TẠI SAO DOANH NGHIỆP NÊN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM WEBSITE/MOBILE APP THEO MÔ HÌNH CỦA START-UP? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

TẠI SAO DOANH NGHIỆP NÊN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM WEBSITE/MOBILE APP THEO MÔ HÌNH CỦA START-UP?

Slitigenz

Gà con
2.png

Phát triển sản phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh về doanh thu đến từ quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm.
Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển sản phẩm một cách bài bản, tối ưu và hiệu quả vẫn là một bài toán khó và thử thách với mọi doanh nghiệp hiện nay. Một giải pháp mới mà các doanh nghiệp có thể tham khảo là các xây dựng và phát triển sản phẩm Saas của các startup.
1.png

Ở bảng thống kê, chúng ta có thể thấy các startup hàng đầu hiện nay chi ra từ 10 - 50% doanh thu hàng năm để phát triển sản phẩm.
Chúng ta có thể bắt đầu với mô hình Lean Startup (khởi nghiệp tinh gọn):
- Xây dựng: Với mô hình này, các startup bắt đầu bằng việc xây dựng một MVP gồm những tính năng chủ chốt với giả định là sẽ thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
- Đo lường: MVP sẽ được người dùng thử sử dụng và đánh giá. Bạn đo lường những chỉ số và lời đánh giá từ người dùng để kiểm chứng những giả định. Từ đó, đưa ra quyết định về hướng cải thiện sản phẩm.
- Thay đổi: Startup lặp lại quá trình này cho đến khi khách hàng hoàn toàn hài lòng với sản phẩm và sẵn sàng mua, khi đó startup đã đạt được Product Market Fit.
Các ưu điểm của mô hình Lean Startup:
- Startup có thể có được khách hàng và nguồn doanh thu từ rất sớm, ngay cả khi sản phẩm chưa thực sự hoàn thiện
- Startup sẽ đo lường và phân tích được ngay tiềm năng thực sự của sản phẩm trên thị trường, giảm thiểu rủi ro khi chưa đầu tư quá nhiều vào sản phẩm hoàn chỉnh
- Tốc độ cải tiến nhanh, các chức năng gắn sát với nhu cầu của người dùng thay vì các giả thiết của đội ngũ sáng lập
- Quá trình đánh giá sản phẩm được kiểm chứng thông qua việc tiếp thu những phản hồi trực tiếp từ khách hàng, do đó, những sản phẩm hoàn thiện sẽ được kiểm chứng hơn.
- Đối với một doanh nghiệp truyền thống việc thay đổi một chính sách phải mất thời gian khá lâu. Tuy nhiên với Lean Startup điều chỉnh nhanh chóng chính là cách để phát triển và giúp tạo ra cơ hội mới cho các Startup. Nếu khách hàng phản hồi không hài lòng về sản phẩm, Lean Startup nhanh chóng điều chỉnh để hạn chế tổn thất và bắt đầu thay đổi sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
-----------------------------------------
Slitigenz - Chinh phục những thành tựu công nghệ tiên tiếp nhất cũng đội ngũ những lập trình viên tương lai.
Website: https://slitigenz.io
Hotline: +84 86 886 57 38
Email: [email protected]
 


Top