Anh thì cũng chỉ mới vào ngành bập bõm được một năm nên cũng chưa biết có thể tư vấn được gì nhiều cho em nhưng đây là những gì a đã nghiên cứu trước:
- Thực ra mà nói hai cái ngành trên đều khá liên quan đến mật thiết với nhau.
- Khoa học máy tính (Computer Science) nói chung là ngành khi em dùng các kiến thức liên quan đến toán và logic để tạo thuật toán nhằm lưu trữ và xử lý dữ liệu máy tính một cách đảm bảo và hiệu quả. Ngành này thì nói chung là khá trừu tượng nhưng kiến thức này cực kỳ quan trọng trong việc giải một số bài toàn phức tạp trong xã hội ngày nay. Ví dụ một bài toán logic: Em có một dãy số từ 2 - 1000, tìm toàn bộ các số nguyên tố trong dãy số này (Em có thể tìm hiểu thêm về bài toán này khi em search trên Google: Sieve of Eratosthenes).
- Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) khá là giống khoa học máy tính nhưng nó thực tế hơn. Thay vì tập trung vào thuật toán và giải logic, kỹ thuật phần mềm tập trung hơn vào tất cá các giai đoạn trong việc phát triển phần mềm: ý tưởng, sản phẩm thử nghiệm (prototype), viết tài liệu miêu tả, hướng dẫn sử dụng, testing, vv. Nếu khoa học máy tính liên quan đến lý thuyết và logic thì kỹ thuật phần mềm liên quan nhiều hơn đến việc áp dụng các lý thuyết đó vào thực tiễn. Anh hay hiểu như kiểu ông giáo sư vật lý với ông kỹ sư xây dựng. Ông vật lý có thể biết nhiều về kiến thức liên quan đến vật lý, phát triển các lý thuyết vật lý với việc đôi khi có ứng dụng thức tiến ngoài đời. Ông kỹ sư xây dựng có nhiệm vụ tìm hiểu và ứng dụng những lý thuyết vật lý có ích cho công trình xây dựng để rồi từ đó áp dụng vào.
- Nhưng ở ngoài đời thì thường em có thể chọn một trong hai ngành để theo mà ra ngoài vẫn có thể tìm được việc. Vấn đề lớn nhất là tài. Anh luôn luôn tâm niệm là nếu mình giỏi, tiền tài tự khắc đến. Và khi anh chứng kiến các ông, các bác trong gia đình anh có tài mà từ nghèo khó trở thành khá giả, anh nhận ra rằng điều đó hầu như là đúng. Giờ em đừng lo việc sau này có kiếm được việc không mà cứ lo rèn luyện bản thân. Nếu em muốn học lập trình thì cứ nhảy vào học.
Học cho VUI, học cho hiểu. Đừng sợ mắc lỗi. Tìm một dự án riêng của mình để áp dụng vào việc học chứ đừng học chỉ vì học, vừa học vừa áp dụng. Ví dụ anh cách đây một năm lúc anh vẫn còn học về quản trị mạng thì cũng đúng lúc anh học về python. Anh cảm thấy rất ức chế khi mỗi lần cài lại win thì phải đặt lại cả tên host và thiết lập lại thông tin mạng. Thế là anh quyết định viết một cái phần mềm nho nhỏ để nó đặt lại thông tin mạng lưu trữ sẵn mỗi lần anh cài lại máy tính. Mình vừa học được và vừa áp dụng được trong thực tiễn. Nếu em có bất cứ thứ gì càm thấy phiền toái, phải làm đi làm lại trên máy tính thì cứ lấy cơ hội đó ra để làm thành một dự án lập trình nho nhỏ. Và cái này áp dụng được hầu như cho tất cả. Nếu học để hiểu thì nên có thêm áp dụng thực tiễn thì nó mới nhớ được lâu và học nói mới thực sự vui. Nếu em cần tài liều gì cứ hỏi ace, ace sẽ cố tìm giúp.
- Còn một ngành nữa mà anh đang theo đuổi đó là Kỹ sư phần cứng. Tại ngày xưa anh học mấy năm quản trị mạng và thấy sức mạnh của mạng (networking) với đời sống thường ngày nên anh quyết định theo ngành này. Kỹ sư phần cứng thì nó liên quan nhiều đến phần cứng và anh dành nhiều thời gian học về điện, bảng mạch, lập trình thấp (low level programming). Nếu em thích thì cũng có thể coi đó là giải pháp.
- Đó là vài lời của anh (nhìn có vẻ dài nhỉ

). Anh luôn chúc em tìm được ngành mình thích và yêu quý những gì em đang làm. Mong em tiếp tục học hành tốt và giúp đỡ ace trong này.