Thảo luận - Thuyết hỗn loạn là gì? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thảo luận Thuyết hỗn loạn là gì?

anhtuanpham87

Rìu Bạc
Thuyết hỗn loạn liên quan đến toán học chi phối độ nhạy đối với trạng thái ban đầu (cách mà bạn thiết lập một thí nghiệm). Có một số thí nghiệm bạn sẽ không bao giờ có thể lặp lại được dù cho bạn có thể dự đoán được kết quả trong một khoảng thời gian ngắn. Con lắc đôi là một ví dụ điển hình. Người ta có thể dự đoán con lắc đôi sẽ làm gì trong khoảng thời gian một hoặc hai giây, nhưng sau đó, không một siêu máy tính nào có thể cho bạn biết đường đi tiếp theo của thí nghiệm. Và cho dù bạn cố gắng lặp lại thí nghiệm một cách vô cùng cẩn thận (có được đường đi giống hệt thí nghiệm ban đầu), sau một hoặc hai giây, con lắc đôi sẽ không bao lặp lại các chuyển động tương tự. Tuy nhiên, trải qua một khoảng thời gian dài, quỹ đạo di chuyển được vạch ra bởi đường đi của con lắc sẽ bất ngờ trở thành một quỹ đạo có thể dự đoán được. Kết luận sau là dấu hiệu của thuyết hỗn loạn: Tìm ra được mô hình có thể dự đoán được.

ywsQr7I.gif

EDIT: Có nhiều chỉ trích cho rằng câu trả lời của tôi trên ELi5 là quá phức tạp. Túm cái quần lại: Đôi khi có những thí nghiệm vô cùng đơn giản (chẳng hạn như đường đi của con lắc đôi) rất dễ biến đổi bởi những thay đổi cho dù là nhỏ nhất. Điều đó khiến cho việc làm con lắc đôi di chuyển theo quỹ đạo ban đầu dường như là không thể. Bạn có thể dự đoán được nó sẽ làm gì trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng sau đó đường đi sẽ tách biệt hoàn toàn so với ban đầu. Nếu bạn để con lắc hoạt động trong thời gian dài, bạn sẽ có thể thấy được một quỹ đạo sâu hơn trong đường đi của nó


u/learnign_from_errers
Hãy tưởng tượng một bàn bi-a không có ma sát. Lăn một trái banh trên bàn và nó sẽ bật lại các cạnh của bàn bi-a mãi mãi. Nếu như quả banh bật lại từ cạnh bàn một cách hoàn hảo -- Nếu như nó đập vào với một góc 30 độ và bật lại một góc cũng chính xác là 30 độ, tính được đường đi của quả banh lúc này chỉ cần hình học đơn giản. Tuy nhiên, cái bàn giả tưởng này lại có các cạnh không hoàn hảo một chút. Quả bóng sẽ đạp vào cạnh không hoàn hảo ấy với góc là 30 độ và bật ra với góc là 29.5 độ hoặc 31.3 độ, v.v... Điều này phức tạp hóa bài toán. Mô hình ban đầu sau khi quả bóng bật ra lần đầu tiên không còn là một đường thẳng nữa, thay vào đó là những tam giác chứa các lần bật đầu không hoàn hảo có thể xảy ra. Và quả banh cứ thế bật đi bật lại, và sự không hoàn hảo lại càng chồng chất. Cuối cùng, quả banh có thể ở bất kì đâu trên bàn bi-a. Thuyết hỗn loạn tìm ra những nơi mà quả banh có thể xuất hiện nhất.

u/samuelk1
Bởi vì các thí nghiệm đó không cùng điểm bắt đầu. Khi các con lắc bắt đầu đu đưa, ma sát tại các điểm trục có thể khiến các phân tử vật liệu bị mài mòn. Kể cả những sự biến đổi bé tí xíu cũng có thể tác động đến kết quả của thí nghiệm. Không khí xung quanh con lắc, nhiệt độ của vật liệu... tất cả những thứ đó sẽ thay đổi kết quả khi thử lại thí nghiệm, đặc biệt là trong một hệ thống phức tạp như con lắc đôi



Nguồn https: / /redd.it/260xmt . Dịch Hwang Tran RDVN
 

rhantek

Búa Gỗ Đôi
cuốn "Hiệu ứng cánh bướm" có nói bàn rất sâu về vấn đề này. Rất hay mà cũng rất hại não!!!
 


Top