Thảo luận - Tại sao 1 phút có 60 giây, 1 giờ có 60 phút và 1 ngày có 24 giờ? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thảo luận Tại sao 1 phút có 60 giây, 1 giờ có 60 phút và 1 ngày có 24 giờ?

baongocdc

Rìu Vàng
- Trong thế giới ngày nay, hệ thống chữ số được sử dụng rộng rãi nhất là số thập phân (cơ số 10), hệ thống này có lẽ bắt nguồn từ việc con người có thể dễ dàng đếm bằng ngón tay. Các nền văn minh đầu tiên chia ngày thành các phần nhỏ, tuy nhiên, lại sử dụng những hệ thống số khác nhau, cụ thể là hệ thập nhị phân (cơ số 12) và lục thập phân (cơ số 60).

- Nhờ những bằng chứng được ghi chép về việc sử dụng đồng hồ mặt trời của người Ai Cập, hầu hết các nhà sử học đều cho rằng những nền văn minh đầu tiên chia một ngày thành các phần nhỏ hơn. Các đồng hồ mặt trời đầu tiên chỉ đơn giản là những chiếc cọc được cắm trên mặt đất, biểu thị thời gian bằng chiều dài và hướng của bóng cọc in trên nền đất.

- Ngay từ năm 1500 trước Công nguyên, người Ai Cập đã phát triển một đồng hồ mặt trời tiên tiến hơn, bao gồm một thanh hình chữ T được đặt trên đất. Công cụ này được điều chỉnh để chia khoảng thời gian giữa thời điểm mặt trời mọc và lặn thành 12 phần.

tai-sao-1-phut-co-60-giay-2.jpg

Đồng hồ tiên tiến của Người Ai Cập
- Công cụ này phản ánh việc người Ai Cập bắt đầu sử dụng hệ thống thập nhị phân. Con số 12 được cho là bằng với số chu kỳ mặt trăng trong 1 năm hoặc số khớp ngón tay trên mỗi bàn tay (không tính ngón cái).

- Đồng hồ mặt trời này hình thành nên thứ mà ngày nay chúng ta gọi là giờ. Mặc dù số giờ trong mỗi ngày bằng nhau, nhưng độ dài mỗi giờ sẽ thay đổi theo mùa trong năm (mỗi giờ vào mùa hè dài hơn nhiều so với mỗi giờ vào mùa đông).

- Không có ánh sáng nhân tạo, con người trong thời kỳ này coi các giai đoạn sáng và tối là 2 cõi đối lập chứ không phải là một phần của cùng một ngày. Không có sự trợ giúp của đồng hồ mặt trời, việc phân chia khoảng thời gian từ lúc hoàng hôn đến lúc bình minh trở nên rất phức tạp.

- Trong thời đại khi các đồng hồ mặt trời được sử dụng lần đầu tiên, các nhà thiên văn học Ai Cập cũng lần đầu tiên quan sát thấy một bộ 36 ngôi sao chia vòm trời thành các phần bằng nhau.

- Khoảng thời gian bóng đêm bao phủ hoàn toàn được đánh dấu bởi 12 ngôi sao trong số này. Một lần nữa, thời gian ban đêm được chia thành 12 phần (dấu hiệu của việc sử dụng hệ thập nhị phân).

- Trong thời kỳ Tân vương quốc Ai Cập (1550 đến 1070 trước Công nguyên), hệ thống đo lường này đã được đơn giản hóa để sử dụng một bộ gồm 24 ngôi sao, 12 ngôi sao trong số đó đánh dấu sự đi qua của màn đêm.

- Đồng hồ nước (clepsydra) cũng được sử dụng để ghi lại thời gian ban đêm, và có lẽ là thiết bị chính xác nhất của thế giới cổ đại. Một mẫu vật đồng hồ như vậy được tìm thấy tại đền Ammon ở Karnak, có từ năm 1400 trước Công nguyên, đánh dấu sự phân chia màn đêm thành 12 phần trong các tháng khác nhau.

- Khi cả 2 khoảng thời gian sáng và tối đều được chia thành 12 phần, khái niệm về một ngày có 24 giờ đã được đưa ra. Tuy nhiên, khái niệm giờ có độ dài cố định vẫn chưa xuất hiện cho đến thời kỳ Hy Lạp hóa.

- Hipparchus đã đề xuất chia ngày thành 24 giờ bằng nhau. Bất chấp đề nghị này, giáo dân vẫn tiếp tục sử dụng các giờ thay đổi theo mùa trong nhiều thế kỷ. (Giờ có chiều dài cố định trở nên phổ biến chỉ sau khi đồng hồ cơ xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ 14).
tai-sao-1-phut-co-60-giay-1.jpg

Hipparchus đã đề xuất chia ngày thành 24 giờ bằng nhau​
- Hipparchus và các nhà thiên văn học Hy Lạp khác đã sử dụng các kỹ thuật về thiên văn học, trước đây được phát triển bởi người Babylon, cư trú ở Mesopotamia. Người Babylon đã thực hiện các tính toán thiên văn trong hệ thống lục thập phân (cơ số 60) mà họ được thừa hưởng từ người Sumeria, vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên. Mặc dù không biết lý do tại sao con số 60 được chọn, nhưng nó rất thuận tiện để biểu thị phân số, vì 60 là số nhỏ nhất chia hết cho 6 số đếm đầu tiên cũng như 10, 12, 15, 20 và 30.

- Mặc dù nó không còn được sử dụng cho mục đích tính toán chung, hệ thống lục thập phân vẫn được dùng để đo góc, tọa độ địa lý và thời gian. Trên thực tế, cả mặt tròn của đồng hồ và quả địa cầu đều được phân chia dựa trên hệ thống đã có cách đây 4000 năm của người Babylon.

- Nhà thiên văn học người Hy Lạp Eratosthenes (sống vào khoảng năm 276 đến 194 trước Công nguyên) đã sử dụng một hệ thống lục thập phân để chia một vòng tròn thành 60 phần, tạo ra một hệ thống địa lý vĩ độ, với các đường ngang chạy qua các địa điểm nổi tiếng trên trái đất vào thời điểm đó. Một thế kỷ sau, Hipparchus đã chuẩn hóa các đường vĩ độ, khiến chúng song song và tuân theo hình học của Trái Đất.

- Ông cũng đã nghĩ ra một hệ thống các đường kinh độ phủ kín 360 độ và chạy từ bắc xuống nam, nối từ cực này sang cực kia. Trong luận thuyết Almagest (khoảng năm 150 sau Công nguyên), Claudius Ptolemy đã giải thích và mở rộng thành quả của Hipparchus, bằng cách chia hệ thống 360 độ vĩ độ và kinh độ thành các phần nhỏ hơn. Mỗi độ được chia thành 60 phần (ngày nay ta gọi là phút), mỗi phần lại được chia thành 60 phần nhỏ hơn nữa (ngày nay được gọi là giây).

- Tuy nhiên, phút và giây vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày trong nhiều thế kỷ sau đó. Những chiếc đồng hồ khi ấy chia số giờ thành 2, 3, 4 và thậm chí đôi khi là 12 phần, nhưng không bao giờ là 60 cả. Trên thực tế, 1 giờ không thường được hiểu là bằng 60 phút.

- Mọi người cũng không mấy khi xem xét đến vài phút cho đến khi những chiếc đồng hồ cơ đầu tiên hiển thị phút xuất hiện gần cuối thế kỷ 16. Thậm chí ngày nay, nhiều đồng hồ và đồng hồ đeo tay chỉ hiển thị phút và chứ không hiển thị giây.

- Nhờ các nền văn minh cổ đại đã xác định và giữ gìn các quy tắc phân chia thời gian, xã hội hiện đại mới có những quy luật 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút và 1 phút có 60 giây. Tuy nhiên, những tiến bộ trong khoa học đã thay đổi cách xác định các đơn vị này.

- Đơn vị giây bắt nguồn từ cách chia các sự kiện thiên văn thành những phần nhỏ hơn. Điều này đã thay đổi vào năm 1967, khi giây được xác định lại là bằng 9.192.631.770 lần chu kỳ chuyển hóa năng lượng của nguyên tử cesium. Sự tái cấu trúc này mở ra kỷ nguyên của đo lường thời gian nguyên tử (atomic timekeeping) và Giờ phối hợp quốc tế - Coordinated Universal Time (UTC).

- Thật thú vị, để giữ thời gian nguyên tử phù hợp với thời gian thiên văn, thỉnh thoảng phải có giây nhuận thêm vào UTC. Như vậy, không phải tất cả các phút đều có 60 giây. Một vài phút hiếm hoi (khoảng 8 phút mỗi thập kỷ) thực sự có 61 giây.
(Nguồn Internet-chia sẻ bởi Cát Tường)
 

baongocdc

Rìu Vàng
Tại sao lại có khái niệm về cái từ ĐỒNG HỒ ?
Cái từ mà người ta gọi nó là dụng cụ ( công cụ ) để tính thời gian ???
Gọi là công cụ tính thời gian cũng không hẳn đúng lắm, mình nghĩ là gọi là công cụ biểu thị cho thời gian.
 

thomastr

Rìu Bạc
Gọi là công cụ tính thời gian cũng không hẳn đúng lắm, mình nghĩ là gọi là công cụ biểu thị cho thời gian.
Theo bài viếc nầy nói [đồng hồ cơ xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ 14 ].
Vậy ở châu Âu lúc đó họ gọi nó là cái gi?
Nếu bạn không thấy phiền thì coi dùm, sem cái mà gọi là Đông Hồ nó xuất hiện ở VN vào thê kỷ mấy?
Thanks!
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Theo bài viếc nầy nói [đồng hồ cơ xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ 14 ].
Vậy ở châu Âu lúc đó họ gọi nó là cái gi?
Nếu bạn không thấy phiền thì coi dùm, sem cái mà gọi là Đông Hồ nó xuất hiện ở VN vào thê kỷ mấy?
Thanks!
Tôi ko chắc , nhưng cái từ Đồng Hồ được dân Việt gọi cho đến ngày hôm nay
Nó xuất phát từ công cụ đo đếm thời gian = 1 hồ chứa nước nhỏ bằng đồng được đục lỗ
 

thomastr

Rìu Bạc
Tôi ko chắc , nhưng cái từ Đồng Hồ được dân Việt gọi cho đến ngày hôm nay
Nó xuất phát từ công cụ đo đếm thời gian = 1 hồ chứa nước nhỏ bằng đồng được đục lỗ
9 xác,cho ban 1 like :)

Đồng hồ nước
Những tài liệu về đồng hồ nước cũng được tìm thấy ở nhiều nơi trên bán đảo Ả Rập, Trung QuốcHàn Quốc.
Tiếng Việt dùng chữ "đồng hồ" cũng có nguồn gốc từ phép dùng bình nước chảy, vốn gọi là (lậu hồ) hay (khắc lậu hồ), có mặt ở Việt Nam từ thời nhà Đường.
Hồ trong dụng cụ đó là cái chậu đựng nước có châm thủng một lỗ nhỏ để nước rỏ ra.
Người ta xếp hai ba chậu từ cao xuống thấp.
Chậu trên cao rỏ nước xuống chậu giữa rồi lại rỏ xuống chậu dưới.
Người ta đặt sẵn một cái thẻ khắc nhiều nấc ở cái chậu cuối cùng.
Nước ở chậu dưới dâng tới nấc nào thì là giờ đó.
Chậu làm bằng đồng nên gọi người sau quen gọi dụng cụ lậu hồ là đồng hồ, tức là cái chậu bằng đồng.

T/P:
Tài liệu nầy tìm thấy ở trong trang (Bách khoa toàn thư) Wikipedia.
 
Sửa lần cuối:

baongocdc

Rìu Vàng
Tôi ko chắc , nhưng cái từ Đồng Hồ được dân Việt gọi cho đến ngày hôm nay
Nó xuất phát từ công cụ đo đếm thời gian = 1 hồ chứa nước nhỏ bằng đồng được đục lỗ
Cảm ơn đã chia sẻ {beauty}
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
9 xác,cho ban 1 like :)

Đồng hồ nước
Những tài liệu về đồng hồ nước cũng được tìm thấy ở nhiều nơi trên bán đảo Ả Rập, Trung QuốcHàn Quốc.
Tiếng Việt dùng chữ "đồng hồ" cũng có nguồn gốc từ phép dùng bình nước chảy, vốn gọi là (lậu hồ) hay (khắc lậu hồ), có mặt ở Việt Nam từ thời nhà Đường.
Hồ trong dụng cụ đó là cái chậu đựng nước có châm thủng một lỗ nhỏ để nước rỏ ra.
Người ta xếp hai ba chậu từ cao xuống thấp.
Chậu trên cao rỏ nước xuống chậu giữa rồi lại rỏ xuống chậu dưới.
Người ta đặt sẵn một cái thẻ khắc nhiều nấc ở cái chậu cuối cùng.
Nước ở chậu dưới dâng tới nấc nào thì là giờ đó.
Chậu làm bằng đồng nên gọi người sau quen gọi dụng cụ lậu hồ là đồng hồ, tức là cái chậu bằng đồng.

T/P:
Tài liệu nầy tìm thấy ở trong trang (Bách khoa toàn thư) Wikipedia.
vào thời điểm xa xưa đó , dân Việt chịu ảnh hưởng nặng nền của nền văn hóa Trung Hoa , và lúc bấy giờ khái niệm về giờ - phút là ko có , mà nó được gọi = 1 hình thức khác : có thể là Thời và Khắc
Còn từ Canh ( 1-2-3-4-5) ko biết có từ lúc nào .
Ru con ngủ : 5 canh chày mẹ thức đủ vừa 5
 

baongocdc

Rìu Vàng
vào thời điểm xa xưa đó , dân Việt chịu ảnh hưởng nặng nền của nền văn hóa Trung Hoa , và lúc bấy giờ khái niệm về giờ - phút là ko có , mà nó được gọi = 1 hình thức khác : có thể là Thời và Khắc
Còn từ Canh ( 1-2-3-4-5) ko biết có từ lúc nào .
Ru con ngủ : 5 canh chày mẹ thức đủ vừa 5
Theo mình tìm hiểu thì cách tính giờ theo can chi của các cụ ngày xưa
  • Người xưa quan niệm Thiên là căn bản gốc, Địa là ngọn ngành. Lập ra Thiên can người xưa lấy số Dương của Hà Đồ (số lẻ) là 1, 3, 5, 7, 9, lấy số 5 ở giữa gấp đôi lên để bao hàm cả âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và cả dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), tất cả 10 can theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
  • Địa chi lấy số âm (số chẵn) là 2, 4, 6, 8, 10. Lấy số 6 ở giữa nhân gấp đôi để tạo thành 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi bao gồm cả dương chi (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và âm chi (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi).
  • Thời xa xưa lấy mặt trời làm gốc. "Mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì nghỉ". Gặp hôm trời u ám không thấy mặt trời, thật chả biết dựa vào đâu. Tương truyền có một người tên là Đại Nhiêu đã lập ra Thập can và Thập nhi chi để tính thời gian.
Thập can và Thập nhi chi phối hợp với nhau để sinh ra Lục thập hoa giáp (chu kỳ 60 năm gọi là Ngyên). Lịch can chỉ ở 3 đời Hạ, Thương, Chu (bên Trung Quốc) không giống nhau. Hiện nay dùng lịch pháp đời Hạ, tức lấy tháng Dần làm khởi đầu của năm.

Việc tính giờ theo can chi cũng phần nào liên quan đến tập tính của các con vật.

  • Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
  • Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu đang nhai lại, chuẩn bị đi cày.
  • Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
  • Mão (5-7 giờ): Việt Nam gọi mèo, nhưng Trung Quốc gọi là thỏ, lúc trăng (thỏ ngọc) vẫn còn chiếu sáng.
  • Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ). Rồng chỉ là con vật do con người tưởng tượng ra, chứ không có thực.
  • Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
  • Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao.
  • Mùi (13-15 giờ): Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
  • Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
  • Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu lên chuồng.
  • Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải tỉnh táo để trông nhà.
  • Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.
Ngày nay, song song với việc sử dụng lịch dương nhằm trùng khớp nhịp độ sản xuất với thị trường thế giới, Việt Nam vẫn đang sử dụng 12 con giáp để phục vụ cho nhiều mục đích quan trọng như tính tuổi, xem ngày tháng tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, làm nhà, khai trương... Khoan đề cập đến những mặt lợi và hại mà lịch âm mang lại - thì 12 con giáp có thể được coi như là một di sản văn hóa phi vật thể đã được ông cha ta lưu truyền qua nhiều đời. Và chúng ta cần thiết phải bảo tồn nét văn hóa độc đáo này trước khi nó bị "lãng quên" trong quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.
 

ade12145

Búa Gỗ
tốt hơn hết là không sử dụng đồng hồ
Tự do sống lâu mà không cần mở rộng:rolleyes:
 


Top