Hỏi/ Thắc mắc - Rất khó hiểu khi SyspRep rồi Dùng Acronis True Image 2014 hay 2021 trong WinPE đều không thể Restore được nguyên vẹn phân vùng Windows Recovery | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hỏi/ Thắc mắc Rất khó hiểu khi SyspRep rồi Dùng Acronis True Image 2014 hay 2021 trong WinPE đều không thể Restore được nguyên vẹn phân vùng Windows Recovery

Giải pháp ở post 15 anh em nhé: https://vn-z.vn/threads/rat-kho-hie...-phan-vung-windows-recovery.44690/post-704605

Ai cũng hiểu là khi ở chế độ UEFI và ổ cứng chọn GPT, thì Windows 10 sẽ tạo ra thêm 1 phân vùng Windows Recovery.

Ưu điểm của phân vùng Windows Recovery này theo Microsoft quảng cáo là khắc phục được 80% các lỗi liên quan tới việc khởi động không vào Windows. Thường thì IT rất thích và cần tính năng này, vì người dùng tự xử lý được việc lỗi khởi động đơn giản, không cần IT tới tận nơi cài lại Windows hay Ghost lại Windows.

Tuy nhiên, mình dùng khá nhiều Win10PE như Anhdv, Nasiboot, NKBoot, MCBoot...tất cả các phiên bản mới nhất của Acronis True Imgae 2014 hay 2021, thì đều không thể Restore được phân vùng Windows Recovery một cách nguyên vẹn sau khi Sysprep (Generalize).

Nếu không SyspRep thì Restore được nguyên vẹn phân vùng Windows Recovery tầm 500MB. Và ở chế độ Advanced Startup Options thì vào được Windows Recovery.

Nếu dùng Sysprep (Generalize) rồi tạo file backup bằng Acronis True Image 2014 hay 2019, thì Restore được phân vùng Windows Recovery, trong Win10PE thì dùng phần mềm MiniTool Partition Wizard 12.5 thì nhận được phân vùng Windows Recovery, và thậm chí còn thay đổi Partition ID bằng Windows Recovery Environment (WinRE)


thì khi vào Windows 10 IOT LTSC 2021, xem trong mục Disk Management

thì nó vẫn hiện phân vùng Windows Recovery, nhưng không có chữ Recovery,

và khi ấn Shift+ Restart để vào mục Advanced Startup Options, thì không thể vào được chế độ Windows Recovery để hiện thị 6 mục như hình dưới, mà chỉ hiện thị có 2 mục thôi, mất 4 mục quan trọng trong việc sửa lỗi tự động.

mo-Advanced-Atartup-Options-5.png


Khi khôi phục được nguyên vẹn phân vùng Windows Recovery sẽ hiển thị 6 mục như trên, có phần Startup Repair hoặc Uninstall Updates......, còn không khôi phục nguyên vẹn, chỉ có hiển thị 2 mục là Startup Settings và 1 mục nữa.

Rất khó hiểu, nên nhờ anh em nào có kinh nghiệm trong vụ này
 
Sửa lần cuối:

malemkhoang

Rìu Chiến
Tôi hiểu rằng: Chạy SyspRep xong, Windows Recovery bị chuyển về phân vùng chứa Windows mà không phải là phân vùng Windows Recovery và menu của nó chỉ có 2 mục, trong khi lúc cài đặt nó được tạo lập menu với 6 mục lựa chọn. Khi dùng Acronis True Image thì lúc khôi phục, mặc dù bạn có đủ 4 phân vùng và thực tế không như bạn mô tả, phân vùng Windows Recovery vẫn nguyên vẹn nhưng không hoạt động do nó không được tham chiếu đến trong menu. Ghoster chỉ làm 2 phân vùng: ESP và Data, không làm phân vùng Recovery.​
 

vietanh77

Rìu Bạc Đôi
Bạn đã thử sau khi SyspRep xong, chưa backup và restore bằng Acronis True Image thì chế độ Advanced Startup Options (ASO) có hiển thị đủ 6 mục hay ko đã.
Nếu ko hiển thị đủ 6 mục thì nguyên nhân do SyspRep, nếu hiển thị đủ thì do ATI. Nhưng theo mình thì có lẽ do SyspRep, chứ ATI nó phục hồi nguyên trạng mà.
Cá nhân mình thường tích hợp WinPE vào HDD luôn, ko bao giờ dùng chế độ ASO, nên ko để ý lắm.
Ngoài ra để ko phải phát sinh thêm phân vùng Windows Recovery (WR) riêng thì bạn có thể làm theo cách này. Đây là cách mình thường cài để tích hợp WR vào cùng ổ C (phân vùng OS).
Trước khi cài đặt bạn định dạng trước, tạo 2 phân vùng: 1, phân vùng EFI (100MB), và 2, phân vùng OS (dung lượng theo ý bạn). Sau đó mới cài đặt OS. Lúc này bạn chỉ cần chọn phân vùng OS để cài đặt mà không định dạng lại ổ cứng nữa. Bước này sẽ bỏ qua việc tạo lại các phân vùng theo mặc định (nếu ko định dạng trước, thì đoạn tạo phân vùng, nó sẽ tạo 4 phân vùng, trong đó 1 là phân vùng EFI khoảng 100-200MB để mồi boot, 2 là phân vùng Rerseved khoảng 16MB, 3 là phân vùng OS, 4 là phân vùng WR 500MB) và WR thay vì được tạo ra ở 1 phân vùng riêng sẽ tích hợp luôn vào phân vùng OS, thường là ổ C (theo đường dẫn C:\Recovery\WindowsRE)
Đây là code boot tìm phân vùng chứa WR khi nó được tích hợp vào ổ C:
Mã:
<?xml version='1.0' encoding='utf-8'?>

<WindowsRE version="2.0">
  <WinreBCD id="{520e7239-d88e-11eb-b653-8104821fde7e}"/>
  <WinreLocation path="\Recovery\WindowsRE" id="0" offset="105906176" guid="{a789f140-d934-03ae-507c-e2294db6eb00}"/>
  <ImageLocation path="" id="0" offset="0" guid="{00000000-0000-0000-0000-000000000000}"/>
  <PBRImageLocation path="" id="0" offset="0" guid="{00000000-0000-0000-0000-000000000000}" index="0"/>
  <PBRCustomImageLocation path="" id="0" offset="0" guid="{00000000-0000-0000-0000-000000000000}" index="0"/>
  <InstallState state="1"/>
  <OsInstallAvailable state="0"/>
  <CustomImageAvailable state="0"/>
  <IsAutoRepairOn state="1"/>
  <WinREStaged state="0"/>
  <OperationParam path=""/>
  <OperationPermanent state="0"/>
  <OsBuildVersion path="19041.1.amd64fre.vb_release.191206-1406"/>
  <OemTool state="0"/>
  <IsServer state="0"/>
  <DownlevelWinreLocation path="" id="0" offset="0" guid="{00000000-0000-0000-0000-000000000000}"/>
  <IsWimBoot state="0"/>
  <NarratorScheduled state="0"/>
  <ScheduledOperation state="5"/>
</WindowsRE>
Trong đó mục <WinreLocation path="\Recovery\WindowsRE" id="0" offset="105906176" guid="{a789f140-d934-03ae-507c-e2294db6eb00}"/> trỏ đến phân vùng OS để chạy WR. Vậy thôi!
 

Attachments

  • WR tren C.png
    WR tren C.png
    14 KB · Lượt xem: 16

huynhlam

Rìu Sắt Đôi
@TrumDatNenNhaTrang Khi Clone dùng ATI Phải Chọn Disk to Image (Clone cả 4 partition, Boot, MSR,Windows,Recovery).
-Nếu vẫn không có WinRE thì mở CommandPromt as Administrator gõ lệnh:
Mã:
reagentc /Enable
reagentc /info
Điều kiện là phải có file Winre.wim nằm ở: C:\Windows\System32\Recovery\Winre.wim
Nếu nằm ở đây: C:\Recovery\WindowsRE\Winre.wim thì copy vào C:\Windows\System32\Recovery\
Mã:
attrib -h -s c:\Recovery\WindowsRE\winre.wim
copy c:\Recovery\WindowsRE\winre.wim c:\Windows\System32\Recovery
Sau đó chạy lệnh reagentc /Enable
 
Sửa lần cuối:

Doctor76

Búa Gỗ
@TrumDatNenNhaTrang Khi Clone dùng ATI Phải Chọn Disk to Image (Clone cả 4 partition, Boot, MSR,Windows,Recovery).
-Nếu vẫn không có WinRE thì mở CommandPromt as Administrator gõ lệnh:
Mã:
reagentc /Enable
reagentc /info
Điều kiện là phải có file Winre.wim nằm ở: C:\Windows\System32\Recovery\Winre.wim
Nếu nằm ở đây: C:\Recovery\WindowsRE\Winre.wim thì copy vào C:\Windows\System32\Recovery\
Mã:
attrib -h -s c:\Recovery\WindowsRE\winre.wim
copy c:\Recovery\WindowsRE\winre.wim c:\Windows\System32\Recovery
Sau đó chạy lệnh reagentc /Enable
bác cho em hỏi, em thử chạy 2 lệnh trên thì máy em nó báo như sau:
C:\Windows\system32>reagentc /Enable
REAGENTC.EXE: Operation Successful.


C:\Windows\system32>reagentc /info
Windows Recovery Environment (Windows RE) and system reset configuration
Information:

Windows RE status: Enabled
Windows RE location: \\?\GLOBALROOT\device\harddisk0\partition1\Recovery\WindowsRE
Boot Configuration Data (BCD) identifier: 4c63cbfb-52e4-11ec-a118-b62832716fbb
Recovery image location:
Recovery image index: 0
Custom image location:
Custom image index: 0

REAGENTC.EXE: Operation Successful.

Như vậy là đã có phân vùng Recovery hay chưa? Hôm trước trên win cũ em xoá mất cái phân vùng này, cài lại win mới hoàn toàn nhưng diskpart kiểm tra thì k thấy phân vùng recovery nào cả.
Em vào system32/recovery thì cũng k có file WinRE.wim
 

secpol

Rìu Chiến Bạc
Chào bạn @TrumDatNenNhaTrang !

Vấn đề bạn hỏi thì trước tiên bạn cần phải tìm hiểu về Sysprep là gì và công dụng của nó ra sao? Để tìm hiểu bạn có thể tìm ở docs.microsoft.com, tại topic rebuild windows của mình tại VNZ hoặc qua web cá nhân của mình.

Mình sẽ đi vào thẳng vấn đề của bạn như sau:

1. Sysprep (System Preparation) được sinh ra là giúp bạn triển khai Windows Image đến nhiều máy. Khi bạn chạy lệnh Sysprep /generalize thì Windows sẽ move file Winre.wim ở phân vùng Recovery vào C:\Windows\System32\Recovery

recovery-04.png


2. Kết thúc lệnh Sysprep /generalize thì Windows sẽ tắt máy hoặc reboot lại tùy thuộc vào các option bạn chọn.

3. Khi ở lần khởi động lên ngay sau đó bạn cần dùng các công cụ backup như Acronis, Terabyte,... và DISM Command để sao chụp lại hệ điều hành.

4. Khi bạn backup bằng công cụ DISM command thì sẽ xuất ra file install.wim. Bạn thay thế file này vào bộ cài windows thì sẽ được một bộ cài Windows mới. Mở file install.wim bằng 7-zip bạn sẽ thấy như hình dưới:

recovery-08.png


5. Bạn đem bộ cài Windows này đi cài ở máy mới thì Windows sẽ tạo lại phân vùng Recovery và move file Winre.wim ngược lại. Điều kiện là bạn phải cài Windows đúng chuẩn. Phải cài Windows vào phân vùng trống dạng unlocated, không cài theo dạng tạo trước phân vùng như các công cụ WinNTSetup.

6. Khi bạn restore lại các file backup bằng các công cụ backup như Acronis, Terabyte,... thì nó sẽ trả lại cho bạn đúng thứ tự các phân vùng mà bạn đã tích chọn trong lúc tạo file backup. Nếu bạn không tích chọn thì nó sẽ không có. Một số công cụ thì phân vùng Recovery không được tích chọn mặc định. Như vậy để có thể vào được chế độ Recover chuẩn khi dùng các công cụ như ATI thì bạn cần chạy lại lệnh của bạn @huynhlam đã nói ở post #7. Bởi vì file Winre.wim của bạn khi đó đã nằm chính trong phân vùng Windows của bạn rồi.

7. Nếu bạn vẫn muốn nó nằm ở phân vùng Recovery thì bạn cần copy nó từ C:\Windows\System32\Recovery trở lại phân vùng Recovery. Bạn cần thao tác nó trong môi trường Windows PE. Mặc định, phân vùng Recovery luôn luôn ẩn. Bạn cần gán cho nó một Drive letter như hình bên dưới.

recovery-02.png


recovery-03.png


recovery-04.png

Sau khi gán cho nó xong bạn sẽ copy file Winre.wim từ phân vùng Windows sang phân vùng Reovery. Khi copy xong bạn cần remove letter cho phân vùng Recovery để nó ẩn trở lại.

Done!

Note: Nên cài Windows đúng chuẩn để có đầy đủ phân vùng và các phân vùng đó hoạt động đúng với chức năng vốn có của nó.
 
Sửa lần cuối:

malemkhoang

Rìu Chiến
Cảm ơn @secpol đã giải thích rất cặn kẽ.
Tôi mạnh dạn đưa ra quy trình để khắc phục cho trường hợp của bạn @TrumDatNenNhaTrang như sau:
1. Sao lưu tệp tin, thư mục trong phân vùng Windows Recovery;
2. Sao lưu tệp tin, thư mục trong phân vùng ESP (EFI);
3. SysPrep;
4. Khôi phục tệp tin, thư mục trong phân vùng Windows Recovery;
5. Khôi phục tệp tin, thư mục trong phân vùng ESP (EFI);
6. Acronis True Image.​
 
Cảm ơn anh em đã comment giúp mình, tuy nhiên, mình vẫn chưa thể làm được, có thể do mình làm sai ở bước nào đó.

Nếu không SyspRep thì vô tư, phân vùng Recovery hoạt động bình thường, và hiển thị ra 6 mục đầy đủ.

Tuy nhiên, bắt buộc phải Sysprep (Generalize) để khi Restore bằng True Image trên các phần cứng khác nhau sẽ giảm thiểu lỗi và xung đột.

Vấn đề bắt đầu phát sinh khi SyspRep, dùng 1 file True Image khi chưa SyspRep để khôi phục phân vùng Recovery, thì lúc đó phân vùng Recovery vẫn có file WinRE.wim tầm 500MB nhưng không hoạt động, kể cả gõ lệnh reagentc /Enable hay reagentc /info để check lại cũng không có, toàn báo phân vùng Windows RE bị Disable.

Còn nếu SyspRep xong, thì phân vùng Recovery bị xóa sạch dữ liệu, chỉ còn mỗi thư mục tên Recovery nhưng bên trong không có bất kỳ cái gì. Nên lúc này coi như không có phân vùng Recovery. Mà như bạn @secpol nói, lúc này bị chuyển vào System32/Recovery.
Theo như bạn @huynhlam hướng dẫn, thì lúc này dùng 2 lệnh reagentc /Enable hay reagentc /info thì các file trong thư mục System32/Recovery sẽ bị di chuyển sang phân vùng Recovery, và các file trong System32/Recovery sẽ bị xóa, thì lúc này vẫn hiển thị 6 mục. Đây cũng là 1 cách giải quyết vấn đề, tuy nhiên, hơi nhiều bước, liệu có cách nào sau khi Resotre file True Image đã SyspRep thì phân vùng Recovery cũng hoạt động luôn?

Ah, còn điều này nữa, là với Windows IOT LTSC 2021, thì sau khi SyspRep thì WinRE.wim bị di chuyển vào thư mục System32 nhé, đúng như bạn @secpol đã chia sẻ và phân tích sâu phía trên.

Thêm điều này nữa, là với Windows LTSC 2019, thì phân vùng Recovery nằm trước phân vùng Windows, còn với Windows LTSC 2021 thì phân vùng Recovery lại nằm sau phân vùng Windows.

Mấy cái này rất quan trọng, vì Microsft đã từng gây ra lỗi xóa dữ liệu người dùng khi thực hiện update các bản vá lỗi rồi, nên mình rất muốn tuân theo chuẩn của Microsoft để hạn chế tối đa các vấn đề lỗi sau này, nhất là khi IT phải đảm nhiệm nhiều máy tính nhân viên hoặc cài đặt cho nhiều khách hàng.

Nói vui chứ nhiều khi làm khác chuẩn Microsoft, thì có ông kỹ sư nhân viên làm bộ Windows, ngứa tay làm lệnh xóa 1 phân vùng Recovery trước hoặc sau Windows để thực hiện nạp file WinRE.wim mới thì đúng là nguy hiểm, vì có thể xóa luôn ổ D data khách hàng vì trước đó IT đã xóa phân vùng Recovery.
 
Sửa lần cuối:
Vấn đề Disk to Image là không thể, vì khi cài máy cho nhân viên, hoặc cho khách hàng, chỉ có 1 Disk thôi, và thường có thêm ổ D là data của khách, nên không dùng Disk to Image được, vì lúc này khả năng cao là mất luôn ổ D data khách hàng nhé!

Việc tạo ra thêm bộ cài đặt Windows iso thì khá hay, nhưng khá mắc công và tốn thời gian hơn rất nhiều, so với việc dùng Acronis True Image khôi phục vài phút là xong.

Vẫn cần anh em góp ý thêm để giúp mình hoàn thành việc Restore bằng Acronis True Image mà phân vùng Recovery hoạt động ngon lành nhé!

Việc Recovery hoạt động rất quan trọng, như Microsoft quảng cáo là giảm 80% sự cố liên quan tới việc khởi động, làm IT ít việc và nhàn hơn.
 
Sửa lần cuối:

secpol

Rìu Chiến Bạc
@TrumDatNenNhaTrang

Việc dùng được tính năng Recovery của Windows sau khi chạy lệnh sysprep và restore file bằng ATI thì bạn bắt buộc phải dùng lệnh như của @huynhlam ở post #7. Không có cách nào ngắn hơn đâu. Nếu không muốn dùng lệnh thì bạn thao tác như trong bài post của mình bên trên.

Việc tạo rebuild bộ cài Windows như bạn nói bên trên thì đúng là rất mất công. Nhưng khi bạn sử dụng nó thì bạn sẽ không gặp phải thắc mắc như trong topic này. Hãy đưa việc backup và restore về đúng vai trò của nó. Cài là cài và backup, restore và việc của backup, restore.
 
Có lẽ như bạn @secpol nói đúng, với việc áp dụng thuật toán SyspRep từ Microsoft, chúng ta chỉ có 2 lựa chọn:

1. Tạo bộ cài đặt Windows mới, gọi là WinRebuild thì sẽ có phân vùng Recovery hoàn chỉnh, nhưng tốn nhiều công sức tạo và cài đặt hơn, lâu hơn, tốn thời gian hơn.

2. Vẫn dùng Acronis True Image, rồi dùng lệnh của bạn @huynhlam để khôi phục 6 mục của Windows Recovery.

Chỉ còn 1 vấn đề nhỏ, là ở cách 2, kể cả khôi phục 6 mục rồi, xem trong Win10PE với MiniTool Partition Wizard 12.5 có partition ID là Windows Recovery rồi,

nhưng sao khi vào Windows 10 LTSC 2021, xem trong Disk Management, vẫn không có chữ Recovery ở phân vùng Windows Recovery?

Cần gõ thêm lệnh nào để có chữ Recovery ở phân vùng Windows Recovery?

Nhờ anh em hướng dẫn thêm để hoàn thiện việc khôi phục nguyên vẹn phân vùng Windows Recovery anh em nhé
 
Vừa tìm hiểu thêm thì có video này, và bài này, và trong Disk Management đã hiển thị chữ Recovery:





UEFI:

Use the ID: PARTITION_MSFT_RECOVERY_GUID (de94bba4-06d1-4d40-a16a-bfd50179d6ac) to define the partitions as recovery partitions.

de94bba4-06d1-4d40-a16a-bfd50179d6ac

Lệnh này tùy thuộc vào số lượng ổ cứng và số lượng phân vùng, làm sai là dễ mất dữ liệu hoặc xóa sạch phân vùng. Do vn-z đang chặn từ d.i.s mang tính chất chửi bậy nên phải cách chữ s ra nhé, khi gõ lệnh thì không cách ra.

diskpart

lis di s

sel di s 0

lis par

sel par 4


det par

Với UEFI:

set id=de94bba4-06d1-4d40-a16a-bfd50179d6ac

Với MBR:

set id=27

rồi gõ tiếp lệnh sau để hiển thị chữ Recovery trong Windows 10, phần Disk Management:

gpt attributes=0x8000000000000001

det par

Tiếp theo thoát khỏi chế độ dispart:

exit

Gõ lệnh sau để di chuyển dữ liệu trong System32/Recovery sang phân vùng Recovery

reagentc /Enable
reagentc /info
 
Sửa lần cuối:
Ngoài ra, trong trang web manhpc.com thì có lệnh tạo bản WinRebuild thì thấy có vẻ 2 lệnh có vẻ khác nhau ở 2 bài viết, có khác nhau chữ Source.

Thử với vài dòng lệnh thì đa phần báo lỗi khi WinRebuild với DISM là error 3 hoặc Error 87:

Có lẽ lệnh đúng sẽ là:

Mã:
Dism /Capture-Image /CaptureDir:C: /ImageFile:D:imagesinstall.wim" /Name:"Windows 10 Pro" /Compress:maximum /Verify


Còn ở trong bài viết:

Dism /Capture-Image /ImageFile:C:\install.wim /CaptureDir:E:\ /Name:"Windows 10 Enterprise No Software" /compress:max
Trong đó:

  • /ImageFile: Đường dẫn lưu file .wim sau khi capture
  • /CaptureDir: Ổ đĩa chứa Windows sẽ được capture
  • /Name: Tên của hệ điều hành khi capture
  • /compress: Các cấp độ nén.



Dism /Export-Image /SourceImageFile: /SourceIndex: /DestinationImageFile: [/DestinationName:<Name>] [/Compress:{fast|max|none|recovery}]

  • /SourceImageFile: Đường dẫn đến file install.wim
  • /SourceIndex: Số image index trong file install.wim
  • /DestinationImageFile: Đường dẫn nơi lưu file .wim sau khi export
  • /DestinationName: Tên của mới của image trong trường hợp bạn muốn đổi tên.
  • /Compress:{fast|max|none|recovery}: là các cấp độ nén. Độ nén tăng dần: none -> fast -> max -> Recovery.
Ví dụ:

Dism /Export-Image /SourceImageFile:D:\LAB\x64\sources\install.wim /SourceIndex:1 /DestinationImageFile:D:\LAB\wim\install.wim /Compress:max

 
Sửa lần cuối:

vietanh77

Rìu Bạc Đôi
Vấn đề Disk to Image là không thể, vì khi cài máy cho nhân viên, hoặc cho khách hàng, chỉ có 1 Disk thôi, và thường có thêm ổ D là data của khách, nên không dùng Disk to Image được, vì lúc này khả năng cao là mất luôn ổ D data khách hàng nhé!

Việc tạo ra thêm bộ cài đặt Windows iso thì khá hay, nhưng khá mắc công và tốn thời gian hơn rất nhiều, so với việc dùng Acronis True Image khôi phục vài phút là xong.

Vẫn cần anh em góp ý thêm để giúp mình hoàn thành việc Restore bằng Acronis True Image mà phân vùng Recovery hoạt động ngon lành nhé!

Việc Recovery hoạt động rất quan trọng, như Microsoft quảng cáo là giảm 80% sự cố liên quan tới việc khởi động, làm IT ít việc và nhàn hơn.
Để ko phải lăn tăn phân vùng WR này. Như mình đã nói ở trên, trước khi cài đặt windows, bạn nên làm theo các bước:
1, tạo trước phân vùng EFI và phân vùng C (phân vùng để cài OS). nếu phía sau còn trống thì tạo thêm phân vùng DATA để chứa dữ liệu. ko được để trống (unlocated) ở sau phân vùng C.
2, trong môi trường WinPE, mount iso bộ cài đặt, rồi chạy cài đặt bình thường từ file setup.exe trong bộ cài, (ko chạy hỗ trợ cài đặt từ tool WinNTsetup hoặc 78setup)
3, Ngang bước chọn phân vùng cài OS, bạn tích chọn phân vùng C. Lúc này bộ cài đặt ko tìm thấy vùng trống (unlocated) nào cả, thì nó sẽ tích hợp WR vào luôn phân vùng C (theo đường dẫn C:\Recovery\WindowsRE). Như vậy ổ chứa hệ điều hành chỉ thêm 500MB, nhưng giải quyết được vấn đề phân vùng WR nằm lộn xộn.
Lúc này bạn có chạy sysrep cũng ko có vấn đề gì nhé!
 
Qua bài viết này, mình nhận ra Microsoft đang rất là lộn xộn, các kỹ sư làm việc thiếu sự thống nhất:

Với Windows 10 LTSC 2019, phân vùng Recovery đặt trước phân vùng Windows.

Với Windows 10 LTSC 2021, phân vùng Recovery lại nằm sau phân vùng Windows. Lúc này lại chia làm 2 trường hợp nhỏ hơn:
1. Nếu cài Windows mới hoàn toàn trên 1 ổ cứng mới hoàn toàn, thì khi chia thêm ổ D data, lúc này phân vùng Recovery sẽ nằm ở cuối cùng của ổ cứng. ổ D data sẽ nằm giữa phân vùng Windows và phân vùng Recovery.

2. Nếu cài Windows trên ổ cứng đã có sẵn ổ D data, thì lúc này phân vùng Recovery lại nằm giữa phân vùng Windows và phân vùng D data.

Chỉ cần 1 lệnh xóa 1 phân vùng liền kề của 1 kỹ sư bất cẩn nào đó để cập nhật hay mở rộng phân vùng WinRE.wim chẳng hạn, dù là phía trước hay phía sau phân vùng Windows, là có thể mất dữ liệu ổ D data khách hàng ngay.

Khá nguy hiểm.
 


Top