Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT "Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy chạy không quá 40mk/h | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT "Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy chạy không quá 40mk/h

VNZ-ROAD

NEXTVNZ
Bộ GTVTđã ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT "Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường
Theo Thông tư, khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.

thongtu31.png

Điều 08 quy định tốc độ tối đa của xe gắn máy là 40km/h​

Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư; Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư; Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ; Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc; Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường; và các trường hợp phải giảm tốc độ được quy định trong Thông tư.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.
Thông tư được áp dụng đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và thực hiện các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ, trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019 và thay thế Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Nguồn Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải​
 
Sửa lần cuối:

VNZ-ROAD

NEXTVNZ
Anh em cần chú ý
Xe môtô và xe gắn máy khác nhau thế nào?
Tại khoản 4.30 và 4.31 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN - 41:2016/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, xe môtô và xe gắn máy được quy định như sau:
- Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy;
- Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;
Như vậy, môtô chính là xe máy theo cách gọi của phần đông người sử dụng hiện nay. Cụ thể, xe Honda, Yamaha, Vespa… được gọi chung là môtô trong các văn bản luật.
Xe gắn máy là những xe dung tích dưới 50 phân khối, tốc độ tối đa không lớn hơn 50 km/h, những xe này phần lớn thuộc dạng moped hay còn gọi là xe đạp máy và cả xe máy điện.
 


Top