Tìm hiểu Tin học và kỹ thuật máy tính dành cho Nghiên cứu sinh | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Tìm hiểu Tin học và kỹ thuật máy tính dành cho Nghiên cứu sinh

Poly Trinh

Gà con
Ngành Tin học và Kỹ thuật máy tính cung cấp đầy đủ cho người học những kiến thức và kỹ năng về khoa học máy tính để có thể làm việc ở những vị trí khác nhau trong lĩnh vực Khoa học máy tính nói riêng và Công nghệ thông tin nói chung những ngành mà đang là chìa khóa quan trọng để dẫn đến thành công.

Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ:

Thí sinh có bằng cử nhân từ loại giỏi trở lên có bằng thuộc ngành/chuyên ngành đúng được phép ứng tuyển. Sau khi trúng tuyển NCS phải học bổ sung kiến thức chương trình thạc sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính.

Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, chưa tích lũy đủ 150 tín chỉ

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 141 tín chỉ, trong đó:

  • Phần 1: Các học phần bổ sung: 45 tín chỉ
    • Khối kiến thức chung: 3 tín chỉ
    • Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 42 tín chỉ
      • Bắt buộc: 29 tín chỉ
      • Tự chọn: 13/42 tín chỉ
    • Phần 2: Các học phần, chuyên đề trình độ tiến sĩ và tiểu luận tổng quan (16 tín chỉ);
    • Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
    • Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
    • Phần 5: Luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ
Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, đã tích lũy đủ 150 tín chỉ

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 129 tín chỉ, trong đó:

  • Phần 1: Các học phần bổ sung: 33 tín chỉ
    • Khối kiến thức chung: 3 tín chỉ
    • Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 30 tín chỉ
      • Bắt buộc: 15 tín chỉ
      • Tự chọn: 15/31 tín chỉ
    • Phần 2: Các học phần, chuyên đề trình độ tiến sĩ và tiểu luận tổng quan (16 tín chỉ);
    • Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
    • Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
    • Phần 5: Luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ
Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng/phù hợp:

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 96 tín chỉ, trong đó:

  • Phần 2: Các học phần, chuyên đề trình độ tiến sĩ và tiểu luận tổng quan (16 tín chỉ);
  • Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
  • Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
  • Phần 5: Luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Yêu cầu về chất lượng luận án
  • Luận án được yêu cầu viết bằng tiếng Anh, khuyến khích có phản biện là các giáo sư hiện đang giảng dạy tại nước ngoài.
  • Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.
  • Luận án tiến sĩ phải do nghiên cứu sinh thực hiện cùng với tập thể giáo viên hướng dẫn, phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo, hoặc giải quyết một vấn đề thực tiễn cấp bách đang đặt ra một cách sáng tạo. Trong đó chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, luận án có đóng góp về mặt lý luận, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu.
Cụ thể, có những yêu cầu về kết quả về nội dung như:
  • Chỉ ra được những đóng góp mới về mặt học thuật;
  • Vận dụng những phương pháp, công cụ toán học cơ bản để phân tích các quan điểm, cũng như kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án;
Từ kết quả phân tích ở trên, chỉ ra được hướng mới; xây dựng các thuật toán hoặc phương pháp mới, hoặc đề xuất các giải pháp mới có ý nghĩa khoa học để giải quyết các mục tiêu mà luận án đặt ra; đồng thời phải chứng minh chúng bằng lý luận toán học hoặc kết hợp với thực nghiệm máy tính.
Về hình thức, luận án tiến sĩ có khối lượng khoảng 150 trang A4 không kể phụ lục; trong đó trên 50% là trình bày các kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh. Bao gồm các phần với nội dung như:
  • Phần mở đầu: giới thiệu ngắn gọn về công trình nghiên cứu, lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài;
  • Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án đã được công bố ở trong và ngoài nước, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định mục tiêu của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu;
  • Nội dung, kết quả nghiên cứu (một hoặc vài chương): trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận và giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và bàn luận;
  • Kết luận và kiến nghị: trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu; kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo hoặc những nghiên cứu còn bỏ ngỏ cần đến sự tham gia của cộng đồng;
  • Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án;
  • Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng trong luận án;
  • Phụ lục (nếu có).
Luận án tiến sĩ phải đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.
  • Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể khác không phải là tập thể dưới sự lãnh đạo của người hướng dẫn (chính hoặc phụ) thì phải xuất trình với Nhà trường văn bản mà các thành viên trong tập thể đó đồng ý cho phép nghiên cứu sinh sử dụng công trình này trong luận án để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ.
  • Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Việc vi phạm quyền tác giả sẽ được xử lý theo quy định của Pháp luật. Để bảo đảm, luận án phải có lời cam đoan của tác giả về công trình khoa học của mình trình bày trong quyển luận án.

Yêu cầu về kiến thức chuyên môn
CĐR 1. Tổng hợp các kiến thức lý thuyết và thực tế tiên tiến, chuyên sâu, hiện đại thuộc lĩnh vực khoa học tính toán, phần cứng, phần mềm và ứng dụng;
CĐR 2. Đánh giá được các vấn đề khoa học ở cấp độ quốc tế và ứng dụng liên ngành rộng rãi;
CĐR 3. Vận dụng được kiến thức về điều hành, quản lý các công việc trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới;
CĐR 4. Sử dụng các kiến thức về tổ chức triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ thuộc lĩnh vực Tin học và Kỹ thuật máy tính trong thực tiễn;
Yêu cầu về kĩ năng
CĐR 5. Thành thạo kỹ năng phát hiện, phân tích, tổng hợp các vấn đề phức tạp và đưa ra các giải pháp sáng tạo giải quyết vấn đề;
CĐR 6. Vận dụng kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới;
CĐR 7. Thành thạo kỹ năng trình bày, phổ biến tri thức một cách khoa học;
CĐR 8. Thành thạo kỹ năng suy luận và đưa ra các kết luận, hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo;
CĐR 9. Thành thạo tiếng Anh để đọc hiểu tài liệu, viết báo cáo khoa học, trao đổi, trình bày vấn đề lưu loát, trôi chảy trong môi trường quốc tế.
Yêu cầu về phẩm chất
CĐR 10. Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy.
CĐR 11. Áp dụng ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp;
CĐR 12. Đổi mới sáng tạo, khai phá và tìm hiểu các tri thức mới;
Mức tự chủ và chịu trách nhiệm
CĐR 13. Vận dụng các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau;
CĐR 14. Phân tích các quyết định mang tính chuyên gia.

CƠ HỘI CỦA NGHIÊN CỨU SINH SAU KHI TỐT NGHIỆP

  • Giảng viên đại học, giáo viên tại các cơ sở giáo dục trong lĩnh vực Tin học và Kỹ thuật máy tính;
  • Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu, các bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty;
  • Chuyên gia nghiên cứu, phát triển các hệ thống công nghệ, điện gia dụng, nhà thông minh, mạch điều khiển trong công nghiệp, vi mạch, chip,…
  • Chuyên gia cao cấp trong các tập đoàn lớn về Tin học và Kỹ thuật máy tính trong nước và khu vực.
  • Chủ trì, tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu tầm quốc gia và quốc tế.
  • Làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (PostDoc) tại các trường đại học ở trong nước và nước ngoài;
  • Tự nghiên cứu và phát triển trong môi trường học thuật, xây dựng các hướng nghiên cứu để giải quyết các vấn đề trong khoa học và thực tiễn.
  • Thông tin nghiên cứu chương trình:
  • Hotline: 08 665 874 68 (Zalo, SMS) - Email: [email protected]
 


Top