Tham luận: Phát triển kinh tế - xã hội của nước cộng hòa CUBA dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Tham luận: Phát triển kinh tế - xã hội của nước cộng hòa CUBA dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

malemkhoang

Rìu Chiến
1_3.jpg

Kể từ ngày Cách mạng Cuba thành công đến nay, so với lịch sử hơn 500 năm của dân tộc Cuba, thì thời gian ấy chưa phải là dài. Song đã có biết bao sự kiện lớn lao, biết bao biến đổi sâu sắc diễn ra trong đời sống của gần 12 triệu dân trên “Hòn đảo ngọc của biển Caribê”. về thực chất, tất cả những điều đó đều là sự phản ánh quá trình nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân Cuba nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Dưới đây là những sự kiện và thành tựu tiêu biểu nhất của quá trình trên.

1. Hoàn thành Cương lĩnh Môncađa, giải quyết những nhu cầu bức thiết về kinh tế - xã hội của đông đảo quần chứng nhân dân lao động

Trải qua 5 năm, 5 tháng, 5 ngày tính từ khi cuộc tiến công trại lính Môncađa ngày 26-7-1853 cho đến cuộc tổng công kích của các đơn vị Nghĩa quân trên khắp các mặt trận, kết hợp với cuộc tổng bãi công chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn đảo vào ngày 1-1-1959, cách mạng giải phóng dân tộc Cuba đã giành được thắng lợi vẻ vang.

Chế độ độc tài Batixta - công cụ của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ ở trên đảo - bị đập tan. Chính quyền cách mạng của nhân dân được thiết lập trong cả nước.

Ngày 8-1-1959, dẫn đầu một đạo quân bách chiến, bách thắng tiến vào thủ đô La Habana đã được hoàn toàn giải phóng, Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang khởi nghĩa Phiđen Caxtơrô tuyên bố trước toàn dân: “Chúng ta đang ở vào một thời điểm quyết định của lịch sử đất nước. Chế độ độc tài đã bị lật đổ. Nỗi vui mừng thật không sao kể xiết. Song vẫn còn nhiều việc phải làm. Chúng ta không hề ảo tưởng mà tin rằng từ nay mọi việc đều sẽ dễ dàng. Có thể từ nay mọi việc sẽ còn khó khăn hơn”, về sau, Phiđen Caxtơrô lại nói rõ thêm: Với việc đánh đổ chế độ độc tài Batixta, “chúng ta biết rằng một giai đoạn hoàn toàn mới đã bắt đầu trong lịch sử của Tổ quốc, rằng con đường sẽ còn dài và khó khăn, nhưng đoàn kết chặt chẽ với nhân dân, chúng ta sẽ tiến lên. Đã đến lúc phải thực hiện lời hứa ở Môncađa”.

Lời hứa ở Moneada chính là bản Cương lĩnh cách mạng dân tộc - dân chủ triệt để mà Phiđen Caxtơrô cùng các đồng chí cốt cán của ông đã vạch ra khi chuẩn bị phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang ngày 26-7-1953. Những nội dung cô đúc của bản Cương lĩnh này về sau đã được Phiđen Caxtơrô phát triển toàn diện trong tác phẩm nổi tiếng Lịch sử sẽ chứng minh cho tôi

Theo tinh thần của bản Cương lĩnh đó, cuộc cải cách mạng đất đai triệt để nhất ở Tây bán cầu đã được thực hiện. Trên 4,5 triệu hécta đất đai màu mỡ do các chủ đại điền trang Mỹ và bản địa bao chiếm trước đây đã bị chính phủ cách mạng trưng thu để lập ra các nông trang nhân dân và chia cho 10 vạn hộ gia đình tiểu nông trên đảo. Mỗi gia đình nông dân có 5 người được chia 2 cabagiêriát, tức 27 hécta đất canh tác. Sau khi hàng trăm nhà máy, xí nghiệp của tư bản lũng đoạn nước ngoài bị quốc hữu hóa, gần nửa triệu công nhân bị thất nghiệp dưới chế độ cũ được chính quyền các cấp, với sự hỗ trợ đắc lực của Trung tâm những người lao động Cuba, dần dần giải quyết đủ công ăn việc làm. Cuộc cải cách thành thị rộng lớn cũng đã được triển khai. Khoảng 2,2 triệu hộ gia đình ở các thành phố được giảm 50% tiền thuê nhà so với trước cách mạng. Với sự tham gia của hàng chục ngàn giáo viên, học sinh, sinh viên tình nguyện, chiến dịch xóa nạn mù chữ cho gần 1 triệu người đã được hoàn thành trong thời gian kỷ lục. Hầu hết trại lính của chế độ độc tài được cải tạo thành trường học. Nhiều bệnh viện và trạm y tế được xây dựng mới ở cả những vùng nông thôn hẻo lánh.

Những cuộc cải cách kinh tế - xã hội vì dân và do dân kể trên đã diễn ra trong cuộc đấu tranh gay go quyết liệt giữa một bên là tuyệt đại bộ phận nhân dân Cuba yêu nước vừa mới giành được chính quyền về tay mình, được các nước xã hội chủ nghĩa, các nước độc lập dân tộc và cả loài người tiến bộ đồng tình, ủng hộ và một bên là các thế lực thù địch do giới cầm quyền bảo thủ, hiếu chiến ở Oasinhtơn lúc bấy giờ ra sức kích động và tiếp tay. Cuộc đấu tranh đó đã phát triển đến đỉnh cao khi các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba phản công tiêu diệt toàn bộ binh đoàn lính đánh thuê của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Hirôn giữa tháng 4-1961. Đúng vào lúc này, thay mặt Chính phủ cách mạng và thể hiện ý chí của toàn thể nhân dân trên đảo, Thủ tướng Phiđen Caxtơrô tuyên bố trước toàn thế giới về tính chất xã hội chủ nghĩa của cách mạng Cuba. Ông khẳng định: “Công cuộc giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội của chứng ta phải gắn bó chặt chẽ vối nhau, tiến lên là một tất yếu lịch sử, dừng lại là hèn nhát và phản bội, và như vậy sẽ biến Cuba một lần nữa thành thuộc địa của Mỹ và thành nô lệ cho bọn -censor-”.

2. Thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân

Sau chiến thắng Hirôn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Tổ chức Cách mạng thống nhất* (mà về sau phát triển thành Đảng Cách mạng xã hội chủ nghĩa thống nhất, rồi Đảng -censor- Cuba), do lãnh tụ Phiđen Caxtơrô đứng đầu, nhân dân Cuba đã kiên cường vượt qua cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10-1962, bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền của Tổ quốc, làm thất bại âm mưu của các thế lực hiếu chiến Mỹ định tiến công "tiêu diệt" Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Tây bán cầu bằng các vũ khí chiến lược. Tiếp đó, từ giữa những năm 60 trở đi, như Phiđen Caxtơrô đã nhận định: “Sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam và cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc anh em này đã làm cho những hành động quân sự chống Cuba giảm dần và nhân dân Cuba có thể có một thời kỳ hòa bình tương đối”.

Tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi đó, toàn Đảng, toàn dân Cuba đã tập trung sức đẩy mạnh cồng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong thời kỳ 1961-1965, tức thời kỳ mà những nguồn lực chủ yếu phải dồn cho nhiệm vụ sống còn là bảo vệ nền độc lập dân tộc, tổng sản phẩm xã hội của Cuba chỉ tăng bình quân 1,9%/năm. Bước sang thời kỳ 1966-1970, tổng sản phẩm xã hội trung bình hàng năm tăng 3,9%, và đến thời kỳ 1971-1975 thì tốc độ đó đã đạt tới 10%, một tốc độ mà không một nước châu Mỹ Latinh nào khác thời bấy giờ dám nghĩ tới.

Tiếp đó, từ năm 1976 đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Cuba lần lượt thực hiện các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội theo phương hướng mà Cương lĩnh của Đảng -censor- Cuba (năm 1995) đã đề ra là: “Tổ chức lại và phát triển nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ sự mất cân đối trong cơ cấu của nó, phát triển nền công nghiệp dân tộc, cải tạo và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi), tăng các mặt hàng và khối lượng sản phẩm xuất khẩu, thay thế các mặt hàng nhập khẩu, nâng cao mức sống của nhân dân”.

Với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự lao động cần cù, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cộng với sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế thời đó, Cuba đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nêu trên.

Theo các số liệu thống kê, tổng sản phẩm xã hội năm 1988 tăng 167% so với năm 1975.

Trong nông nghiệp: Mía vẫn là cây chủ yếu với diện tích trồng trọt lên tói 1,7 triệu hécta. Ngoài mía, Cuba còn bắt đầu thử nghiệm việc trồng lúa, đồng thời mở rộng các vùng chuyên canh rau, củ, quả, thuốc lá, cà phê, ca cao..., khắc phục một bước quan trọng nền nông nghiệp độc canh - di sản của chế độ cũ - và tăng nhanh khối lượng nông sản xuất khẩu.

Trong công nghiệp: So vối trước cách mạng, sản lượng của ngành công nghiệp đường tăng gấp rưỡi (trung bình đạt trên 7 triệu tấn/năm, riêng năm 1989 đạt trên 8,1 triệu tấn); sản lượng của ngành mỏ (chủ yếu là kền) tăng gấp đôi; của ngành điện tăng gấp 6; của ngành cơ khí - luyện kim tăng gấp 10; của ngành hóa chất tăng 6 lần trong sản xuất phân bón và 20 lần trong sản xuất thuốc trừ cỏ. Các ngành xây dựng, giao thông vận tải, dệt, giấy, thủy tinh, đồ gỗ... cũng đều có bước tiến rất đáng khích lệ.

Trên cơ sở của những thành tựu phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước Cuba đặc biệt coi trọng thực hiện các chính sách xã hội nhằm từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

Nạn thất nghiệp khủng khiếp do chế độ cũ để lại đã bị xóa bỏ. Mọi ngưòi dân đến và trong độ tuổi lao động đều có công ăn việc làm. Trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, viên chức được chăm lo bồi dưỡng, nâng cao. Lương trung bình của người lao động đạt khoảng 140 - 150 pêxô/tháng (1 pêxô = 1 đô la Mỹ).

Nhờ thu nhập khá, trong khi giá cả của những nhu yếu phẩm cơ bản được giữ nguyên, nên sức mua của nhân dân không ngừng tăng lên. Tình trạng thiếu nhà trầm trọng trước đây từng bước được giải quyết. Đến nửa cuối những năm 80, 90% khu dân cư trong cả nước đã có điện dùng.

Giáo dục và y tế thật sự trở thành niềm tự hào của chế độ mới. Luật cơ bản về giáo dục phổ cập bắt buộc thời gian đầu là 9 năm, sau tăng lên 12 năm đã lần lượt được ban hành. Tính đến năm 1985, trung bình cứ 2,8 đầu ngưòi thì có 1 người đi học. So với trước cách mạng, số học sinh tiểu học tăng hơn 3 lần, học sinh trung học tăng hơn 6 lần và sinh viên đại học tăng gấp 13 lần.

Chế độ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho toàn dân được thực hiện. Số bệnh viện, trạm xá, nhà điều dưỡng tăng gấp 12 lần so với trước cách mạng. Đến năm 1990, chế độ bác sĩ đến khám và cấp thuốc tại nhà đã thực hiện đối với 90% dân cư trên đảo. Nhiều dịch bệnh hiểm nghèo đã được thanh toán. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh giảm từ 60%o năm 1958 xuống còn 10,7%o năm 1990. Trong cùng thời gian, tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 65,8 lên 75,2 tuổi. Đó là những con số có thể sánh ngang với những nước phát triển trên thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, trong thời kỳ các kế hoạch 5 năm 1980-1985 và 1986-1990, Cuba đã không đạt được tất cả các chỉ tiêu đê ra. Nguyên nhân là đất nước đã phải đương đầu vối nhiều khó khăn khách quan do thiên tai, dịch bệnh và do những khuyết điểm, sai lầm chủ quan trong quản lý kinh tế, được Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước phát hiện từ đầu năm 1985. Ngoài ra, những diễn biến phức tạp trong quá trình cải tổ và cải cách ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu nửa cuối những năm 80 cũng bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình Cuba.

3. Phấn đấu ra khỏi “Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình” và tiếp tục tiến lên giành những thành tựu mới về phát triển kinh tế - xã hội

Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô đã gây nên một cú sốc lớn đối với tình hình kinh tế Cuba. Trong một thời gian dài, khoảng 75% tổng lượng nhập khẩu (chủ yếu là thiết bị, nguyên liệu và nhiên liệu) và trên 80% tổng lượng xuất khẩu của Cuba gắn với các nước nói trên. Vì thế có thể hình dung nền kinh tế Cuba đã phải đối mặt với những thử thách ghê gớm như thế nào khi quan hệ kinh tế, thương mại với các nước đó bị cắt đứt hoàn toàn. Thêm vào đó, càng ngày Mỹ càng xiết chặt bao vây, cấm vận kinh tế chống Cuba hòng bóp nghẹt và làm thất bại sự nghiệp cách mạng trên hòn đảo này.

Do sự tác động của các nhân tố kể trên, Cuba đã rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Trong những năm 1990-1993, lạm phát lên tới 121%, thâm hụt ngân sách 158% và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 35%. Đảng và Nhà nước Cuba đã chính thức ban bố: Đất nước bước vào “Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình”.

Trong thời kỳ này, Cuba đã áp dụng hàng loạt biện pháp quan trọng như: Thắt chặt kỷ luật tài chính, giảm chi tiêu cho lực lượng vũ trang và bộ máy hành chính để kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ quốc gia. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, hợp lý hóa hệ thống xí nghiệp và phi tập trung hóa cơ chế quản lý. Đa dạng hóa quan hệ ngoại thương, mở cửa tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Tập trung nguồn lực còn rất hạn chế của mình cho một số lĩnh vực ưu tiên như du lịch, công nghệ sinh học, thăm dò và khai thác dầu khí nhằm kiếm ngoại tệ mạnh và thay thế nhập khẩu. Sở hữu tư nhân quy mô nhỏ được thừa nhận. Thị trường nông sản cũng như thị trường tư nhân về công nghiệp và thủ công nghiệp được phép mở ra. Phần lớn đất đai của Nhà nước và công ty nông nghiệp nhà nước được chuyển thành các hợp tác xã nửa tư nhân. Tuy nhiên, sở hữu nhà nước vẫn giữ ưu thế trong phần lớn các khu vực then chốt. Đặc biệt, ngay trong những năm kinh tế khó khăn nhất, Nhà nước vẫn dành những khoản chi thỏa đáng cho việc thực hiện các chính sách xã hội.

Mục tiêu của các giải pháp nói trên là nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ và cải tiến chủ nghĩa xã hội, tạo ra những cơ sở kinh tế - xã hội để tiếp tục phát triển khi cuộc khủng hoảng qua đi.

Kết quả là, với ý chí tự lực tự cường và bằng những giải pháp sáng tạo, những bước đi thận trọng, vững chắc phù họp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước, Cuba đã thành công trong công cuộc điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cải tiến cơ chế quản lý đối với nền kinh tế quốc dân.

Sau 4 năm (1990-1993) giảm sút nghiêm trọng, từ năm 1994 kinh tế đã bắt đầu tăng nhẹ trở lại. Tính chung, từ 1994 đến 2000, GDP tăng bình quân 4,3%/năm. Những năm tiếp theo (2001-2006), trung bình hàng năm GDP tãng 6,3%, năm 2007 tăng 7,3% và dự kiến hăm 2008 tăng gần 8% (nhưng dự kiên này có thể giảm bớt ít nhiều do sự tàn phá của hai cơn bão Gustav và Ike vào giữa năm nay).

Nhờ kinh tế tăng trưởng khá, thâm hụt ngân sách từ 33,5% GDP năm 1993 giảm xuống chỉ còn trên dưới 3% suốt từ 1996 đến 2007. Tỷ lệ lạm phát, thể hiện ở chỉ số giá tiêu dùng, từ ba con số trong thời kỳ đặc biệt giảm xuống còn một con số.

Trong nông nghiệp: sản xuất đỗ, ngô, chuối, mía đường... tăng khá; sản xuất thịt lợn, sữa bò tăng nhanh.

Trong công nghiệp: Ngành sản xuất đường - ngành kinh tế động lực của Cuba trong nhiều năm - nay chỉ đóng vai trò thứ yếu. Trong khi đó, ngành khai thác và sản xuất kền vươn lên hàng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu. Cùng với việc phát triển ngành du lịch, việc xuất khẩu các dịch vụ có giá trị gia tăng cao (chủ yếu là dịch vụ chăm sóc y tế và cấp phát các bằng phát minh sáng chế công nghệ sinh học) đã đưa lại nguồn thu nhập ngoại tệ ngày càng lớn cho đất nước. Năm 1990, xuất khẩu dịch vụ mới đem lại 10% tổng giá trị xuất khẩu; năm 2006, tỷ lệ đó tăng lên 70%. Ngành khai thác dầu khí trong nước từ chỗ hầu như không đáng kể trước đây, nay đã bảo đảm được trên 50% nhu cầu của đất nước và triển vọng có thể trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong tương lai gần. Sản xuất điện, hơi đốt tăng nhanh đã hoàn toàn chấm dứt được nạn cắt điện xảy ra hàng ngày trong thời kỳ đặc biệt.

Trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Phần lớn các xí nghiệp liên doanh nhỏ với doanh thu thấp đã chấm dứt; đa số dự án mới tập trung vào các lĩnh vực then chốt như dầu khí, điện, kền và du lịch.

Một đặc trưng nổi bật của mô hình phát triển ở Cuba là luôn dành ưu tiên cho việc thực hiện các chính sách xã hội. Ngaỵ trong nhũng năm khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất, Nhà nước vẫn bằng mọi cách giữ vững nhũng thành quả phát triển xã hội đạt được kể từ khi cách mạng thành công.

Đề cập đến vấn đề này, trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội, họp ở Copenhagen (Đan Mạch) tháng 3-1995, Chủ tịch Phiđen Caxtơrô đã nói: “Tuy phải chịu một sự bao vây tội lỗi chỉ vì không tán thành các tư tưởng của người láng giềng hùng mạnh của nó ở phương Bắc, Cuba - một nước mất 70% nhập khẩu do sự tan rã của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa - vẫn không có một trường học, một bệnh viện, một nhà dưỡng lão, một nhà trẻ phải đóng cửa, và bất chấp là một nước nghèo khi so sánh với các nước khác trên thế giới, ngày nay Cuba vẫn thuộc về những nước có số giáo viên, thày thuốc, cũng như những huấn luyện viên thể thao và những chỉ đạo viên nghệ thuật tính theo đầu người cao nhất. Tỷ lệ tử vong trẻ em ở nước chúng tôi dưới 10 phần nghìn tổng số trẻ sơ sinh. Chúng tôi không còn người mù chữ và tuổi thọ trung bình của chúng tôi là 75”.

Từ năm 1995 trở đi, cùng với quá trình phục hồi nền kinh tế trong nửa cuối nhũng năm 90, rồi vươn lên đạt tỷ lệ tăng trưởng khá cao (trên 6%/năm) từ đầu thế kỷ XXI đến nay, Nhà nước Cuba càng có thêm điều kiện để tăng đầu tư cho các chương trình phát triển xã hội.

Giáo dục là một lĩnh vực luôn được ưu tiên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm cho sự phát triển nhanh, lành manh và bền vững của đất nước phù hợp với xu thế phát triển kinh tế tri thức trên thế giới. Phần lớn cơ sở trường lớp từ tiểu học đến đại học được sửa chữa hoặc xây dụng mới. Nội dung chương trình, phương pháp và trang thiết bị dạy và học được cải tiến, nâng cấp. Chế độ giảng dạy đại học từ xa qua mạng Internet phát triển rộng khắp nhằm thực hiện phổ cấp giáo dục đại học đến tất cả các quận huyện. Theo đánh giá của UNDP, tính đến năm 2005, ở Cuba, tỷ lệ người lớn biết chữ là 99,8%, tỷ lệ nhập học gộp của các bậc giáo dục tiểu học, tmng học và đại học là 87,6%.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí cho toàn dân tiếp tục phát triển. Chương trình tân trang và mở rộng tất cả các bệnh viện, trạm xá trên toàn đảo đã cơ bản hoàn thành. Một nguồn vốn lớn từ ngân sách nhà nước đã được đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học, làm cơ sở cho việc sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có chất lượng và hiệu quả cao. Việc đào tạo đội ngũ bác sĩ được hết sức coi trọng. Ngay trong thời kỳ đặc biệt (1990-1999), Cuba đã đào tạo thêm được 37.841 bác sĩ. Những năm tiếp theo (2000-2004), lại có thêm 9.334 bác sĩ mới tốt nghiệp ra trường. Đặc biệt, trong điều kiện bị Mỹ bao vây, cấm vận kinh tế suốt gần nửa thế kỷ qua, gây thiệt hại lớn cho Cuba (tính đêri nay là khoảng 90 tỷ USD), nhưng nước Cộng hòa hào hiệp này vẫn dành ra một nguồn tài chính đáng kể để tiếp nhận và đào tạo 12.000 sinh viên y khoa đến từ 83 nước trên thế giới, trong đó hơn 10.000 là sinh viên các nước châu Mỹ Latinh.

Với những thành tựu phát triển nổi bật về y tế, Cuba đã có khả năng tiếp tục giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh từ 10%o năm 1994 xuống còn 5,56%0 năm 2006. Trong cùng thời gian, tuổi thọ trung bình của người dân trên đảo lại tăng từ 75 lên 77 tuổi. Đó là những chỉ số về phát triển xã hội, phát triển con ngưòi khá cao của Cuba, tương đương nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Ngoài giáo dục và y tế, việc thực hiện các chính sách xã hội khác cũng đạt được những bước tiến mới rất đáng khích lệ. Chương trình xây dựng 70.000 ngôi nhà mới và sửa chữa 150.000 ngôi nhà cũ mỗi năm đang được triển khai. Trong quý II năm 2007, một cuộc thảo luận toàn quốc về các cơ chế, chính sách để tiếp tục thúc đẩy kinh tế phát triển và giải quyết các vấh đề xã hội cấp bách của nhân dân đã được tiến hành. Tôn trọng và lắng nghe những đề nghị của nhân dân, tháng 4-2008, Hội đồng nhà nước Cuba, do Chủ tịch Raun Caxtơrô - người kế tục Phiđen Caxtơrô vừa được kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 7 bầu lên - đứng đầu, đã quyết định bổ sung cho quỹ phúc lợi xã hội đã có trong năm thêm 837 triệu pêxô, tương đương 1,3% GDP, để thực hiện việc tăng lương, tăng tiền hưu trí và trợ giúp xã hội.

*
* *​

Trải qua 60 năm, bất chấp những bước thăng trầm của lịch sử, nhân dân Cuba với bản lĩnh kiên cường, trí thông minh và khả năng sáng tạo dồi dào đã luôn biết nắm lấy các thời cơ, vận hội và vượt lên mọi khó khăn, thách thức để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo con đường lớn của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì tự do, ấm no, hanh phúc và nhân phẩm của mình.

Dĩ nhiên, từ một xuất phát điểm thấp về trình độ phát triển đi lên, hiện nay đời sống kinh tế của nhân dân Cuba chưa hết khó khăn, không ít vấn đề cần giải quyết đang còn ở phía trước. Song với những tiên bộ to lớn đã đạt tói, những kinh nghiệm quý báu đã tích lũy được, nhân dân Cuba nhất định sẽ tiếp tục tiến lên, thu thêm nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho việc bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc và xây dựng thành công một nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa phồn vinh ở Tây bán cầu, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở châu Mỹ Latinh và trên thế giới.

Nguồn: GS,TS Phạm Xuân Nam
Hội hữu nghị Việt Nam- Cuba​
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Phải có lý do gì đó khi dân Cu ba bỏ phiếu bằng chân, từ bỏ "Thiên đàng Cuba."

main-1200.jpg



cuban_migrants.jpeg-095ee.jpg


lisette-poole-cuba-migration-5.jpg



lisette-poole-cuba-migration-composite-2.jpg


lisette-poole-cuba-migration-composite-1-v2.jpg
 


Top