Nhiệm vụ hạ cánh chiếc Rover tự hành Perseverance an toàn xuống bề mặt sao Hỏa thành công

VNZ-NEWS
(Vn-Z.vn) Ngày 20 tháng 02, Cơ quan vũ trụ Mỹ công bố một hình ảnh đáng kinh ngạc gửi về từ sao Hỏa được chụp bằng chiếc Perseverance vừa hạ cánh an toàn xuống bề mặt hành tinh đỏ.


_117093924_rover_drop.jpg


Tàu thám hiểm Sao Hỏa Perseverance của NASA đã hạ cánh thành công xuống miệng núi lửa Jezero trên hành tinh đỏ. Đây là robot chạy bằng năng lượng hạt nhân bước đầu tiên trong nỗ lực thám hiểm nghiên cứu đưa những mẫu đá đầu tiên của sao Hỏa - có thể bao gồm cả hóa thạch người ngoài hành tinh - trở lại Trái đất. Chiếc Rover, có nick nam là "Percy" được phóng từ Cape Canaveral, Florida, vào tháng Bảy, hoàn thành hơn 300 triệu dặm để lên sao Hỏa.

Vào ngày thứ Năm, Modun mang tên Perseverance xuyên qua bầu khí quyển Sao Hỏa với vận tốc khoảng 12.000 dặm / giờ, thả chiếc dù rộng 70 foot làm chậm quá trình rơi, rồi thả tấm chắn nhiệt xuống. Điều đó cho phép máy ảnh và hệ thống radar của hệ thống lái có thể nhìn thấy cảnh quan bên dưới, hệ thống định vị trên tàu được sử dụng để tìm điểm hạ cánh an toàn.


601b6ecb01504a00197fb8b0width700formatjpegautowebp.jpg

Ảnh mô phỏng

Khi còn cách khoảng 1 dặm với bề mặt sao Hỏa, "viên nang" sẽ thả chiếc máy bay xuống. Lúc này Modun phản lực gắn vào robot được kích hoạt động cơ điều khiển Perseverance đến địa điểm hạ cánh, tránh các bãi đá nguy hiểm, cồn cát , vách đá cao 200 foot. Bộ phản lực này tiếp tục nhẹ nhàng hạ chiếc rover xuống bằng những sợi dây nylon dài 25 feet cho đến khi bánh xe của nó chạm đất.


_117093928_mro.jpg


NASA thông báo hình ảnh và thậm chí cả cảnh quay video có thể sẽ được gửi về Trái đất sớm nhất vào cuối tuần này. Các kỹ sư của NASA hy vọng sẽ có video quay đầy đủ về cuộc hạ cánh sau vài tuần nữa. (Phải mất một thời gian dài để truyền tất cả dữ liệu đó qua không gian.)


_117093929_wheel.jpg

Một góc nhìn ở phía trước từ Robot thám hiểm trên sao Hỏa. (Cái bóng của cánh tay robot )

_117094230_realwheel.jpg

Các nhà khoa học đã bắt đầu phân tích các hình ảnh đất đá trên mặt đất

6025ac35b3c2a800183cc784width700formatjpegautowebp.jpg

Ảnh NASA/JPL-Caltech

Điểm hạ cánh của Perseverance nằm trong khu vực hình tứ giác, được các nhà khoa học đặt tên một cách không chính thức là Canyon de Chelly theo tên Đài tưởng niệm Quốc gia ở Bang Arizona Mỹ. Bất kỳ tảng đá nào mà robot điều tra trong khu vực 1,2 km x 1,2 km này giờ đây cũng sẽ được đặt theo những cái tên liên quan đến công viên của Mỹ.

5f2112b058c24d19ce45a215width700formatjpegautowebp.jpg


Robot trị giá 2,7 tỷ đô la là chiếc xe thám hiểm thứ năm được Nasa đưa lên sao Hỏa. ( Ảnh NASA/JPL-Caltech )
Perseverance là tàu thăm dò thứ 5 từng hạ cánh xuống sao Hỏa. Sứ mệnh đầu tiên được tiến hành vào năm 1997 Chiếc Rover có kích cỡ bằng một chiếc ô tô thể thao đa dụng, Perseverance nặng 1 tấn và được trang bị cánh tay rô bốt dài 2 m, 9 camera, 2 micro và một bộ dụng cụ hiện đại hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học.
Nhiệm vụ ban đầu của nó sẽ kéo dài một năm sao Hỏa (khoảng hai năm Trái đất), mặc dù thật khó để thấy cơ quan không gia hạn điều này nếu tất cả phần cứng vẫn đảm bảo hoạt động ổn định.

Điểm đặc biệt là Perseverance còn mang theo một chiếc máy bay không người lái nhỏ. Sau khi hệ thống được kiểm tra, trung tâm sẽ lái chiếc Rover đến một bãi đất trống và khởi chiếc máy bay nhỏ cho các chuyến bay đầu tiên trên hành tinh khác.

d6pqpCI.gif

Clip minh họa máy bay trực thăng Ingenuity của NASA khám phá bề mặt sao Hỏa. NASA / JPL-Caltech
Nhiệm vụ lần này của Perseverance cũng thử nghiệm các công nghệ có thể hỗ trợ các chuyến thám hiểm của con người lên sao Hỏa trong tương lai. Hệ thống định vị hạ cánh tinh vi của máy bay là hệ thống đầu tiên thuộc loại này. Các phi hành gia khám phá n sao Hỏa trong tương lai có thể dựa vào công nghệ tương tự. Nhiệm vụ còn mang theo một thiết bị có thể chuyển đổi carbon dioxide thành oxy. Thí nghiệm này được gọi là Thí nghiệm sử dụng tài nguyên oxy tại chỗ trên sao Hỏa, hay MOXIE, đây là một nguyên mẫu dùng để thử nghiệm công nghệ trên hành tinh đỏ.


5f890c179e9fe40019009abawidth700formatjpegautowebp.jpg

Ảnh minh họa khu vực trạm nghiên cứu của phi hành gia và môi trường sống của con người trên sao Hỏa. JPL / NASA

Được biết khí oxy rất khan hiếm trong bầu khí quyển của sao Hỏa, không chắc các phi hành gia tương lai có thể mang đủ oxy lên sao Hỏa chứ chưa nói đến việc cung cấp nhiên liệu cho các tàu vũ trụ cho chuyến hành trình dài về nhà. Vì vậy, MOXIE nhằm mục đích sản xuất khí O2 quan trọng từ không khí loãng trên sao Hỏa.


602e846131eb0600197c3f5bwidth700formatjpegautowebp.jpg

Các kỹ thuật viên tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA đang đưa modun Thí nghiệm sử dụng tài nguyên ôxy tại chỗ trên sao Hỏa vào chiếc Ronver Ảnh. NASA / JPL-Caltech
Thiết bị này tách các phân tử thành oxy và carbon monoxide và kết hợp các phân tử oxy thành O2. Thiết bị cũng phân tích độ tinh khiết của O2, khoảng 99,6% O2. Sau đó, giải phóng cả khí oxy và khí carbon monoxide trở lại bầu khí quyển của sao Hỏa. Các thiết bị được mở rộng quy mô trong tương lai sẽ lưu trữ oxy trong bình cho các phi hành gia và tên lửa sử dụng.

Nếu quá trình này thành công thì đây là minh chứng đầu tiên về phương pháp mới để khám phá các hành tinh khác. Ngoài việc tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống, mục tiêu quan trọng khác của Perseverance là chọn và đóng gói các mẫu đá có thể mang về các phòng thí nghiệm của Trái đất trong các nhiệm vụ sau này.


Vn-Z.vn team tổng hợp, tham khảo nguồn NASA / JPL-Caltech
 
Trả lời

Administrator

Administrator

Đón Xem​

See Mars Like Never Before! NASA's Perseverance Rover Sends New Video and Images of the Red Planet​


2h00 ngày 23 tháng 02
 

meebo

Rìu Vàng Đôi
Việc tạo oxy từ co2 nghe rất triển vọng nhưng sao hỏa có trọng lực yếu và từ trường không mạnh như trái đất nên sao hỏa không giữ được oxy mà nó sẽ bị gió mặt trời bào mòn hết. Trái đất nếu từ trường không đủ mạnh hay suy yếu trong thời gian dài thì tương lai sẽ như sao hỏa.
Mà từ trường thì lại do lỏi của hành tinh quyết định
{EMO_109}