Thời kỳ đen tối phóng xạ từng được xem là thần dược | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thời kỳ đen tối phóng xạ từng được xem là thần dược

vanchinhdn215

Búa Gỗ
Thời kỳ điên loạn của phóng xạ
Thế kỷ 20, phóng xạ từng được xem là thần dược, áp dụng cho mọi sản phẩm của đời sống. Và sau đó, mọi chuyện trở nên thật tồi tệ.
Ngày nay, có lẽ nhiều người cũng biết rằng phóng xạ là những nguyên tố có rất nhiều ứng dụng, đồng thời lại cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên vào đầu thế kỷ 20, chẳng ai biết điều đó cả. Trái lại, phóng xạ còn được xem là thần dược, áp dụng trên mọi vật dụng của con người và gây ra nhiều câu chuyện đau thương.
Ngày 1/3/1896, nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel tìm ra uranium. Rất nhanh sau đó là sự xuất hiện của polonium, thorium, và radium. Tất cả được quy về khái niệm "chất phóng xạ" bởi Marie Curie.


135556741_872503553559908_2295414692720825340_n.jpg_nc_cat100ccb3_nc_sidb9115d_nc_ohclt6XLU7znLgAX-SfZMF_nc_htscontent.fhan2-6.jpg

134716670_872503526893244_7920976801959658666_n.jpg_nc_cat107ccb3_nc_sidb9115d_nc_ohcTL_N0Z1ee_oAX9kqizJ_nc_htscontent.fhan2-5.jpg

Gần 100 năm sau khi Marie Curie qua đời nhiều đồ dùng cá nhân của bà vẫn còn bị nhiễm phóng xạ, du khách muốn nhìn tận mắt bản thảo của Marie Curie trong thư viện buộc phải mặc một bộ đồ bảo hộ vì chúng sẽ tiếp tục bị nhiễm phóng xạ hơn 1500 năm nữa.

Kem đánh răng chứa phóng xạ vào đầu thế kỷ 20

Ở thời điểm đó, tác hại của phóng xạ chưa được biết tới. Người ta bắt đầu đưa phóng xạ vào mọi thứ, từ kem đánh răng cho đến thuốc lá, cho rằng đó là thần dược với khả năng làm trắng rằng, rồi giảm nicotine có hại và tăng được hương vị cho thuốc. Dĩ nhiên, chẳng tác dụng nào là đúng cả.
Một trong những sản phẩm phóng xạ như vậy đã được vận động viên người Mỹ Eben Byers tin dùng. Byers là ông trùm trong ngành kinh doanh thép, đồng thời là vận động viên đánh golf có tiếng sau khi vô địch giải nghiệp dư vào năm 1906. Năm 1927, ông ngã khỏi giường trên một chuyến tàu, bị chấn thương nặng ở tay, gây ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thể thao lẫn chuyện chăn gối của chính mình.

Eben_Byers_in_1920s.jpg

Eben Byer năm 1920
Bác sĩ đã kê cho Byers một loại nước uống có tên Radithor - một loại nước uống chứa phóng xạ - để giảm đau. Lý do kê đơn có lẽ là vì người tạo ra Radithor - William J.A. Bailey - đã cho tiền nhiều bác sĩ với mỗi đơn thuốc họ kê, giống như nhiều sản phẩm phóng xạ khác.

Cơn đau của Byers giảm hẳn (sau này các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do hiệu ứng "giả dược" hoặc là trùng hợp, vì phóng xạ không giảm đau), và ông hết mực tin vào Radithor. Kể từ đó, ông hoàn toàn bị thuyết phục rằng thứ nước uống này cực kỳ tốt, đồng thời gửi tặng nó cho rất nhiều đồng nghiệp, khách hàng, tình nhân, thậm chí cho cả chú ngựa đua của mình uống. Riêng cá nhân ông đã uống tầm 1.400 chai nước như vậy, dù giá của chúng là không rẻ.

Như đã nêu, phóng xạ có thể gây độc. Vậy nên với việc hấp thụ một lượng lớn như thế, chỉ sau vài năm mọi thứ đã trở nên đáng sợ với Byers. Ông bị sút cân, đầu nhức như búa bổ, răng cũng dần rụng. Ông cũng báo với bác sĩ rằng cơ thể mình mất dần cảm giác săn chắc - một cách nói nhẹ nhàng của việc xương dần vỡ vụn.
Năm 1931, các nhà làm chính sách bắt đầu thức tỉnh, nhận ra rằng phóng xạ hoàn toàn có hại. Họ thậm chí còn ngỏ ý muốn Byers làm chứng trước tòa. Nhưng ở thời điểm này ông đã quá yếu, và buộc phải nhờ luật sư đấu tranh pháp lý.
"Toàn bộ hàm trên đã rụng - trừ 2 răng cửa. Hàm dưới cũng mất gần hết," - báo cáo y tế của Byers nêu như vậy. Luật sư còn báo cáo "toàn bộ mô xương đã rời ra, hộp sọ hình thành nhiều lỗ nhỏ."

Byers qua đời ở tuổi 51, và chỉ biết rằng bệnh tình của mình đã đến giai đoạn cuối trước đó vài tuần. Ở thời điểm ra đi, ông chỉ còn vỏn vẹn 6 chiếc răng mà thôi.
Sau cái chết của Byers, nhiều bác sĩ (không phải những người từng kê thuốc phóng xạ) cũng bắt đầu điều trần về tác hại của nguyên tố này, qua đó chấm dứt một thời kỳ điên loạn của con người.

Người tạo ra loại nước uống cướp đi sinh mạng của Byers vẫn khăng khăng, một mực khẳng định sản phẩm của mình vô hại cho đến khi qua đời vì ung thư bàng quang vào năm 1949. Báo cáo điều tra sau đó 20 năm cho thấy cơ thể ông bị tàn phá nặng nề bởi phóng xạ, nhưng hài cốt thậm chí vẫn còn tỏa nhiệt vì dư chất còn rất nhiều.
Phóng xạ hay phóng xạ hạt nhân là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi là các đồng vị bền. Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị phóng xạ (không có đồng vị bền) gọi là nguyên tố phóng xạ. Một vật chất chứa các hạt nhân không bền được coi là chất phóng xạ. Ba trong số các loại phân rã phổ biến nhất là phân rã alpha, phân rã beta và phân rã gamma, tất cả đều liên quan đến việc phát ra một hoặc nhiều hạt hoặc photon. Lực yếu là cơ chế gây ra phân rã beta.

Ebenezer McBurney Byers (12 tháng 4 năm 1880 - 31 tháng 3 năm 1932) là nhà xã hội, vận động viên và nhà công nghiệp giàu có người Mỹ. Anh ấy đã giành giải Nghiệp dư Hoa Kỳ năm 1906 trong môn chơi gôn. Ông nổi tiếng vào đầu những năm 1930 khi qua đời vì nhiều bệnh ung thư do bức xạ gây ra sau khi tiêu thụ Radithor, một loại thuốc được cấp bằng sáng chế phổ biến được làm từ radium hòa tan trong nước.

Nguồn tổng hợp tham khảo Wiki, sách Chiếc thìa biến mất và trang ETS Khoa học là nguồn sống
 


Top