Thế giới động vật - Rồng đen Thái Bình Dương - Loài cá ở hữu sắc đen “vô cực” | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thế giới động vật Rồng đen Thái Bình Dương - Loài cá ở hữu sắc đen “vô cực”

blindeyes68

Búa Gỗ
Những loài cá sinh sống dưới tầng đáy đại dương sâu thẳm mịt mù, việc sở hữu sắc đen “vô cực” sẽ mang đến cho chúng một lớp ngụy trang tuyệt hảo để săn mồi. Loài “rồng đen Thái Bình Dương” là một điển hình với những bí ẩn vừa được giới khoa học tiết lộ.
Các nhà nghiên cứu về các loài động vật biển cho biết, những chi cá sinh sống dưới đáy đại dương có năng lực ngụy trang có thể được kể đến như giống cá răng nanh, cá rồng đen Thái Bình Dương (Pacific blackdragon), cá vây chân và cá biển đen, chúng đều đã có những bước tiến hóa về hình dạng, kích thước và sắc tố da đến mức chỉ phản xạ lại 0,5% lượng ánh sáng chiếu vào mình (tức hấp thụ tới 99,5% ánh sáng chiếu vào cơ thể)

118408083_1989440527856745_3329078364360420620_n.jpg_nc_cat110_nc_sid825194_nc_ohcSGdd6CDP0DIAX8UcSPA_nc_htscontent.fhan2-4.jpg


Các nhà khoa học đã nghiên cứu 16 chi cá sở hữu màu sắc đen “vô cực”. Chúng thuộc 6 loài cá khác nhau, đến từ những bộ cá với bề dày lịch sử tiến hóa riêng biệt. Điều này đồng nghĩa những tiến hóa biến đổi đều phụ thuộc hoàn toàn vào các loài vật này.
Karen Osborn, nhà động vật học thuộc Viện Smithsonian của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Hoa Kỳ, đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology, cho hay: “Dưới đáy sâu thẳm bao la rộng lớn của đại dương, có rất nhiều loài cá săn mồi luôn trong trạng thái đói bụng, và thường không có nơi nào để các sinh vật lẩn trốn. Do đó, lựa chọn duy nhất của các sinh vật là ngụy trang mình vào không gian xung quanh”.
Ánh sáng không thể xuyên tới quá 200m độ sâu đại dương. Trong khi đó, một số loài cá lại sống ở độ sâu lên tới 5000m. Tại những độ sâu như này, nguồn ánh sáng duy nhất tồn tại là phát quang sinh học, một nguồn sáng tỏa ra từ các cá thể sống. Một số loài cá đen “vô cực” sẽ tỏa ra các luồng sáng phát quang trên cơ thể nhằm dụ con mồi đến gần để ăn thịt.
Lớp da của những loài cá này sở hữu một trong những sắc đen sâu thẳm nhất, có thể hấp thụ ánh sáng hiệu quả tới mức mà theo như bà Osborn, khi bà mang những loài cá này lên mặt biển để chụp ảnh, chúng trở thành những … cái bóng.
Những loài cá này sở hữu nhiều hắc tố Melanin trên da, và hắc tố này được phân bổ một cách thất thường. Bằng cách phân bổ hợp lý các cấu trúc sắc tố trong các tế bào da hay melanosome vào các lớp da chặt chẽ và kiên cố bên ngoài, những loài cá này sẽ có khả năng hấp thụ toàn bộ nguồn sáng mỗi khi chiếu vào vào lớp da ngoài của chúng.
Bà Osborn cho hay, “cơ chế hình thành lớp màng đen ‘vô cực’ mỏng và linh hoạt này có thể được ứng dụng để chế tạo ra những chất liệu đen ‘vô cực’ trong ngành quang học công nghệ cao hoặc cho các vật liệu ngụy trang hoạt động về đêm”.
- Theo Reuters -
"Đây có thể là thứ đen thứ 2 thế giới mà nhân loại nhận ra chỉ xếp sau năm 2020"
 


Top