Chuyện lạ - Sự thật về vùng "Tam Giác Chết” trên gương mặt mỗi người | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Chuyện lạ Sự thật về vùng "Tam Giác Chết” trên gương mặt mỗi người

lehuynh4christ

Búa Gỗ Đôi
Sự thật về vùng "Tam Giác Chết” trên gương mặt mỗi người.
Theo nghĩa đen "Tam giác chết" không phải là một vùng trên gương mặt con người, mà là một khu vực nằm ở biên giới giữa Ba Lan, Nga và Belarus, có tên gọi chính thức là Vùng đất chết của Polesia. Nó được gọi là "Tam giác chết" bởi vì trong quá khứ, khu vực này đã trở thành nơi xảy ra nhiều vụ tai nạn máy bay và mất tích bí ẩn.

Tuy nhiên, trong một số truyền thuyết dân gian, "Tam giác chết" được miêu tả như một vùng trên gương mặt của con người, chứa đựng những điểm nhạy cảm, có thể khiến người khác chết hoặc gặp nạn. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào để chứng minh rằng "Tam giác chết" trên gương mặt con người có thực sự tồn tại.

Vì vậy, "Tam giác chết" là một khái niệm được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau.
Những bài báo được chia sẻ từ năm 2015 nhiều người truyền tai nhau về thông tin một nam thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội chết vì nặn mụn. Theo Infonet đưa tin, PGS Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường – Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương khẳng định bệnh viện không tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nào bị tử vong sau khi nặn mụn những ngày gần đây, nhưng việc nặn mụn sai cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến cơ thể người.
Sự thực này đã được các khoa học gia lý giải rằng, trên gương mặt chúng ta có một vùng vô cùng nhạy cảm được gọi là “tam giác chết”. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa thực hiểu rõ về khu vực này.

131307113_1069010336950792_1894182455031101563_n.jpg_nc_cat110ccb2_nc_sid825194_nc_ohc_kBVM_Y2bHMAX_Yc0tu_nc_htscontent.fhan2-4.jpg

Chữa mụn thế nào cho đúng, có phải sự thật nam thanh niên chết vì nặn mụn?

– Trên mạng đang lan truyền chóng mặt thông tin một thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội đã chết vì nặn mụn, vậy sự thật thế nào?


Trước đó, một tờ báo đưa tin, mới đây, Bệnh viện Da liễu T.W đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân là anh Nguyễn Văn H. (25 tuổi ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, sốt cao, nhịp thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, chân tay lạnh tím các đầu chi, đái ít.


Bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng. Trước đó 5 ngày, bệnh nhân nặn mụn trứng cá trên mặt, sau đó xuất hiện một nốt ở mũi sưng to và đau, sốt cao. Bệnh nhân đã mua kháng sinh về uống nhưng không đỡ và ngày càng nặng. Dù được thở oxy, lọc máu nhưng do tình trạng sốc quá nặng, bệnh nhân đã tử vong.


Theo các bác sỹ, khi nặn mụn sẽ gây chảy máu, vi khuẩn qua vết nặn vào máu gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng... Những bệnh này rất nặng, nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể tử vong. Mụn thông thường xử lý sai cách dễ bị phát triển thành mụn đinh râu. Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn mụn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách, nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng.


Theo BS Ngô Thanh Loan, Bệnh viện Da liễu T.Ư, khi bị đinh râu, tuyệt đối không được dùng tay, nhất là tay bẩn để nặn. Dùng tay để nặn sẽ làm cho các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến nhiễm trùng máu. Đây là một dạng nhiễm trùng toàn thân tương đối nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Thậm chí, ngay cả khi được điều trị tích cực, nguy cơ tử vong vẫn có thể ghé thăm bất cứ lúc nào.

Nhưng thực tế, không có bệnh nhân nào tử vong vì nặn mụn.

PGS Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TW cho biết: Thời gian gần đây, bệnh viện không có bệnh nhân nào tử vong vì nặn mụn.

Giám đốc viện còn khẳng định, ở bệnh viện Da liễu TW hiện không có bác sỹ tên là Ngô Thanh Loan nên không biết bác sỹ Loan này công tác ở đâu.
Vậy “tam giác chết” là vùng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn câu trả lời.
Khu vực "tam giác chết" là gì?
“Tam giác nguy hiểm” trên gương mặt chúng ta là một thuật ngữ ám chỉ khu vực từ sống mũi xuống hai khóe miệng, tạo thành một hình tam giác. Nói cách khác, “tam giác chết” là khu vực bao gồm cả sống mũi và phần hàm trên.
Đây là khu vực sản sinh ra nhiều dầu nhất trên khuôn mặt và cũng là nơi xuất hiện chủ yếu của mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ… – những vị khách "không mời mà đến" vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, liệu khu vực này có thực sự nguy hiểm đến nỗi có thể gây chết người?
Sự nguy hiểm của "tam giác chết" trên khuôn mặt mỗi người
Theo bác sĩ Martin Spiller thuộc một bệnh viện Y tại Mỹ, nguyên nhân sâu xa của mối nguy hiểm này chính là chứng bệnh “Nghẽn mạch hang xoang” (Cavernous Sinus Thrombosis).
Cụ thể, hang xoang là một khu vực nhỏ bên trong sọ người, là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh liên quan đến cử động và cảm nhận của mắt và miệng. Khu vực này được bao bọc bởi xương thái dương và xương bướm (một loại xương trong hộp sọ).
Nhưng điều này có liên quan gì đến khu vực “tam giác” trên gương mặt chúng ta? Câu trả lời đó là khu vực này có chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh khu vực xương sọ. Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van.
Do đó, nếu vô tình để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, điều đó đồng nghĩa với việc phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh và hậu quả cực kỳ khôn lường.
... và hậu quả của việc viêm nhiễm vùng "tam giác chết"
Việc nhiễm trùng tại khu vực này có thể tạo thành một khối máu độc bên trong các mạch máu dẫn đến hang xoang. Khối máu này sẽ chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây áp lực tác động lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện là đau đầu nhẹ, sau đó dần trở nên đau buốt. Mắt bệnh nhân có thể bị lác, hoặc thậm chí nhãn cầu có thể bị sưng, lồi ra khỏi hốc mắt.
Không chỉ vậy, vùng viêm nhiễm trên mũi sẽ bị sưng to, đau đớn, gây sốt cao cho người bệnh. Với trường hợp nhiễm trùng huyết, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
Bí kíp để phòng tránh viêm nhiễm khu vực “tử thần”
Một trong những thói quen khiến chúng ta dễ đối diện với nguy cơ viêm nhiễm “tam giác chết” - đó là nặn mụn.
Mụn thực chất là những tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn dưới da chúng ta. Tuy nhiên, nặn mụn đồng nghĩa với việc lớp da bị xé rách, tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập (nhất là khi nặn mụn chưa rửa tay).
Bên cạnh đó, một số thói quen như ngoáy mũi hoặc nhổ lông mũi cũng có thể khiến vùng tam giác bị tổn thương. Lông mũi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, do đó việc nhổ một sợi lông có thể khiến bạn phải đánh cược với mạng sống của mình.Khi các nốt mụn bị nhiễm trùng, vi khuẩn theo đó tiến thẳng vào máu, đi lên não và gây ra một số hiện tượng nguy hiểm như viêm màng não hoặc nghẽn hang xoang như trên.
Do đó, theo các chuyên gia da liễu, cách tốt nhất bạn có thể làm đó là giữ gìn vệ sinh khu vực này thật sạch sẽ. Đối với mụn, bạn hãy để cho mụn chín, nhân trồi lên rồi sau đó rửa tay thật sạch rồi mới nặn mụn. Cần chú ý đặc biệt vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ nặn, hay vùng mặt khi nặn để tránh gây nhiễm trùng.
Với những trường hợp mụn sưng tấy, bạn nên đến cơ sở y tế để xử lý. Còn đối với lông mũi, hãy sử dụng kéo cắt thay vì nhổ lông để rồi phải hối hận.
Nguồn: Motherboard, Wikipedia, Lifetickler
 

thuyanbui

Rìu Chiến Vàng Chấm
Ngày xưa các cụ thường dạy rằng cứ lấy bàn tay mình úp vào khuôn mặt, phần nào nằm ngoài bàn tay thì xem như an toàn, vùng nào ở trong phạm vi lòng bàn tay là vùng quân sự không phận sự cấm rờ.
Sự thật trên khuôn mặt chúng ta thì vùng nào cũng nguy hiểm cả vì khi ta dùng tay hay các vật dụng khác để nặn cách mụn trên mặt nếu chẳng may nó dơ nhiễm trùng thì thường để lại sẹo không đẹp, bên cạnh đó nếu nhiểm trùng sưng lên làm chèn các dây thần kinh gây "méo mặt". Nếu cứ tự tin trong điều kiện vô trùng thì nặn thoải mái đâu có gì đâu.
 


Top