nhật ba cái ô trống để xác minh.

Bắt đầu chạy, các bạn xem thời gian chổ mũi tên nhé:


2021-07-20-135700.png



Kết thúc và tôi không chọn reboot, chọn Ok để vào xem lại trước khi restart:


2021-07-20-140055.png



Check lại lần nữa:


2021-07-20-140156.png



2021-07-20-140229.png

Phần hình reboot cài đặt và vào Win tôi sẽ gửi lại vào cmt #2, mời các bạn xem tiếp nhé.



Tôi tạo một máy ảo với UEFI và không chọn turn on Secure boot, sau khi boot vào, mở với Minitool tôi có hình sau:


2021-06-19-132857.png



Ở hình trên cho thấy tôi đã chọn UEFI khi tạo máy ảo nhưng khi boot vào Usbboot, mở ra xem thì thấy nó vẫn có định dạng là MBR, đây la máy mới chỉ có một phân vùng, còn trên máy của các bạn có các ổ dữ liệu nên sẽ khác, ổ cứng là MBR thì phải convert sang GPT trước khi muốn cài Win theo UEFI. Phần convert từ MBR sang GPT thì theo tôi được biết nó không làm mất dữ liệu trên máy các bạn, nhưng cẩn tắc vô ưu, các bạn nên backup những files quan trọng sang ổ di động để phòng hờ nhé.


Right-click lên Disk 1, tôi chọn convert sang GPT và kết quả, mỗi khi làm xong nhớ nhấn Apply:


2021-06-19-133012.png



Tôi đã làm thử tạo thêm 1 pv 100MB, format với Fat32 nhưng khi chạy từ WinNTsetup thì nó bị màu đỏ như hình:


2021-06-19-134205.png



Tắt Minitool, tôi mở Partition Guru hay là Disk Genius để tạo thêm part EFI và MSR như sau :


2021-06-19-134446.png


Lưu ý: Các bạn xem thêm góp ý của @ndt2605 ở : Link này

Hình trên có khi bạn right click lên chổ Free, chọn create ESP và MSR, lẽ ra tôi nên không check cái MSR partition bởi vì khi nãy làm tôi chưa biết kết quả có tốt hay không nên để luôn. Các bạn có thể không check phần này tuỳ ý nhé. Tôi chọn 100 MB cho part ESP. Sau khi nhấn Ok thì có tiếp hình sau:


2021-06-19-134605.png



Sau khi xong thì các bạn phải nhấn Save All trước, sau đó sẽ chọn lại format cho part ESP từ Fat16 thành Fat32 như hình:


2021-06-19-134707.png




Lưu ý phần ký tự tôi chọn là E, không được chọn là C nha các bạn, nhấn format ở hình trên và sau đó tạo tiếp partition để cài Win với ký tự C như hình , nhớ nhấn Save All sau khi làm:


2021-06-19-134907.png



Giờ tới phần chép nội dung của folder Efi trước đó tôi đã trích xuất từ ISO Win11, chép vào part E như hình:


2021-06-19-135010.png



Bắt đầu cài với WinNTsetup, sau khi mở ra, tôi tìm tới file ISO Win11, nhấn đúp vào nó thì tôi có các kết quả sau:


2021-06-19-135257.png



Nhấn đúp vào file ISO tôi đã lưu trên part Data, nó tự động chọn Install.wim từ sources cho mình, còn part boot EFI giờ nó là ký tự Z, ký tự part chứa Windows là C, các bạn lưu ý các phần tôi đã khoanh hình bầu dục. Ở bản mới WinNTsetup này nó chỉ hiện có EFI và là màu xanh, bạn so sánh lại với hình trước đó khi tạo Efi từ Minitool thì nó là màu đỏ, tức là lỗi đó các bạn. Phần Tweaks thì tôi chọn thêm hai cái đó, nếu bạn không muốn thì bỏ qua và nhấn Setup, nó ra thêm screen này:


2021-06-19-135405.png



Nhấn OK cho nó chạy :

2021-06-19-135521.png



Kết quả:



2021-06-19-140910.png



Tôi đang xem video khác nên khi nó hết từ lâu tôi mới vào xem, không phải thời gian cài quá lâu như hình trên đâu các bạn. Sau khi chọn reboot thì tôi có các hình này:

Tôi chỉ gửi tượng trưng một số ít hình thôi nhe các bạn, cái chính là mình đã cài đặt thành công mới quan trọng:


2021-06-19-141003.png



2021-06-19-141244.png



2021-06-19-141416.png



2021-06-19-141632.png




2021-06-19-141831.png



2021-06-19-141831.png



2021-06-19-142801.png



2021-06-19-141919.png



2021-06-19-142922.png


Vậy là xong rồi đó các bạn, tôi luôn dùng WinNTsetup để cài cho máy đời cũ Legacy không có TPM 2.0 và không hề thấy báo lỗi gì cả.
Tôi xin chúc cho tất cả các bạn cài đặt thành công nhé.


UPDATE NGÀY 20/06/2021: Các bạn đọc thêm ở cmt #2, tôi có bổ sung thêm cách khác nhờ vào góp ý của các bạn PRO.

UPDATE NGÀY 21/06/2021: phần góp ý của @ndt2605 cmt #43, các bạn tham khảo thêm nhé.

 
Sửa lần cuối:
Trả lời

hoabattu1287

Rìu Chiến Chấm
Cảm ơn cháu đã ủng hộ, bác cũng chúc cháu luôn sức khoẻ nhất là trong lúc dịch bệnh đang bùng phát, cháu ráng cẩn thận nhiều hơn nữa nhé.
Con dựa trên bài này của bác sẽ làm thành 1 bài hoàn chỉnh hướng dẫn cài window đạt chuẩn hệ mặt trời luôn nghen. :D
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Con dựa trên bài này của bác sẽ làm thành 1 bài hoàn chỉnh hướng dẫn cài window đạt chuẩn hệ mặt trời luôn nghen. :D

Cháu cứ làm thêm và chia sẻ lại cho thành viên của diễn đàn, mình hướng dẫn sao mà ai cũng làm theo được thì đó là niềm hạnh phúc. Chúc cháu thành công nhé.
 

ndt2605

Rìu Bạc Đôi
@Hoang Duch2 cháu có góp ý 1 tí.

1. Trong bộ hirent boot có 2 phần mềm có thể convert MBR<--> GPT và tạo luôn phân vùng EFI là Minitool Partition Wizard và Eassos PartitionGuru (Diskgenius).
Cháu thấy đầu tiên bác dùng minitool để convert ổ từ MBR sang GPT, nhưng mà PartitionGuru cũng convert được (như hình dưới)

partitionguru2.png


2. Khi tạo Partition EFI (ESP) bằng PatitionGuru bỏ tick chọn chỗ Create MSR Partition (vì cùng không cần thiết lắm)

partitionguru5.png


3. Lúc tạo xong partion EFI (ESP) bằng cả 2 phần mềm thì không cần copy folder EFI (chứa 2 folder boot và microsoft trong source cài win) vì cái này WinNT nó làm cho mình luôn, nên bác lược luôn cái đoạn đó cho tối giản.

Vậy nên cháu nghĩ #1 bác edit tạo phần vùng EFI (ESP) hoàn toàn bằng PartitionGuru ..., #2 sẽ là tạo phần vùng EFI (ESP) hoàn toàn bằng Minitool. Còn bước cài bằng WinNT thì hoàn toàn giống nhau rồi.
 
Sửa lần cuối:

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
@Hoang Duch2 cháu có góp ý 1 tí.

1. Trong bộ hirent boot có 2 phần mềm có thể convert MBR<--> GPT và tạo luôn phân vùng EFI là Minitool Partition Wizard và Eassos PartitionGuru (Diskgenius).
Cháu thấy đầu tiên bác dùng minitool để convert ổ từ MBR sang GPT, nhưng mà PartitionGuru cũng convert được (như hình dưới)

partitionguru2.png


2. Khi tạo Partition EFI (ESP) bằng PatitionGuru bỏ tick chọn chỗ Create MSR Partition (vì cùng không cần thiết lắm)

partitionguru5.png


3. Lúc tạo xong partion EFI (ESP) bằng cả 2 phần mềm thì không cần copy folder EFI (chứa 2 folder boot và microsoft trong source cài win) vì cái này WinNT nó làm cho mình luôn, nên bác lược luôn cái đoạn đó cho tối giản.

Vậy nên cháu nghĩ #1 bác edit tạo phần vùng EFI (ESP) hoàn toàn bằng PartitionGuru ..., #2 sẽ là tạo phần vùng EFI (ESP) hoàn toàn bằng Minitool. Còn bước cài bằng WinNT thì hoàn toàn giống nhau rồi.
Cảm ơn cháu đã góp ý, ở #1 là các thao tác thực tế khi bác vừa làm vừa chụp hình đó cháu, lúc làm bác chưa biết kết quả như thế nào, đầu tiên bác làm với Minitool cho việc convert, sau đó tới phần EFI, làm không được nên bác mới chuyển sang Guru, nếu làm từ Guru ngay từ đầu thì bác cũng biết nó có phần convert luôn. Bác có nói trong đó không cần check part MSR, bác sẽ điền link góp ý này của cháu vào #1 cho các bạn tham khảo thêm.
 

dungltcd

Lạt Ma
Cảm ơn cháu đã góp ý, ở #1 là các thao tác thực tế khi bác vừa làm vừa chụp hình đó cháu, lúc làm bác chưa biết kết quả như thế nào, đầu tiên bác làm với Minitool cho việc convert, sau đó tới phần EFI, làm không được nên bác mới chuyển sang Guru, nếu làm từ Guru ngay từ đầu thì bác cũng biết nó có phần convert luôn. Bác có nói trong đó không cần check part MSR, bác sẽ điền link góp ý này của cháu vào #1 cho các bạn tham khảo thêm.
PV EFI thì bác cứ tạo tạm 1 PV FAT32 100-200MB là được.
Sau khi vào Win rồi dùng diskpart set ID cho phân vùng này là được (tự ẩn)

Mã:
gpt attributes=0x8000000000000001
set id="c12a7328-f81f-11d2-ba4b-00a0c93ec93b"
 

Fantozo

ᑎᗝ Ǥᗩᗰᗴ ᑎᗝ ᒪᎥᖴᗴ
chào các bác, thực ra có cách thủ công hơn nếu em ko nhớ nhầm là: nếu chạy setup.exe từ ổ ảo mount từ file iso (ko dùng winnt) -> đến đoạn chọn phân vùng (lúc này ổ đĩa đang ở dạng Unallocted giống như trên hình của bác) thì chọn luôn phân vùng đấy rồi Next -> sẽ tự động tạo 3 phân vùng (MSR, EFI, Recovery) + OS, tức là không phải tạo part efi thủ công (nhưng sẽ có 2 phân vùng MSR và Recovery ko cần thiết) - tất nhiên là BIOS đang uefi, còn nếu đang chuẩn legacy thì tạo thêm phân vùng Reserved part + OS
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
chào các bác, thực ra có cách thủ công hơn nếu em ko nhớ nhầm là: nếu chạy setup.exe từ ổ ảo mount từ file iso (ko dùng winnt) -> đến đoạn chọn phân vùng (lúc này ổ đĩa đang ở dạng Unallocted giống như trên hình của bác) thì chọn luôn phân vùng đấy rồi Next -> sẽ tự động tạo 3 phân vùng (MSR, EFI, Recovery) + OS, tức là không phải tạo part efi thủ công (nhưng sẽ có 2 phân vùng MSR và Recovery ko cần thiết) - tất nhiên là BIOS đang uefi, còn nếu đang chuẩn legacy thì tạo thêm phân vùng Reserved part + OS
Cảm ơn bạn đã góp ý, cách cài này là từ file setup.exe khi mình mount ISO, sẽ không có vấn đề gì với các bản WIN khác nhưng ở đây với bản Win Dev này, nhiều bạn đã bị lỗi máy không tương thích nên tôi mới hướng dẫn cách cài với WinNTsetup đó bạn.
Về cách cài bằng ISO thì cũng đã có nhiều bạn hiến kế nhiều giải pháp để vượt qua được yêu cầu có TPM 2.0; ở các topic khác trong đó có topic của @PMHCT. Bạn ấy đã chỉnh luôn file ISO, chỉ cần load về và cài lại là xong.

Link ở đây:



2021-06-21-082534.png
 
Sửa lần cuối:

Swings Onlyone

Rìu Vàng Đôi
Chạy winNT setup

bác @Hoang Duch2 có 1 topic ở box w11
bác có nhầm không, ở box w11 mới có 8 threat thôi, bác @Hoang Duch2 được 1 bài là bài này
 

Swings Onlyone

Rìu Vàng Đôi
Nhầm thiệt luôn , thì vào xem rồi còn hỏi gì nữa , cứ theo hướng dẫn mà dual thôi
{smile} khổ lắm, dual theo cách này vẫn còn rất dài dòng vất vả ạ.
đoạn chia thêm 1 phân vùng thì cái này nhanh đơn giản ai cũng biết.
nhưng đoạn tạo dual boot & custom bootloader rồi cài win 11 lên ấy. đoạn này anh em rất cần phương pháp đơn giản, ngắn gọn. càng ít click càng tốt để anh cùng cài cùng vọc
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
{smile} khổ lắm, dual theo cách này vẫn còn rất dài dòng vất vả ạ.
đoạn chia thêm 1 phân vùng thì cái này nhanh đơn giản ai cũng biết.
nhưng đoạn tạo dual boot & custom bootloader rồi cài win 11 lên ấy. đoạn này anh em rất cần phương pháp đơn giản, ngắn gọn. càng ít click càng tốt để anh cùng cài cùng vọc
kO CẦN tạo boot quái gì hết , chia vùng xong khi cài chọn cài vô cái vùng cấm mới tậu đó là ok thôi
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
{smile} bác có phương pháp nào cài dual boot gọn nhẹ nhanh cho ae xài thử win 11, tut = video thì ngon

Nếu bạn hỏi về dual boot thì máy tôi không dùng dual mà nhiều hơn đó bạn. Khi máy đã có sẵn bản Win cài trước đó thì cài thêm Win khác vào rất dễ với WinNTsetup, chạy trực tiếp trên Windows , không cần phải boot vào WinPE.

Đây là hình trên máy Laptop Legacy của tôi, hiện tôi đã cài bản 11 rồi, trước đó máy tôi đã có 4 bản Win khác, bạn xem một số hình từ Bootice như sau:

2021-06-22-042504.png



Ở hình trên bạn thấy part System Reserved không có ký tự và chính part này chứa file BCD để quản lý boot cho tất cả các bản Win trong máy. Vì đây là máy Legacy nên part đó là System Reserved, nếu là máy UEFI thì part đó sẽ là EFI hay ESP.

Đây là file BCD của nó:


2021-06-22-042840.png



Ở hình trên bạn lưu ý các chổ tôi đóng khung, tôi luôn check Metro Boot manager, không check Display boot menu nha bạn. Sau khi bạn cài xong với WinNTsetup, reboot máy vào sẽ thấy ngay tên của bản Win mới cài và tên bản Win cũ.

Giờ bạn muốn cài thêm thì trước tiên bạn phải tạo một part NTFS, đặt tên cho nó, tôi không biết bên máy bạn có part System Reserved cho máy Legacy như của tôi hay không? Nếu không có thì part boot cũng chọn là C:\ vì trong C:\ có folder Boot và file BCD.

Bạn xem hình tôi mở trực tiếp soft WinNTsetup trên Windows đây:


2021-06-22-044145.png


Ở hình trên bạn thấy phần Boot Drive nó tự động là ký tự Z:, trước đó tôi không có đặt ký tự nào cho part System Reserved cả, bạn xem lại hình đầu tiên. Tôi mở Winver để bạn thấy tôi đang ở trong Windows, không phải boot vào WinPE từ usb cứu hộ. Bên tôi đã có sẵn part M còn bên bạn thì bạn phải tạo thêm part NTFS để cài nhé.

Tôi chỉ làm hình minh hoạ cho bạn xem, tôi không cài nữa vì máy đã hết Free space, bạn cứ làm thử đi rồi cho tôi biết kết quả nhé.

Bổ sung thêm hình tôi lấy soft WinNTsetup từ NHVboot với 7z:

2021-06-22-053751.png
 
Sửa lần cuối: