Sự khác biệt giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trong cách họ sử dụng đũa | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Sự khác biệt giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trong cách họ sử dụng đũa

Business

Rìu Bạc Đôi
Đũa là một đồ gia dụng phổ biến được tìm thấy ở những quốc gia có sự ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc: khu vực CJKV bao gồm các nền văn hóa Trung Hoa (tất nhiên rồi), Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, cũng như các vùng lãnh thổ có sự ảnh hưởng đáng kể của văn hóa Hán trong lịch sử hoặc thông qua quá trình di cư.
Sự khác biệt thường không thể hiện ở CÁCH họ sử dụng đũa như thế nào, mà ở hình dáng của chúng ra sao.

su-dung-dua.jpg

(Trong hình) Từ trên xuống dưới:
Đũa Đài Loan (văn hóa Trung Hoa)
Đũa sứ Trung Quốc
Đũa Tây Tạng
Đũa vót thon Việt Nam
Đũa và thìa Hàn Quốc
Đũa Nhật cho nam (tạo thành bộ cho các cặp đôi, phần 1)
Đũa Nhật cho nữ (tạo thành bộ cho các cặp đôi, phần 2)
Đũa Nhật cho trẻ em
Đũa tre Nhật sử dụng một lần
Sau đây là một số mô tả về thiết kế:

Đũa Trung Quốc
Thường dài hơn đũa của Nhật Bản và Hàn Quốc, và thông thường đi kèm với đầu đũa cùn và phẳng, đôi khi đầu đũa được vót thon, phần đuôi có thể được mài tròn. Nguyên liệu phổ biến dùng trong hầu hết những hộ gia đình là tre.

Đũa Nhật Bản
Đũa Nhật thường ngắn hơn, và có các rãnh ở đầu gắp để tăng thêm lực bám. Chúng thường nhọn, sắc và thon hơn so với thiết kế tròn trịa và vuông vức của Trung Quốc và đũa dẹt của Hàn Quốc. Đũa thường được làm từ gỗ, tre hoặc sơn mài. Chúng thường có một số kiểu thiết kế mang tính thẩm mỹ cố định với những bộ phận trang trí đi kèm.

Đũa Hàn Quốc
Đũa Hàn Quốc thường có chiều dài trung bình, thường được đập dẹt và làm bởi kim loại, đôi khi là gỗ. Mặt cắt ngang của chúng có hình chữ nhật và không được vót thon nhiều như đũa Nhật. Chúng cũng thường đi kèm với thìa tạo thành một cặp.

Đũa Việt Nam
Thông thường, đũa của người Việt có phần thân dài đôi khi được vót thon tới chấm đuôi, cũng có lúc chúng rất giống với đũa của Trung Quốc về mặt thiết kế.
Thái Lan, Cambodia, Philippines, Singapore, và những quốc gia Đông Nam Á khác:
Những món ăn bản địa nơi đây về mặt lịch sử KHÔNG SỬ DỤNG ĐŨA, thông thường ưu tiên sử dụng tay để bốc và sau đó là sử dụng dĩa và thìa. Nếu bạn tìm thấy đũa tại những khu vực này trên thế giới, khả năng cao chúng sẽ là đũa Trung Quốc do ảnh hưởng rộng khắp về mặt lịch sử cũng như tại thời điểm hiện tại của văn hóa Trung Hoa tạo ra bởi di dân, hoặc chúng sẽ lấy thiết kế của người hàng xóm thân cận nhất, mà trong trường hợp của Cambodia và có lẽ Lào là Việt Nam, mặc dù vậy nhìn vẻ bề ngoài đũa của người Việt rất giống với đũa của Trung Quốc.

Ngoài ra còn có sự khác biệt giữa lễ nghi sử dụng đũa ở những quốc gia khác nhau, và sau đây là một vài điểm chính:

1. Lễ nghi tại Trung Quốc
a. Khi ăn cơm từ bát, thông thường việc giữ bát cơm gần miệng và sử dụng đũa để và thức ăn trực tiếp vào miệng là phổ biến
b. Việc chuyển thức ăn từ người này sang người khác là chấp nhận được nếu như những người trong cùng mâm cơm có quan hệ thân thiết (bố mẹ, anh chị em, ông bà, con cháu, bạn thân…)
c. Đừng xiên thức ăn !
d. Đừng sử dụng đũa theo cách khác lạ
e. Đừng cắm thẳng đũa vào bát cơm, nó trông như là lễ cúng cho người đã khuất vậy
f. Đừng bới hoặc tìm miếng ngon trong một đĩa thức ăn chung
g. Đũa không nhất thiết phải sử dụng từ trên xuống dưới, việc đảo đầu đũa nếu như không có đồ gắp chung là chấp nhận được, nhưng việc sử dụng đũa ngược để gắp thức ăn cũng không phải vấn đề

2. Lễ nghi tại Nhật Bản
a. Đầu gắp nên được để trên kệ gác đũa khi không sử dụng
b. Đũa không nên để đan chéo trên bàn. Đó là dấu hiệu của cái chết
c. Đảo đầu đũa để gắp thức ăn từ một đĩa ăn chung được chấp nhận
d. Tôi tin rằng việc nâng bát lên mặt bạn từ bàn theo cách của người Trung Quốc được coi là phản cảm hoặc thô bỉ. Nó không có vẻ được chấp nhận rộng rãi như trong văn hóa Trung Hoa

3. Lễ nghi tại Hàn Quốc
a. Thìa dùng để xúc cơm và hầu hết các món súp hoặc canh, những món ăn khác như bún hoặc banchan (đồ ăn kèm) được gắp bằng đũa.
b. Đưa bát lên gần mặt theo cách của người Trung Quốc thường không được tán thành

4. Lễ Nghi tại Việt Nam
a. Đừng cắm thẳng đũa lên trên bát cơm, nó giống như lễ cúng cho người đã chết vậy (giống với Trung Quốc)
b. Đừng để đũa của bạn thành hình chữ V khi ăn xong, đó là điềm xấu (cái này giờ mình mới biết á)
c. Đũa của từng cá nhân không nên đặt vào những bát thức ăn chung (súp, canh)
d. Nâng bát lên gần mặt như cách của người Trung Quốc cũng được chấp nhận

Nguồn: Chopsticks - Wikipedia
 


Top